Đẩy lùi chứng biếng ăn

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Khi một người từ chối tiêu thụ một lượng thức ăn và thức uống cần có để duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, có ý nghĩ méo mó về hình ảnh cơ thể và nỗi sợ khủng khiếp về việc lên cân thì có nghĩa là người đó đang mắc chứng biếng ăn. Biếng ăn là một dạng rối loạn ăn uống cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn đến mất nước, hạ huyết áp, mất mật độ xương và ngất xỉu bên cạnh các hậu quả khác. May mắn là bạn có thể đẩy lùi chứng biếng ăn nhờ kết hợp đúng các liệu pháp thể chất, tâm lý và xã hội.

Phần 1: Đáp ứng nhu cầu thể chất của bản thân

aid310429-v4-728px-Beat-Anorexia-Step-1-Version-2.jpg

1. Điều trị cấp cứu nếu cần thiết

Chứng biếng ăn có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Nếu bạn cần chăm sóc khẩn cấp, việc đầu tiên mà bạn nhất định phải làm là đến phòng cấp cứu.
Tìm cấp cứu nếu bạn có biểu hiện loạn nhịp tim, mất nước hoặc mất cân bằng điện giải.
Các triệu chứng mất cân bằng điện giải bao gồm: yếu, co thắt cơ, lẫn lộn, tim đập nhanh, lơ mơ, co giật.
Nếu cảm thấy muốn tự tử hoặc muốn làm hại bản thân mình, bạn nên tìm sự chăm sóc khẩn cấp.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể cho bạn nhập viện để điều trị. Trường hợp nhẹ hơn, bạn có thể được cho về nhà để điều trị ngoại trú.


aid310429-v4-728px-Beat-Anorexia-Step-2-Version-2.jpg

2. Đến gặp chuyên gia dinh dưỡng có giấy phép

Đây là người đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi của bạn. Chuyên gia dinh dưỡng có thể cho biết bạn cần lên bao nhiêu cân và các thức ăn nào là tốt nhất để cung cấp calorie và dưỡng chất mà bạn cần để cải thiện sức khỏe.
Chuyên gia dinh dưỡng sẽ làm việc với bạn để lập thực đơn đặc biệt hàng ngày cho từng tuần. Các bữa ăn này sẽ cung cấp lượng calorie cần thiết, đồng thời giữ được cân bằng dinh dưỡng.
Chuyên gia dinh dưỡng cũng có thể đề nghị dùng một số thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất. Thực phẩm bổ sung không bao giờ nên thay thế cho thức ăn mà chỉ dược dùng để cung cấp nhanh những dưỡng chất mà cơ thể thiếu.

aid310429-v4-728px-Beat-Anorexia-Step-3-Version-2.jpg

3. Phục hồi lại cân nặng khỏe mạnh

Cho dù có bị biến chứng hay không, bạn cũng cần đưa cơ thể trở lại cân nặng bình thường và khỏe mạnh dựa trên chiều cao, giới tính và độ tuổi của bạn. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn, nhưng bạn cũng phải quyết tâm thực hiện mục tiêu này.
Trong trường hợp nặng, có thể lúc đầu bạn phải ăn qua ống thông được đưa vào dạ dày qua mũi.
Khi nhu cầu dinh dưỡng tức thời đã được đáp ứng, bạn cần được xử lý nhu cầu về cân nặng lâu dài.
Thông thường, mức tăng cân từ 450 đến 1350 g mỗi tuần được coi là mục tiêu an toàn, khỏe mạnh.

aid310429-v4-728px-Beat-Anorexia-Step-4-Version-2.jpg

4. Lên lịch kiểm tra định kỳ

Bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu sẽ khám định kỳ để kiểm tra cân nặng và sức khỏe tổng quát của bạn. Tốt nhất là bạn nên đặt lịch trước cho các cuộc hẹn này
Trong các buổi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra những dấu hiệu sinh tồn, nước và điện giải của bạn. Bất cứ tình trạng bệnh lý nào có liên quan cũng sẽ được kiểm tra.

