Điều Dưỡng Chăm Sóc, Sự thật đằng sau mức lương 60 triệu/ tháng của Lao động Việt ở Nhật.

stevenqq

Banned
Tham gia
1/3/2020
Bài viết
0
105944992_2697519203859171_498029763545899300_n.jpg

“Điều dưỡng viên tại Nhật bản” – nếu bạn gõ cụm từ này trên mạng thì kết quả là hàng loạt các típ tuyển dụng với những mức lương hấp dẫn từ 50 triệu cho tới 60 triệu / tháng. Nhưng có phải ai làm hộ lý, điều dưỡng chăm sóc ở Nhật Bản cũng có thu nhập như vậy? Và với mức sống đắt đỏ tại Nhật Bản khiến cho họ chỉ còn dành dụm, chắt bóp còn lại được bao nhiêu?Câu chuyện về một người chị tên là Thanh (quê ở Nghệ An) sang Nhật làm điều dưỡng viên trong một bệnh viện nhỏ ở vùng Miyakonojo, Miyazaki được gần 2 năm theo diện Thực tập sinh (TTS) hay còn gọi là xuất khẩu lao động.
Chị cho biết, mức lương của chị là 210.000 yên/tháng (21 man) tương đương khoảng 42 triệu đồng. Nếu so với mức lương điều dưỡng viên ở Việt Nam dao động từ 4 triệu 5 cho tới 6 triệu đối với sinh viên mới ra trường và từ 7 triệu cho tới 10 triệu đối với những người có 3 năm kinh nghiệm trở lên, đây quả là một mức lương đáng mơ ước ở Việt Nam. Thế nhưng, đối với những người sống ở Nhật Bản, mức thu nhập nói trên cũng chỉ là mức trung bình. Và bên Nhật cũng có những khoản thuế phải đóng phải kể đến như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm hưu trí, hay các chi phí về sinh hoạt như ăn ở đi lại... sau khi trừ các khoản chi phí đó thì người lao động như chị Thanh cũng chỉ dành dụm được một khoản nhỏ 22 triệu cho tới 25 triệu tùy theo mỗi người để gửi về cho gia đình.
Chị Thanh sau khi tính toán sơ bộ cho hay, sau khi trừ chi phí bảo hiểm khoảng 30,000 yên(6 triệu đồng); thuê nhà 15,000 yên (3 triệu đồng ) ); xe đi lại 10.000 yên (2 triệu đồng); tiền ăn 30.000 yên (6 triệu đồng); chi phí sinh hoạt điện nước, nấu nướng 10.000 yên (2 triệu đồng) thì chưa tính chi phí đi chơi, thăm bạn bè, mỗi tháng chị dành dụm được khoảng 100.000 - 115.000 yên (tương đương với 22 - 25 triệu đồng). “ Với số tiền chi trả ở trên, chưa kể một số chi phí phát sinh lúc ốm đau, mình phải sống rất tiết kiệm và hầu như có rất ít chuyên đi chơi hay thăm bạn bè nào ở xa trong một tháng liền” , chị chia sẻ. Sau những giờ làm việc mệt nhọc ở bệnh viện, chị thường lên nhóm Cộng Đồng Điều Dưỡng ở Nhật để cùng tâm sự, chia sẻ những khúc mắc trong công việc cũng như đời sống ở Nhật Bản.
Chị kể, thời gian học ở Việt Nam, nhiều người học rất nhiều để được sang Nhật. Tuy nhiên chỉ có một phần ba trong số này qua được kỳ thi chứng chỉ năng lực tiếng Nhật. Chị cho biết là để đạt được trình độ tiếng Nhật N3 (jnpt n3, mức giữa trong 5 mức n5,n4, n3, n2, n1- trong đó mức cao nhất là N1), người chăm chỉ, sáng dạ thì theo học liên tục khóa đào tạo thì cũng mất tới gần 1 năm. Những người chậm hơn thì mất khoảng từ 1,3 năm cho tới 1,5 năm. Ngoài ra các ứng viên thường xuyên tham gia các buổi thi tiếng Nhật ở Việt Nam và các bài phỏng vấn trực tiếp với người Nhật. Thêm vào đó là các học viên cũng cần chuẩn bị thêm các kiến thức liên quan tới điều dưỡng, đối với những người muốn theo diện chương trình mới, chương trình