Hoàn Cuộc Sống Không Giới Hạn - Nick Vujicic

vien dan bac

Smile while you still have teeth
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/5/2014
Bài viết
222
Cuộc sống không giới hạn

Lời tựa

Tên tôi là Nick Vujicic (Voy-a-chich). Khi bắt tay vào viết quyển sách này, tôi hai mươi bảy tuổi. Khác biệt với hầu hết mọi người, tôi không tay, không chân ngay từ lúc lọt lòng. Hoàn cảnh nghiệt ngã tưởng đã có lúc nhấn chìm tôi nhưng rồi khát vọng sống mãnh liệt đã giúp tôi chiến thắng số phận. Tôi đi khắp thế giới, khích lệ hang triệu người vượt lên nghịch cảnh bằng chính niềm tin, niềm hy vọng, tình yêu và lòng dũng cảm vốn có của họ để họ có thể theo đuổi những ước mơ. Qua cuốn sách này, tôi mong muốn chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm tôi có được trong hành trình chiến thắng chính mình, với những thách thức mà tôi tin bất cứ ai trong chúng ta cũng đều gặp phải, trong đó có những biến cố của riêng cuộc đời tôi – một người không tay, không chân. Lý do thôi thúc tôi hoàn thành cuốn sách này chính là: “Chia sẻ sức mạnh nhằm khám phá chân lý cao đẹp từ những vấp ngã trong cuộc đời, để tiếp tục vững bước trên con đường chinh phục ước mơ, và cuộc sống từ đó sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều”.

Thường thì chúng ta cảm thấy cuộc sống không công bằng. Những lúc khó khăn và hoàn cảnh khắc nghiệt có thể châm ngòi cho sự tự ti và cảm giác thất vọng, tôi hiểu rất rõ điều đó. Tuy nhiên, Kinh Thánh đã dạy: “Hãy tự cho rằng mình đang được chan chứa niềm vui, khi gặp thử thách trăm chiều.” Sẽ là một cuộc sống nhàm chán vô vị khi không có thách thức để vượt qua. Đó là một bài học mà tôi phải nỗ lực trong nhiều năm để biến nó thành chân lý sống cho mình. Vâng! Cuối cùng tôi cũng thấu hiểu bài học đó, và bằng chứng trải nghiệm của mình tôi có thể giúp các bạn nhận ra rằng, hầu hết khó khăn đều mang đến cho chúng ta những cơ hội vô giá để nhận ra sứ mệnh của cuộc đời mình, rằng chúng ta sống thế nào cho có giá trị và bằng cách nào chúng ta đem lại những điều giá trị cho bản thân và cho mọi người. Cha mẹ tôi là người Cơ Đốc giáo ngoan đạo, nhưng khi tôi chào đời với th.ân thể khiếm khuyết đến mức ấy họ bàng hoàn g lắm, không biết Chúa Trời nghĩ gì. Thoạt đầu, họ cho rằng sẽ chẳng có hy vọng và tương lai nào dành cho tôi; rằng tôi sẽ không bao giờ có thể sống một cuộc sống bình thường hay sống hữu ích. Thế nhưng, cuộc sống của tôi hiện nay đã vượt quá xa những gì được hình dung ngày ấy. Hằng ngày tôi được gặp rất nhiều người tôi chưa quen biết qua điện thoại bàn, email, qua tin nhắn trên điện thoại di động, và qua mạng xã hội Twitter. Ở bất cứ nơi nào tôi tới, ở sân bay, ở khách sạn, hay tiệm ăn, mọi người đều nhận ra tôi, ôm chầm lấy và nói với tôi rằng bằng cách nào đó tôi đã tác động tích cực đến cuộc sống của họ. Tôi thực sự hạnh phúc. Tôi hạnh phúc đến ngẩn ngơ.



Cuộc Sống Không Giới Hạn Nick Vujicic


Điều mà ngày ấy bản thân tôi và gia đình không thể tiên lượng được là

khuyết tật của tôi – “gánh nặng” của tôi – lại chính là món quà, mang đến những cơ

hội vô giá để tôi được gặp gỡ, cảm thông và thấu hiểu nỗi đau của những người

khác, và an ủi họ. Tất nhiên, cuộc sống đem đến cho tôi những thách thức đặc thù,

nhưng tôi cũng rất hạnh phúc vì có một gia đình tràn đầy tình yêu thương, có một

tư duy thông sáng, một đức tin sâu sắc vĩnh hằng. Tôi xin thành thực chia sẻ với

các bạn, ở đây và trong suốt cuốn sách này, rằng niềm tin và lẽ sống trong tôi đã

thực sự thay đổi khi tôi vượt qua và chiến thắng những biến cố và khó khăn trong

cuộc đời.

Bạn biết đó, ai bước vào giai đoạn tuổi mới lớn cũng đều bỡ ngỡ và chênh

chao, còn tôi, tôi hoàn toàn thất vọng về bản thân mình và cảm thấy mình sẽ không

bao giờ là một người “bình thường” được. Không thể giấu đi đâu cái sự thật rằng

cơ thể của tôi không giống như các bạn cùng lớp. Tôi đã cố gắng thực hiện các hoạt

động rất bình thường như bơi lội, trượt ván, nhưng làm như thế chỉ càng khiến tôi ý

thức rõ hơn rằng mình sẽ không bao giờ làm được những việc giản đơn mà hầu hết

mọi người hiển nhiên đều làm được.

Dù có cố gắng bao nhiêu chăng nữa tôi cũng không thể ngăn được một số

đứa trẻ tàn nhẫn gọi tôi là “quái vật”, là “người ngoài hành tinh”. Tất nhiên, tôi là

một con người và tôi mong muốn mình được giống như mọi người, nhưng dường

như có rất ít cơ hội để tôi đạt được khát khao đó. Tôi cảm thấy mình không được

chào đón trong cuộc đời này. Tôi muốn được chấp nhận. Nhưng không thể. Tôi

muốn được hòa nhập. Nào có được đâu. Tôi thật sự bế tắc.

Lòng tôi quặn thắt. Tôi chán nản, hay nghĩ quẩn và không tìm thấy lẽ sống

cho cuộc đời mình. Tôi cô đơn ngay cả khi ở trong vòng tay của gia đình và bè bạn.

Tôi lo rằng mình sẽ mãi là gánh nặng cho những người tôi yêu thương.

Nhưng tôi đã lầm. Vào những ngày tăm tối ấy, những gì tôi chưa được biết

có thể chứa đầy cả một cuốn sách; chính là cuốn sách bạn đang cầm trên tay đây. Ở

những trang sắp tới, tôi sẽ mang đến cho các bạn những phương pháp để tìm được

niềm hy vọng ngay cả trong những thử thách cam go, giữa những nỗi đau khổ xé

lòng. Bạn sẽ biết cách thắp sáng con đường dẫn đến phía bên kia của khổ đau, nơi

bạn có thể đặt chân tới, để bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn, quyết đoán hơn, và có khả

năng tìm thấy cuộc sống mà bạn mong muốn.

Nếu bạn có khát vọng và niềm đam mê để thực hiện một điều gì đó, và nếu

đó là ý Chúa, bạn sẽ thành công. Đó là một phát ngôn đầy sức mạnh. Thú thực,

chính tôi đã từng không tin lời nói đó. Nếu bạn từng theo dõi một trong những bài

nói chuyện của tôi qua internet, bạn sẽ thấy rằng niềm hạnh phúc mà tôi có đ ược,

niềm hạnh phúc được thể hiện qua những đoạn video ấy, là kết quả của hành trình

vươn lên từ bi kịch. Ban đầu tôi không có gì cả và tôi phải tự thân trang bị cho

mình những hành trang quan trọng trong suốt hành trình đó. Tôi nghiệm ra rằng để

một cuộc sống không giới hạn, tôi cần phải:

- Ý thức mạnh mẽ về mục đích sống.

- Giữ vững niềm hy vọng trước mọi nghịch cảnh

- Tin ở Trời và những điều kỳ diệu có thể xảy ra trong cuộc sống

- Chấp nhận thực tế bản thân và yêu thương chính mình

- Có thái độ tích cực

- Can đảm đương đầu với khó khăn

- Luôn sẵn sang thay đổi

- Có một trái tim hướng thiện

- Khao khát cơ hội

- Có khả năng để đánh giá nguy cơ và để lạc quan trong cuộc sống

- Thực hiện sứ mệnh vì cộng đồng

Tôi sẽ chia sẻ qua từng chương sách lý do vì sao bạn cần có những hành

trang như thế để vươn lên đạt tới một cuộc sống cao đẹp và ý nghĩa. Tôi mang

những điều ấy đến cho bạn bởi vì tôi có sứ mệnh chia sẻ tình yêu của Chúa đến cho

bạn. Tôi mong muốn bạn trải nghiệm mọi niềm vui và hạnh phúc mà Chúa dành cho bạn.

Nếu bạn là ngƣời đang phải đƣơng đầu với khó khăn và thất bại mỗi

ngày, thì xin hãy luôn nhớ rằng phía trƣớc những cuộc vật lộn ấy là một mục

đích sống đang đón đợi. Và mục đích sống ấy c n vƣợt xa những gì ta hằng hình dung.

Bạn sẽ gặp khó khăn, bạn có thể khuỵ ngã và cảm thấy như thế mình không

còn sức mạnh để đứng dậy được nữa. Tôi biết cảm giác đó. Tất cả chúng ta đều biết

cảm giác đó. Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng khi chiến thắng

những dốc ghềnh của cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn

những cơ hội mà chúng ta có được. Điều thực sự quan trọng chính là những thông

điệp sống bạn chia sẻ với tất cả mọi người trong hành trình cao đẹp và cái cách bạn

kết thúc hành trình ấy.

Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính mình. Hãy đến với

nhau, những món quà dành cho chúng ta là rất đáng ngạc nhiên. Bạn nghĩ sao?

Nào, chúng ta hãy bắt đầu nhé!



1.Hãy để chính mình là điều kỳ diệu

Một trong những đoạn video nổi tiếng nhất về tôi trên mạng xã hội YouTube

là đoạn quay cảnh tôi đang trượt ván, lướt sóng, chơi nhạc, chơi gôn, ngã, đứng

dậy, diễn thuyết trước đám đông khán giả, và đáng chú ý nhất là đang nhận những

cái ôm đầy trìu mến của những con người vĩ địa thuộc đủ mọi lĩnh vực.

Nhìn chung đó là những hoạt động khá bình thường mà bất cứ ai cũng có thể

thực hiện, đúng không bạn? Vậy bạn thử nghĩ xem tại sao đoạn video đó lại thu hút

được hàng triệu người thích trên khắp hành tinh này? Tôi cho rằng mọi người thích

xem đoạn video đó bởi vì nó cho thấy, mặc dù tôi có những giới hạn, những khiếm

khuyết về hình thể, những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua nổi, tôi vẫn

nỗ lực để sống vui vẻ, hạnh phúc và sống hữu ích như thể mình không có bất kỳ

giới hạn nào, không bị bất cứ khó khăn nào cản trở.

Người ta thường cho rằng người khuyết tật nặng chắc hẳn phải lười vận

động, thậm chí luôn cáu giận và buông xuôi. Tôi muốn những ai mang trong mình

những định kiến ấy phải ngạc nhiên bằng cách làm cho họ thấy tôi vẫn sống một

cuộc sống năng động và đầy ý nghĩa.

Trong số hàng trăm lời bình dành cho đoạn video đó, tôi nhớ nhất lời bình

này: “Tận mắt thấy chàng thanh niên này sống vui vẻ hạnh phúc, tôi tự hỏi bản

thân mình, tại sao tôi được Trời ban cho một hình hài lành lặn, có đầy đủ chân tay

thế mà đôi lúc tôi lại cảm thấy tủi thân… cảm thấy mình không đủ hấp dẫn… cảm

thấy mình không đủ thú vị, v.v. Làm sao tôi có thể có những ý nghĩ đó cơ chứ, khi

mà chàng thanh niên không tay, không chân này vẫn sống vui vẻ hạnh phúc?”.

Rất nhiều người từng hỏi tôi thế này: Nick, làm sao bạn vẫn sống hạnh phúc

như vậy được? Có thể chính lúc này đây bạn đang phải đương đầu với những thách

thức, những khó khăn của riêng mình, vậy nên tôi xin đưa ra câu trả lời cho câu hỏi

đó như sau:

Tôi tìm thấy hạnh phúc khi tôi hiểu rằng càng khuyết tật bao nhiêu thì tôi

càng có nhiều cơ hội để trở thành một Nick Vujicic hoàn thiện bấy nhiêu. Tôi là sự

sáng tạo của Chúa, và sự có mặt của tôi trên cõi đời này nằm trong kế hoạch của

Người. Tôi nói thế không có nghĩa rằng Chúa đã an bài, đã sắp đặt tất thảy mọi sự

và không có chỗ cho sự tự hoàn thiện bản thân của mỗi người chúng ta trên cõi đời

này. Lúc nào cũng như lúc nào, tôi luôn cố gắng hết sức để trở thành một con người

tốt hơn, tốt hơn nữa để tôi có thể phụng sự Chúa nhiều hơn, giúp ích cho đời nhiều

hơn!

Từ sâu thẳm trái tim mình, tôi tin rằng cuộc đời tôi không có bất cứ giới hạn

nào hết. cho dù những thách thức mà bạn đang phải đối mặt là gì đi nữa, cho dù

những thách thức ấy có khốc liệt, nghiệt ngã đến mức nào chăng nữa, tôi cũng

mong bạn hãy tin tưởng và cảm thấy như vậy về cuộc sống của chính mình. Khi

chúng ta cùng nhau bắt đầu cuộc hành trình này, bạn hãy dành vài phút để nghĩ về

những giới hạn mà bạn tự đặt ra cho mình trong cuộc sống hoặc những giới hạn mà

bạn cho phép người khác áp đặt vào cuộc sống của bạn. Bây giờ bạn hãy thử nghĩ

xem cuộc sống của bạn sẽ như thế nào, bạn sẽ cảm thấy ra sao nếu như bạn được

giải phóng khỏi tất cả những giới hạn đó. Cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu bất

cứ điều gì cũng có thể xảy ra?

Vâng, tôi bị khuyết tật bởi vì tôi không có chân, không có tay, nhưng tôi thực

sự là người có khả năng cũng bởi chính lý do đó. Những thách thức mà chỉ riêng tôi

mới gặp phải đã mở ra cho tôi những cơ hội mà chỉ riêng tôi mới có được. Hãy

hình dung ra những khả năng dành cho bạn!