aid310429-v4-728px-Beat-Anorexia-Step-5-Version-2.jpg

5. Tìm những loại thuốc có thể giúp ích

Hiện tại chưa có thuốc nào có tác dụng trực tiếp chữa bệnh biếng ăn, tuy nhiên một số bệnh lý khiến chứng biếng ăn trầm trọng hơn có thể được điều trị bằng thuốc do bác sĩ kê toa.
Bệnh trầm cảm cũng liên quan đến chứng biếng ăn, vì vậy có thể bạn cần thuốc chống trầm cảm để điều trị tình trạng này.
Bạn cũng có thể cần tăng estrogen để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và ngăn ngừa gãy xương.

Phần 2: Điều trị tâm lý

aid310429-v4-728px-Beat-Anorexia-Step-6-Version-2.jpg

1. Thừa nhận rằng bạn mắc chứng biếng ăn

Có nhiều nguồn có thể hỗ trợ bạn. Tuy nhiên để có hiệu quả, đầu tiên bạn cần phải thừa nhận với bản thân rằng mình mắc chứng biếng ăn, và tình trạng này đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và hạnh phúc của bạn.
Cho đến giờ bạn vẫn có ý nghĩ tai hại rằng bạn sẽ cảm thấy khá hơn nếu giảm cân hơn nữa. Khi kiểu suy nghĩ thiếu lành mạnh này đã ăn sâu vào tâm trí bạn quá lâu, nó trở thành một định kiến không dễ gì xóa bỏ ngay.
Bạn cần thừa nhận với bản thân rằng việc không ngừng theo đuổi mục tiêu này đã chạm đến mức gây tổn hại. Bạn cũng cần thừa nhận rằng mình đang trải qua tổn thương về thể chất lẫn tinh thần vì sự theo đuổi đó.

aid310429-v4-728px-Beat-Anorexia-Step-7-Version-2.jpg

2. Tiếp nhận liệu pháp nhận thức - hành vi

Đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia tư vấn để được trị liệu riêng. Chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể làm việc với bạn để tìm ra nguyên nhân tâm lý ẩn sau chứng rối loạn ăn uống của bạn.
Với liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT), chuyên gia trị liệu sẽ giúp bạn hiểu rằng lối suy nghĩ của bạn, kiểu đối thoại tiêu cực với chính mình và nhận thức tiêu cực về hình ảnh của bản thân đã ảnh hưởng như thế nào đến thói quen ăn uống tiêu cực của bạn.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc xác định những kiểu suy nghĩ và niềm tin lệch lạc để sau đó phấn đấu hướng tới các giải pháp sửa chữa.
Thông thường bác sĩ cũng khuyến nghị các liệu pháp can thiệp hành vi đặc biệt. Bạn có thể được yêu cầu đặt mục tiêu và phần thưởng cho mình khi đã đạt được các mục tiêu đó.
Liệu pháp CBT có giới hạn thời gian, vì vậy bạn sẽ được điều trị theo từng đợt. Bạn có thể điều trị ngoại trú hoặc nội trú.

aid310429-v4-728px-Beat-Anorexia-Step-8-Version-2.jpg

3. Cân nhắc liệu pháp gia đình

Áp lực và căng thẳng từ xã hội thường là một yếu tố trong các nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn. Nếu đó chính là những vấn đề góp phần gây khó khăn cho bạn, bạn hãy nghĩ đến việc nói chuyện với chuyên gia tư vấn gia đình, tư vấn hôn nhân hoặc các nhóm tư vấn khác.
Liệu pháp gia đình là kiểu liệu pháp xã hội phổ biến nhất. Liệu pháp này thường được thực hiện với sự có mặt của bệnh nhân và mọi người trong gia đình. Tuy nhiên trong vài trường hợp, gia đình sẽ được tư vấn khi không có mặt bệnh nhân.
Hoạt động khác thường trong gia đình thường được xác định qua các buổi trị liệu này. Sau khi đã được xác định, chuyên gia trị liệu sẽ làm việc với gia đình để thực hiện những thay đổi để giúp sửa chữa vấn đề.
Đôi khi thái độ hoặc động lực nào đó của gia đình đã vô tình khuyến khích chứng biếng ăn. Cần hiểu rằng các gia đình chú trọng đến sự hoàn hảo, khó đối phó với cảm xúc tiêu cực, lo lắng về vẻ ngoài, hình thể và cân nặng (của cả cha mẹ và con cái) có thể góp phần phát triển chứng rối loạn ăn uống.

