Điểm danh 7 ứng dụng di động mua sắm tại Việt Nam

Tuổi Trẻ 24

Tuoitre24.vn - Đào Tạo Khởi Nghiệp
Thành viên thân thiết
Tham gia
10/2/2014
Bài viết
345
Chúng ta đang bước sang những ngày cuối của quý I năm 2014. Nhìn lại 3 tháng đầu năm, ngoài thị trường game Việt được chú ý từ sau khi Flappy Bird tỏa sáng, thì sự kiện VinE-com quyết định tham gia thị trường Thương mại điện tử (TMĐT) rõ ràng là một điểm nhấn khiến chúng ta không thể rời mắt khỏi thị trường này. Chúng ta biết rằng giờ đây, thị trường này sẽ có một sự thay đổi lớn.


Nhìn lại thị trường TMĐT cũng chính là nhìn lại xu hướng và nhu cầu của người mua. Thống kê cho thấy, giao dịch thông qua thiết bị di động chiếm 23% doanh số bán hàng trực tuyến và 55% quyết định mua hàng sẽ xảy ra trong 1 giờ tìm kiếm trên thiết bị di động. Chính vì thế, ứng dụng mua hàng trực tuyến có lẽ là một trong những bước đi chiến lượt của các trang TMĐT để nắm bắt xu hướng này, với mục đích duy nhất là tăng doanh số thông qua kênh bán hàng cực kỳ tiềm năng này. Sau đây, chúng tôi xin điểm danh 7 ứng dụng mua sắm trực tuyến đang có mặt trên thị trường Việt Nam.

1. Lazada

mua-sam-lzada.jpg.aspx


Hẳn bạn đã biết Lazada là trang TMĐT đa ngành hàng lớn nhất Đông Nam Á. Hồi cuối tháng 12 năm ngoái, công ty đa quốc gia này được rót thêm khoản đầu tư là 250 triệu đô. Để trả lời Lazada sẽ bắt đầu từ đâu với khoảng đầu tư mới này, công ty đã tung ra ứng dụng mua sắm Lazada trên toàn khu vực. ứng dụng lazada hiện này có gần 10,000 reviews. Và với sự chống lưng mạnh mẽ từ Rocket Internet, ứng dụng này có cùng cấu trúc với các ứng dụng lazada khu vực và chạy khá mượt mà, với 14 danh mục hàng hóa đủ loại và một danh mục khuyến mãi của tất cả các ngành hàng.

2. Zalora


Luôn đi bên cạnh Lazada đó là người anh em Zalora, một hệ thống mua sắm ngành hàng dọc -thời trang và phụ kiện thời trang- trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á, cũng thuộc Rocket Internet. Hồi cuối năm ngoái, Zalora cũng được đầu tư một khoản lên đến 112 triệu đô la, chỉ vài tháng sau khi nhận được 100 triệu đô la hồi tháng 5 năm ngoái. Tuy chỉ có hơn 4000 reviews, nhưng có thể nói, ứng dụng của Zalora là đỉnh nhất trong các ứng dụng chúng tôi biết tại Việt Nam hiện nay nhờ thiết kế bắt mắt và cấu trúc thông minh khi tối đa hạn chế số trang mà người dùng phải di chuyển qua lại khi mua hàng. Zalora có mặt trên 8 quốc gia.

3. Vatgia

mua-sam-vatgia.jpg.aspx


Ra đời từ rất sớm và là trang đi đầu trong ngành TMĐT, 7 năm sau khi thành lập, năm 2013, Vật Giá của VNP Group đã có được số lượt khách hàng viếng thăm hàng đầu tại Việt Nam, cao gấp 3 lần so với thương hiệu Lazada, xếp ở vị trí thứ 2, theo thống kê của Comscore. Trung bình mỗi năm, trang TMĐT này giao dịch 3,000 tỷ đồng. Tuy nhiên, xét về ứng dụng của Vật Giá, thì hiện nay có vẻ như chưa hoàn thiện. ứng dụng này vẫn còn khuyến khích người dùng quay về trang web chính thông qua duyệt trình web. Nội dung trên ứng dụng này cũng chưa được rõ ràng như 2 ứng dụng kể trên. Trong khi tốc độ truy suất dữ liệu chậm hơn, nhất là hình ảnh của mặt hàng.