Thường thì chúng ta cứ tự nhủ rằng mình không đủ thong mình hoặc không

đủ hấp dẫn hoặc không đủ tài năng để theo đuổi những ước mơ. Chúng ta tin những

gì người khác nói về chúng ta, hoặc đặt ra những giới hạn cho bản thân mình. Tồi

tệ hơn, khi bạn tự coi mình là một người vô giá trị có nghĩa là bạn đang đặt ra giới

hạn cho những điều kỳ diệu mà Chúa có thể trao gửi cho bạn! Khi bạn từ bỏ ước

mơ, ấy là lúc bạn đặt Chúa vào một chiếc hộp. suy cho cùng, bạn là sự sáng tạo của

Người. Người tạo ra bạn trên cõi đời này có mục đích. Bởi vậy cuộc sống của bạn

bị giới hạn bao nhiêu thì tình yêu của Người dành cho bạn cũng có thể bị hạn chế

chừng ấy.

Tâng bóng thế này không cần dùng tay các bạn ạ!

Tôi có sự lựa chọn của tôi. Bạn cũng có sự lựa chọn của bạn. Chúng ta có thể

chọn để mình chìm sâu trong những nỗi thất vọng tràn trề và những khiếm khuyết

vĩnh viễn. Chúng ta có thể lựa chọn thái độ sống đầy cay đắng, giận dữ và u sầu.

Hoặc khi chúng ta đối mặt với lúc khó khăn, đối diện với những người ác tâm,

chúng ta có thể chọn lựa học lấy bài học từ chính những gì mình trải nghiệm và tiến

lên phía trước, chịu trách nhiệm về hạnh phúc của bản thân, chủ động kiếm tìm

hạnh phúc.

Là đứa con của Chúa, bạn chắc chắn đẹp đẽ và quý giá hơn tất cả những viên

kim cương trên thế gian này. Bạn và tôi cực kỳ thích hợp để trở thành những con

người mà đấng sáng tạo ra chúng ta muốn chúng ta trở thành những con người tốt

hơn, toàn thiện hơn, đẩy lùi và loại bỏ những giới hạn bằng cách mơ những giấc

mơ lớn lao. Trong hành trình đó, chúng ta luôn cần có những điều chỉnh (bởi vì

cuộc đời này không phải lúc nào cũng toàn là màu hồng), nhưng cuộc đời này luôn

đáng sống. Tôi đến đây để nói với bạn rằng cho dù bạn đang ở trong hoàn cảnh

nào, miễn là bạn còn thở, thì bạn vẫn có thể đóng góp cho cuộc đời này.

Tôi không thể đặt bàn tay lên vai để động viên, nhưng tôi có thể nói lời nói

chân thành nhất từ tận đáy lòng mình. Dù cuộc đời của bạn có đáng thất vọng đến

mức nào, thì niềm hy vọng vẫn luôn ở phía trước. Trong khốn cùng, vẫn có ngày

mai tươi sáng đang chờ bạn. Cho dù hoàn cảnh có nghiệt ngã đến mức nào, bạn vẫn

có thể vươn lên. Cứ ngồi khoanh tay mà ước ao sự thay đổi thì bạn sẽ chẳng thay

đổi được đâu. Hãy quyết định hành động ngay bây giờ, bạn sẽ có thể thay đổi được

tất cả!

Tất cả mọi sự kiện hợp lại với nhau vì sự tốt đẹp. Tôi tin vào điều đó bởi

những gì xảy ra trong cuộc sống của tôi đã chứng minh đó là chân lý. Cuộc đời của

một con người không có chân, không có tay thì còn có ích gì nhỉ? Các bạn chỉ cần

nhìn tôi, lắng nghe tôi nói, cho phép tôi chia sẻ niềm tin, cho phép tôi nói với các

bạn rằng tất cả chúng ta đều được yêu thương, đều tràn đầy hy vọng.

Đó chính là sự đóng góp của tôi. Thừa nhận giá trị trong con người bạn là

một điều rất quan trọng. Bạn nên biết rằng chính bạn cũng có điều gì đó để đóng

góp cho cuộc đời. Nếu vào lúc này đây bạn đang cảm thấy nản lòng, thì điều đó

cũng bình thường thôi. Bạn cảm thấy nản lòng nghĩa là bạn đang mong muốn cuộc

sống của mình được cải thiện. Điều đó tốt thôi. Chính những thách thức trong cuộc

sống cho chúng ta thấy chúng ta thực sự muốn trở thành con người như thế nào.


MỘT CUỘC SỐNG CÓ GIÁ TRỊ

Phải mất một thời gian dài tôi mới nghiệm ra những lợi thế tiềm ẩn trong

hoàn cảnh nghiệp ngã của mình. Mẹ tôi mang thai tôi, đưa con đầu lòng của bà, khi

bà hai mươi lăm tuổi. Mẹ tôi vốn là một nữ hộ sinh, làm việc tại một phòng hộ sinh

nơi bà chăm sóc cho hàng trăm bà mẹ và những đưa con sơ sinh của họ. Mẹ tôi biết

phải làm gì khi bà mang thai, biết duy trì chế độ ăn uống hợp lý, rất thận trọng khi

dung thuốc, không sử dụng đồ uống có cồn, không dùng aspirin hay bất cứ loại

thuốc giảm đau nào. Bà tìm đến những bác sĩ giỏi nhất để khám thai định kỳ và các

bác sĩ quả quyết rằng tất cả mọi thứ đều ổn cả.

Mặc dầu vậy mẹ tôi vẫn bị ám ảnh bởi cảm giác lo lắng. Khi ngày trở dạ đến

gần, bà thỉnh thoảng lại chia sẻ với cha tôi những nỗi lo lắng của mình. Bà nói,

“Em hy vọng mọi chuyện với con chúng ta đều ổn cả”.

Trong hai lần mẹ tôi đi siêu âm, các bác sĩ đều không phát h iện thấy bất cứ

điều gì bất thường. Các bác sĩ nói với cha mẹ tôi rằng con đầu lòng của họ là con

trai, nhưng tuyệt đối không nói gì về chứng khuyết thiếu chân tay! Khi tôi chào đời

vào ngày 4 tháng 12 năm 1982, thoạt đầu mẹ không dược phép gặp tôi, và câu hỏi

đầu tiên mẹ hỏi bác sĩ là: “Con tôi ổn chứ?”. Đáp lời là một sự im lặng. Mẹ tôi đếm

từng giây để được nhìn thấy tôi. Đợi mãi không thấy người ta mang tôi đến, bà

càng tin chắc có điều gì đó không ổn đã xảy ra. Thay vì mang tôi đến chó mẹ bế, họ

mời một bác sĩ khi khoa tới và kéo nhau ra góc xa của căn phòng. Họ nhìn tôi rồi

đưa mắt nhìn nhau. Khi mẹ tôi nghe thấy tiếng khóc oa oa của một đứa trẻ sơ sinh

khoẻ mạnh cất lên, mẹ nhẹ cả người. Nhưng khi đó cha tôi, người cha mà trong lúc

tôi chào đời đã để ý thấy con mình không có tay, cảm thấy choáng váng và người ta

phải đưa ông ra khỏi phòng.

Nhìn thấy hình hài dị biệt của tôi, các bác sĩ và y tá không khỏi bàng hoàng,

vội lấy khăn bọc tôi lại.

Nhưng mẹ tôi đâu ngốc. Nhìn vẻ mặt của các bác sĩ và y tá là mẹ tôi biết

điều gì đó rất không bình thường đã xảy ra.

“Có chuyện gì vậy? Chuyện gì đã xảy ra với con tôi vậy?”

Mẹ hỏi.

Thoạt đầu bác sĩ không trả lời, nhưng mẹ tôi cứ khăng khăng hỏi dồn, ông ấy

không còn cách nào khác hơn là trả lời mẹ bằng một thuật ngữ y khoa.

Cuộc Sống Không Giới Hạn Nick Vujicic

E-BOOK VTBT

“Đứa bé bị chứng phocamelia”, ông ấy nói.

Vốn là một y tá, mẹ tôi biết thuật ngữ đó dung để chỉ tình trạng của những

đứa trẻ sinh ra bị dị dạng hoặc thiếu mất các chi. Mẹ tôi không thể nào chấp nhận

sự thật nghiệt ngã này.

Giữa lúc đó, người cha hốt hoảng của tôi ở bên ngoài phòng hộ sinh, tự hỏi

những gì ông vừa nhìn thấy có phải là sự thật hay không. Khi bác sĩ nhi khoa đến

nói chuyện, ông không kìm nén được, kêu lên đau đớn: “Con trai tôi, nó không có

tay!”.

“Thực ra”, vị bác sĩ nói bằng giọng đầy cảm thông, “con trai anh không có cả

tay lẫn chân”.

“Ông nói gì cơ?”. Cha không thể nào tin được.

Bàng hoàng và vô cùng đau khổ, cha ngồi như một pho tượng, không thể

thốt ra được một lời nào cho đến khi bản năng che chở của một người chồng, một

người cha trỗi dậy. Ông chạy vội vào phòng để nói với mẹ tôi trước khi mẹ nhìn

thấy tôi, nhưng thật buồn, khi vào đến nơi cha thấy mẹ đang nằm thẫn thờ trên

gi.ường, khóc rưng rức trong đau khổ. Các nhân viên y tế đã nói cho mẹ tôi biết cái

sự thật choáng váng đó. Họ đề nghị đưa tôi đến cho mẹ tôi bế, nhưng mẹ tôi từ

chối. Trong những giây phút đau khổ đến xé lòng ấy, mẹ đã bảo họ hãy đưa tôi đi

chỗ khác.

Mấy cô y tá không cầm nổi nước mắt. Bà đỡ bật khóc. Và tất nhiên tôi cũng

khóc! Cuối cùng họ đặt tôi, dứa con tật nguyền đỏ hỏn được bọc trong những lớp

khăn, xuống bên cạnh mẹ, và mẹ không thể nào chịu đựng nổi những gì bà đang

thấy: Con trai bà, đưa con đầu lòng mà bà mang nặng đẻ đau, chào đời không có

tay, không có chân.

“Hãy mang nó đi đi”, mẹ nói. “Tôi không muốn chạm vào nó, không muốn

nhìn thấy nó”.

Cho đến tận ngày hôm nay cha tôi vẫn cảm thấy rất buồn vì hôm ấy các nhân

viên ở phòng hộ sinh đã không cho cha có thời gian để chuẩn bị tinh thần cho mẹ,

để mẹ có thể đối mặt với sự thật phũ phàng đó một cách tốt hơn. Một lúc sau, khi

mẹ đã thiếp đi, cha đến thăm tôi ở phòng dành cho trể sơ sinh. Lúc quay lại, cha nói

với mẹ: “Con trai của chúng ta kháu lắm”. Cha hỏi liệu bây giờ mẹ đã muốn gặp tôi

chưa, nhưng mẹ tôi vẫn chối từ, vẫn một mực lắc đầu. Cha tôi hiểu và tôn trọng

những cảm xúc của mẹ.

Ngày ấy nhiều người đã đặt câu hỏi:

Rồi đây Nick sẽ sống một cuộc đời như thế nào?

Thay vì mừng sự chào đời của tôi trong niềm vui, cha mẹ tôi và giáo đoàn

than thở: “ Nếu Chúa là Đấng Sáng Tạo của tình yêu”, họ tự hỏi, “ thì tại sao Người

lại để cho một chuyện như thế này xảy ra?”

NỖI ĐAU KHÔN CÙNG CỦA NGƢỜI MẸ

Tôi là đưa con đầu lòng. Sự kiện đưa con đầu lòng chào đời thường mang

đến niềm vui cho bất cứ gia đình nào, ấy thế mà tôi sinh ra, tuyệt đối không một ai

gửi hoa chúc mừng mẹ tôi. Điều đó càng làm tổn thương mẹ, và khiên mẹ tuyệt

vọng hơn.

Nhìn cha bằng đôi mắt đẫm ướt, mẹ hỏi: “Em không đáng được nhận hoa

sao?”.

“Anh xin lỗi”, cha tôi nói. “Đáng chứ, em đáng được nhận hoa lắm chứ”. Nói

rồi ông vội tìm đến quầy bán hoa của bệnh viện và nhanh chóng trở về cùng với

một bó hoa.

Tôi không hề biết những chuyện đó cho tới lúc mười bà tuổi, khi tôi bắt đầu

hỏi cha mẹ về cái ngày tôi chào đời, về phản ứng đầu tiên của họ khi biết đứa con

mới chào đời của mình không tay, không chân. Hôm ấy tôi đã có một ngày rất tồi tệ

ở trường và khi kể chuyện trường lớp cho mẹ nghe, mẹ đã khóc cùng tôi. Tôi nói

với mẹ rằng tôi chán vì không có tay có chân lắm rồi, rằng tôi buồn lắm. Mẹ chia sẻ

với tôi những giọt lệ buồn tủi đó và nói cha mẹ hiểu rằng Chúa có một kế hoạch

dành cho tôi và một ngày nào đó Người sẽ tiết lộ kế hoạch ấy. Tôi vẫn tiếp tục đặt

ra những câu hỏi, hết lần này đến lần khác, lúc thì hỏi riêng cha hoặc mẹ, khi thì

hỏi cả hai người. Tôi hỏi một phần là do tính tò mò, một phần là để phản ứng lại

những câu hỏi dai dẳng, đeo bám mà tôi luôn phải cố gắng để ngăn chặn từ phía

những đứa bạn học hiếu kỳ.

Thoạt đầu tôi cảm thấy hơi sợ trước những gì cha mẹ có thể sẽ kể cho tôi

nghe, bởi vì tôi biết trong chuyện đó có một số điều họ cảm thấy khó có thể gợi lại,

và tôi không muốn làm họ khó xử. Trong những cuộc trò chuyện ban đầu, cha mẹ

tôi tỏ ra rất thận trọng và dè chừng khi trả lời các câu hỏi của tôi. Khi tôi lớn hơn,

nhất quyết hỏi cho bằng được, họ đã kể cho tôi nghe cảm giác của họ và những nỗi

sợ mà họ đã trải qua ngày đó bởi họ biết rằng tôi đã đủ lớn để đối mặt với những sự

thật ấy. Tuy vậy, khi mẹ kể với tôi rằng sau khi tôi chào đời mẹ đã không muốn ôm

tôi, tôi cảm thấy sự thật đó mới khó chấp nhận làm sao, ấy là tôi đã nói nhẹ đi về

cảm giác của mình lúc ấy rồi đấy. Tôi đã đủ bất an và buồn khổ rồi, ấy thế mà tôi

lại phải đối mặt với sự thật rằng chính mẹ đẻ của tôi còn không thể chịu đựng nổi

việc nhìn thấy tôi, không muốn ôm tôi vào lòng… Ôi chao, bạn thử tưởng tượng

xem bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu rơi vào hoàn cảnh đó. Tôi đau đớn, buồn tủi

lắm. Tôi cảm thấy mình bị ruồng bỏ, nhưng rồi tôi nghĩ đến tất cả những gì cha mẹ

đã làm cho mình bấy lâu nay. Trong chừng ấy năm cha mẹ đã luôn chứng tỏ tình

yêu của họ dành cho tôi. Khi chúng tôi tâm sự với nhau về những ngày ấy, tôi đã đủ

lớn để đặt mình vào vị trí của mẹ, để hiểu nỗi lòng của người. Ngoài những linh

cảm ra, mẹ tôi không hề nhận được sự cảnh báo nào trong suốt thời gian mẹ mang

thai. Vậy nên mẹ sốc và sợ hãi cũng là điều dễ hiểu. Nếu tôi là một người cha, một

người mẹ, tôi sẽ phản ứng thế nào khi con mình sinh ra với hình hài dị biệt như thế,

với khuyết tật nặng nề đến mức ấy? Tôi không dám chắc là tôi có thể đối mặt với

sự thật tốt như họ. Tôi nói để họ biết cảm nhận đó của mình và qua thời gian, càng

ngày tôi và cha mẹ càng có thể đi sâu hơn vào chi tiết, chia sẻ với nhau nhiều hơn

về những chuyện trong quá khứ.