aid310429-v4-728px-Beat-Anorexia-Step-9-Version-2.jpg

4. Tuân theo phác đồ điều trị

Có thể có vài lần bạn muốn dừng tìm kiếm trợ giúp hoặc bỏ qua một số buổi trị liệu, nhưng điều quan trọng là bạn nên bám vào phác đồ điều trị của mình, cho dù có cảm thấy nản lòng hoặc khó chịu thế nào. Rối loạn ăn uống, bao gồm chứng biếng ăn, có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các bệnh lý về tâm thần. Những người có rối loạn này có thể chết vì suy dinh dưỡng, suy giảm chức năng cơ quan, suy tim hoặc tự sát. Việc tiếp nhận điều trị có thể cứu sống bạn.

Phần 3: Tiếp nhận sự hỗ trợ tinh thần và xã hội

aid310429-v4-728px-Beat-Anorexia-Step-10-Version-2.jpg

1. Nói chuyện về vấn đề này

Tìm vài người thân đáng tin cậy và thử trao đổi với họ về những khó khăn của bạn liên quan đến kiểu ăn uống và nhận thức về hình ảnh của bạn.
Biết rằng cảm giác sợ hãi, xấu hổ hoặc tự mãn khi tâm sự với ai đó cũng là tự nhiên. Dù cho bạn cảm thấy thế nào thì việc nói chuyện vẫn sẽ có ích.
Đảm bảo tâm sự với người sẽ giúp đỡ chứ không làm tổn thương bạn. Một người khuyến khích thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc chỉ trích bạn sẽ không thể là người thích hợp để an ủi và khích lệ bạn.
Nếu thấy không thoải mái khi tâm sự với người nhà, bạn hãy tìm thầy cô giáo hoặc chuyên gia tư vấn để nói chuyện.

aid310429-v4-728px-Beat-Anorexia-Step-11-Version-2.jpg

2. Tìm nhóm hỗ trợ

Nhờ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia tư vấn giới thiệu một nhóm hỗ trợ ở địa phương về chứng rối loạn ăn uống. Nhiều thành viên trong nhóm cũng đang phải đối phó với những vấn đề tương tự, vì thế bạn có thể tìm được sự thông cảm và động viên.
Bám vào các nhóm hỗ trợ chính thức được chuyên gia sức khỏe tâm thần hướng dẫn để có kết quả tốt nhất.
Một số nhóm không chính thức có thể đột nhiên quay sang ủng hộ chứng biếng ăn và khuyến khích mọi người thi đua xem ai gầy nhất.

aid310429-v4-728px-Beat-Anorexia-Step-12-Version-2.jpg

3. Tìm một hình mẫu tích cực

Tìm ít nhất một nhân vật mà bạn biết, một người có thể là hình mẫu vững vàng cả về thể chất và tinh thần đối với bạn. Mỗi khi cảm thấy mâu thuẫn về một điều gì đó liên quan đến chứng biếng ăn, bạn hãy nhìn vào thần tượng của mình để đi đúng hướng.
Hình mẫu của bạn có thể là một người quen hoặc là một nhân vật nổi tiếng.
Tuy nhiên bạn cần đảm bảo thần tượng của mình phải thực sự biểu hiện một sức khỏe tốt. Ví dụ, đừng chọn một người mẫu siêu gầy hoặc một chuyên gia nổi tiếng về giảm cân. Lựa chọn tốt hơn trong trường hợp này là một người có nhận thức tích cực về hình ảnh bản thân, dù họ không có một cơ thể hoàn hảo.

