DỊCH VỤ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

Tham gia
13/4/2022
Bài viết
0

Dịch vụ xuất nhập khẩu là gì​

Dịch vụ xuất nhập khẩu là tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến ngoại thương như: ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, thủ tục hải quan, các thủ tục đăng ký – kiểm tra với các cơ quan nhà nước nói chung như: xin giấy phép xuất nhập khẩu, kiểm dịch, hun trùng, công bố, kiểm tra chất lượng, đăng kiểm, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)… mà bên dịch vụ đứng ra đảm nhận và thực hiện thay cho bên chủ hàng.

Dịch vụ nhập khẩu hàng hóa​

Hừng Á tự tin đảm nhận dịch vụ logistics từ “cửa đến cửa” (Door-to-Door), tức là phụ trách toàn bộ quy trình vận chuyển quốc tế và các dịch vụ xuất khẩu để hàng hóa từ kho người bán (Công ty xuất khẩu) đến được kho người mua (Công ty nhập khẩu).

Hừng Á hiện là một trong các công ty logisitics có mặt trên +100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhờ vào mối liên kết giữa các thành viên của các tổ chức này, nên việc vận chuyển đường biển, vận chuyển đường hàng không giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, được chúng tôi tiến hành mạch lạc và thông suốt.

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam, Hừng Á thường xuyên cung cấp dịch vụ theo điều kiện (Incoterms) như Exw (Ex-works: lấy hàng tại kho Công ty xuất khẩu), FCA (Công ty xuất khẩu chịu phi chí vận chuyển nội địa ra cửa khẩu xuất khẩu) và FOB (Công ty xuất khẩu chịu chi phí để hàng sẵn sàng lên phương tiện xuất khẩu).

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam ra nước ngoài, Hừng Á cung cấp dịch vụ theo điều kiện (Incoterms) như CNF (Công ty xuất khẩu giao hàng đến cảng biển / cảng hàng không của Công ty nhập khẩu) và CIF (Công ty xuất khẩu giao hàng đến cảng biển / cảng hàng không của Công ty nhập khẩu và mua bảo hiểm vận chuyển quốc tế cho hàng hóa xuất khẩu).

Dịch vụ nhập khẩu hàng hóa


Thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam bằng loại hình nào?​

Nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam có thể hiểu một cách đơn giản là loại hình nhập khẩu hàng hóa theo hợp đồng mua bán về Việt Nam. Sau đó sẽ bán nội địa hoặc làm nguyên liệu phục vụ sản xuất. Ví dụ như: nhập khẩu quần áo từ Đài Loan về Việt Nam để bán tại các cửa hàng; nhập khẩu thịt bò từ Nhật để bán tại các siêu thị hay cửa hàng lớn tại Việt Nam,…

Các loại hình của thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam bao gồm:

  • Nhập khẩu kinh doanh tiêu dùng (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục hải quan cửa khẩu).
  • Nhập khẩu kinh doanh sản xuất (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu).
  • Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập.
  • Nhập khẩu hàng xuất khẩu bị trả lại.
  • Nhập khẩu kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
  • Chuyển tiêu thụ nội địa khác.
  • Nhập nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất từ nước ngoài.
  • Nhập tạo tài sản cố định của doanh nghiệp chế xuất.
  • Nhập nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất từ nội địa.
  • Nhập nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài.
  • Nhập nguyên liệu gia công từ hợp đồng khác chuyển sang.
  • Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu.
  • Nhập nguyên liệu vào kho báo thuế.
  • Nhập sản phẩm gia công ở nước ngoài.
  • Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.
  • Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn.
  • Tạm nhập miễn thuế.
  • Tạm nhập khác.
  • Tái nhập hàng đã tạm xuất.
  • Hàng gửi kho ngoại quan.
  • Hàng đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu.
  • Hàng nhập khẩu khác.
Sau khi kiểm tra được loại hình nhập khẩu của thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam của bạn. Bước tiếp theo, bạn cần phải kiểm tra xem hàng hóa bạn nhập khẩu có thuộc hàng hóa cấm nhập hoặc xin giấy phép hay không.

