Điều trị bệnh xương khớp cho người cao tuổi

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
Bệnh xương khớp có đối tượng chính là người cao tuổi nói vậy không có nghĩa là người trẻ chúng ta không bị bệnh xương khớp Nổi bật trong số này là đau khớp gối thoái hóa khớp háng những bệ có tỉ lệ phụ nữ và nữ giới bị là khá cao. Những cách chữa bệnh xương khớp ở người già
Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa của tổ chức sụn khớp, đầu xương và các tổ chức phần mềm quanh khớp, đây là một quá trình tất yếu ở người có tuổi. Việc điều trị tuy không đảo ngược quá trình này nhưng có thể làm quá trình này chậm lại, giảm đau và duy trì chức năng vận động của khớp. Điều này vô cùng có ý nghĩa với cuộc sống của người có tuổi. Để đạt được kết quả điều trị cần có sự phối hợp hài hòa giữa điều trị bằng thuốc và các biện pháp điều trị không dùng thuốc trong đó thuốc không phải là yếu tố quyết định.
Điều trị thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Với các tiến bộ của y học, tuổi thọ của con người đã đạt tới con số 70 ở hầu hết các quốc gia và 80 ở nhiều quốc gia trên thế giới vì vậy tuổi 70, trên 70, trên 75 không còn được coi là tuổi “cổ lai hy” nữa. Số người có tuổi (trên 65) và lớn tuổi (trên 75) ngày càng gia tăng và chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội. Khi tuổi thọ của con người càng cao, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp sẽ càng cao vì cũng như mọi quá trình sống, con người vẫn phải phát triển theo quy luật chung của tạo hóa: Sinh - Lão.
Khi có tuổi, mỗi chúng ta thường khó tránh khỏi hiện tượng đau nhức xương khớp và hạn chế khả năng vận động do các khớp bị thoái hóa. Đây là nguyên nhân chính gây đau đớn, giảm khả năng vận động và giảm chất lượng cuộc sống của con người khi bước qua tuổi 70. Điều trị thoái hóa khớp ở người có tuổi là góp phần chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng sống cho người có tuổi vì mục tiêu “Sức khỏe cho người có tuổi” của ngành Y tế nước ta và của Tổ chức Y tế Thế giới.
Con người vẫn được coi là một cỗ máy hoàn hảo nhất của tạo hóa và dù hoàn hảo đến mấy, dù con người có cố gắng đến mấy thì các bộ phận trong cơ thể cũng bị thay đổi theo thời gian. Tỷ lệ bị thoái hóa khớp tăng theo tuổi, nếu dưới 35 tuổi tỷ lệ bệnh là 30% thì trên 65 tuổi tỷ lệ bệnh là 60%, trên 75 tuổi tỷ lệ bệnh là trên 70% và trên 80 tuổi tỷ lệ bệnh lên tới 85%.
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật về gen, di truyền đã cho phép con người thực hiện thành công nhiều trường hợp ghép các cơ quan như thận, phổi, tim, khớp, xương, da, giác mạc….để thay thế các bộ phận, cơ quan bị hư hỏng, cứu nhiều người thoát khỏi những căn bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên việc thay thế các cơ quan của con người nói chung hay thay thế các khớp bị thoái hóa và mất chức năng vận động nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, tốn kém và chưa thể thực hiện rộng rãi đặc biệt trong hoàn cảnh nước ta.
Mặc dù chưa có một biện pháp nào thật hữu hiệu để “cải lão hoàn đồng” nhưng với những kiến thức y học ngày càng hoàn thiện chúng ta có thể điều trị khỏi, hoặc có thể làm quá trình thoái hóa chậm lại, giữ gìn và bảo vệ các tổ chức, cơ quan trong đó có sụn khớp nhờ đó có thể duy trì được chức năng vận động của con người cho đến cuối cuộc đời.
Những phương pháp điều trị thoái hóa khớp ở người cao tuổi mục đích chính là giảm đau các triệu chứng của bệnh và giữ gìn, duy trì các chức năng vận động của các khớp cho người già. Giúp cho người cao tuổi có thể vận động được nhẹ nhàng.
1. Giảm đau: Hiện tượng đau do thoái hóa khớp ở người có tuổi có thể được kiểm soát bằng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc.
Giảm đau bằng thuốc: Để giảm đau gây nên bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc để giảm đau. Bác sĩ có thể tùy vào mức độ đau và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để kê những đơn thuốc tốt nhất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau cũng không được khuyến cáo sử dụng nhiều do sử dụng nhiều có thể gây ra những tổn thương không tốt cho xương.
(Lưu ý việc chích thuốc và khớp hoặc tại chỗ nhất thiết phải do các bác sỹ chuyên khoa thực hiện trong điều kiện bảo đảm vô trùng)
Giảm đau bằng các biện pháp không dùng thuốc: các biện pháp này vừa làm giảm đau vừa là biện pháp tốt nhất để hạn chế việc sử dụng thuốc giảm đau vì vậy có vai trò rất quan trọng trong ở người có tuổi:
 Giáo dục sức khỏe để người bệnh hiểu căn bệnh của mình và các nguyên tắc cơ bản để tự luyện tập, chăm sóc, bảo vệ và duy trì chức năng vận động của khớp, tránh quá tải khớp ( béo phì, mang vác nặng), tránh các động tác xấu (ngồi xổm, ngồi bó gối, đi lên xuống thang bộ, đứng lâu…), tránh “lãng phí” khớp.
 Có chế độ sinh hoạt đúng mức và phù hợp với tình trạng của khớp, giảm sự tỳ đè lên khớp (giảm cân nặng, có gậy chống hoặc nạng để giảm bớt lực tỳ đè lên khớp gối khi đi lại, có ghế ngồi vừa tầm và chỗ vịn để tránh chịu lực cho khớp gối khi đứng lên hay ngồi xuống, có giầy, dép phù hợp với tình trạng bàn chân, có đồ dùng phù hợp với tình trạng bàn tay để thực hiện các công việc hàng ngày…).
 Các biện pháp: xoa bóp, châm cứu, nhiệt, kích thích các đầu mút thần kinh bằng điện (TEN), yoga, đi bộ, đạp xe…
 Sự hỗ trợ tinh thần, sự khuyến khích, động viên và cảm thông của thầy thuốc, của người thân, của bạn bè, của các tổ chức xã hội… là những nguồn lực tinh thần quí báu làm cho người bệnh giảm bớt đau đớn, buồn nản, bi quan, có ý thức cố gắng vượt lên các hạn chế của bệnh tật.
2. Giữ gìn, duy trì chức năng vận động của khớp
+ Tập luyện để tăng cường sức cơ và khối lượng cơ, đặc biệt cơ tứ đầu đùi, cơ lưng, cơ quanh vai… để tăng cường hoạt động của các khớp gối, cột sống, vai…
+ Duy trì một chế độ tập luyện và phục hồi chức năng đều đặn, hết sức tránh việc bất động khớp (trừ giai đoạn đang viêm cấp) vì khi không vận động khớp sẽ dễ dàng bị cứng, giảm tiết dịch khớp, xơ hóa các dây chằng, teo cơ, loãng xương, dính khớp và mất dần chức năng của khớp.