aid310429-v4-728px-Beat-Anorexia-Step-13-Version-2.jpg

4. Tránh xa tác nhân kích thích

Bạn cần phải tránh xa các sự kiện tâm lý, tình cảm, xã hội có thể kích thích cảm giác tiêu cực về hình ảnh bản thân, tự đánh giá thấp bản thân hoặc các vấn đề tương tự, đặc biệt là khi bạn đang trên hành trình hồi phục. Điều quan trọng là phải xem xét các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hành vi của bạn. Đây không phải là đổ lỗi cho người khác hoặc trốn tránh trách nhiệm; đó là đạt đến cái nhìn toàn cảnh thay vì một bức ảnh “tự sướng” cận cảnh.
Bạn có thể cần phải từ bỏ hoặc suy nghĩ lại về việc tham gia các hoạt động hoặc các môn thể thao chú trọng đến cơ thể mảnh mai như múa ba lê, thể dục dụng cụ, người mẫu, diễn viên, chạy bộ, trượt băng nghệ thuật, bơi lội, cưỡi ngựa hoặc đấu vật.
Tránh xem các tạp chí thời trang và thể hình.
Không vào các trang web ủng hộ chứng biếng ăn.
Giữ khoảng cách với những bạn bè thường ăn kiêng hoặc bàn luận về việc giảm cân, hoặc những người cổ vũ cho việc giảm cân thiếu lành mạnh (gắng sức luyện tập quá mức và loại bỏ tiệc tùng, lập “hiệp ước” giảm cân, v.v…)
Chống lại thôi thúc bước lên cân.

aid310429-v4-728px-Beat-Anorexia-Step-14-Version-2.jpg

5. Đối xử tốt với cơ thể mình

Tìm cách thỉnh thoảng vỗ về mình. Khi nâng niu chăm sóc cơ thể mình, dần dần bạn sẽ học được cách yêu thương cơ thể và sẽ ít có xu hướng ngược đãi bản thân bằng việc không chịu ăn uống đầy đủ.
Mặc trang phục thoải mái. Ăn mặc theo phong cách biểu lộ cá tính của bạn thay vì để gây ấn tượng với mọi người.
Thường xuyên nâng niu cơ thể bằng cách mát-xa, làm móng, ngâm mình trong bồn tắm đầy bong bóng, xức một loại nước hoa mới hoặc lotion có hương thơm.

aid310429-v4-728px-Beat-Anorexia-Step-15-Version-2.jpg

6. Tìm cách duy trì sự tích cực

Bạn cần tích cực trong hoạt động thể chất và cả hoạt động xã hội. Điều này có thể giúp bạn điều hòa sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng việc tập luyện quá độ thường được một số người rối loạn ăn uống sử dụng như một cách để bù vào việc ăn uống. Đừng để xảy ra tình trạng tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa. Tham khảo bác sĩ để biết dạng bài tập và thời gian tập như thế nào là thích hợp với bạn.
Bài tập cardio cường độ cao sẽ khiến bạn khó lên cân, vì vậy bạn nên cắt bớt kiểu hoạt động đó. Mặt khác, kiểu luyện tập nhẹ như yoga có thể giúp lưu thông máu tốt và đem lại cảm giác khỏe khoắn.
Cảm giác muốn tự tách biệt mình trong suốt thời gian này có thể rất mạnh mẽ, nhưng bạn cần phải chống lại. Dành nhiều thời gian hơn để ở bên cạnh bạn bè và gia đình. Nếu đó không phải là lựa chọn của bạn thì bạn nên tìm cách tham gia vào hoạt động cộng đồng.

aid310429-v4-728px-Beat-Anorexia-Step-16-Version-2.jpg

7. Tự nhắc nhở bản thân

Thường xuyên nhắc nhở mình về những thứ mà bạn sẽ đánh mất nếu bỏ cuộc và mọi thứ bạn có được nếu tiếp tục hành trình hồi phục. Sự hỗ trợ của xã hội là quan trọng, nhưng sự tự hỗ trợ cũng quan trọng không kém.
Một cách đơn giản để không ngừng nhắc nhở mình là viết lời nhắn cho chính mình. Viết ra các từ ngữ động viên như, “Mình đẹp”, hoặc “Mình đang tiến bộ”, và dán lên gương hoặc trên tủ.