4. Cucre

mua-sam-cucre.jpg.aspx


Chào đời năm 2010, CựcRẻ là trang TMĐT với hình thức mua theo nhóm của Vật Giá. Có lẽ cùng đang trong giai đoạn xây dựng, ứng dụng Cực Rẻ được chăm chút hơn VatGia nhưng vẫn chưa mượt mà đủ thu hút khách hàng mua sắm trên chiếc điện thoại với diện tích màn hình khiêm tốn được nhất là khi hình ảnh tải khá chậm. Và nếu Lazada cho trả lại hàng trong 30 ngày, thì ở CựcRẻ chỉ là 7 ngày.

5. CungMua và NhomMua

mua-sam-cung-mua.jpg.aspx


Được sáp nhập hồi năm ngoái, CùngMua và NhómMua đã gây xôn xao dư luận trong giới TMĐT. Sau khi quyết định đi dưới cùng một ngọn cờ, hai thương hiệu vẫn được giữ nguyên và kinh doanh theo hướng riêng của mình. Cả hai trang này đều hoạt động theo hình thức mua theo nhóm. Tổng Giám đốc quỹ đầu tư IDG Ventures Việt Nam, nhà đầu tư chống lưng cho hai thương hiệu này nói vụ sáp nhập này là một bước đầu tư chiến lược của IDG Ventures Việt Nam. Cả hai ứng dụng này đều chưa hoàn thiện và có vẻ như ứng dụng CùngMua sẽ được hoàn thành trước NhómMua.

6. Hot Deal

mua-sam-1-2.jpg.aspx


Là một sản phẩm trực thuộc Mekong Com – doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam với website bán lẻ sách trực tuyến Vinabook được bắt đầu từ năm 2005 và được đầu tư bởi Quỹ đầu tư IDG Ventures. Hiện HotDeal cũng đang cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm những đợt giảm giá theo nhóm (groupon) và vì thế, là đối thủ cạnh tranh lớn của CungMua và NhomMua. Ứng dụng của HotDeal hiện nay chỉ thấy trên Apple Store và phục vụ trên 01 triệu khách hàng trên toàn quốc. Lượng deal của HotDeal khá nhiều và đa dạng đến nỗi có thể làm người mua choáng ngợp nếu chưa quen mua trên trang.

7. MuaChung

mua-sam-muachung.jpg.aspx


Là trang TMĐT đa ngành hàng thuộc Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam. Ứng dụng mua chung bắt người dùng phải đăng nhập khi mới bắt đầu khởi động ứng dụng. Ngoài ra người dùng còn phải check mail để nhận được mã đăng ký sau đó mới nhập vào trong ô đăng nhập. Thiết nghĩ, MuaChung sẽ không có được nhiều người dùng nếu vẫn tiếp tục duy trì các bước đăng nhập dài dòng này. Đó là chưa kể thiết kế của các trang khá rối mắt vì chữ và hình không rõ ràng.

Rõ ràng, các tay đua trên đường đua TMĐT đã lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện vẫn chưa thấy ứng dụng di động của Tiki nhưng hồi gần cuối năm ngoái, công ty này có đăng tuyển dụng Android developer. Trong khi, hồi tháng 2 vừa qua, tập đoàn VinGroup đã rót hơn 700 tỷ vào công ty TMĐT của mình là VinE-com, đồng thời xác định TMĐT là hướng kinh doanh mũi nhọn trong tương lai của tập đoàn. Và cũng chỉ mới đây, Sendo.vn, trang TMĐT của tập đoàn FPT đã công bố họ đang trở thành sàn TMĐT số 1 Việt Nam. Và danh sách này có thể sẽ được nối dài thêm với 3 ứng dụng của Tiki, Sendo và VinE-com.

Theo: https://khoinghiep.tuoitre24.vn/cau...h-7-ung-dung-di-ong-mua-sam-tai-viet-nam.html
 
×
Quay lại
Top