Tôi mừng vì chúng tôi đã đợi cho tới khi tôi đủ bình tâm, đã biết từ trong s âu

thẳm trái tim rằng cha mẹ tôi yêu thương tôi. Chúng tôi tiếp tục chia sẻ những tâm

tư, tình cảm, cảm xúc, nỗi sợ hãi, và cha mẹ đã giúp tôi cảm nhận được rằng đức

tin của họ đã cho phép họ hiểu rằng tôi sinh ra là để phụng sự mục đích của Chúa.

Tôi là một đứa trẻ luôn lạc quan và có lòng quyết tâm mãnh liệt. Các giáo viên của

tôi, những phụ huynh khác và cả những người lạ thường nói với cha mẹ tôi rằng

thái độ sống của tôi khích lệ họ trong cuộc sống. Về phần mình, tôi hiểu rằng

những thách thức của cá nhân tôi vốn đã rất lớn, nhưng nhiều người trong cuộc đời

này còn phải đối mặt với những thách thức lớn hơn, phải chịu đựng những gánh

nặng ghê gớm hơn những gánh nặng của tôi.

Giờ đây trong những chuyến đi vòng quanh thế giới, tôi được tận mắt chứng

kiến những phận người ở đáy cùng của sự khổ cực, những nỗi đau không thể nào

diễn tả bằng lời, những nỗi đau khiến tôi cảm thấy biết ơn cuộc đời vì những gì tôi

đang có và trở nên ít bận tâm đến những gì mình không có. Tôi đã thấy những đứa

trẻ mồ côi mang trong mình căn bệnh khiến cơ thể các em bi biến dạng, bị tàn tật

suốt đời. Tôi đã thấy những cô gái trẻ bị buộc phải trở thành nô lệ t.ình d.ục, phải

sống trong tủi nhục ê chề. Tôi đã thấy những người đàn ông bị ngồi tù vì họ quá

nghèo túng, không thể trả nổi những khoản nợ.

Đau khổ không phải là điều hiếm gặp trên thế gian này và những nỗi đau ập

đến với con người thường thảm khốc vô cùng, nhưng ngay cả trong những khu ổ

chuột tồi tàn nhất, giữa những thảm họa khủng khiếp nhất, tôi vẫn cảm thấy ấm

lòng, cảm thấy phấn khởi khi tận mắt chứng kiến con người ta không chỉ sống sót

được mà còn phát triển hướng tới tương lai tươi sáng hơn. Rõ ràng niềm vui không

phải là điều mà tôi mong đợi sẽ tìm thấy ở một nơi được gọi là “Thành Phố Rác”,

cái khu ổ chuột tồi tàn nhất ở ngoại ô Cairo của Ai Cập. Vùng phu cận Manchieyet

Nasser, khu ổ chuột lớn nhất Ai Cập ấy, nằm nép mình trên những vách đá cao. Cái

biệt danh xấu xí nhưng rất chính xác ấy cũng như tiếng tăm của cái cộng đồng dân

cư rất đặc biệt này bắt nguồn từ thực tế rằng phần lớn trong số 50.000 dân sinh

sống ở đó kiếm ăn qua ngày bằng việc sục sạo khắp Cairo, lôi rác thải từ khắp các

ngõ ngách của thành phố về để tìm lấy tất cả những thứ hữu dụng. Mỗi ngày họ bới

hàng đống đồ phế thải cao như núi mà 18 triệu dân của một thành phố đã quăng đi

với hy vọng tìm thấy những thứ để bán, để tái chế, hoặc đem về dùng.

Giữa những con đường được viền hai bên bởi những đống rác, những chỗ

quay nhốt lợn tạm bợ, những đống chất thải hôi thối, bạn trông đợi con người nơi

đây vượt qua được nỗi thất vọng là may mắn lắm rồi; tuy nhiên, trong chuyến thăm

khu ổ chuột này năm 2009, tôi chứng kiến điều hoàn toàn ngược lại. Dân cư nơi

đây sống cuộc sống rất vất vả, chật vật, hẳn rồi, nhưng những người tôi gặp ở đó lại

rất quan tâm đến người khác, và họ dường như khá hạnh phúc, tràn đầy niềm tin.

Ai Cập có tới 90% dân số là người theo đạo Hồi. “Thành Phố Rác” là khu dân cư

duy nhất có người Cơ Đốc giáo chiếm đa số. Gần 98% dân ở đây là người Cơ Đốc

Ai Cập.

Tôi từng đến nhiều khu ổ chuột tồi tàn nhất trên thế giới. Đây là một trong

những khu ổ chuột có điều kiện môi trường tồi tệ nhất, nhưng cũng là một trong

những nơi con người sống chân tình nhất. Tôi và người dân ở đó, khoảng 150

người, chen chúc nhau trong một ngôi nhà xây bằng xi măng rất chật hẹp được sử

dụng làm nhà thờ của giáo xứ. Khi tôi bắt đầu bài diễn thuyết của mình, tôi thực sự

ấn tượng bởi niềm vui và hạnh phúc toát lên từ những ánh mắt, những khuôn mặt

của khán giả. Họ tươi cười với tôi. Trong đời mình dường như hiếm khi tôi đư ợc

hạnh phúc đến như vậy. Vừa kể cho họ nghe Chúa Jesus đã làm thay đổi cuộc đời

tôi như thế nào, tôi vừa bày tỏ sự cảm kích trước những người dân đã biết vượt qua

nghịch cảnh bằng đức tin vững chãi.

Tôi đã trò chuyện với các chức sắc nhà thờ ấy về việc khu dân cư này đã

thay đổi như thế nào nhờ sức mạnh của Chúa. Niềm hy vọng của họ không đơn

giản được đặt vào trái đất này mà được gửi gắm vào sự vĩnh hằng. Trong khi chờ

đợi, họ sẽ tin vào những điều kỳ diệu và tạ ơn Chúa vì chính bản thân Người và vì

những gì Người đã làm cho thế giới. Trước khi rời khỏi nơi này, chúng tôi trao tặng

một số hộ gia đình gạo, trà và ít tiền đủ để họ mua gạo ăn trong tuần. Chúng tôi

cũng phân phát một số dụng cụ thể thao, những quả bong đá và dây nhảy cho trẻ

em. Các em lập tức mời mọi người chơi chung và giữa những đống rác bẩn thỉu đó,

chúng tôi đã chơi bóng với nhau, cùng cười vui vẻ. Tôi sẽ không bao giờ quên

những em nhỏ đó cũng như nụ cười của các em. Một lần nữa những gì tôi đã thấy ở

khu ổ chuột ấy chứng minh cho tôi thấy rằng hạnh phúc có thể đến với chúng ta

trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Làm thế nào những đứa trẻ sống trong cảnh túng quẫn ở cái khu ổ chuột tồi

tàn đó vẫn có thể cười? Làm thế nào mà những người tù vẫn có thể cười? Làm thế

nào mà những người tù vẫn có thể hát một cách vui vẻ? Họ vượt lên được hoàn

cảnh của mình bằng cách chấp nhận rằng, ở đời có những sự việc nhất định nằm

ngoài sự kiểm soát và tầm hiểu biết của họ; ý thức được điều đó họ hướng sự tập

trung của mình vào những gì họ có thể hiểu và kiểm soát được. Cha mẹ tôi cũng

hành động đúng như vậy. Họ hướng về phía trước bằng cách quyết định tin tưởng ở

lời dạy của Chúa rằng “tất cả mọi việc đều diễn ra vì sự tốt đẹp của những người

yêu kính Chúa, những người được kêu gọi theo mục đích của Người”.

MỘT GIA ĐÌNH GIÀU ĐỨC TIN

Cả cha và mẹ tôi đều sinh ra và lớn lên trong những gia đình theo Công giáo

Chính thống ở Nam Tư, ngày nay là Serbia. Sau Thế chiến II, do tình hình chính trị

ngột ngạt ở quê nhà, cả gia đình di cư đến Australia khi cha mẹ tôi còn nhỏ. Cùng

thời gian này, nhiều người bà con của chúng tôi di cư sang Mỹ, Canada, vậy nên

bây giờ tôi có khá nhiều họ hàng ở các nước đó.

Cha mẹ tôi gặp nhau tại một nhà thờ ở Melbourne. Ngày ấy mẹ tôi, Dushka,

đang học năm thứ hai hệ dào tạo y tá tại Bệnh viện Nhi Hoàng gia Victoria. Cha

tôi, Boris, đang làm công việc tại một văn phòng hành chính. Sau này cha tôi còn

làm công việc truyền đạo tình nguyện. Khi tôi khoảng bảy tuổi, cha mẹ bắt đầu tính

chuyện di cư sang Mỹ bởi họ hy vọng ở đó tôi sẽ có cơ hội tốt hơn để tiếp cận với

kỹ thuật ghép chân tay giả cũng như các dịch vụ y tế tiên tiến giúp chúng tôi đương

đầu với các khuyết tật của tôi.

Chú Batta Vujicic của tôi là một nhà quản lý xây dựng và bất động sản ở

Agoura Hill gần Los Angeles. Chú ấy luôn bào rằng nếu cha tôi kiếm được thị thực

làm việc thì chú ấy sẽ tạo công ăn việc làm cho cha ở bên đó. Los Angeles có một

cộng đồng người Công giáo Serbia đông đảo và có vài nhà thờ dành cho giáo dân.

Điều đó hấp dẫn cha mẹ tôi. Cha tôi tìm hiểu và biết được rằng để có được thị thực

làm việc là cả một quá trình dài, rất mất thời gian. Tuy nhiên, ông vẫn quyết định

xin cấp thị thực, nhưng trong khi chờ đợi, gia đình tôi chuyển tới Brisbane, thuộc

bang Queensland, cách nơi ở cũ 1.000 dặm về phí Bắc, nơi khí hậu ôn h òa, có lợi

cho sức khoẻ của tôi bởi vì ở chỗ cũ ngoài những khó khăn do khuyết tật của tôi

gây ra, tôi còn thường bị dị ứng thời tiết.

Khi tôi sắp lên mười tuổi và đang học lớp bốn của bậc tiểu học, gia đình đã

hội đủ điều kiện để chuyển đến Mỹ. Cha mẹ tôi cảm thấy rằng các em của tôi – em

trai Aaron và em gái Michelle – và tôi đang ở độ tuổi thích hợp để hòa nhập vào hệ

thống giáo dục Mỹ. Chúng tôi chờ đợi thêm mười tám tháng nữa ở Queensland

trong khi người ta giải quyết cho cha tôi nhận thị thực làm việ c với thời hạn ba

năm, và thế là cuối cùng cả nhà tối dắt díu nhau sang Mỹ năm 1994.

Rủi thay, chuyến di cư đến California không được tốt đẹp như chúng tôi

mong đợi vì một số lý do. Khi rời Australia, tôi đã bước vào lớp sáu. Trường mới

của tôi Agoura Hills, thuộc ngoại vi Los Angeles, rất đông. Nhà trường chỉ có thể

sắp xếp cho tôi vào những lớp học nâng cao, những lớp mà vốn đã đủ khó lại thêm

trở ngại là chương tình học rất khác biệt so với những gì tôi đã trải qua ở Australia.

Tôi vốn là một học sinh giỏi, nhưng thời kỳ đó đã phải chật vật để thích nghi với sự

thay đổi. Vì lịch học quá khác biệt nên thực sự trong thời gian đầu học tại

California tôi đã học sút. Tôi gặp khó khăn trong việc theo kịp chương trình học.

Trường trung học phổ thông mà tôi vào học cũng đòi hỏi các học sinh phải chuyển

lớp cho mỗi môn học. Điều này không giống ở Australia và nó tạo thêm những

thách thức chất chồng cho quá trình thích nghi của tôi.

Chúng tôi chuyển đến sống với chú Batta và thím Rita, vợ của chú, cùng sáu

đứa con của họ, tọa thành một đại gia đình đông đúc mặc dù họ có một ngôi nhà

rộng ở Agoura Hills. Cha mẹ tôi có kế hoạch nhanh chóng chuyển ra ở riêng,

nhưng giá thuê nhà ở Mỹ cao hơn ở Australia nhiều khiến chúng tôi không thể thực

hiện điều đó sớm như dự định. Cha tôi làm việc cho công ty quản lý bất động sản

của chú Batta. Mẹ tôi không tiếp tục công việc của một y tá được bởi sự ưu tiên

hàng đầu của mẹ là giúp chúng tôi thích nghi với trường lớp mới và môi trường

mới, và vì vậy bà không đi xin việc làm ở California.

Ba tháng sau khi chung sống với gia đình của chú Batta, cha mẹ tôi rút ra kết

luận rằng, việc gia đình tôi chuyển đến Mỹ chẳng mang lại ích lợi gì. Tôi phải vật

vã cố gắng ở trường học còn ba mẹ tôi thì vô cùng khó khăn trong việc lo bảo hiểm

y tế cho tôi. Còn nữa, sống ở California chúng tôi phải xoay xở chật vật để đương

đầu với giá cả sinh hoạt cao. Thêm vào đó là nỗi lo về khả năng chúng tôi có thể sẽ

không bao giờ được cấp quy chế thường trú nhân ở Mỹ. Một luật sư tư vấn cho gia

đình tôi rằng những thách thức về sức khoẻ của tôi có thể khiến cho việc xin cấp thị

thực thường trú vĩnh viễn trở nên khó khăn hơn, bởi rất có thể sẽ nảy sinh những

nghi ngờ về khả năng thanh toán chi phí y tế và các chi phí khác liên quan đến

khuyết tật của tôi.

Với quá nhiều những yếu tố bất lợi đè nặng lên vai mình, chỉ sau bốn tháng

sống trên đất Mỹ, cha mẹ tôi đã quyết định quay trở về Brisbane. Họ tìm được một

ngôi nhà trong chính cái ngõ cụt nơi chúng tôi từng sống trước khi sang Mỹ và thế

là tất cả ba anh em tôi lại có thể quay trở lại trường cũ, gặp lại bạn bè cũ. Cha tôi

trở về dạy tin học và làm công việc quản lý tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Giáo

dục chuyên sâu. Mẹ tôi dành trọn cuộc sống cho em trai, em gái tôi, và chủ yếu là

cho tôi.

