Dấu hiệu bạn đang tạo căng thẳng cho bản thân

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Hầu như bất kỳ ai cũng phải trải qua những giờ phút căng thẳng tại nơi làm việc. Trạng thái này có thể đến từ tác động bên ngoài nhưng đôi lúc do chính bạn tạo ra.

Dưới đây là 5 dấu hiệu cho biết bạn đang tự tạo ra căng thẳng cho chính mình:

1. Không kiếm đủ tiền

dau-hieu-ban-dang-tao-cang-thang-cho-ban-than.jpg

Ý nghĩ không kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống khiến bạn luôn gồng mình lo lắng và đầu óc lúc nào cũng căng như dây đàn - (Ảnh minh họa).

Bạn lúc nào cũng có suy nghĩ rằng mình chưa kiếm đủ tiền để lo cho cuộc sống. Cảm giác bất an đó khiến bạn không thật sự thoải mái trong mọi tình huống bởi lúc nào trong đầu bạn cũng quay cuồng vì tiền nong. Lời khuyên ở đây là: Không ai có thể kiếm đủ tiền cho những tham vọng, những nhu cầu không giới hạn của cá nhân. Chỉ cần làm việc một cách chăm chỉ và khoa học, làm những gì bạn thích, học cách thương lượng với chính bản thân mình, tiền sẽ tự đến và bạn sẽ thấy mọi thứ đơn giản hơn bạn nghĩ.

2. Không ai yêu bạn

Bạn cảm thấy sếp đối xử với đồng nghiệp tốt hơn với bạn; các đồng nghiệp khác thì không coi trọng và thường nói xấu sau lưng bạn. Khi ai đó làm sai, sếp nhắc nhở nhẹ nhàng, nhưng nếu bạn sơ suất, sếp lại cau có mắng mỏ. Khi các đồng nghiệp khác nhờ nhau, mọi người đều vui vẻ hơn khi bạn có việc cần mọi người giúp. Thực tế, có thể bạn đang hơi nhạy cảm, đôi khi mọi việc không đến nỗi tệ như bạn nghĩ. Hãy cởi bỏ tâm lý tự huyễn hoặc và sống hòa đồng, thân thiện với mọi người. Không có ai là hoàn hảo cả. Khi bạn cố gắng hoàn thiện bản thân và sống có trách nhiệm, mọi người chắc chắn sẽ yêu quý bạn.

3. Nhóm của bạn không được tôn trọng

Hoạt động tiếp thị và doanh số bán hàng tạm thời không đạt mức kỳ vọng và nhóm của bạn không đạt mức cam kết mấy tháng nay. Bạn cảm thấy mọi người đang có thái độ coi thường mình. Hãy nhớ rằng, không chỉ riêng bạn mà các thành viên khác có thể cũng đang trong tâm trạng đó. Bởi vậy, tốt nhất là nên tập trung vào những gì mình đang làm, đừng để những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến kế hoạch chung.

4. Nhiều việc nhưng quá ít thời gian

dau-hieu-ban-dang-tao-cang-thang-cho-ban-than.jpg

Không nên ôm đồm nhiều công việc khi không đủ thời gian và sức khỏe để giải quyết - (Ảnh minh họa).

Nếu thực sự khối lượng công việc của bạn đang quá tải, hãy đề nghị sếp để có được sự trợ giúp. Tuy nhiên, nếu là do bạn đang ôm đồm công việc để chứng tỏ với mọi người bạn là người quan trọng thì hoàn toàn không nên. Làm vậy rất dễ khiến bạn lâm vào tình trạng căng thẳng mà hiệu quả công việc chưa chắc đã cao.

5. Sếp không lắng nghe bạn

Bạn phải hiểu rằng, sếp cũng là một người bình thường, cũng có những vấn đề của riêng họ và không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Một số công ty tìm được người quản lý tốt nhưng không ít công ty có những vị sếp bảo thủ, độc đoán. Sếp có thể không giỏi bằng bạn về chuyên môn nhưng lại có khả năng quản lý. Vì thế, bạn nên học cách "sống chung với lũ".

Theo Afamily
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top