Điều gì gây ra chủ nghĩa vật chất ở Mĩ

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Niềm tin rằng của cải vật chất cải thiện hạnh phúc cá nhân và xã hội lan tỏa khắp nước Mĩ. Tuy nhiên, trái ngược với niềm tin này, nhiều nghiên cứu cho thấy những người theo chủ nghĩa vật chất, so với những người không nặng về vật chất, có hạnh phúc cá nhân và xã hội thấp hơn. Việc tiêu xài bốc đồng, tăng nợ, giảm tiết kiệm, trầm cảm, lo lắng xã hội, hạnh phúc giảm, sự thỏa mãn nhu cầu tâm lý ít hơn và những kết quả không ưa thích khác, tất cả đều có liên quan đến những giá trị của chủ nghĩa vật chất và những hành vi mua sắm nặng về vật chất.


Từ những phát hiện đó, nhiều nghiên cứu đang cố xác định xem điều gì gây ra những khao khát về vật chất mạnh mẽ đó ở Mĩ. Trong một bài báo gần đây, tôi và các đồng nghiệp kiểm tra về “địa lý học của chủ nghĩa vật chất.” Chúng tôi phát hiện ra một mối liên kết giữa địa vị kinh tế xã hội của hàng xóm của một người và chủ nghĩa vật chất.

Nhất quán với nghiên cứu trước chứng minh rằng có một số ảnh hưởng tiêu cực của những đặc điểm ở hàng xóm lên những thái độ và hành vi của cá nhân, các kết quả của chúng tôi cho rằng nhiều chỉ số kinh tế địa phương của sự giàu có (ví dụ, phát triển tài chính nhiều hơn, thu nhập bình quân đầu người cao hơn) ảnh hưởng đến những giá trị về vật chất của các cá nhân, xu hướng mua sắm bốc đồng và hành vi tiết kiệm. Những dấu hiệu đó của sự giàu có được truyền tải bởi kinh tế địa phương dường như tác động đến sự đánh giá bản thân theo một cách tương tự như khi một người tiếp xúc với những hình ảnh quảng cáo được lý tưởng hóa. Đó là, những người trẻ tuổi, nghèo và sống gần những người giàu có thì dễ bị tổn thương nhất khi so sánh với những người giàu hơn, và sử dụng những nguồn lực ít ỏi của họ để tích lũy tài sản, có lẽ để truyền đạt về sự giàu có mà họ không có.



Nguyên nhân cho mối liên kết này có thể có liên quan đến sự “tước đoạt liên quan”, hay là cảm giác bạn kém sung túc, may mắn so với những người xung quanh bạn. Trong trường hợp này, việc sinh sống ở một khu vực có kinh tế mạnh có thể làm thay đổi những tiêu chuẩn so sánh của cá nhân và khuyến khích các cá nhân so sánh những kiểu tiêu thụ, những món đồ vật chất, quần áo thời trang của họ. Chúng tôi cho rằng những người sống ở những khu vực giàu có hơn thì dễ bị tổn thương trước sự so sánh xã hội ngấm ngầm này – nếu bạn thấy người khác tiêu rất nhiều tiền thì bạn nuôi dưỡng một nhu cầu sống theo tiêu chuẩn đó. Vì lý do này mà bạn cuối cùng lại mua rất nhiều món đồ vật chất, thường mua một cách bốc đồng, ngay cả khi chúng không làm bạn hạnh phúc hơn.

Hãy nghĩ về nó – nếu một người bị tấn công tới tấp bởi những hình ảnh hoặc những thứ nhắc đến sự giàu có, ví dụ như những người hàng xóm lái những chiếc xe xa xỉ, thì họ có thể cảm thấy có nhu cầu tiêu tiền (mà họ không có) để thể hiện một hình ảnh về sự giàu có mà họ không thực sự sở hữu.

Chúng tôi muốn khám phá liệu có cách nào để chống lại ảnh hưởng của một người hàng xóm lên những giá trị về vật chất của một người. Việc này có thể thực hiện được, đơn giản bằng cách làm cho nhiều người nhận ra sự tương quan, hoặc thông qua những sự can thiệp để làm con người cảm thấy biết ơn hơn về địa vị của họ.

Đó là lí do chúng tôi phát triển trang BeyondThePurchase.Org; để giúp mọi người tạo ra mối liên kết giữa những thói quen tiêu tiền của họ – bạn tiêu tiền như thế nào và bạn tiêu nó cho ai – và hạnh phúc của họ.


Nguồn: psychologytoday
 
×
Quay lại
Top