Những loại hàng thuộc hàng cấm nhập, xin giấy phép?​

Những câu hỏi thường xuất hiện mỗi khi chuẩn bị thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam thường là:

  • Mặt hàng nhập khẩu có thuộc mặt hàng cấm nhập khẩu không?
  • Hàng nhập khẩu có cần giấy phép không? Nếu cần có thì phải xin từ cơ quan nào?
  • Mặt hàng nhập khẩu có cần công bố hợp quy không?
  • Có cần kiểm tra chuyên ngành mặt hàng trước khi thông quan không? Nếu cần có thì của cơ quan nào?
  • Thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam
Tại sao cần phải tìm hiểu mặt hàng nhập khẩu có thuộc hàng cấm nhập khẩu không? Lý do là để tránh nhập phải mặt hàng cấm hoặc là không đủ thời gian xin giấy phép. Hay không kịp thời gian để công bố chất lượng trước khi nhập hàng về.

Do đó, khi quyết định nhập khẩu bất cứ một mặt hàng nào đó vào Việt Nam. Việc bạn cần cẩn trọng với việc xin giấy phép (nếu có) khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam. Sau khi đã hoàn thành bước kiểm tra, nếu mặt hàng mà bạn nhập khẩu không bị cấm. Không cần giấy phép hoặc có thể thu xếp được giấy phép thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm tìm hiểu tiếp các bước tiếp theo của thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam.

Ký hợp đồng ngoại thương​

Bước tiếp theo của thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam chính là ký kết hợp đồng mua hàng. Theo đó, hai bên sẽ thỏa thuận những điều kiện liên quan, trong đó có một số điều khoản chính như sau:

  • Tên hàng.
  • Quy cách hàng hóa.
  • Số lượng/ trọng lượng hàng.
  • Mức giá.
  • Quy cách đóng gói.
Ngoài ra, còn một số điều khoản quan trọng khác như:

  • Điều kiện giao hàng (CIF, FOB, EXW,…).
  • Thời gian giao nhận hàng.
  • Thanh toán: thời hạn, phương thức thanh toán (bằng hình thức chuyển tiền hay tín dụng,…).
  • Chứng từ hàng hóa người bán phải gửi người mua.
Đến bước này, giữa hai bên sẽ thu xếp vận chuyển hàng theo điều kiện đã thỏa thuận. Ngoài ra, trong hợp đồng sẽ được ghi rõ trách nhiệm cụ thể của mỗi bên.

Có hai loại điều kiện giao hàng được sử dụng phổ biến là CIF và FOB. Trong đó CIF là hình thức người bán thuê công ty vận tuyển (hãng tàu) và mua bảo hiểm hàng, đưa hàng đến cảng dỡ.

Còn đối với hình thức FOB, bạn sẽ tự thu xếp chặng vận tải biển và mua bảo hiểm cho hàng. Một điểm đáng lưu ý đối với 2 hình thức này là trách nhiệm của người bán hàng sẽ đều chấm dứt khi hàng qua lan can tàu ở cảng xếp

Vận chuyển hàng quốc tế​

Vận tải và tiếp vận không chỉ đơn thuần là đường bộ, đường sắt, đường biển hay đường hàng không, mà hơn thế nữa là thông tin liên lạc, liên tục và hợp tác giữa các bên vì đó là yếu tố quyết định sự thành công trong vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích.

Vì vậy, chúng tôi luôn cập nhật tới khách hàng thông tin về tình trạng vận chuyển, và phấn đấu cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể, giúp khách hàng đạt được lợi thế cạnh tranh trong công việc kinh doanh của mình.