ĐỨA TRẺ TẬT NGUYỀN CỨNG CỎI

Lúc ấy cha mẹ tôi đã thẳng thắn trong việc chia sẻ với tôi nỗi sợ hãi và

những cơn ác mộng đè nặng lên cuộc sống của họ sau khi tôi chào đời. Tất nhiên,

khi tôi còn chưa thực sự trưởng thành, họ không để lộ ra rằng ngày ấy họ chưa cảm

thấy tôi không phải là đưa con mà họ ao ước. Trong nhũng tháng sau khi tôi chào

đời, mẹ luôn bị đe dọa bởi cảm giác lo sợ sẽ không đủ khả năng chăm sóc cho tôi,

đứa con tật nguyền của mẹ. Cha tôi không nhìn thấy bất cứ một tương lai tươi sáng,

hạnh phúc nào dành cho tôi ở phía trước. Còn nữa, ông lo lắng không biết mai này

tôi sẽ sống một cuộc sống như thế nào đây. Ông nghĩ nếu tôi yếu ớt và không có

khả năng trải nghiệm cuộc sống thì tốt hơn hết nên hầu việc Chúa. Họ tính đến các

lựa chọn mà họ có thể có ở vào thời điểm đó, bao gồm cả khả năng gửi tôi cho

người khác nuôi. Ông bà nội và ông bà ngoại của tôi đều sẵn lòng nhận chăm sóc

và nuôi dưỡng tôi. Rốt cuộc, cha mẹ tôi đã từ chối lời đề nghị đó. Họ quyết định

dứt khoát và họ cảm thấy rằng, là những người sinh thành ra tôi, họ phải có trách

nhiệm nuôi nấng tôi một cách tốt nhất có thể.

Đau lòng lắm, nhưng rồi cha mẹ tôi bắt đầu quyết tâm nuôi đứa con trai tật

nguyền của mình trở thành một người “bình thường” hết mức có thể. Họ là những

người có đức tin mạnh mẽ và luôn nghĩ rằng Chúa chắc hẳn phải có lý do nào đó

mới mang đến cho họ một đứa con trai như thế.

Có những vết thương mau lành hơn nếu bạn cứ tiếp tục vận động. Điều này

cũng đúng đối với những thất bại trong cuộc đời. Có thể bạn bị mất việc làm. Có

thể bạn đang buồn vì mối quan hệ chẳng thể tiến triển được. Có thể các hóa đơn

thanh toán chất đống lên và bạn không có khả năng thanh toán. Đừng để cuộc sống

của bạn dậm chân tại chỗ bởi vì nếu thế thì bạn chỉ chăm chăm nghĩ đến sự bất

công của những nỗi đau dĩ vãng mà thôi. Thay vào đó, hãy tìm mọi cách để tiến lên

phía trước. Có thể một công việc tốt hơn, thú vị hơn, khiến bạn toại nguyện hơn

đang đợi bạn trong những ngày sắp tới. Có thể mối quan hệ của bạn cần một cú

hích, hoặc có thể có ai đó tốt hơn dành cho bạn trong những ngày đang đến. Có lẽ

những khó khăn về tài chính sẽ thôi thúc, khuyến khích bạn tìm ra những cách thức

mới mẻ, sáng tạo hơn để tiết kiệm trong chi tiêu và làm giàu. Cái khó ló cái khôn.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể kiểm soát được những gì xảy ra với

mình. Có những sự cố xảy ra trong cuộc sống hoàn toàn không phải do lỗi của bạn,

hoặc vượt ngoài khả năng ngăn chặn của bạn. Sự lựa chọn mà bạn có được là bỏ

cuộc hoặc tiếp tục vượt lên hoàn cảnh vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bạn nên biết

rằng bất cứ điều gì xảy ra đều có lý do của nó và bao giờ cũng vậy, trong cái rủi

luôn có cái may.

Khi còn nhỏ tôi cứ đinh ninh rằng mình là một đứa trẻ đáng yêu, có sức hấp

dẫn tự nhiên và dễ thương như bất cứ đứa trẻ nào trên trái đất này. Sự ngờ nghệch

mù quáng của tôi ở cái tuổi đó hóa ra lại là một diễm phúc. Tôi không biết rằng

mình khác biệt so với bạn bè, cũng không ý thức được những khó khăn, thử thách

đang đợi tôi ở phía trước. Bạn ạ, tôi không nghĩ rằng Đấng Tạo Hóa trao cho chúng

ta những thách thức vượt quá khả năng của chúng ta. Tôi xin hứa với bạn rằng khi

bạn phải chịu đựng một khuyết tật, bạn được ban cho những khả năng đủ để vượt

qua thách thức ấy. Và còn hơn thế.

Chúa ban cho tôi lòng quyết tâm đáng kinh ngạc và những món quà khác

nữa. Tôi sớm chứng minh được rằng dù không có tay, không có chân tôi vẫn có thể

là một vận động viên thể thao, có khả năng phối hợp tốt. Tôi không có chân, không

có tay nhưng vẫn là một cậu con trai hiếu động; một người thích chơi môn nhảy

cầu mạo hiểm mà chẳng hề sợ là gì. Tôi học cách dựng người dậy bằng cách tì trán

vào tường. Cha mẹ tôi giúp tôi luyện tập một thời gian dài để thực hiện động tác

dựng người dậy theo cách đỡ đau đớn và vất vả hơn, nhưng tôi luôn tìm ra cách

riêng của mình.

Mẹ tôi cố giúp tôi bằng cách đặt những tấm nệm trên sàn nhà để tôi có thể sử

dụng chúng làm vật kê người để bật dậy, nhưng vì một lý do nào đó tôi đã quyết

định rằng tốt hơn hết nên tì trán vào tường để vươn thẳng dậy từng tí một. Thực

hiện các động tác theo cách riêng của mình, cho dù làm như vậy là rất khó khăn, đã

trở thành một tính cách của tôi!

Sử dụng đầu là lựa chọn duy nhất của tôi trong giai đoạn đầu đời; sự dụng

cái đầu nhiều giúp tôi phát triển được trí thông minh (tôi thường nói đùa như vậy!)

và cũng làm cho cổ của tôi khỏe như cổ của một con bò đực và trán tôi rắn như

thép. Cha mẹ tôi luôn lo lắng cho tôi, tất nhiên. Làm cha mẹ của những đứa con có

cơ thể bình thường cũng đã đủ bỡ ngỡ và bối rối rồi. Những người mới làm cha làm

mẹ lần đầu thường nói đùa rằng họ ước gì đứa con đầu lòng được sinh ra cùng với

một cuốn cẩm nang hướng dẫn chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Ngay cả trong cuốn

sách hướng dẫn cách chăm sóc trẻ nổi tiếng của Bác sĩ Spock cũng không có một

chương nào đề cập đến cách chăm sóc và nuôi dưỡng những trẻ đ ặc biệt như tôi.

Tuy nhiên, tôi cứ phát triển ngày một khỏe mạnh và cứng cỏi hơn như thế không có

gì cản trở nổi. Tôi sắp sửa bước vào giai đoạn mà người ta gọi là “Tuổi lên hai kinh

khủng”, càng khiến cho những nỗi khiếp sợ tiềm tang của cha mẹ tôi lên gấp năm,

gấp mười lần.

Thằng bé sẽ tự ăn uống như thế nào? Nó đến trường bằng cách nào? Ngộ

nhỡ chúng ta có mệnh hệ gì thì ai sẽ chăm sóc nó? Làm thế nào nó có thể sống tự

lập được?

Khả năng lập luận của con người có thể là một diễm phúc hoặc là một

phương thuốc. Giống chư cha mẹ tôi, bạn có thể cũng buồn phiền và lo lắng về

tương lai. Dẫu vậy, thường thì điều mà bạn lo sợ hóa ra lại ít nghiêm trọng hơn bạn

tưởng tượng nhiều. Lo xa và lập kế hoạch cho tương lại chẳng có gì sai cả, nhưng

bạn nên biết rằng những nỗi lo sợ lớn nhất của bạn lại có thể dễ dàng chứng minh

cho bạn thấy điều ngạc nhiên lớn nhất. Cuộc sống thường phát triển hướng tới sự

tốt đẹp.

Một trong những điều ngạc nhiên lớn nhất trong thời thơ ấu của tôi là khả

năng tôi điều khiển bàn chân trái bé xíu, dị dạng của mình. Theo bản năng, tôi sử

dụng nó để điều khiển xe lăn, để đá, đẩy, và làm trụ chống cho cơ thể. Cha mẹ tôi

và các bác sĩ cảm thấy rằng cái bàn chân nhỏ bé hữu ích ấy của tôi còn có thể sẽ

được việc hơn nữa. Bàn chân tôi chỉ có hai ngón thôi. Nhưng từ khi lọt lòng mẹ, hai

ngón chân ấy đã bị dính chặt vào nhau rồi. Cha mẹ tôi và các bác sĩ quyết định rằng

nếu được phẫu thuật tách ngón thì có thể hai ngón chân đó sẽ cho phép tôi sử dụng

chúng giống như những ngón tay để cầm bút, lật trang sách, hoặc thực hiện những

động tác khác.

Khi ấy chúng tôi đang sống ở Melbourne, nơi có điều kiện chăm sóc y tế tốt

nhất Australia. Trường hợp của tôi đặt ra những thách thức vượt ngoài kiến thức

được đào tạo của ngay cả những chuyên gia chăm sóc sức khỏe giỏi nhất, giàu kinh

nghiệm nhất. Khi các bác sĩ chuẩn bị tiến hành phẫu thuật bàn chân cho tôi, mẹ cứ

liên tục nhấn mạnh với họ rằng tôi hầu như lúc nào cũng ở tình trạng thân nhiệt

tăng cao và rằng họ phải đặc biệt chú ý đề phòng khả năng cơ thể tôi trở nên quá

nóng. Mẹ tôi đã nghe nói về một đứa trẻ không có chân tay đã bị rơi vào tình trạng

thân nhiệt tăng quá cao trong một cuộc phẫu thuật và đã phải chịu di chứng tổn

thương não sau khi bị co giật.

Xu hướng thân nhiệt tăng cao xảy ra với tôi thường xuyên đến mức nó gợi

cảm hứng cho gia đình tôi sáng tạo ra một câu châm ngôn được nhắc đi nhắc lại

“Khi Nick lanh, những con vịt chắc chắn sẽ bị đóng băng”. Tuy nhiên quả thật nếu

tôi tập thể dục quá nhiều, bị căng thẳng, hoặc ở lâu dưới những ngọn đèn tỏa nhiệt

nhiều, thì nhiệt độ cơ thể của tôi sẽ tăng lên đến mức nguy hiểm. Tránh cho cơ thể

mình khỏi bị tăng nhiệt quá mức là điều mà tôi luôn phải lưu ý.

“Xin các bác sĩ hãy kiểm tra thân nhiệt cho con tôi một cách cẩn thận nhé”,

mẹ tôi van vỉ kíp phẫu thuật. Mặc dù các bác sĩ biết mẹ tôi là một y tá, họ vẫn

không nghe lời khuyên của bà một cách nghiêm túc. Họ tiến hành cuộc phẫu thuật

tách ngón chân cho tôi thành công, nhưng điều mà mẹ tôi ra sức cảnh báo đã bị họ

bỏ qua. Tôi được đưa ra khỏi phòng mổ trong tình trạng người ướt đầm đìa bởi vì

họ đã không thực hiện bất cứ biện pháp phòng ngừa nào để giữ cho cơ thể tôi

không tăng nhiệt, nhưng rồi họ mau chóng nhận ra rằng thân nhiệt của tôi đã vượt

ra ngoài tầm kiểm soát và thế là họ cố làm mát cho tôi bằng những tấm khăn ướt.

Họ cũng đặt những khay đá lạnh lên người tôi để tránh hiện tượng có giật.

Mẹ tôi phẫn nộ lắm. Khỏi phải nói, khi ấy cả kíp mổ đã được biết thế nào là

cơn tam bành của Dushka!

Tuy nhiên, khi người tôi lạnh đi (thật đấy) chất lượng cuộc sống của tôi tăng

lên ở mức đáng phấn khởi nhờ những ngón chân mới được giải phóng. Chúng

không hoạt động đúng như các bác sĩ đã hy vọng, nhưng tôi tự thích nghi với chúng

hay nói đúng hơn là khổ công rèn luyện để sử dụng chúng theo ý muốn của mình.

Thật đáng ngạc nhiên là một bàn chân bé xíu với chỉ hai ngón chân thôi lại có thể

giúp ích nhiều đến thế cho một gã không có cánh tay, không có cẳng chân như tôi.

Cuộc phẫu thuật đó cùng những kỹ thuật mới đã giải phóng cho tôi bằng cách mang

đến khả năng tôi điều khiển những chiếc xe lăn điện được chế tạo theo đơn đặt

hàng riêng, cũng như cho phép tôi sử dụng máy tính và điện thoại di động.

Tôi không thể biết một cách chính xác gánh nặng của bạn là gì, cũng không

thể giả vờ rằng tôi đã từng trải qua một cuộc khủng hoảng tương tự như cuộc khủng

hoảng mà bạn đang trải qua, nhưng bạn hãy nghĩ đến những gì cha mẹ tôi đã trải

qua khi tôi chào đời. Hãy tưởng tượng khi ấy họ cảm thấy như thế nào, đã đau khổ

và hoang mang ra sao. Hãy thử nghĩ xem khi ấy tương lai mà họ mường tưởng ra

ảm đạm biết nhường nào.

Có thể ngay lúc này đây bạn không thể nhìn thấy chút ánh sáng le lói nào ở

phía cuối đường hầm tối, nhưng bạn nên biết rằng cha mẹ tôi ngày ấy không thể

nào tưởng tượng được rằng một ngày nào đó tội lại có được một cuộc sống tuyệt

vời như hôm nay. Họ không thể đoán trước được rằng một ngày nào đó con trai của

họ không những có thể sống tự lập, tự chủ, có thể phát triển được sự nghiệp của

mình mà còn có được một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, tràn đầy mục đích sống

tươi đẹp!

Hầu hết những điều mà cha mẹ tôi ngày ấy lo sợ nhất đã không bao giờ thực

sự xảy ra. Quá trình nuôi nấng, chăm sóc tôi nào có dễ dàng gì; nhưng tôi nghĩ họ

sẽ nói với bạn rằng trong tất cả mọi thách thức, chúng ta vẫn có được không ít

những tiếng cười và niềm vui. Nói chung, tôi đã có một tuổi thơ bình thường một

cách đáng ngạc nhiên, và trong suốt thời thơ ấu của mình tối khoái chí với những

trò trêu chọc em trai Aaron và em gái Michelle của tôi như tất cả mọi ôn g anh cả

trên thế giới này.

Cuộc sống có thể đang nghiệt ngã với bạn vào lúc này. Có thể bạn tự hỏi

không biết liệu số phận mình có được cải thiện hay không. Tôi xin nói với bạn rằng

bạn thậm chí không thể hình dung nổi nhũng điều tốt đẹp đang chờ bạn phí a trước

nếu như bạn kiên quyết không đầu hàng. Hãy tiếp tục theo đuổi những khát vọng.