kỹ năng đặc định hay còn gọi là tokutei gynou. Trải qua rất nhiều kỳ thi cũng như đánh giá năng lực như vậy, ứng viên phải chờ thời gian cấp visa và đủ số người thì mới đủ điều kiện xuất cảnh. “ để được xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, hay sang Nhật theo dạng TTS, mình đã mất hơn 200 triệu đồng cho các chi phí đào tạo dự bị, ăn, ở, khám sức khỏe, học tiếng nhật, làm visa. Như vậy là phải làm tiết kiệm gần 1 năm trời mới gỡ đươc vốn đó”. Chị Thanh cho biết thêm.
Những năm gần đây, Xu hướng đi xuất khẩu lao động tại các quốc gia phát triển như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản ngày càng tăng cao. Điều đó cho thấy sự quan tâm cũng như định hướng rõ ràng cho tương lai của các bạn trẻ. Thêm vào đó, tại thị trường Nhật, Chính phủ Nhật đã có những chính sách cởi mở hơn trong việc tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc thông qua mở ra thêm ngành điều dưỡng và một số nhóm ngành khác trong chương trình TTS, hay là cấp thị thực cho loại visa mới, visa kỹ năng đặc định (tokutei gynou). Điều đó cũng dễ hiểu bởi sự tương đồng giữa hai nền văn hóa, khiến cho các công ty Nhật rất ưa thích lao động đến từ Việt Nam. Hơn hết đó là tỷ lệ người già ở Nhật ngày càng tăng cao khiến cho Nhật Bản thiếu hụt nguồn lao động, đặc biệt là nguồn lao động trong nghề điều dưỡng chăm sóc người già trong viện dưỡng lão. Đây cũng được xem như một cơ hộ rất tốt để cho lao động tại Việt Nam có thể tiếp cận thị trường lao động tại Nhật Bản, đặc biệt là các bạn sinh viên đang theo học điều dưỡng tại các trường đại học cao đẳng. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mà xuất khẩu lao động tại Nhật mang lại vẫn còn có khó khăn.
Khái quát nội dung công việc trong Ngành Điều Dưỡng và hộ lý Việt Nam tại Nhật
Đối với các bạn học sinh cấp ba hay sinh viên năm nhật ngành điều dưỡng hay hộ lý thường có câu hỏi: ngành điều dưỡng và hộ lý là làm gì? Công việc như thế nào? Lương bao nhiêu?... Là một trong những ngành thiếu hụt nguồn nhân lực rất lớn không chỉ ở Nhật Bản mà ở Việt Nam cũng vậy. Hiện nay, nghề này khẳng định là một phần không thể thiếu trong các cơ sở y tế. Ước tính cứ 1 bác sĩ sẽ phải cần tới 3 đến 4 điều dưỡng viên hộ lý hỗ trợ để có thể chăm sóc bệnh nhân đạt hiệu quả. Các nghiệp vụ điều dưỡng phải kể tới như: chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân từ khi điều trị cho tới khi hồi phục. Đây là một nghề đặc thù khác biệt so với y tá hay bác sĩ và có nhiều lĩnh vực trong điều dưỡng như hộ sinh, điều dưỡng nội khoa, ngoại khoa... Không chỉ là chăm sóc, theo dõi tình trạng bệnh nhân mà còn truyền đạt thông tin, giao tiếp giữa bệnh nhân và bác sĩ, đồng thời là đồng cảm, tư vấn “xoa dịu” nỗi đau cho bệnh nhân.
Đó là điều dưỡng viện, hộ lý tại Việt Nam. Còn ở Nhật, Điều dưỡng và hộ lý là 2 nghề rõ ràng: 看護ー介護. Nghề điều dưỡng tại Nhật đối với những người mới sang thường là làm việc trong các viện dưỡng lão, chăm sóc cho các cụ già, người cao tuổi, là một nghề mà ở Việt Nam chưa có cái tên chính thức cho nghề (vì cơ cấu dân số ở Việt Nam là trẻ).
Phân biệt giữa hộ lý và điều dưỡng