Đội ngũ nhân viên kinh doanh của Hừng Á Logistics luôn có gắng cung cấp cho khách hàng những mức giá linh động, phù hợp với nhiều mục tiêu của khách hàng. Do đó, quý khách có thể yên tâm rằng đang tận dụng được hết mọi lợi thế của các phương thức vận tải quốc tế.

Chúng tôi cung cấp các dịch vụ giao nhận vận chuyển thích hợp đối với tất cả các chủng hàng hóa, vận tải hàng nguyên container, hàng lẻ tới tất cả các vùng miền trên thế giới và cam kết cung cấp dịch vụ đa dạng với chất lượng tốt nhất.

Vận chuyển hàng quốc tế


6.1. Vận tải đường hàng không

Từ khi thành lập đến nay Hừng Á Logistics không ngừng phát triển và đã tạo được chổ đứng vững chắc trong lãnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tại Việt Nam. Hiện nay Hừng Á Logistics đã đang và có hợp đồng vận chuyển với các hãng hàng không quốc tế lớn trên thế giới với tần suất bay cao, tải trọng lớn và bay đến hầu hết mọi nơi trên thế giới như: Vietnam Airlines, Air Mauritius Cargo, British Airways World Cargo, Singapore Airlines, Thai Airways, Garuda Indonesia Airways….

Là đối tác tin cậy của các hãng hàng không, Hừng Á Logistics có những điều kiện thuận lợi nhất để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ giao nhận hàng không chất lượng cao từ Việt Nam đến các sân bay quốc tế lớn trên thế giới.

Hừng Á Logistics cung cấp dịch vụ vận tải hàng không trọn vẹn đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng với các dịch vụ chủ yếu bao gồm:

  • Vận tải hàng không hàng hóa xuất nhập khẩu, giao nhận từ kho chủ hàng hoặc sân bay đến sân bay hoặc kho người nhận.
  • Ðóng gói và bao bì hàng hoá.
  • Kho bãi và phân phối hàng hoá
  • Đại lý bán cước và hợp đồng vận chuyển với nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới: SQ, TG, VN, BA,..

6.2. Vận tải đường biển

Với hệ thống đại lý mạnh trên những khu vực cảng lớn của thế giới, những hợp đồng ký kết với các hãng tàu uy tín như Wan Hai Line, Cosco, T.S Line, Heung-A Shipping. Hừng Á Logistics cung cấp các dịch vụ vận tải đường biển với mức giá cạnh tranh, đúng lịch trình, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến các cảng trong nội địa bằng xe tải.

Các dịch vụ chủ yếu:

  • Cung cấp cho khách hàng dịch vụ gởi hàng xuất khẩu và nhập khẩu bằng đường biển từ Việt Nam đi mọi nơi trên thế giới và ngược lại.
  • Chất lượng dịch vụ được bảo đảm bởi các tuyến đi thẳng thông qua mạng lưới đại lý uy tín.
  • Giá cạnh tranh và thời gian chuyển tải nhanh nhất, luôn gắn với trách nhiệm người vận tải.
  • Dịch vụ hàng FCL, LCL với giá cạnh tranh và có hỗ trợ phí lưu kho bãi.
  • Dịch vụ giao nhận hàng tận nơi (door to door services).

6.3. Vận tải đa phương thức

Để khách hàng có nhiều sự lựa chọn, ngoài cách thức vận chuyển hàng hóa thông thường bằng đường hàng không, Hừng Á Logistics thực hiện dịch vụ vận chuyển đa phương thức kết hợp đường biển với đường hàng không, đường hàng không với đường biển, trung chuyển qua Singapore, Hongkong và Dubai; giúp khách hàng vừa tiết giảm chi phí vừa có được dịch vụ vận chuyển nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Hừng Á Logistics cung cấp dịch vụ tích hợp đầy đủ thông tin qua mạng lưới đại lý toàn cầu, đảm nhận các lô hàng từ nơi đi đến nơi đến theo yêu cầu của khách hàng, kết hợp các phương thức vận tải quốc tế với quốc nội: Đường hàng không đường biển với đường bộ và đường thủy nội địa, kết hợp các loại phương tiện vận tải: xe tải và tàu lửa, xà lan…

Với các phương tiện kỹ thuật hiện đại và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc địa hình vận chuyển từ đường bộ đến đường sông, Bộ phận vận tải hàng siêu trường, siêu trọng của Hừng Á Logistics có thể vận chuyển các kiện hàng nặng đến hàng trăm tấn bằng các phương tiện sà lan kết hợp xe chuyên dụng tới những vùng sâu, vùng xa có địa hình khó khăn.

Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu​

Bước tiếp theo trong thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam chính là làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu. Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo điều kiện CIF, FOB và CNF. Nhà nhập khẩu hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại Việt Nam. Đối với công việc này, bạn có thể tự thực hiện hoặc thuê công ty dịch vụ thông quan làm thay.

Còn nếu hàng hóa của bạn được nhập vào với điều kiện DDU, DDP (hoặc DAP) thì người bán sẽ làm thủ tục cho bạn và chuyển hàng về kho cho bạn. Và để thực hiện được công việc này, bạn phải cung cấp được những chứng từ cần thiết để kê khai hải quan.

Để thực hiện được bước làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa. Bạn cần phải có bộ chứng từ để làm được hồ sơ hải quan. Thông thường, sau khi hàng của bạn được xếp lên tàu tại cảng nước ngoài. Người bán hàng sẽ gửi cho bạn một bộ chứng từ gốc bao gồm:

  • Bộ vận tải đơn (bill of lading): 3 bản chính.
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice): 3 bản chính.
  • Bản kê chi tiết hàng hóa (packing list): 3 bản chính.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin): có thể theo mẫu D, E, AK,… để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.
  • Ngoài ra, còn một số giấy tờ khác như: chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận phân tích (CA), đơn bảo hiểm, hun trùng, kiểm dịch,… nếu có.
Hiện nay, bạn có thể thực hiện việc kê khai hải quan qua các phần mềm hải quan điện tử. Sau đó, bạn in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để đem đến chi cục hải quan. Tùy theo kết quả truyền tờ khai là luồng xanh, luồng vàng hay luồng đỏ mà bộ chứng từ đầy đủ như trường hợp tờ khai luồng vàng. Trong trường hợp luồng vàng, hồ sơ hải quan sẽ bao gồm:

  • Bộ tờ khai hải quan và phụ lục: 2 bản.
  • Hóa đơn thương mại: 1 bản sao.
  • Vận đơn: 1 bản sao.
  • Hóa đơn cước biển (với điều kiện FOB): 1 bản sao.
  • Các chứng từ khác: CO, kiểm tra chất lượng (nếu có),…
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, bạn đem hồ sơ đến chi cục hải quan làm thủ tục và nộp thuế để được thông quan. Tiếp theo, bạn xuống cảng đổi lệnh và trình ký hải quan cổng, bãi.

Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu


Chuyển hàng về kho​

Bước cuối cùng trong thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam là chuyển hàng hóa về kho. Sau khi làm thủ tục hải quan, bạn phải chuẩn bị và bố trí các phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho của mình.

Thông thường chủ hàng có thể thuê xe container hoặc xe tải nhỏ và chuyển cho họ lệnh giao hàng mà đơn vị vận tải biển cấp. Tiếp theo, đơn vị vận tải sẽ vào cảng hoặc kho CFS để làm nốt thủ tục hải quan tại kho bãi, rồi lấy hàng chở về địa điểm đích cho bạn.

Xin giấy phép nhập khẩu​

Tùy vào mặt hàng nhập khẩu, nơi cấp phép khác nhau, mà hồ sơ và thủ tục cũng khác nhau.

Nghị định 187 đã quy định rõ mặt hàng nào phải xin giấy phép của Bộ ngành nào. Căn cứ vào đó, nhà nhập khẩu biết hướng giải quyết công việc.