+ Thực hiện chế độ “Tiết kiệm khớp”. Sụn khớp là một tổ chức bao bọc các đầu xương của khớp, có tác dụng điều chỉnh sự đàn hồi và chịu lực cho khớp, nhờ sụn khớp mà hai đầu xương tách rời và khớp có thể vận động được. Tổn thương cơ bản của thoái hóa khớp là tổn thương sụn khớp do hiện tượng lão hóa và do bị chịu lực kéo dài. Sụn khớp là một tổ chức rất khó tái tạo, giống như “vốn liếng” trời cho chỉ có chừng đó nếu sử dụng lãng phí sụn khớp sẽ mòn hết, hai đầu xương sẽ không bị ngăn cách và vận động của khớp sẽ bị cản trở. Chế độ “Tiết kiệm khớp” sẽ giúp mỗi người biết cách sử dụng khớp hợp lý, tránh các động tác xấu, tránh các động tác không cần thiết, tránh sử dụng hết “vốn liếng” trước thời hạn.
+ Bồi dưỡng sụn khớp, xương và các tổ chức quanh khớp bằng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất (protein, calcium, vitamin D, vitamin nhóm B …).
+Người bị bệnh thoái hóa khớp tốt nhất nên điều trị viêm khớp theo Đông y, vì chỉ có thuốc đông y mới đi vào căn nguyên của bệnh để điều trị, do đó mới chữa khỏi được bệnh này. Đặc biệt bệnh này là bệnh mãn tính nên phải điều trị lâu dài, vì thế điều trị bằng thuốc Đông y rất an toàn và cho hiệu quả lâu dài, không gây tác dụng phụ cho dạ dày, thận.
Phẫu thuật thay khớp (thường là khớp háng và khớp gối) là một tiến bộ lớn của y học, tiến bộ này đã giúp cho nhiều người có tuổi thoát khỏi tàn phế. Tuy nhiên các phẫu thuật này thường được thực hiện ở các nước Âu, Mỹ (ở Mỹ: 5 triệu người thay khớp háng/năm, đa số do thoái hóa khớp háng. Ở Pháp: 50.000 người thay khớp háng/năm, do thoái hóa khớp háng) vì những điều kiện về kỹ thuật và kinh tế (Chi phí thay khớp háng là 50.000 - 60.000 USD/một khớp, khớp gối là 25.000 - 30.000 USD/một khớp.
KẾT LUẬN
Tuổi thọ của con người càng cao, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp sẽ càng cao. Vấn đề quan trọng nhất trong điều trị thoái hóa khớp ở người có tuổi là sự kết hợp chặt chẽ giữa điều trị bằng thuốc đông y và các biện pháp không dùng thuốc. Việc giáo dục sức khỏe và hướng dẫn các nguyên tắc để phòng bệnh cần được quan tâm hơn và thực hiện sớm, ngay trong các chương trình giáo dục phổ thông và các phương tiện thông tin đại chúng. Rèn luyện cả thể chất và tinh thần là những yếu tố rất cần đối với sức khỏe. Chúng ta cần cố gắng hết sức mình để giúp cho người có tuổi “sống vui, sống khỏe, sống có ích”.

Nguồn : đánh giá thuốc
 
×
Quay lại
Top