@takashihiro Bình tĩnh nghe giải thích nhé. Giả dụ như bạn qua nước đó mà học hok nổi, bị trả về rồi sao? Bị sock văn hóa nè, bị thiếu hụt kĩ năng học tập, giao tiếp… thì lúc đó chả phải là tốn tiền gia đình nhiều hơn à ???
 
À há, thế học dự bị đại học ở đây thì hok bị sock vh và kĩ năng ??? Cái đó thì tùy người thôi chứ bạn, h đứa đó có hok cố gắng tiếp thu thì dù học ở VN hay nước ngoài nó cũng vẫn thế mà thôi. Cái này là ý thức và trách nhiệm của mỗi con người mà
 
@GiangOhLah Mình cũng thích Phần Lan, thế nhưng có vài thứ khó sống nên… đổi mục tiêu sang Úc hoặc Mĩ à hahahaha
 
Vấn đề là không biết cái nào đáng tin đó mà, nên mình mới hỏi trên mấy diễn đàn nè, hy vọng có bạn nào đó kinh nghiệm thì chỉ mình ít nhiều gì cũng ok hơn trên báo, toàn PR quảng cáo không thì ai mà tin được.@QuachVinhLoi
 
Diễn đàn thì cũng khó tin lắm bạn à, toàn là seeding với nhau đầy cả ra, rồi sao tin được ai nói thật ai không =="
 
Phần Lan giáo dục ok thuộc hàng top thế giới, khí hậu lại tuyệt vời, người dân thân thiện nữa, quá xá đã rồi mà bạn

Úc mới top đầu nhé, hệ thống giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội là no.1 nhé nhé hahahaha
 
Stoppppppppppppp
Hai bác cãi nhau về nhà mà cải nhé. Bản thân mình thì thấy do Phần Lan có một ngôn ngữ riêng của nó nữa, nên đôi khi không phải ai cũng nói tiếng Anh đâu => tốn thời gian, kèm theo bị tự kỉ nữa đó nha
 
@QuachVinhLoi Bác gợi ý tiếp xem về cái chương trình Dự bị đại học đi bác. Chả hứng thú gì đâu nhưng mà biết cũng còn hơn, lỡ có ai đó hỏi thì may ra cũng có xíu kiến thức hahahaha
 
Chả là hồi năm ngoái trong nhà nội có thằng em họ đi du học Anh, mà nhà nó cũng lo mấy vấn để như mấy bạn lo đây nè, thế là cũng có đi tìm hiểu chung vs ba má nó nên mới biết tới cái vụ học này, lúc đó thì có bà bạn giới thiệu chương trình bên Qesson á, xong rồi do người quen giới thiệu nên cũng tin tưởng rồi đi dự mấy hội thảo của bên đó để biết kĩ hơn về dự bị đh thôi.
 
@Trảm Sầu
Mình xin trích dẫn bài viết của một anh trên diễn đàn du học Đức mà mình theo dõi để bạn tìm hiểu thêm về du học thực sự rất chông gai nhé, nếu như bạn có động lực, mục tiêu rõ ràng và quyết tâm học hành đến nơi đến chốn thì nên chuẩn bị kỹ càng trước khi đi với tất cả những tình huống và khó khăn sẽ vấp phải, để qua đó bạn không còn bỡ ngỡ và tập trung học hành đạt kết quả mong muốn
.
" Bố mẹ khó khăn lắm mới vay mượn được tiền chứng minh tài chính cho nó đi du học. Khoản tiền đóng học lần đầu tiên, rồi tiền ăn ở, nhà cửa, cũng là đi vay nặng lãi mà ra. Người ngoài nhìn vào cười cho. Hoàn cảnh gia đình mình ra sao thì rào theo đó mà sống. Đằng này, chỉ là cây cỏ lề đường mà muốn vươn lên đại thụ, càng cố càng đuối.
Nhưng mặc mọi người nói, bố mẹ vẫn mong muốn nó đổi đời. Học bổng được 30% học phí, số tiền còn lại là 70% cùng với tiền nhà, tiền ăn uống, đi lại năm đầu, so với gia đình nó là con số không hề nhỏ. Làm công ăn lương, nuôi miệng chưa đủ, huống hồ... lấy đâu ra mà dư?
Nhưng nếu cho nó đi du học, sau này nó cố gắng, chắc cũng được ở lại làm nước ngoài. Tương lai rộng mở, tiền đồ rộng rãi. Mà các bạn nó đi du học cũng nhiều rồi. Trường chuyên mà. Không phải gia đình nào cũng có điều kiện, nhưng chỉ cần đi được, được đi, thì dù vay mượn sao cũng ráng. Bố mẹ nó nghĩ: "Con người ta làm được. Con mình cũng làm được."
Thế là nó lên đường đi du học nước ngoài. Như bạn bè mách nước trước khi đi, nó ở trong ký túc xá năm đầu tiên, rồi vừa học vừa lách luật đi làm. Gọi về cho bố mẹ khoe, một giờ lương được 7,8$, ngày làm mấy tiếng, một tháng cũng được bảy tám trăm đô ấy. Bảy tám trăm đô? Những mười mấy triệu một tháng? Lương của cả bố lẫn mẹ nó cũng chỉ được có 8 triệu / tháng. Trời ơi, con mình sắp đổi đời thật rồi - Bố mẹ nó nghĩ. Bây giờ, mới vừa đi học vừa đi làm đã vậy, sau này đi làm thật rồi, thì còn biết bao nhiêu cơ hội tiền bạc?
Vất vả, ngày ngày đi làm, ki cóp, ăn không dám ăn, tiêu không dám tiêu, dành tiền trả lãi vay cho nó đi học. Nhưng mỗi lần nghĩ tới việc đã chọn cho con một con đường đi đúng, để tương lai nó bớt khó nhọc, cơ hàn... bố mẹ nó lại mừng rơi nước mắt.
Ở phương trời ấy, nó nào đâu dám nói cho bố mẹ biết rằng, số tiền kiếm ra chẳng đủ ăn, cũng không đủ tiêu. Mỗi tháng còn cố nhịn, gửi về cho bố mẹ một hai trăm, cho bố mẹ mừng, đỡ lo, gom góp trả dần món nợ.