Có một cách an toàn là tìm hiểu các văn bản hướng dẫn, rồi dựa theo đó mà làm. Ngoài ra, việc tham khảo những văn bản mới cập nhật, và kinh nghiệm của người khác cũng hết sức hữu ích và cần thiết.

Dưới đây là một số các văn bản hướng dẫn hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép với một số loại hàng liệt kê trong Nghị định 187.

  • Nghị định 47/2011/NĐ-CP - Tem bưu chính
  • Thông tư 14/2011/TT-BTTTT - Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện
  • Thông tư 06/2006/TT-BYT, Mục III. 1 – Thuốc thành phẩm
  • Thông tư 24/2011/TT-BYT - Trang thiết bị y tế
  • Thông tư 40/2011/TT-BCT - Khai báo hóa chất nhập khẩu
  • Thông tư 42/2013/TT-BCT - Tiền chất công nghiệp
  • Thông tư 26/2012/TT-BCT - Tiền chất thuốc nổ
  • Thông tư 88/2011/TT-BNNPTNT - Thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, động thực vật hoang dã, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thủy sản sống
  • Thông tư 08/2006/TT-BYT: Vắc xin, sinh phẩm y tế; hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và trang thiết bị y tế
  • Thông tư 06/2011/TT-BYT: công bố sản phẩm mỹ phẩm
Ngoài ra còn có giấy phép nhập khẩu tự động, đây là loại giấy tờ do Bộ Công Thương cấp cho thương nhân dưới hình thức xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu cho mỗi lô hàng. Về lý thuyết là để thống kê chính xác số lượng, chủng loại, trị giá hàng hoá nhập khẩu phục vụ công tác điều hành hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Nhà nước.

Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu thương mại​

10.1. Trình tự thực hiện

- Bước 1: Người khai hải quan thực hiện việc khai báo hải quan và xuất trình hồ sơ hải quan (nếu có), xuất trình thực tế hàng hoá (nếu có) cho cơ quan hải quan.

- Bước 2: Công chức hải quan thực hiện việc thông quan hàng hoá cho người khai hải quan.

10.2. Cách thức thực hiện: Điện tử​

10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

b) Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.

Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:

b.1) Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên;

b.2) Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan;

b.3) Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.

c) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.

Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn;

d) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;

đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ nêu trên nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;

e) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

g) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:

g.1) Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;

g.2) Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;

g.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan;

g.4) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận các chứng từ này.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

10.4. Thời hạn giải quyết

- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)

- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:

+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;

+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan;

Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.

Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức​

10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có

10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định thông quan.

10.8. Phí, lệ phí: 20.000 đồng​

10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Tờ khai hải quan (theo Phụ lục III, Phụ lục IV Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính);

- Tờ khai trị giá (theo Phụ lục III Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính).

10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Không yêu cầu

10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;

- Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;

- Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

- Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

- Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

- Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010 của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan.

Thủ tục xuất nhập khẩu trọn gói tại Tp.HCM​

Hừng Á là công ty cung cấp dịch vụ thủ tục hải quan, vận tải nội địa, vận tải quốc tế, cho thuê kho bãi, bắt đầu hoạt động từ năm 2007, sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn khi xử lý khâu xuất/ nhập khẩu hàng hóa.

Khai báo hải quan là một công đoạn cực kỳ quan trọng nhưng cũng rất phức tạp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bởi lẽ, thủ tục hải quan thường bao gồm các quy định, văn bản khá dài, liên đới đến các văn bản của nhiều bộ ngành khác nhau.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cho rằng, từ ngữ sử dụng trong các Văn bản, có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, gây nhầm lẫn, khó khăn và có thể dẫn đến thực hiện không đúng với hướng dẫn trong Văn bản ấy khi kê khai hải quan.