Điều dưỡng và hộ lý đi Nhật là 2 công việc hoàn toàn khác nhau nhưng khá nhiều bạn nhầm lẫn về 2 công việc này
Điều dưỡng viên Hộ lý
Nội dung
công việc – Giống hệt với công việc của điều dưỡng viên tại các bệnh viện Việt Nam như: theo dõi bệnh nhân, xử trí và thực hiện theo yêu cầu bác sĩ, báo cáo tình trạng của bệnh nhân tới bác sĩ,…

– Có thể sử dụng các thiết bị y tế để phục vụ cho trị liệu của bệnh nhân… – Trợ giúp người già ăn uống, tắm rửa, bài tiết, đảm bảo giữ gìn vệ sinh, di chuyển, nghỉ ngơi…

– Quản lý sức khỏe cho người già, bệnh nhân.

– Trợ giúp công việc gia đình(へルパー)

– Lập kế hoạch chăm sóc cho người cao tuổi.

– Tuyệt đối cấm không được sử dụng các thiết bị y tế như: máy thở,máy moniter, bơm tiêm điện,máy truyền dịch…không được phép tiêm, truyền, quản lý dược phẩm…
Địa điểm
làm việc – Chủ yếu làm việc tại các bệnh viện của Nhật Làm tại các trung tâm dưỡng lão, trung tâm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Công việc của hộ lý thường là chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật và bệnh nhân trong viện dưỡng lão, bệnh viện với 2 nhiệm vụ chính:
• Chăm sóc cuộc sống hàng ngày: ăn uống, đi lại, vệ sinh, thay bỉm và tã, tắm rửa, vệ sinh cá nhân, răng miệng, tập phục hồi chức năng, ...
• Chăm sóc tinh thần: các hoạt động vui chơi giải trí, vui khỏe, ghi chép theo dõi nhật ký chăm sóc, ...
Dù ở Nhật hay ở Việt Nam thì nghề Điều Dưỡng và Hộ lý cũng khá là vất vả. Ở Việt Nam, điều dưỡng viên tiêm truyền lúc nào cũng tối mặt tối mũi, nhưng lúc nào cũng phải tập trung cao độ, chính xác tuyệt đối nếu không thì sai 1 li là đi 1 mạng, áp lực cho tới phút cuối cùng của ngày làm việc. Còn đối với người lao động làm ở Nhật Bản vì khả năng ngôn ngữ có hạn nên những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao như vậy rất khó có người đảm đương được, thay vào đó là các công việc tay chân, hỗ trợ khác trong bệnh viện, hay chăm sóc người cao tuổi trong viện dưỡng lão. Đúng cho câu nói làm hộ lý không khác gì làm dâu trăm họ, làm tốt thì ít ai ngó tới nhưng khi làm sai thì.... Ở Nhật thì nếu làm điều dưỡng chăm sóc thì thật sự vất vả, vì thế nếu muốn đỡ vất vả thì chỉ có cố gắng học và học thôi, tiếng Nhật giỏi, trình độ chuyên môn cao thì sẽ có công việc như mong muốn.
Khi xác định bước vào ngành điều dưỡng, hộ lý các bạn chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và vất vả. Tuy công việc ở các bệnh viện, viện dưỡng lão, mệt mỏi có, vất vả có, nhưng đổi lại có những cụ rất là đáng yêu, nên chắc hẳn các bạn cũng thấy bớt đi chút mệt mỏi, nhọc nhằn trong cuộc sống. Không có con đường nào trải đầy hoa hồng cả, ngoài cố gắng ra thì ta không có sự lựa chọn nào khác.
Tin vui đó là Các điều dưỡng viên Việt Nam được đánh giá cao tại Nhật Bản. Theo kết quả khảo sát tại những cơ sở tiếp nhận hộ lý thì điều dưỡng viên Việt Nam tại Nhật thì đa số những điều dưỡng viên Việt Nam đều được đánh giá cao về kỹ năng làm việc, trình độ chuyên môn nhất là trách nhiệm với công việc, trình độ tiếng Nhật.
Nhật Bản cũng có những chính sách nới lỏng các điều kiện cho điều dưỡng viên Việt Nam xuất khẩu lao động Nhật ngành điều dưỡng như nới lỏng quy định về tiếp nhận lao động.
Theo Hiệp định đối tác về kinh tế Việt – Nhật được ký kết vào năm 2012, trong quá trình học, thời gian lưu trú của y tá là 1 năm (được gia hạn 2 lần) và của điều dưỡng viên là 1 năm (được gia hạn 3 lần). Sau khi có chứng chỉ, cả hai đều sẽ có visa 3 năm. Từ đó, y tá và điều dưỡng viên Việt Nam có thể tiếp tục được xét visa để được phép làm việc dài hạn tại Nhật.
Nguồn: jicwels.or.jp/files/EPA_2020_pamph.pdf, p.24

Một Số Chương Trình Điều Dưỡng Mới liên quan

Điều kiện tham gia Chương trình điều dưỡng viên, hộ lý tại Nhật Bản là gì?
Ngoài các yêu cầu về trình độ tiếng Nhật, yêu cầu về ý thức, lòng quyết tâm theo nghề, để tham gia chương trình các ứng viên cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Nam/ Nữ độ tuổi 20 - 32 tuổi

- Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng chuyên ngành điều dưỡng

- Sức khỏe tốt, không mắc 1 trong 13 nhóm bệnh bị cấm đi XKLĐ Nhật

- Chưa từng xin visa đi Nhật

- Không có tiền án, tiền sự.
Điều kiện khác:
Visa 特定活動 (EPA)
(Luật hiện hành) Visa 介護(hộ lý)
(Dự luật)
Thời gian lao động 4 năm

Có thể xin kéo dài vô thời hạn như visa lao động nếu đỗ chứng chỉ quốc gia Tối đa 5 năm (Có thể xin gia hạn)
Quốc gia tiếp nhận Indonesia, Philipin, Vietnam Không giới hạn
Mức lương Bằng với mức lương của người Nhật có trình độ tương đương Bằng với mức lương của người Nhật có trình độ tương đương
Tiếng Nhật Trình độ tiếng Nhật cỡ N2 N2 trở lên
Cơ quan cử đi Bộ Lao động nước sở tại Tự ứng tuyển tại Nhật
Quy trình Sau khi đỗ sẽ học tại Việt Nam khoảng1 nămtrước khi sang Nhật Du học sinh tại các trường chuyên về hộ lý có chương trình học trên 2 năm (介護福祉士養成施設)

Thi đỗ chứng chỉ hộ lý quốc gia của Nhật Bản được nhận vào làm tại các cơ sở y tế - viện dưỡng lão

Chúc các bạn lựa chọn sáng suốt cho tương lai và vững bước trên con đường đã chọn của mình!
 
×
Quay lại
Top