Hãy làm tất cả những gì có thể để nuôi dưỡng những khát vọng đó. Bạn có đủ sức

mạnh để thay đổi hoàn cảnh. Hãy theo đuổi bất cứ điều gì bạn khao khát.

Đời tôi là một cuộc phiêu lưu vẫn đang tiếp tục sang những trang mới – và

cuộc đời của bạn cũng vậy. Bạn hãy bắt tay vào viết trang đầu tiên của cuộc hành

trình! Hãy làm cho hành trình đó tràn ngập những khám phá mới mẻ. tràn ngập tình

yêu và hạnh phúc, hãy sống hết mình với hành trình khám phá đó!

TÌM KIẾM Ý NGHĨA CUỘC SỐNG

Phải thú thực rằng trong một thời gian dài tôi đã không tin mình có bất kỳ

năng lực nào để kiểm soát diễn tiến của cuộc đời mình. Tôi đã rang sức để tìm hiểu

xem mình có ý nghĩa gì trong thế giới này hoặc con đường nào mình nên đi. Khi

còn chưa thực sự trưởng thành, tôi tin rằng với hình hài dị biệt như thế thì chẳng có

điều gì tốt đẹp chờ đợi tôi hết. Vâng, tôi chẳng bao giờ phải đứng dậy khỏi bàn ăn

bởi vì tôi không đi rửa tay như mọi người, và tôi không bao giờ biết đến cảm giác

đau đớn do ngón chân bị xước; nhưng vài cái lợi nho nhỏ đó dường như chẳng an

ủi tôi được là bao.

Em trai và em gái tôi, cũng như những đưa em họ của tôi không bao giờ

nương nhẹ với tôi. Chúng chấp nhận tôi như tôi vốn có , tuy nhiên chúng cũng làm

cho tôi trở nên cứng rắn quá lời trêu chọc và những trò đùa tinh quái, những trò mà

chúng bày ra để khiến tôi vui vẻ thay vì cảm thấy cay đắng về hoàn cảnh của mình.

“Hãy nhìn thằng bé ngồi trên xe lăn kia mà xem! Nó là người ngoài hành

tinh đấy”, các em họ của tôi thường chỉ vào tôi và kêu toáng lên như thế trong khu

mua sắm. Tất cả chúng tôi cùng cười như điên trước phản ứng rất buồn cười của

những người lạ, vốn không biết rằng mấy đứa đang trêu chọc tôi thực ra lại là

những đồng minh tốt nhất của tôi.

Càng lớn tôi càng hiểu rõ rằng, được yêu thương như thế là món quà có sức

mạnh lớn lao. Dù có lúc bạn cảm thấy cô đơn, bạn nên biết rằng bạn cũng được yêu

thương như những người khác và bạn nên công nhận rằng Chúa tạo ra bạn bằng

tình yêu, và tạo ra bạn để bạn được yêu thương. Bởi vậy, bạn không bao giờ cô đơn

đâu. Tình yêu của Người dành cho bạn là vô điều kiện. Người không yêu bạn vì

điều này, điều kiện nọ. Người luôn yêu thương bạn. Hãy luôn nhắc mình nhớ điều

đó mỗi khi những cảm giác cô đơn, thất vọng lấn át bạn. Những cảm giác đó không

thực, nhưng tình yêu của Chúa thì thực đến mức Người tạo ra bạn để chứng minh

điều đó.

Hãy luôn giữ tình yêu của Người trong tim bạn bởi vì trên đường đời sẽ có

những lúc bạn cảm thấy mình bị tổn thương. Gia đình lớn của tôi không thể lúc nào

cũng ở bên tôi để che chở cho tôi được. Một khi tôi đã bước chân đến trường là

chẳng thể giấu đi đâu được cái sự thật rằng tôi rất khác biệt so với người khác. Cha

tôi quả quyết với tôi rằng Chúa không hề sa i lầm, nhưng nhiều lúc tôi không thể rũ

bỏ được cái cảm giác rằng tôi là ngoại lệ nằm ngoài quy luật đó.

“Tại sao Người không thể cho con dù chỉ một cánh tay thôi!”, tôi thường hỏi

Chúa. “Hãy thử tưởng tượng những gì con có thể làm nếu con có một cánh tay mà

xem!”.

Tôi tin chắc rằng bạn cũng từng trải qua những lúc như thế, cũng từng cầu

nguyền hoặc đơn giản ao ước một sự thay đổi kỳ diệu nào đó xảy ra trong cuộc

sống của bạn. Không có lý do gì để lo sợ nếu điều kỳ diệu của bạn không xảy ra,

cũng chẳng phải sợ hãi nếu ước muốn của bạn không thành hiện thực ngay tức thì.

Hãy nhớ rằng Chúa luôn giúp những người biết tự cứu mình. Bạn có tiếp tục phấn

đấu để phục vụ mục đích cao nhất vì tài năng và những ước mơ của bạn trong thế

giới xung quanh bạn hay không, điều đó phụ thuộc vào bạn.

Trong một thời gian dài đến khó tin tôi đã nghĩ rằng, nếu cơ thể tôi “bình

thường” hơn thì cuộc sống của tôi sẽ dễ dàng biết bao. Điều mà tôi không hiểu là

tôi không nhất thiết cứ phải là người bình thường, tôi chỉ cần là chính tôi, đứa con

của Đấng Sáng Tạo, người thực hiện kế hoạch của Chúa. Ban đầu tôi không sẵn

sang đối mặt với sự thật rằng điều thực sự tồi tệ không phải là những khiếm khuyết

về th.ân thể của tôi, mà là những giới hạn mà tôi tự đặt ra cho mình và tâm nhìn hạn

hẹp về các khả năng có thế xảy ra trong cuộc sống.

Nếu bạn không được vị trí mà bạn mong muốn hoặc không đạt được những

gì bạn hy vọng đạt được, thì nhiều khả năng lý do không nằm ở xung quanh bạn,

không nằm ở bên ngoài bạn mà ở trong chính bản thân bạn. Hãy nhìn nhận trách

nhiệm một cách sáng suốt và sau đó hãy hành động. Tuy nhiên, trước hết bạn phải

tin tưởng vào bản thân mình và giá trị của mình. Bạn không thể ngồi đó đợi người

khác phát hiện ra cơ may giúp bạn. Bạn không thể ngồi yên chờ đợi điều kỳ diệu

xảy ra hoặc chờ đợi “cơ hội thích hợp”. Bạn nên coi mình là chiếc đũa và thế giới

là nồi thịt hầm của bạn. Hãy khuấy nó lên.

Ngày còn nhỏ, biết bao đêm tôi đã thức để nguyện cầu cho mình có được đầy

đủ tay chân. Có nhiều đêm tôi đi vào giấc ngủ trong tiếng khóc thổn thức và mơ

rằng khi thức dậy tôi sẽ thấy mình tự nhiên có chân có tay. Tất nhiên, điều đó

không bao giờ xảy ra. Và cũng bởi vậy chính tôi còn không chấp nhận bản thân

mình như vậy nên khi đến trường, tôi khó có thể trông đợi sự chấp nhận từ người

khác.

Giống như hầu hết những đứa trẻ khác, tôi dễ bị tổn thương hơn trong giai

đoạn sắp sửa bước vào tuổi dậy th.ì; cái giai đoạn tất cả mọi người đều cố gắng xác

định vị trí của mình ở đâu, mình là ai, và những gì đang đợi mình ở tương lai.

Thông thường, những đứa trẻ làm tôi tổn thương vốn không phải là kẻ tàn nhẫn mà

chỉ là chúng quá nghịch ngợm thôi.

“Tại sao cậu không có chân tay?”. Những đứa ấy hỏi.

Khao khát được hòa nhập của tôi cũng giống như khao khát được hòa nhập

của bất cứ học sinh nào. Vào những ngày tâm trạng vui vẻ, tôi chiến thắng những

đứa trêu chọc bằng sự hóm hỉnh, và tự nguyện làm trò cười cho chúng bằng cách

lăn xe quanh sân trường. Vào những ngày chán nản, tôi giấu mình sau bụi cây hoặc

trong những phòng học trống để khỏi bị bọn chúng chế nhạo. Một phần của vấn đề

là tôi vốn dành nhiều thời gian ở với những người lớn và những anh chị họ lớn tuổi

hơn là với bọn trẻ cùng trang lứa. Tôi có một cách nhìn già dặn hơn và những ý

nghĩ nghiêm túc xuất hiện trong đầu tôi khi đẩy tôi vào tình trạng buồn tủi.

Mình sẽ không bao giờ chinh phục được một cô gái. Minh thậm chí không có

tay để ôm bạn gái. Nếu có con, mình sẽ không bao giờ có thể ôm chúng. Rồi đây

làm thế nào mình có thể kiếm nổi việc làm? Ai người ta chịu thuê mình chứ? Bởi v ì

nếu giao việc cho mình thì người ta lại phải thuê người thứ hai để trợ giúp mình

hoàn toàn cái công việc mà đáng ra mình phải tự giải quyết được. Ai chịu thuê một

người như mình để rồi phải trả công cho hai người?

Những thách thức phần lớn thuộc về thể xác, nhưng rõ rang chúng đã ảnh

hưởng đến tinh thần của tôi. Thuở ấu thơ tôi đã trải qua một giai đoạn trầm cảm rất

đáng sợ. Thế rồi, thật đáng kinh ngạc và may mắn, tôi đã bước vào tuổi mới lớn và

dần tìm được sự chấp nhận, trước hết là sự chấp nhận từ chính bản thân tôi, sau đó

là từ người khác.

Trong đời mình ai cũng từng có những lúc cảm thấy mình bị gạt ra ngoài, bị

ghẻ lạnh, xa lánh, không được yêu thương. Tất cả chúng ta đều có những lúc cảm

thấy chênh vênh. Hầu như đứa trẻ nào cũng sợ bị chế giễu b ởi vì chúng có cái mũi

to, hay vì mái tóc xoăn tít. Những người trưởng thành thì sợ không thanh toán nổi

hóa đơn, hoặc sợ không đạt được những kỳ vọng trong cuộc sống.

Bạn sẽ phải đối mặt với những khoảnh khắc của sự hoài nghi và sợ hãi, chắc

chắn rồi. Chúng ta ai cũng vậy thôi, đều phải đương đầu với những lúc như thế. Đôi

lúc bạn cảm thấy chán nản, thất vọng cũng là lẽ tự nhiên: đó là một phần của con

người thực sự. Những cảm giác đó chỉ gây nguy hai khi bạn cho phép những ý nghĩ

tiêu cực đeo bám bạn thay vì trải nghiệm chúng và cố gắng loại bỏ chúng.

Khi bạn tin rằng mình có những diễm phúc – tài năng, sự hiểu biết, tình yêu

– để chia sẻ với người khác, bạn sẽ bắt đầu hành trình chấp nhận bản thân mình,

cho dù những diễm phúc của bạn chưa thực sự rõ ràng. Khi bạn bắt đầu hành trình

đó, những người khác sẽ tìm thấy bạn và sánh bước cùng bạn.

TIẾNG NÓI CỦA TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

Tôi phát hiện ra con đường dẫn đến mục đích sống của mình trong lúc tôi cố

tìm đến với các bạn cùng học để tâm sự. Nếu bạn từng ở và o vị trí của một đứa trẻ

đơn độc, thường lủi thủi ăn trưa một mình ở trường, thì bạn chắc hẳn hiểu được

rằng làm một đứa trẻ đơn độc ngồi xe lăn còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Những

lần gia đình tôi chuyển từ Melbourne đến Brisbane, đến Mỹ rồi lại quay về

Brisbane khiến tôi vốn đã phải đương đầu với rất nhiều thách thức lại tiếp tục điều

chỉnh để thích ứng với môi trường mới.

Những người bạn học mới thường cho rằng tôi vừa bị khiếm khuyết về thân

thể lại vừa bị khuyết tật về tâm thần. Chúng thường xa lánh tôi trừ khi tôi lấy hết

can đảm để bắt chuyện với chúng ở trong phòng ăn hoặc ngoài hành lang. Tôi càng

làm thế các bạn học càng dễ chấp nhận rằng tôi thực sự không phải là một người

ngoài hành tinh bỗng dưng xuất hiện.

Bạn biết đấy, đôi khi Chúa mong đợi bạn tự cởi bỏ những gánh nặng. Bạn có

thể ao ước. Bạn có thể mơ ước. Bạn có thể hy vọng. Nhưng bạn cũng phải hành

động theo những ao ước, những ước mơ và hy vọng đó. Bạn phải nỗ lực vượt ra

khỏi vị trí hiện tại của mình để vươn tơi vị trí mà bạn khao khá t. Tôi muốn tất cả

mọi người ở trường học biết rằng tôi cũng có tâm hồn, có trái tim, và thế giới nội

tâm giống như họ, nhưng tôi phải nỗ lực đấu tanh, phấn đấu để đạt được mong

muốn đó chứ không chỉ ngồi yên mà ao ước. Tìm đến bạn bè để chia sẻ nỗi niềm

với họ trong lúc khó khăn thường mang lại cho chúng ta những phần thưởng đáng

kinh ngạc.

Nick thường được mời đến diễn thuyết ở các trường học trên thế giới

- và thường là những lần đó không đủ chỗ cho khán giả

Nhờ tâm sự với các bạn học để chia sẻ kinh nghiệm đương đầu với một thế

giới của những người có chân có tay mà tôi đã nhận được lời mời đi nói chuyện với

học sinh, trẻ em ở nhà thờ và các tổ chức thanh thiếu niên khác. Có một sự thật

tuyệt vời và tối quan trọng trong cuộc sống mà thật lạ là ở trườn g chúng ta lại

không được dạy. Sự thật tối quan trọng đó là: Mỗi chúng ta đều đƣợc Chúa ban

cho một món quà nào đó; một tài năng, một kỹ năng, một mẹo, một sở trƣờng

mang lại cho chúng ta sự thích thú, cuốn hút chúng ta, và con đƣờng dẫn đến

hạnh phúc của bạn thƣờng nằm trong món quà đó.

Nếu bạn vẫn còn tìm kiếm, vẫn còn cố gắng xác định mình đang ở đâu và

điều gì đáp ứng được lòng mong muốn của bạn thì tôi khuyên bạn nên thực hiện

một cuộc tự đánh giá bản thân: Hãy ngồi xuống dung một cây bút và một trang giấu

hoặc sự dụng máy tính để lập một danh sách gồm những hoạt động mà bạn ưu

thích. Bạn thấy mình có hứng thú thực hiện những việc gì? Việc gì cả thời gian,

không gian, và muốn thực hiện đi thực hiện hiện lại? Điều mà người khác thấy ở

bạn là gì? Họ có khen ngợi tài tổ chức của bạn hoặc các kỹ năng phân tích của bạn

không? Nếu bạn không thực sự biết chắc chắn người khác nhìn thấy gì ở bạn, thì

bạn hãy hỏi gia đình và bạn bè xem họ nghĩ bạn có thể thực hiện tốt nhất việc gì.