Mặt khác, quy trình thông quan hàng hóa phải qua nhiều khâu, bao gồm:

+ Kiểm tra hồ sơ, truyền tờ khai thông qua phần mềm khai báo hải quan điện tử;

+ Nộp hồ sơ tại đơn vị hải quan cửa khẩu;

+ Xuất trình hàng hóa để kiểm tra thực tế, chứng minh nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu, trị giá hàng hóa, trước khi hàng được thông quan để chuyển hàng về kho.

Với sự am hiểu về lĩnh vực hải quan – xuất nhập khẩu, nắm rõ quy trình thủ tục hải quan, Hừng Á đã và đang cung cấp dịch vụ khai báo hải quan trọn gói, đảm trách giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, giúp Quý khách hàng thông quan hàng hóa nhanh chóng, góp phần đảm bảo công việc kinh doanh của Quý khách suôn sẻ và thuận lợi!

Hừng Á sẽ thay bạn làm các công việc như:

* Kiểm tra bộ chứng từ xuất nhập khẩu

* Xác định mã HS code

* Xác định các loại thuế và thuế xuất nhập nhẩu phải nộp

* Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa

* Lên tờ khai hải quan và hoàn tất thủ tục hải quan tại cửa khẩu

* Giấy phép cho các mặt hàng xuất nhập khẩu có điều kiện

* Kiểm tra chất lượng, kiểm dịch thực vật, hun trùng

* Thanh toán lệ phí hải quan thay mặt khách hàng

* Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập

* Thủ tục hải quan đối với hàng nguy hiểm

* Dịch vụ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)

Các dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói của Hừng Á Logistics​

12.1. Dịch vụ thông quan Hải quan hàng hóa nhập khẩu

  • Dịch vụ thông quan Hải Quan hàng hóa loại hình kinh doanh sản xuất, kinh doanh tiêu dung.
  • Dịch vụ thông quan Hải quan hàng hóa phi mậu dịch, hàng mẫu, quà biếu tặng, hành lý di chuyển, hàng viện trợ…
  • Dịch vụ thông quan Hải quan hàng hóa loại hình sản xuất xuất khẩu, gia công.
  • Dịch vụ thông quan Hải quan hàng hóa XNK tại chỗ từ nội địa/ KCN vào khu chế xuất/ Khu Công Nghiệp.
  • Dịch vụ thông quan Hải quan hàng hóa loại hình tạm nhập tái xuất, tái nhập sau sữa chữa, bảo hành.
  • Dịch vụ thông quan Hải quan hàng hóa gửi theo tàu và nhận hàng từ mạn tàu đưa vào kho CFS/ Bãi Cảng để làm thủ tục nhập khẩu.

12.2. Dịch vụ thông quan Hải quan hàng hóa xuất khẩu

  • Dịch vụ thông quan Hải quan hàng hóa loại hình kinh doanh.
  • Dịch vụ thông quan hàng hóa loại hình phi mậu dịch, hàng mẫu, quà biếu tặng, hành lý di chuyển…
  • Dich vụ thông quan Hải quan hàng hóa loại hình hàng gia công, sản xuất xuất khẩu.
  • Dịch vụ thông quan Hải quan xuất khẩu hàng hóa từ nội địa bán cho doanh nghiệp chế xuất ở KCN hoặc vào khu chế xuất
  • Dịch vụ thông quan Hải quan hàng hóa tạm xuất bảo hành, sửa chữa.
  • Dịch vụ thông quan Hải quan hàng hóa tái xuất do không đủ điều kiện nhập khẩu hoặc Doanh nghiệp từ chối nhận hàng.