Nhưng lịch học ngày càng dày đặc. Ban ngày nó không đi làm được nữa. Chỉ còn có thể lén làm phục vụ ở khu Chinatown, với mức lương ít ỏi, lại phải làm thêm vào ban đêm. Có điều, nếu ở ký túc xá thì không đi làm buổi tối được. Nó đành dọn ra ngoài. Tiền thuê mắc hơn một chút, nhưng được đi làm vẫn hơn. Không thì chết đói!
Cuộc sống xa xứ cực không thể nói, có nói cũng chẳng bớt cực đi. Ngày nối ngày cắm đầu vào học, cắm cổ vào làm. Người gầy rộc đi mà không dám ốm. Mỗi lần bị bệnh vẫn ráng đi học đi làm.
Nhưng sao nó thấy cuộc đời nó tăm tối thế? Đi làm nhiều, kết quả học tập không được tốt. Lại sợ bị phát hiện đi làm thêm, trái quy định, sẽ bị huỷ visa, đuổi về nước. Không ngày nào nó không nơm nớp lo âu. Đời nó sẽ đi về đâu? Không biết nữa. Học lẹt phẹt thế này, thì chỉ có thể làm chân tay ở trời tây chứ lấy đâu ra làm ông này bà nọ.
Nhưng làm sao có thể phụ bạc niềm tin của cha mẹ nó? Ánh mắt sáng bừng hoà lẫn vớt dòng nước mắt tuôn rơi khi nghĩ về con nơi xa xứ?
Cuộc sống này, sao đời người cứ dễ dàng bị dòng tiền cuốn trôi như thế?
Tuổi trẻ của nó rồi cũng sẽ trôi qua... ngày nối ngày trong những lo toan nặng nhọc.
Đùng một cái, cuối năm, nó nhận được thông báo của trường, không cho phép tiếp tục theo học vì lý do nghỉ học quá nhiều. Visa của nó thế là tiêu, không thể nào gia hạn tiếp.
Người ta vẫn bảo, khi cánh cửa này đóng lại, một cánh cửa mới sẽ mở ra.
Và với nó, một cánh cửa đã đóng lại. Một cánh cửa khác đúng là đã mở ra.... dẫn nó tới cuộc sống nhập cư bất hợp pháp, trốn chui trốn lủi, làm việc quần quật, với mức lương ít ỏi nơi xứ người..." - Gào / Ghi chép dựa trên một câu chuyện có thật

"Nhân vật trong mẩu chuyện dưới đây có hoàn cảnh rất giống với mình 13 năm về trước.
Nhà mình cũng không có tiền, bố mẹ thì đã về hưu cả và cũng phải vay mượn để lo cho mình tiền ăn ở năm đầu tiên. Sau đó mình sẽ phải tự lập hoàn toàn, vì bố mẹ cũng chẳng còn tiền mà gửi, nhà thì cũng đã thế chấp để vay tiền. Bố mẹ đã cảnh báo trước nhưng mình vẫn đánh liều, quyết tâm đi cho bằng được.
Khi mới sang đến Đức, không một người thân, không có đường lùi, những năm đầu mình đã rất căng thẳng vì phải lo kiếm tiền để tự trang trải cuộc sống và trả nợ cho bố mẹ nhiều hơn là tập trung vào học tập. Công việc làm thêm, thượng vàng hạ cám, từ bồi bàn, phụ bếp, quét rác đến giúp việc trong các nhà máy của Đức, mình làm tất, miễn là kiếm ra tiền. Nhiều năm liền mình không có khái niệm về các ngày cuối tuần và kì nghỉ. Vì đó với mình là những khoảng thời gian quí giá để... đi cày. Việc về Việt Nam thăm gia đình và bạn bè trở thành một giấc mơ xa xỉ.
Nhìn lại quãng đường13 năm ở Đức mà mình đã đi qua, những mảnh đời du học sinh mà mình được tận mắt chứng kiến hoặc nghe kể lại, quả thực có muôn vàn khó khăn và thử thách. Nhất là đối với những thanh niên mới 19- 20 tuổi, mới thoát li khỏi sự bao cấp của bố mẹ, chưa va chạm, chưa nhiều trải nghiệm với cuộc sống, và "ngay cả nồi cơm có khi cũng không biết đằng nấu", thì việc xa ngã và đi lệch hướng là rất dễ xảy ra. Bản thân mình cũng không ít lần cảm thấy mệt mỏi, mất phương hướng và muốn buông xuôi tất cả. Không ít lần đứng trước tình huống giấy phép cư trú có nguy cơ không được gia hạn và phải quay về Việt Nam hoặc sống lưu vong bất hợp pháp.
Vượt qua tất cả những khó khăn ban đầu ấy, mình đã may mắn hơn bạn trong mẩu chuyện dưới đây, đã hoàn thành được tấm bằng Master và giờ có một công việc ổn định trong một tập đoàn lớn của Đức.
Nếu mình được phép cho các bạn trẻ sắp đi du học một lời khuyên, thì theo kinh nghiệm của bản thân, mình thấy những yếu tố sau rất quan trọng trong sự thành công của một du học sinh:

