Đẹp mê hồn ảnh thiên văn năm 2011

Nhím.xù

Lại thế nữa rồi ~.~
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/9/2011
Bài viết
4.128
Dưới đây là 11 tác phẩm đã lọt vào danh sách tham gia cuộc thi Nhiếp ảnh gia Thiên văn năm 2011. Bức ảnh đoạt giải sẽ được công bố vào ngày 8/9 tới và trưng bày tại Đài thiên văn hoàng gia Anh từ ngày 9/9 đến tháng 2/2012, đang thu hút đông đảo khách tham quan.

1313391710.img.jpg
M31 Andromeda Galaxy (NGC 224) của Terry Hancock
Dưới đây là 11 bức ảnh thiên văn được đánh giá ấn tượng nhất tại cuộc thi Nhiếp ảnh gia Thiên văn năm 2011, đang diễn ra tại Đài thiên văn hoàng gia Anh.

1. M31 Andromeda Galaxy (NGC 224) của Terry Hancock

Thiên hà Andromeda là một thiên hà xoắn ốc thuộc chòm sao Tiên Nữ, cách Trái Đất khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng. Thiên hà có thể được nhìn thấy dễ dàng bằng mắt thường vào những đêm không trăng, trên bầu trời của những khu vực thưa dân cư mà không cần kính viễn vọng.
Nhiếp ảnh gia đến từ Michigan, Mỹ, đã sử dụng đài quan sát để ghi lại hình ảnh một xoắn ốc khổng lồ giữa hàng tỷ ngôi sao phát sáng và bụi tối. Nhiều nhà thiên văn học cho rằng, trong khoảng 4,5 tỷ năm nữa, dải Ngân hà của chúng ta cũng sẽ va chạm với thiên hà Andromeda.

2. Orion Nebula Area của Fabian Neyer

Một bức ảnh về chòm sao Orion (chòm sao Thợ săn) đã cho thấy hình ảnh của những đám mây khí hydro màu hồng và các khối bụi đen giữa các vì sao.


KHCN---Tien-Hoang-anh-02.jpg

Orion Nebula Area của Fabian NeyerĐây là một chòm sao có lẽ được biết nhiều nhất trên bầu trời, cách Trái Đất khoảng 1.350 năm ánh sáng. Nó có thể được nhìn thấy bằng mắt thường vào những đêm mùa đông. Từ chòm Orion chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng rất nhiều chòm sao sáng khác xuất hiện vào mùa đông.​

3. Hayabusa over the Sky II của Kouji Ohnishi

Vệt sáng giữa trời trong ảnh được tạo nên bởi phi thuyền Hayabusa của Nhật Bản khi nó trở về Trái Đất vào ngày 13/6/2010 sau chuyến bay tới một thiên thạch để lấy mẫu bụi.


KHCN---Tien-Hoang-anh-03.jpg

Hayabusa over the Sky II của Kouji OhnishiNăm 2003, phi thuyền này lên đường đến thăm tiểu hành tinh Itokawa và lúc trở về, nó đã tạo ra những màu sắc và độ sáng khác nhau khi đi qua các lớp khí quyển. Phi thuyền hạ cánh an toàn xuống một khu vực không có người ở của Australia.​

4. Yosemite Falls Moonbow Star Trails của Jeffrey Sullivan

Những vệt sáng được tạo ra bằng cách hướng ống kính máy ảnh lên trời rồi chụp với tốc độ chậm. Do Trái Đất quay, những ngôi sao tạo ra vệt sáng hình tròn.


KHCN---Tien-Hoang-anh-04.jpg

Yosemite Falls Moonbow Star Trails của Jeffrey SullivanĐể có được bức ảnh này, nhiếp ảnh gia đã phải chụp liên tục 500 kiểu trong nhiều giờ rồi ghép chúng với nhau. Cảnh tượng được ghi lại tại vườn quốc gia Yosemite, bang California, Mỹ.​

5. Living in the Universe của Fredrik Broms

Bắc cực quang được sinh ra do sự tương tác của các hạt trong gió mặt trời với từ trường của hành tinh ở bắc bán cầu Trái Đất. Từ lâu, hiện tượng thiên nhiên này đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của nhiều nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới. Hình ảnh này được chụp tại hòn đảo Kvaloya, Na Uy.