Phần 4: Giúp đỡ một người khác

aid310429-v4-728px-Beat-Anorexia-Step-17-Version-2.jpg

1. Trở thành người có ảnh hưởng tích cực

Để cho người thân của bạn nhìn bạn như một hình mẫu về sức khỏe thể chất và tinh thần. Duy trì chế độ ăn cân bằng, đổi xử với cơ thể mình bằng sự yêu thương và tôn trọng. Đừng dằn vặt bản thân khi phát hiện ra điểm nào đó trên cơ thể mình mà bạn không thích. Vẽ lên hình ảnh của một cơ thể khỏe mạnh bằng cách đề cao hình thể của mình và tìm cách bác bỏ hình ảnh cơ thể “lý tưởng” được coi là thần tượng trên truyền thông. Bạn biết đâu rằng có ai đó đang nhìn vào bạn và họ cần được khích lệ.
Ăn uống đầy đủ và tập thể dục.
Không để các tạp chí thời trang và thể hình xung quanh, nhất là ở trong tầm nhìn của người đó.
Không nói những câu bình luận tiêu cực về cân nặng của bạn hoặc của người khác.
Khen ngợi người đó về những phẩm chất không liên quan đến hình ảnh cơ thể, như tính thông minh hoặc sáng tạo.

aid310429-v4-728px-Beat-Anorexia-Step-18-Version-2.jpg

2. Cùng ăn chung

Một cách hay để dần dần đưa người thân của bạn quay trở lại với thói quen ăn uống lành mạnh là dành thời gian cùng ăn chung với họ. Tạo bầu không khí vui vẻ và bữa ăn hứng thú để đem lại ấn tượng tích cực

aid310429-v4-728px-Beat-Anorexia-Step-19-Version-2.jpg

3. Giúp đỡ nhưng không làm người đó có cảm giác ngột ngạt

Bạn nên luôn sẵn sàng hỗ trợ người thân yêu của mình, nhưng việc tạo áp lực cho họ thực ra có thể khiến họ trở nên xa cách. Bạn cần nhắc người đó rằng bạn sẵn sàng nói chuyện hoặc lắng nghe bất cứ khi nào họ cần.
Tránh hành xử như thể bạn là người giám sát việc ăn uống. Bạn nên ngầm để ý thức ăn và lượng calorie mà người đó tiêu thụ, nhưng đừng đứng sau lưng họ quan sát trong suốt bữa ăn.
Tránh cách truyền đạt tiêu cực, tức là tránh những lời đe nẹt, dọa dẫm, giận dữ, sỉ nhục.
Củng cố những hành vi tích cực thay vì mất thời gian tập trung vào những điều tiêu cực. Chúc mừng bạn của bạn cho mỗi bước nhỏ đi đúng hướng, chẳng hạn như ăn hết một bữa hoặc kiềm chế không nhìn vào gương mà tự chỉ trích mình.

aid310429-v4-728px-Beat-Anorexia-Step-20-Version-2.jpg

4. Kiên nhẫn và bình tĩnh

Ở một mặt nào đó, bạn cần coi mình là một người quan sát khách quan. Đây là cuộc chiến đấu của người đó, không phải của bạn. Việc phân biệt có thể giúp bạn khỏi coi mọi việc là sự xúc phạm cá nhân.
Việc coi mình như một người quan sát hoặc người ngoài cuộc thoạt đầu có thể đem lại cảm giác bất lực, nhưng khi buộc phải thừa nhận rằng giải pháp nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, bạn có thể xử sự lý trí và khách quan hơn.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân bạn. Nếu chứng biếng ăn của người thân gây ra các vấn đề về tâm lý và tình cảm cho chính bạn, bạn hãy tìm đến chuyên gia tư vấn.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW​
 
×
Quay lại
Top