1. Học thật tốt tiếng bản địa và trong trường hợp này là tiếng Đức.
Lưu ý phải đặc biệt chú trọng việc phát âm cho thật chuẩn. Khi giao tiếp với người bản địa, không cần biết bạn giỏi đọc và viết đến đâu, nếu bạn phát âm chuẩn sẽ tạo được thiện cảm và từ đó có thể dễ dàng kết bạn với họ để luyện tiếng và tìm hiểu văn hóa của họ. Sau nay học xong ra đi làm, lương cao hay thấp cũng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng ngôn ngữ của các bạn. Ví dụ thời còn sinh viên, khi mới sang, tiếng Đức còn kém, thì mình chỉ kiếm được những công việc chân tay đơn giản, lương thấp như phụ bếp, quét rác... Sau mỗi năm mình cố gắng học tiếng Đức và càng ngày càng kiếm được việc nhẹ và lương cao hơn như bồi bàn hay đi làm trong các nhà máy của Đức, giúp việc cho giáo sư trong trường đại học... Khi ra trường và đi kiếm việc làm, một anh bạn người Trung Quốc của mình, về mặt kĩ thuật có khi còn giỏi hơn mình, nhưng chỉ vì kém tiếng Đức mà mức lương nhận được chỉ bằng 60% của mình. Các bạn thấy đấy ngôn ngữ luôn là chìa khóa dẫn tới thành công!

2. Phát triển kĩ năng tự học.
Thời còn chập chững mới học tiếng Đức mình đã lên viện Goethe mượn băng đĩa về nghe và học thuôc lòng các bài hát các đoạn hội thoại và về nhà đứng trước gương cố gắng học thuộc và phát âm lại sao cho thất giống với người Đức mới thôi. Đến khi đi học đại học ở Đức, do phải đi làm thêm nhiều nên việc bỏ tiết không phải là hiếm. Vì vậy việc tự học rất quan trọng. Ngày nay Internet phát triển nên việc lên Google, Wikipedia tìm kiếm tài liệu và eBooks không phải quá khó khặn Ngoài ra các bạn nên tận dụng các diễn đàn của sinh viên Đức để vào đó trao đổi mỗi khi có vấn đề gì không hiểu. Kiếm 1 nhóm bạn sinh viên Đức để học nhóm cùng và luyện tiếng Đức. Khi bạn có vấn đề gì không hiểu hoặc không theo kịp tốc độ giảng bài của giáo sư, thì các bạn Đức sẽ giảng lại bài cho các bạn.

3. Phải thật năng động, và cố gắng nhanh chóng hòng đồng với cuộc sống của người bản địa.
Các bạn nên hạn chế thời gian chơi với bạn Việt Nam mà nên dành nhiều thời gian làm quen với các bạn Đức và tìm hiểu về cuộ sống, văn hóa và luật pháp của họ. Các bạn hãy mạnh dạn lên. Người Đức thường lạnh lùng và khó gần, nhưng khi thành bạn bè thì họ rất tốt và luôn giúp đỡ tận tình.

4. Không được bỏ cuộc và rẽ ngang mỗi khi gặp khó khăn.
Khi các bạn đặt ra một mục tiêu hãy cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu đó rồi hãy đề ra mục tiêu mới. Không nên đứng núi nọ trông núi kia, hãy cố gắng học tập làm việc chăm chỉ, thành công nhất định sẽ tới với các bạn.

Con đường du học hết sức chông gai, vì vậy các bạn hãy cân nhắc thật kĩ về tình hình tài chính của gia đinh, về khả năng học tập và chống chọi trước khó khăn của bản thân khi một mình ở nơi xứ người, sau đó hãy đưa ra quyết định đúng đắn và phải luôn cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu đã đề ra." Vinh - iDeutsch Team
 
@QuachVinhLoi Qesson là công ty tư vấn du học hả bạn? Nghe lạ quá vậy ta, nó là cty tư vấn du học hay là tổ chức gì đó bạn?
 
×
Quay lại
Top