KHCN---Tien-Hoang-anh-05-Icon.jpg

Living in the Universe của Fredrik BromsBắc cực quang tỏa những ánh sáng lung linh trong bầu khí quyển của chúng ta trong khi phía trung tâm của bức ảnh, Mặt trăng bị những đám mây che khuất một phần.​

6. Excited to Ground State by Ole C Salomonsen

Ole C Salomonsen đã “chộp” được hình ảnh này trên một ngọn núi ở Ulsfjord, Na Uy. Các hạt trong gió mặt trời va chạm với các phân tử khí trong bầu khí quyển của Trái Đất làm chuyển đổi một số năng lượng của chúng và đẩy các phân tử electron vào một trạng thái “kích thích”.


KHCN---Tien-Hoang-anh-06.jpg

Excited to Ground State by Ole C SalomonsenKhi electron trở lại bình thường, các phân tử phát ra ánh sáng với những màu sắc đặc trưng: màu xanh lá cây của khí ôxy và màu đỏ của khí ni-tơ, hai chất khí trong bầu khí quyển của chúng ta.​

7. Colourful Moon-3 của Eddie Trimarchi

Nhìn bằng mắt thường, Mặt trăng sẽ xuất hiện với màu xám đơn sắc. Tuy nhiên, sự phân bố khác nhau của các khoáng chất trong đá và đất Mặt trăng đã tạo ra sự thay đổi màu sắc rất tinh tế.


KHCN---Tien-Hoang-anh-07.jpg

Colourful Moon-3 của Eddie TrimarchiĐiều này khiến chúng ta có thể được chiêm ngưỡng một hình ảnh rất khác của Mặt trăng.​

8. Annapurna Sanctuary của Anton Jankovoy

Hình ảnh của những vệt sao trên dãy núi Annapurna được chụp trong khu vực bảo tồn Annapurna ở Nepal, ở độ cao 4.130 mét trên mực nước biển.


KHCN---Tien-Hoang-anh-08.jpg

Annapurna Sanctuary của Anton JankovoyTại đây, những ngôi sao vụt nhanh trên bầu trời đã tạo ra nhiều vệt ánh sáng phản xạ rất đẹp mắt dưới lòng hồ.​

9. MangaiaOePan của Tung Tezel

Dải Ngân Hà hiện ra phía đỉnh đồi bên ngôi làng Oneroa gần bờ biển Mangaia thuộc quần đảo Cooks, New Zealand. Độ ẩm trong không khí đã tạo ra hiệu ứng khuếch tán và màu sắc của các ngôi sao.


KHCN---Tien-Hoang-anh-09.jpg

MangaiaOePan của Tung Tezel​
Giới khoa học cho rằng có tới 200 đến 400 tỷ ngôi sao và ít nhất 50 tỷ hành tinh tồn tại trong dải Ngân Hà.

10. The Spider’s Web của Marcus Davies

Tinh vân Tarantula có thể được quan sát ở khoảng cách 170.000 năm ánh sáng so với Trái Đất mà không cần sử dụng kính viễn vọng. Những hằng tinh trẻ được kết cấu bởi khí hydro nằm trong trung tâm của tinh vân Tarantula đã phát ra tia tử ngoại rất mạnh. Điều này giúp cho khí thể xung quanh phát sinh ion và biến thành màu hồng.


KHCN---Tien-Hoang-anh-10.jpg

The Spider’s Web của Marcus DaviesHình dạng của tinh vân Tarantula giống như chân của con nhện. Vì vậy, tinh vân Tarantula còn được gọi là tinh vân Nhện.​

11. Equinox của Juan Carlos Casado

Hình ảnh gồm những vòng xoay này được ghi lại vào ngày Equinox (ngày và đêm dài bằng nhau) trong năm 2010 ở Ecuador.


KHCN---Tien-Hoang-anh-11.jpg

Equinox của Juan Carlos CasadoMặt trời lên cao rồi lại lặn xuống ở phía tây, tạo thành đường sáng giữa bầu trời. Sau đó, các ngôi sao hiên lên khi bầu trời đã tối hơn, vòng quay của Trái Đất làm cho chúng tạo ra những đường tròn về phía bắc cực và nam cực.​

 
×
Quay lại
Top