Đó là những đầu mối để tìm ra con đường của cuộc đời bạn, một con đường

tồn tại một cách bí mật ở trong chính con người bạn. Tất cả chúng ra khi sinh ra

trên cõi đời này đều thơ ngây và đầu hứa hẹn. Trong con người chúng ta chứa đựng

những món quà đang chờ được mở. Khi tìm thấy việc gì đó cuốn hút đến mức bạn


thực hiện nó một cách tự nguyện mỗi ngày và mọi ngày, thì bạn đã đi đúng hướng

rồi dấy. Khi tìm được người nào đó sẵn sàng trả công cho bạn vì việc đó thì bạn đã

có một sự nghiệp rồi đấy.

Ban đầu những cuộc nói chuyện thân mật giữa tôi và các bạn trẻ khác chỉ là

cách để tôi đến với họ, để chứng mình rằng tôi cũng giống họ. Tôi được hướng vào

nội tâm, cảm thấy biết ơn vì có cơ hội để chia sẻ thế giới của mình và được kết nối

với mọi người. Tôi biết việc nói chuyện như thế có ích lợi gì cho bản thân mình,

nhưng phải mất một thời gian tôi mới hiểu được rằng những điều tôi nói phải có tác

động tích cực đến người khác.

HƢỚNG ĐI NÀO DÀNH CHO TÔI

Một hôm tôi được mời đến nói chuyện trước khoảng 300 học sinh đang ở

tuổi mới lớn, đó có lẽ là lượng khan giả lớn nhất mà tôi từng có. Tôi chia sẻ với họ

những cảm xúc và niềm tin khi một điều gì đó tuyệt vời xảy đến. Thỉnh thoảng học

sinh và giáo viên rơi lệ khi nghe tôi kể về những thách thức mà tôi phải đương đầu

trong cuộc sống. Trong buổi nói chuyện đặc biệt đó, một nữ sinh bỗng nhiên bật

khóc nức nở. Tôi không biết chắc điều gì đã xảy ra với cô bé – có lẽ tôi đã gợi lại

một ký ức đau buồn nào đó trong có. Tôi rất ngạc nhiên khi cô bé lấy hết can đảm

giơ tay xin phát biểu ý kiến mặc dù lúc đó vẻ mặt cô trông rất buồn và đầm đìa

nước mắt. Một cách bạo dạn, cô hỏi rằng liệu cô có thể lên chỗ tôi và ôm tôi một

cái được không. Ôi chao! Tôi bối rối quá.

Tôi mời cô bé lên chỗ tôi. Cô vừa bước lên vừa đưa tay lau nước mắt. Cô ôm

tôi thật chặt, một trong những cái ôm đang nhớ nhất trong đời tôi. Lúc ấy gần như

mọi người trong phòng đều rơi lệ, tôi cũng vậy. Nhưng tôi hoàn toàn bất ngờ khi cô

thì thầm vào tai tôi:

“Từ trước đến giờ không một ai nói tôi rằng tôi đẹp. Không một ai từng nói

với tôi rằng họ yêu tôi. Bạn đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Bạn cũng là một người

đẹp.”

Trước đó tôi vẫn luôn đặt câu hỏi về giá trị của bản thân. Tôi cứ nghĩ mình

chỉ là một người thực hiện những buổi nói chuyện không mấy quan trọng như một

cách để tìm đến với bạn bè đồng trang lứa. Trước hết cô bé nói rằng tôi “đẹp” (điều

này nào có hại gì đâu), nhưng hơn bất cứ điều gì khác, cô bé ấy đã cho tôi một ý

niệm xa xôi mà chân thực đầu tiên rằng, hoạt động diễn thuyết của tôi có thể giúp

ích cho người khác: Cô bé đã làm th ay đổi thế giới quan của tôi – Có lẽ tôi thực sự

có điều gì đó để đóng góp cho người khác, cho cuộc đời này,tôi nghĩ.

Nhờ những trải nghiệm như thế mà tôi hiểu được rằng làm một người “khác

biệt” có thể giúp tôi đóng góp được điều gì đó đặc biệt cho cuộc đời. Tôi khám phá

ra rằng mọi người tự nguyện và háo hức nghe tôi nói chuyện bởi vì chỉ cần nhìn tôi

thì họ cũng biết tôi đã đối mặt và vượt qua vô vàn khó khăn. Tôi được tín nhiệm và

được tin cậy. Băng trực giác, mọi người cảm thấy rằng tôi có thể nói những điều

giúp họ vượt qua được khó khăn, thử thách của chính họ.

Chúa đã sử dụng tôi, thông qua tôi để đến với mọi người ở nhiều trường học,

nhà thờ, nhà tù, các trại trẻ mồ côi, bệnh viện, sân vận động và nơi hội họp. Và còn

hơn thế nữa. Tôi đã ôm hôn hàng nghìn người trong những cuộc gặp gỡ trực tiếp,

những cuộc gặp cho phép tôi nói cho thích giả của mình biết họ quý giá biết

nhường nào. Khẳng định với họ Chúa có kế hoạch dành cho cuộc sống của họ cũng

là một niềm vui của tôi. Chúa chấp nhận cơ thể bất bì nh thường của tôi và đầu tư

cho tôi khả năng khích lệ tinh thần, nâng bổng những trái tim; như Người đã nói

trong Kinh Thánh: “Bởi vì ta biết các kế hoạch ta có cho các con… các kế hoạch

giúp cho các con phát triển và không gây hại cho các con, các kế hoạch mang đến

cho các con tương lai và hy vọng”.

CUỐI ĐƢỜNG HẦM SINH RA ĐIỀU KỲ DIỆU

Không nghi ngờ gì, cuộc sống có thể rất khắc nghiệt. Đôi khi đổ vỡ chất

chồng đến mức bạn cảm thấy không có lối thoát. Có thể hiểu điều đó, nhưng có lẽ

bạn vẫn không tin rằng thậm chí trong hoàn cảnh tuyệt vọng nhất điều kỳ diệu cũng

có thể xảy ra.

Bạn và tôi có tầm nhìn bị hạn chế và đó là một thực tế nguy hại. Có lẽ chúng

ta không thể nhìn thấy những gì nằm ở phía trước. Cả điều xấu lẫn điều tốt. Tôi

muốn khích lệ bạn bằng cách khẳng định rằng những gì đang đợi bạn ở phía trước

có thể tốt hơn rất nhiều so với những gì bạn nghĩ. Hãy vượt lên khó khăn, hãy hành

động và tỏ rõ quyết định!

Cuộc sống hiện có thể đang tốt đẹp, song bạn vẫn muốn làm cho nó trở nên

tốt đẹp hơn; hoặc cuộc sống tồi tề đến mức bạn chỉ muốn nằm trên gi.ường chìm

đắm trong buồn nản, thì từ phút này trở đi những gì xảy ra đều tùy thuộc vào bạn

và Đấng Sáng Tạo của bạn. Quả thực, bạn không thể kiểm soát được tất cả mọi

chuyện. Thường thì những điều tồi tệ vẫn xảy đến với chung ta cho dù chúng ta tốt

đến mức nào. Bạn không được hưởng một cuộc sống êm đềm, điều đó có thể không

công bằng; nhưng nếu đó là thực tế của bạn, thì chính bạn phải nỗ lực phấn đấu để

cải thiện.

Bạn có thể vấp ngã. Người khác có thể nghi ngờ khả năng của bạn. Khi tôi

tập trung vào công việc diễn thuyết như đó là con đường sự nghiệp, ngay cả cha mẹ

tôi cũng nghi ngờ quyết định của tôi.

“Con không nghĩ rằng làm kế toán, công việc mà con tự làm một mình được

ấy, sẽ thích hợp hơn với hoàn cảnh của con và có thể mang đến cho con một tương

lai tốt hơn sao?”, cha tôi hỏi.

Vâng, trong số hầu hết các viễn cảnh mà tôi có thể có, nghề kế toán có vẻ

như thích hợp bởi tôi có năng khiếu làm tính siêu tốc. Tuy nhiên từ khi còn nhỏ tôi

đã ấp ủ đam mê chia sẻ niềm tin và hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn với mọi

người. Khi bạn tìm đƣợc mục đích sống thật sự, bạn sẽ có đam mê. Bạn sẽ sống

để theo đuổi nó.

Nếu bạn vẫn đang tìm con đường riêng của mình, thì bạn nên biết rằng đôi

khi cảm thấy thất vọng một chút cũng tốt. Đó là một cuộc đua đường dài, không

phải đua nước rút. Bạn khát khao có thêm ý nghĩa của cuộc sống là một dấu hiệu

cho thấy bạn đang trưởng thành, đang vượt ra khỏi những giới hạn, đang phát triển

tài năng. Việc xác định xem bạn đang ở đâu và liệu những hành động, các mối ưu

tiên của bạn có đang phục vụ mục đích cao nhất của bạn hay không là một việc

lành mạnh.

NIỀM TIN SOI SÁNG CON ĐƢỜNG

Vào tuổi mười lăm tôi bắt đầu biết tin ở Chúa. Tôi cầu xin ở Người sự rộng

lượng và cầu xin Người chỉ cho tôi một hướng đi. Tôi cầu xin Người soi sáng con

đường dẫn tôi tới mục đích sống. Bốn năm sau đó, sau khi được làm lễ rửa tội lần

nữa, tôi bắt đầu chia sẻ đức tin của mình với người khác thông qua các buổi nói

chuyện và biết rằng tôi đã tìm ra hướng đi. Sự nghiệp của một diễn giả và một

người truyền giáo mà tôi có đã phát triển thành sứ mệnh của một mục sư hoạt động

trên khắp thế giới này; và chỉ mới vài năm trước thôi, thật không thể đoán trước

được, một điều kỳ diệu đã xảy ra nâng bổng trái tim tôi và giúp khẳng định rằng tôi

đã chọn được con đường đúng.

Sáng chủ nhật hôm ấy, khi đi xe lăn tới một nhà thờ ở California để nói

chuyện với giáo dân, tôi không thấy điều gì bất thường cả. Khác với những lần diễn

thuyết xa xôi, buổi nói chuyện này diễn ra ở gần n hà tôi, Nhà thờ Knott Avenue ở

Anaheim ngay ở dưới phố, rất gần nơi tôi sống.

Khi nghi thức hành lễ bắt đầu, tôi vào nhà thờ bằng xe lăn trong khi đội hợp xướng

hát khúc thánh ca mở đầu. Tôi đến ngồi trên một chiếc ghế băng ở hàng đầu và

nhẩm lại bài diễn thuyết mà tôi sắp thực hiện giữa một giáo đường kín người. Đó là

lần đầu tiên tôi nói chuyện với giáo dân tại nhà thờ Knott Avenue và tôi không

trông đợi họ biết nhiều về tôi, vậy nên tôi rất ngạc nhiên khi nghe thấy ai đó cất

tiếng gọi rất ro, át cả tiếng hát trong nhà thờ: ”Nick! Nick!”.

Tôi không nhận ra ai đang gọi mình, thậm chí còn không tin rằng tôi chính là

“Nick” mà người đó đang gọi. Nhưng khi quay đầu lại nhìn, tôi thấy một người đàn

ông lớn tuổi đang giơ tay vẫy.

“Nick! Tới đây!”, ông ấy lại gọi to.

Khi tôi nhìn thấy ông, ông chỉ tay vào một người trẻ tuổi hơn đang bế một

đứa bé bên cạnh. Nhà thờ lúc ấy đông đến nỗi thoạt đầu tôi chỉ có thể nhìn thấy ánh

mắt lấp lánh của đứa trẻ mà người đàn ông kia bế trên tay, một mái tóc nâu óng và

nụ cười của một đứa trẻ đang thay răng.

Rồi người đàn ông đang bế đứa bé đó nâng đứa nhỏ lên cao hơn giữa đám

đông để tôi có thể thấy nó rõ hơn. Hình ảnh đầy đủ về đứa bé khiến cảm xúc dâng

trào trong tôi một cách mạnh mẽ đến mức nếu tôi có chân thì hai đầu gối của t ôi

chắc hẳn đã khuỵu xuống.

Đứa bé có đôi mắt sáng ấy giống như tôi. Không có tay. Không có chân. Nó

thậm chí cũng có cái mẩu bán chân trái bé tẹo giống y như bàn chân của tôi nữa.

Tôi hiểu tại sao hai người đàn ông ấy lại háo hức muốn cho tôi nhìn thấy đứ a bé

đến thế. Sau đó tôi được biết đứa bé tên là Daniel Martinez, con trai của Chris và

Patty.

Khi ấy tôi đang sắp sửa bắt đầu bài diễn thuyết, nhưng nhìn thấy Daniel –

thấy hình ảnh của chính mình – những cảm xúc cứ cuộn trào khiến tôi không thể

nào tập trung suy nghĩ được. Trong những giây phút đầu tiên nhìn thấy đứa trẻ ấy,

tôi cảm thấy một niềm cảm thông sâu sắc dành cho bé và gia đình em. Nhưng sau

đó, ký ức nhức nhối cùng cảm xúc đau thương bùng nổ khi tôi nhớ lại một cách rõ

ràng mình đã cảm thấy như thế nào ở cái tuổi của bé, và tôi hiểu rằng chắc hẳn

Daniel cũng đang trải qua những gì mà tôi đã từng.

Mình biết đứa trẻ đó cảm thấy như thế nào, tôi nghĩ. Mình từng trải qua

những điều mà nó sẽ trải nghiệm. Nhìn Daniel, tôi cảm thấy một mối dây kết nối

tinh thân kỳ lạ cùng sự cảm thông vô bờ bến. Cảm giác bất an, buồn nản, cô đơn

của những ngày xưa lại ào về, khiến tôi nghẹn ngào. Tôi cảm thấy như thể mình

đang bị nướng dưới những ngọn nến sân khấu nóng rực. Tôi bị choáng váng. Đó

không phải là cơn hoảng sợ; hình ảnh của đứa bé ở trước mặt tôi đã chạm đến đứa

trẻ trong con người tôi.

Thế rồi tôi tìm được những ý nghĩ giúp tôi lấy lại bình tĩnh. Hồi bé mình không biết

bất cứ một ai có hoàn cảnh giống như mình để có thể hướng dẫn mình, chỉ bảo cho

mình, nhưng bây giờ Daniel đã có người để chia sẻ. Mình có thể giúp cậu bé. Cha

mẹ mình có thể giúp cha mẹ cậu ấy. Daniel không phải trải qua những gì mình đã

phải trải qua. Có lẽ mình có thể giúp cậu ấy tránh được những nỗi tủi buồn, đau

khổ mà mình đã phải chịu đựng. Đây là một hoàn cảnh mà qua đó tôi có thể thấy

rằng, dẫu sống không có chân tay sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn, nhưng cuộc đời

tôi vẫn có những giá trị để chia sẻ. Sự khiếm khuyết về hình thể không thể ngăn

cản tôi tạo ảnh hưởng tích cực trên đời này. Được khích lệ và truyền cảm hứng

phấn đấu vươn lên cho người khác là niềm vui của tôi. Cho dù tôi không thể thay

đổi đƣợc thế giới này nhiều nhƣ tôi mong muốn, tôi vẫn biết một cách chắc

chắn rằng cuộc sống của mình không bị lãng phí, mà ngƣợc lại rất có ích. Tôi

đã và đang quyết tâm đóng góp cho cuộc đời. Bạn nên tin rằng chính bạn cũng

có đủ khả năng để làm điều đó.