12.3. Các dịch vụ khác trong dịch vụ hải quan

  • Dịch vụ hoàn chỉnh hồ sơ xin cấp C/O hàng xuất khẩu
  • Dịch vụ đăng ký kiểm dịch thú y, kiểm dịch thực vật, kiểm tra chất lượng nhà nước, Vệ sinh ATTP, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm.
  • Dịch vụ hoàn thuế xuất nhập khẩu do nộp nhầm, nộp thừa, bổ sung C/O sau thông quan.
  • Dịch vụ tư vấn tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm, Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng
  • Dịch vụ hậu cần: Đóng gói, bóc xếp hàng hóa tại kho hoặc tại cảng
  • Dịch vụ gia nhận tận nơi theo yêu cầu.
  • Dịch vụ hải quan đối với các tất cả loại hình hàng hóa dự án, hàng triễn lãm, hàng quá cảnh
  • Giao nhận, vận tải trọn gói hàng dự án, hàng lẻ (LCL), hàng nguyên container (FCL) đến tận công trình
  • Dịch vụ vận chuyển đa phương thức

Tại sao nên chọn dịch vụ nhập khẩu hàng hóa Hừng Á Logistcs?​

13.1. Nhanh chóng, chính xác, giá cả cạnh tranh

Hừng Á Logistics luôn đồng hành cùng khách hàng để phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, kiểm soát chi phí hợp lý và hiệu quả. Chúng tôi luôn cam kết thời gian giao hàng nhanh chóng và chính xác theo từng yêu cầu của khách hàng đối tác.

13.2. Đội ngũ nhân viên

Đội ngũ nhân viên cực kỳ chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức chyên môn cao là yếu tố tạo nên nên chất lượng dịch vụ khác biệt. Hừng á Logistics coi trọng việc hợp tác tận tâm, nhiệt tình, chân thành, tôn trọng tất cả các vấn đề nhỏ nhất của khách hàng để Hừng á Logistics trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp và uy tín đối với khách hàng, đối tác.

13.3. Tác phong chuyên nghiệp

Hừng Á Logistics tuân thủ về thời gian, hàng hoá luôn được vận chuyển đúng lịch trình. Chúng tôi chu đáo trong công tác chuẩn bị, trao đổi và cập nhật thông tin thường xuyên với đối tác, nghiên cứu từng vấn đề của khách hàng đối tác nhằm mang đến dịch vụ phù hợp nhất với từng yêu cầu cụ thể.

13.4. Mạng lưới toàn cầu

Với mạng lưới đại lý trên toàn thế giới và hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển hàng hoá quốc tế. Hừng Á Logistics là công ty cung ứng dịch vụ logistics toàn cầu, phục vụ khách hàng xuất nhập hàng hoá đi khắp nơi trên thế giới.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline +84 768 267 687 để được cung cấp đầy đủ mọi thông tin mà quý khách cần.

Thông tin liên hệ​

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Hừng Á. Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!

14.1. HỆ THỐNG ĐẠI LÝ VIỆT NAM

1. VP. TP. HỒ CHÍ MINH – TRỤ SỞ CHÍNH:

HUNG A LOGISTICS CO., LTD

16-18 (Lầu 6), Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận.1, TP.HCM, Việt Nam

Điện thoại: + 84 968.397.465

Fax:+ 84 28 3821.1975

Email: info@hungalogistics.com

Web: www.hungalogitics.com

2. VP. HÀ NỘI:

74 Nguyễn Du, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: + 84 4 3826.3100

Fax: + 84 4 3822.9699

Email: hn.info@hungalogistics.com

3. VP. ĐÀ NẴNG:

113 Hoàng Văn Thụ, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam

Điện thoại: + 84 511 382.3538

Fax: + 84 511 389.7406

Email: dn.info@hungalogistics.com

4. VP. HẢI PHÒNG:

35 Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam

Điện thoại: + 84 31 374.5529/382.2573

Fax : + 84 31 382.2575

Email: hp.info@hungalogistics.com

14.2. HỆ THỐNG ĐẠI LÝ QUỐC TẾ

Châu Á và Châu Úc:

Thái Lan, Sing-ga-pu-ra, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, In-do-ne-sia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lay-sia, Philippine, Ấn Độ, Nga, Úc…

Châu Âu:

Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Anh…

Châu Mỹ:

Canada, Hoa Kỳ.
 
×
Quay lại
Top