Một cuộc sống không có ý nghĩa tức là cuộc sống không hy vọng. Cuộc sống

không hy vọng là cuộc sống không có niềm tin. Nếu bạn tìm ra một cách để đóng

góp cho cuộc đời này, tự nhiên bạn cũng sẽ thấy ý nghĩa, hy vọng và niềm tin sánh

bước cùng bạn vào tương lai.

Tôi tới nhà thờ Knott Avenue với mục đích khích lệ và truyền cảm hứng cho

người khác. Việc nhìn thấy một cậu bé giống như mình giữa đám đông thoạt đầu

khiến tôi bối rối, nhưng cậu bé là một sự khẳng định đầy sức mạnh của tác động

tích cực mà tôi có thể tạo ra trong cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là những

người đang phải đối mặt với thử thách lớn lao như Daniel và cha mẹ cậu.

Cuộc gặp gỡ bất ngờ đó khiến tôi xúc động đến mức tôi thấy cần phải chia sẻ

những gì mình đang nhìn thấy, đang cảm thấy với giáo đoàn, vậy nên tôi mời cha

mẹ của Daniel đưa cậu bé lên chỗ tôi.

”Không có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào trong cuộc sống”, tôi nói. ”Mỗi hơi

thở, mỗi bước đi của chúng ta đều được Chúa quyết định. Không phải ngẫu nhiên

mà trong căn phòng này lại xuất hiện một cậu bé không tay không chân khác”.

Khi tôi nói điều đó, Daniel nở nụ cười rạng ngời, thu hút tất cả người có mặt

trong nhà thờ. Cả giáo đoàn im phăng phắc khi cha cậu bé nâng cậu lên và đưa tới

bên cạnh tôi. Hình ảnh chúng tôi ở bên nhau, một thanh niên và một đứa trẻ cùng

có chung thách thức mà số phận mang đến, nhìn nhau mỉm cười hạnh phúc, khiến

cho những người có mặt tại nhà thờ không cầm được nước mắt.

Tôi vốn không dễ khóc, nhưng vì mọi người xung quanh đều khóc trong

niềm xúc động dâng trào nên tôi không thể nào cầm được nước mắt. Tối hôm đó về

nhà, tôi nhớ mình cứ im lặng, chìm trong dòng suy nghĩ. Tôi cứ nghĩ đến cậu bé đó

và nghĩ rằng chắc hẳn cậu đang trải qua những cảm giác mà tôi đã từng. Rồi tôi

hình dung những gì cậu sẽ cảm thấy khi nhận thức cậu đang phát triển, khi cậu phải

đương đầu với sự tàn nhẫn, sự từ chối mà tôi đã từng trải qua. Tôi thương cậu bé vô

cùng khi hình dung những nỗi đau đớn mà có thể cậu sẽ phải chịu đựng, nhưng rồi

tôi cảm thấy ấm lòng hơn bởi vì tôi biết cha mẹ tôi và chính tôi có thể làm giảm

gánh nặng cho cậu, thậm chí thắp sáng niềm tin và hy vọng trong trái tim cậu. Tôi

nóng lòng muốn nói với cha mẹ tôi điều đó bởi tôi biết họ sẽ rất háo hức, sẵn lòng

gặp cậu bé ấy để gieo hy vọng cho cậu và cha mẹ cậu. Cha mẹ tôi đã phải trải qua

rất nhiều khó khăn, đau đớn và buồn rầu trong quá trình sinh và nuôi nấng đứa con

khuyết tật của họ. Họ chẳng có một ai hướng dẫn để vượt qua tất cả những điều đó

một cách dễ dàng hơn. Tôi biết cha mẹ tôi sẽ cảm thấy biết ơn cuộc đời đã cho họ

cơ hội giúp đỡ gia đình cậu bé.

KHOẢNH KHẮC Ý NGHĨA

Đối với tôi đó là khoảnh khắc như trong giấc mơ. Tôi không thốt ra được lời

nào (điều này rất hiếm xảy ra), và khi Daniel ngước lên nhìn tôi, tôi se lòng vì

thương cảm và xúc động. Tôi vẫn chìm trong những ý nghĩ về bản thân mình hồi

bé, vì ngày đó tôi chưa từng gặp một ai khác không có chân tay như tôi. Tôi vô

cùng muốn biết mình không đơn độc, rằng tôi không dị biệt và không một người

nào trên hành tinh này không có chân tay như tôi. Tôi đã cảm thấy rằng không một

ai trên đời này thực sự hiểu thấu những gì tôi phải trải qua, không một người nào có

thể hiểu được niềm đau và nỗi cô đơn của tôi.

Chìm trong những ý nghĩ về thời thơ ấu, tôi cảm thấy tất cả nỗi đau mà tôi đã

từng trải nghiệm khi ý thức rõ mình khác biệt so với mọi người như thế nào lại ùa

về. Tự ý thức về sự khác biệt của mình so với mọi người đã đủ đau đớn lắm rồi, bị

chế giễu, xa lánh càng đau đớn gấp bội. Nhưng so với niềm hạnh phúc, nỗi vui

mừng và sức mạnh của Chúa mà tôi cảm thấy vào khoảnh khắc ấy, khi tôi tìm thấy

Daniel trong đời, nỗi đau của tôi bỗng trở nên chẳng còn quan trọng.

Tôi không mong bất cứ ai trên đời này phải chịu khuyết tật như tôi, bởi thế

tôi buồn và thương Daniel lắm. Tuy nhiên, tôi biết Chúa đã mang đứa bé này đến

để tôi có thể an ủi và giúp đỡ cậu, làm vơi bớt gánh nặng của cậu. Cứ như thể Chúa

đang nháy mắt với tôi và nói: ”Con thấy chưa, ta có một kế hoạch cho con mà!”.


HÃY HĂNG HÁI LÊN

Tất nhiên tôi không có tất cả mọi câu trả lời. Tôi không biết những nỗi đau

riêng hay những thách thức bạn đang phải đối mặt là gì. Tôi sinh ra trên đời này,

chịu thiệt thòi về hình thể, nhưng chưa bao giờ biết đến nỗi đau của người bị xâm

hại hoặc bị bỏ mặc. Tôi chưa bao giờ chịu cảnh gia đình ly tán. Tôi không phải trải

qua nỗi đau của đứa con mồ côi cha hoặc mẹ, đứa em mất chị mất anh. Tôi không

phải chịu đựng một số trải nghiệm tồi tệ. Xét theo cả ngàn cách, tôi chắc chắn rằng

mình còn may mắn hạnh phúc hơn nhiều người.

Trong cái khoảnh khắc có tính thay đổi cuộc đời, cái khoảnh khắc tôi thấy

Daniel được nâng bổng lên khỏi đám đông ở nhà thờ hôm đó, tôi hiểu rằng tôi đã

trở thành một điều kỳ diệu mà tôi luôn cầu nguyện được trở thành. Chúa đã không

mang đến cho tôi một điều kỳ diệu như thế. Thay vì thế, Người biến tôi thành điều

kỳ diệu của Daniel.

Tôi gặp Daniel khi tôi 24 tuổi. Cuối buổi sáng hôm đó, mẹ cậu bé, chị Patty,

bước tới ôm tôi, nói rằng được gặp tôi chị có cảm giác như đang bước vào tương

lại, như đang ôm đứa con trai đã trưởng thành của chị.

”Cậu không biết đâu. Tôi đã cầu xin Chúa gửi cho tôi một tín hiệu để tôi biết

rằng Người không quên đứa con trai tội nghiệp của tôi”, chị nói. ”Cậu là một điề u

kỳ diệu. Cậu là điều kỳ diệu của chúng tôi”.

Một trong những điều tuyệt vời của cuộc gặp gỡ ấy là, sáng chủ nhật đó cha mẹ tôi

đang trên đường từ Australia sang Mỹ lần đầu tiên kể từ khi tôi chuyển đến Mỹ một

năm trước. Hai ngày sau, cha mẹ tôi đến gặp Daniel và cha mẹ cậu bé. Khỏi phải

nói bạn cũng có thể đoán được họ có biết bao điều để chia sẻ.

ÁNH SÁNG SOI ĐƯỜNG

Chris và Patty có lẽ đã coi tôi như một diễm phúc dành cho Daniel, nhưng

cha mẹ tôi còn là một diễm phúc lớn hơn đối với họ. Còn ai khác có t hể hướng dẫn

họ cách làm cha mẹ của một đứa con không chân tay tốt hơn cha mẹ tôi chứ?

Chúng tôi không chỉ mang đến cho họ niềm hy vọng mà còn mang đến bằng chứng

vững chắc và rõ ràng rằng Daniel có thể sống một đời sống hoàn toàn bình thường,

và rằng cậu bé cũng sẽ khám phá ra những diễm phúc mà cậu được Chúa và cuộc

đời ban cho để chia sẻ với mọi người. Chúng tôi đã rất vui khi chia sẻ những trải

nghiệm với họ, để khích lệ họ và để cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng không

có giới hạn nào đối với cuộc đời của một con người không có chân tay.

Tôi có thể là một điều kỳ diệu đối với Daniel, đồng thời cậu bé lại là một con

người đầy năng lượng và sức mạnh, một diễm phúc đối với tôi, người cho tôi nhiều

hơn những gì tôi có thể cho cậu bởi vì năng lượng và niềm vui của cậu là một phần

thưởng hoàn toàn bất ngờ đối với tôi.


MỘT CUỘC ĐỜI ĐỂ SẺ CHIA

Helen Keller bị mất thị lực và thính lực khi chưa đầy hai tuổi do một căn

bệnh cấp tính, nhưng bà đã vươn lên trở thành một tác giả, một nhà diễn thuyết,

một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng thế giới. Người phụ nữ phi thường đó nói rằng

hạnh phúc thực sự bà đạt được là từ ”sự trung thành với một mục đích cao đẹp”.

Điều đó có nghĩa là gì? Đối với tôi, điều đó có nghĩa là trung thành với

những quà tặng của cuộc sống mà bạn có được, phát triển chúng, chia sẻ chúng với

người khác, và đón nhận niềm vui từ những quà tặng đó. Điều đó có nghĩa là bạn

phải chiến thắng sự tự mãn, phải vượt ra khỏi nó để tiến tới một cuộc tìm kiếm ý

nghĩa sâu sắc của cuộc sống, sự toại nguyện cho bản thân và cho những người xung

quanh.

Những phần thưởng lớn nhất, ý nghĩa nhất đến với bạn khi bạn cống hiến

bản thân mình cho những mục đích cao đẹp. Đó là những phần thưởng bạn nhận

được khi bạn cố gắng làm cho cuộc sống của người khác trở nên tốt đẹp hơn, khi

bạn phấn đấu để trở nên lớn lao hơn cả bản thân bạn, khi bạn tạo ra những ảnh

hưởng tích cực đối với cuộc đời. Không nhất thiết cứ phải là Mẹ Teresa bạn mới có

thể tận hiến. Thậm chí là một người ”khuyết tật” bạn cũng vẫn có thể tạo được ảnh

hưởng tốt đối với cuộc sống xung quanh. Bạn cứ thử hỏi cô gái trẻ, người đã gửi

cho tôi bức thư này qua trang Cuộc sống của những người không có chân tay mà

xem.

Nick thân mến,

Ôi, em không biết phải bắt đầu từ đâu. Em nghĩ rằng mình nên bắt đầu bằng

việc tự giới thiệu bản thân. Năm nay em mười sáu tuổi. Em viết thư cho anh bởi vì

em đã xem DVD có tựa ”Không tay, không chân, không lo âu”. DVD này đã tạo ra

tác động tích cực lớn lao nhất đối với cuộc sống và quá trình phục hồi của em. Em

nói đến phục hồi bởi em đang phải điều trị chứng bệnh biếng ăn, anh ạ. Trong

vòng một năm trở lại đây em đã phải vào bệnh viện nhiều lần, và đây là giai đoạn

tồi tệ nhất trong cuộc đời em. Em vừa được một trung tâm điều trị nội trú ở

California cho xuất viện, trong thời gian nằm viện, em đã xem DVD của anh.

Trong đời em chưa bao giờ cảm thấy được khích lệ, được tiếp thêm sức mạnh như

thế. Anh khiến em kinh ngạc. Mọi điều về anh đều thật tuyệt vời, thật tích cực. Mỗi

từ anh nói đều lay động em. Em chưa bao giờ cảm thấy được an ủi và biết ơn cuộc

đời đến thế. Có không ít lần em nghĩ mình đã bị dồn vào đường cùng, rằng cuộc

sống của em không có lối thoát, nhưng giờ đây em hiểu ra rằng ai sống trên cõi đời

này cũng có mục đích, và rằng mọi người đều nên trân trọng bản thân. Ôi, em nói

thực lòng – em không biết cảm ơn anh thế nào cho đủ vì sự khích lệ mà DVD này

đã mang đến. Em ước một ngày nào đó có thể gặp được anh; đó là điều em ước ao

thực thiện được khi em rời khỏi cõi đời này. Anh có tính cách tốt đẹp và cao thượng

nhất mà một con người có thể có – anh làm em cười rất nhiều (mà cười được trong

khi đang phải nằm viện là điều khó khăn lắm). Nhờ có anh mà giờ đây em cảm thấy

mình mạnh mẽ hơn và nhận thức được một cách sâu sắc hơn mình là ai và em

không còn bị ám ảnh bởi những gì người khác nghĩ về em nữa, không lúc nào cũng

tự hạ thấp mình nữa. Anh đã dạy em cách biến những ý nghĩ tiêu cực thành tích

cực. Cảm ơn anh vì đã cứu vớt cuộc đời em và hướng cuộc sống của em tới những

ngày tươi sáng hơn. Viết bao nhiêu cũng không thể nào bày tỏ hết l òng biết ơn của

em đối với anh – anh là người anh hùng của em!

TẬN HIẾN

Tôi may mắn nhận được rất nhiều thư như thế. Kể cũng kỳ lạ bởi ngày bé có

nhiều lúc tôi chán nản, không thể sống vui, cũng ít nghĩ tới việc giúp đỡ người khác

thêm lạc quan trong cuộc sống. Cuộc tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống của bạn có thể đã

bắt đầu rồi. Nhưng tôi nghĩ bạn không thể có được cảm giác thoả mãn nếu không

có sự tận tâm vì người khác. Mỗi người chúng ta đều hy vọng được sử dụng tài

năng và kiến thức không chỉ để thanh toán các hoá đơn hàng ngày, mà còn vì

những mục đích cao cả hơn.

Trong thế giới ngày nay, dù nhận thức một cách đầy đủ về lỗ hổng giá trị

tinh thần trong cuộc tìm kiếm vật chất, chúng ta vẫn cần được nhắc nhở rằng sự

thoả mãn không phụ thuộc vào việc bạn giàu ha y nghèo. Không ít người thường

thử những sự lựa chọn lạ lùng nhất để đạt được sự thoả mãn. Có người uống chìm

đắm trong bia rượu. Có người quên đời bằng ma tuý. Có người sẵn sàng sửa đổi

hình thể để đạt được một tiêu chuẩn tuỳ tiện nào đó về sắc đẹp. Có ng ười làm việc

cả đời để đưa mình tới đỉnh cao thành công, để rồi thấy thành tựu ấy bị cưỡng đoạt

trong nháy mắt. Nhưng hầu hết những người nhạy cảm đều biết rằng không có con

đường nào dễ dàng dẫn chúng ta tới hạnh phúc bền lâu. Nếu bạn đặt cược bản thân

vào trò vui trước mắt, bạn sẽ chỉ tìm thấy sự thoả mãn chóng vánh và tạm thời. Bạn

sẽ phải trả giá cho những thú vui rẻ tiền – nay còn đó mà mai đã rã nát.

Cuộc sống không quan trọng ở sự tự sở hữu, mà quan trọng ở sự tồn tại. Bạn

có thể chất đầy quanh mình tất cả những thứ mà tiền có thể mua được, nhưng chắc

gì làm như thế bạn đã hạnh phúc. Có khi với tất cả núi vật chất ấy thì bạn vẫn cứ

khổ sở như bất cứ người nào. Tôi từng biết những người có cơ thể hoàn hảo mà

chẳng có nổi một nửa niềm vui hạnh phúc như tôi. Trong các chuyến đi, tôi đã

được thấy nhiều niềm vui tại khu ở chuột ở Mumbai và trại trẻ mồ côi ở châu Phi

hơn là ở những cộng đồng của người giàu và những khu bất động sản rộng mênh

mông trị giá hàng triệu đôla.

Tại sao vậy?

Bạn sẽ có được cảm giác thoả mãn khi tài năng và niềm đam mê của bạn

được sử dụng một cách có hiệu quả. Hãy nhìn nhận sự tự thoả mãn tạm thời theo

đúng bản chất của nó. Hãy chống lại cám dỗ vật chất, chẳng hạn chiếc xe hơi đời

mới nhất. Hội chứng nếu tôi có X, tôi sẽ hạnh phúc là ảo tưởng của đa số. Khi bạn

tìm kiếm hạnh phúc trong những đối tƣợng vật chất thuần tuý, thì vật chất

chẳng bao giờ là đủ cả.

Hãy nhìn ra xung quanh. Hãy nhìn vào bên trong.

Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi cứ nghĩ rằng nếu Chúa cho tôi tay và chân thì

tôi sẽ hạnh phúc suốt đời. Nghĩ như thế dường như không ích kỷ chút nào bởi hầu

hết mọi người ai mà chẳng có chân tay. Tuy nhiên, như bạn biết đấy, tôi khám phá

ra rằng không có những bộ phận phụ mà hầu hết ai cũng có ấy, tôi vẫn có thể sống

hạnh phúc và mãn nguyện. Daniel đã giúp tôi khẳng định điều đó. Những trải

nghiệm khi tìm đến với cậu bé ấy và gia đình cậu để giúp đỡ và khích lệ họ vượt

lên nghịch cảnh đã nhắc tôi nhớ tại sao mình có mặt trên cõi đời này.

Khi cha mẹ tôi đến California, chúng tôi gặp gia đình Daniel và tôi đã chứng

kiến một điều thật đặc biệt. Cha mẹ và tôi dành nhiều thời gian trò chuyện với cha

mẹ cậu bé, so sánh những trải nghiệm, thảo luận về cách đương đầu với thách thức

đang đợi cậu ở phía trước. Ngay từ những ngày đầu ấy, hai gia đình đã hình thành

một mối dây gắn bó thân thiết và tồn tại đến tận hôm nay.

Khoảng một năm sau cuộc gặp đầu tiên của tôi với Daniel, chúng tôi gặp

nhau lần nữa, và trong một buổi tâm sự, cha mẹ Daniel cho chúng tôi biết rằng các

bác sĩ cảm thấy rằng cậu có vẻ ngại, không sẵn sàng sử dụng xe lăn được thiết kế

riêng cho cậu, một chiếc giống xe của tôi.

”Tại sao?”, tôi hỏi. ”Khi bằng tuổi Daniel, anh đã bắt đầu tự điều khiển xe

lăn để di chuyển rồi đấy”.

Để chứng minh điều đó, tôi di chuyển ra khỏi xe và để cho Daniel ngồi vào

chỗ của tôi. Bàn chân cậu bé rất vừa vặn để sử dụng cần điều khiển. Cậu thích lắm!

Cậu đã thực hiện một cuộc diễn tập sử dụng xe lăn rất ấn tượng. Bởi có mặt chúng

tôi ở đó, Daniel được dịp chứng minh cho cha mẹ thấy rằng cậu hoàn toàn có thể

điều khiển một chiếc xe lăn được thiết kế phù hợp. Đó là một trong nhiều cách mà

tôi biết tôi có thể ở bên cậu, giúp soi sáng con đường của cậu dựa trên những trải

nghiệm của chính mình. Tôi không thể nào diễn tả nổi cảm giác vui sướng khi được

hướng dẫn, giúp đỡ Daniel vượt qua khó khăn và trở ngại.

Ngày hôm đó chúng tôi đã mang đến cho Daniel một món quà hiếm hoi,

nhưng cậu bé cho tôi món quà còn lớn hơn. Đó là cảm giác mãn nguyện, vui sướng

khi tôi cảm nhận được niềm vui của cậu. Không một chiếc xe hơi sang trọng nào,

không một ngôi biệt thự nào, không gì có thể so sánh được với cảm giác mãn

nguyện khi bạn thực hiện được sứ mệnh của mình.

Quà tặng đó cứ tiếp tục được trao. Trong chuyến thăm tiếp theo tới gia đình

Daniel, cha mẹ tôi đã chia sẻ với họ cảm giác lo lắng mà cha mẹ tôi đã trải qua khi

tôi mới chào đời, rằng tôi có thể dễ dàng đuối nước trong bồn tắm bởi tôi không có

tay chân để giữ cho người khỏi bị chìm. Lo lắng như vậy nên khi tôi còn là một đứa

trẻ, cha mẹ rất thận trọng khi tắm cho tô i, và lúc tôi lớn hơn, cha tôi thường đỡ tôi

dưới nước, chỉ cho tôi cách giữ cơ thể khỏi bị chìm. Qua thời gian, tôi trở nên tự tin

và thích mạo hiểm, và tôi đã học được cách giữ cho người nổi trên mặt nước một

cách dễ dàng miễn sao tôi giữ được không khí trong phổi. tôi thậm chí còn biết sử

dụng bàn chân bé xíu như một cái chân vịt để di chuyển dưới nước. Thử nghĩ xem,

cha mẹ tôi đã sửng sốt như thế nào khi tôi trở thành một tay bơi đầy háo hức, sẵn

sàng nhảy xuống bất cứ bể bơi nào tôi nhìn thấy!

Sau khi chia sẻ câu chuyện của tôi với gia đình Daniel, chúng tôi vui mừng

được biết rằng một trong những cụm từ đầu tiên cậu bé nói với cha mẹ mình khi

cậu đủ lớn để nói một cách rành rọt là: “Bơi giống như Nick!”. Bây giờ Daniel

cũng là một tay bơi hăng hái lắm. Việc nhận thấy mình có thể giúp được Daniel

thông qua cách chia sẻ những trải nghiệm càng khiến cho cuộc sống của tôi có ý

nghĩa sâu sắc. Nếu câu chuyện cuộc đời tôi không giúp được gì cho ai thì chỉ riêng

quyết tâm ”Bơi được như Nick” của Daniel cũng đã đủ khiến cuộc sống và tất cả

những khó khăn mà tôi gặp phải trở thành có ý nghĩa.

Nhận ra mục đích sống của bạn là điều cực kỳ quan trong. Tôi xin cam đoan

rằng bạn cũng có điều gì đó để đóng góp cho cuộc đời này. Lúc này bạn có thể

chưa nhận ra điều đó, nhưng tôi khẳng định rằng nếu điều ấy không đúng thì bạn đã

không tồn tại trên hành tinh này. Tôi biết chắc chắn rằng Chúa không sai lầm đâu.

Người tạo ra những điều kỳ diệu. Tôi là một điều kỳ diệu. Bạn cũng là một điều

kỳ diệu của cuộc sống.



2.Không tay, không chân, không giới hạn

Nhiều lần trong cuộc đời và trong những chuyến đi của mình, tôi đã tận mắt

chứng kiến sức mạnh kỳ diệu của tinh thần con người. Tôi biết chắc chắn điều kỳ

diệu có xảy ra trong cuộc đời này, nhưng chỉ xảy ra với những ai biết nắm giữ và

nuôi dưỡng hy vọng. Hy vọng là gì? Hy vọng là nơi khởi đầu của ước mơ. Hy vọng

là tiếng nói của mục đích sống. Hy vọng nói với bạn và khẳng định với bạn rằng

cho dù điều gì xảy ra chăng nữa, bạn cũng không thể sống mà không có hy vọng.

Bạn không thể kiểm soát được tất cả mọi điều xảy đến với mình, nhưng bạn có thể

kiểm soát được cách bạn phản ứng trong mọi hoàn cảnh.

Sinh thời, mục sư Martin Luther King từng nói: ”Mọi việc trên thế giới này

đi đến được thành công là nhờ hy vọng”. Tôi biết chắc chắn rằng chừng nào bạn

còn thở thì chừng ấy cuộc sống của bạn vẫn c n hy vọng. Bạn và tôi chỉ là

ngƣời trần mắt thịt. Chúng ta không thể nhìn thấu tƣơng lai, nhƣng chúng ta

có thể hình dung ra khả năng ở những ngày phía trƣớc. Hy vọng là món quà

Thượng Đế dành cho chúng ta, là ô cửa sổ để chúng ta nhìn tới tương lai. Chúng ta

không thể biết được tương lai mà Người đã sắp đặt cho chúng ta. Hãy tin tưởng ở

Người, hãy luôn giữ hy vọng trong tim. Ngay cả khi bạn phải đối mặt với điều tồi

tệ nhất, hãy làm hết khả năng để sẵn sàng đón đợi điều tốt đẹp nhất!

Tất nhiên, đôi khi lời cầu nguyện của chúng ta không được đáp lại. Những bi

kịch, thảm họa vẫn cứ xảy ra cho dù chúng ta không ngừng cầu nguyện và kiên tâm

giữ niềm tin. Ngay cả những người có trái tim trong sáng, thánh thiện nhất đôi khi

cũng phải chịu đựng mất mát khủng khiếp. Những trận động đất kinh hoàng xảy ra

cách đây không lâu ở Haiti, Chilê, Mexicô và Trung Quốc chỉ là những ví dụ gần

đây nhất cho thấy bi kịch và đau thương ghê gớm có thể xảy ra hằng ngày, vào bất

cứ lúc nào. Hàng nghìn người thiệt mạng trong những thảm hoạ thiên nhiên đó.

Những con người ấy đã ra đi cùng với hy vọng và ước mơ của mình. Nhiều bà mẹ

bị mất con. Nhiều đứa con mất mẹ.

Làm thế nào bạn có thể giữ được niềm hy vọng giữa những tai ương và khổ

đau? Một điều đã giúp tôi không sụp đổ khi nghe về những thảm hoạ đau thương

ghê gớm đó chính là: những đau thương mất mát luôn cho chúng ta thấy sự quan

tâm vượt ngoài sức tưởng tượng giữa con người với con người. Giữa những đau

thương mất mát tưởng như khôn cùng ấy, bạn tự hỏi tại sao con người ta vẫn có

được niềm hy vọng, tại sao hàng trăm người tình nguyện đã đổ đến nơi vừa chịu

thảm họa. Các sinh viên, bác sĩ, kỹ sư và nhân viên cứu hộ, những người làm công

việc tái thiết đã không tiếc công sức và tài năng, thậm chí hy sinh cả mạng sống để

giúp đỡ những người còn sống sót.

Hy vọng thậm chí xuất hiện trong những thời điểm tồi tệ nhất để chứng minh

cho chúng ta thấy bằng chứng về sự hiện diện của Chúa. Thiệt thòi của riêng tôi

dường như chẳng thấm vào đâu so với những khổ đau của nhiều người mà tôi đã

gặp, nhưng tôi cũng từng trải qua nỗi đau mất người thân. Roy, người anh họ của

tôi qua đời ở tuổi 27 vì ung thư, mặc dù gia đình, cả giáo đoàn và cộng đồng đã cầu

nguyện không biết mệt mỏi cho anh ấy. Mất một người thân là điều vô cùng đau

đớn và khó có thể chấp nhận được, và đó là lý do tại sao duy trì niềm hy vọng lại

quan trọng với tôi đến thế. Bạn biết không, niềm hy vọng của tôi nằm ngoài sự tồn

tại của chúng ta nơi trần thế. Niềm hy vọng tột bậc của tôi được gửi gắm nơi thiên

đường. Gia đình tôi được an ủi phần nào khi hy vọng rằng anh họ của tôi, người tin

ở Chúa Jesus, giờ đây đang ở trên thiên đường cùng với Người và không còn phải

chịu những đau đớn và buồn sầu nữa.

Ngay cả trong những hoàn cảnh tồi tệ nhất, khi tình thế dường như vượt

ngoài mọi khả năng của chúng ta, Chúa cũng biết trái tim chúng ta có thể chịu đựng

được đến mức nào. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng cuộc sống trên cõi đời này chỉ là tạm

thời, bởi vì chúng ta đang được chuẩn bị cho sự vĩnh hằng. Cho dù cuộc sống của

chúng ta ở trên đời này tốt đẹp hay tồi tệ, sự hứa hẹn của thiên đường vẫn đang chờ

đợi chúng ta. Trong lúc khó khăn nhất, tôi luôn hy vọng rằng Chúa sẽ cho tôi sức

mạnh đủ để chịu đựng và vượt qua những thách thức, khổ đau và rằng những ngày

tốt đẹp hơn đang chờ đợi tôi ở phía trước, nếu không phải là ở trên trái đất này thì

sẽ là ở trên thiên đường.

Một trong những cách tốt nhất mà tôi khám phá ra để giữ hy vọng ngay cả

khi lời cầu nguyện của chúng ta không được đáp lại là hãy tìm đến với những

người khác để an ủi và sẻ chia. Nếu nỗi đau đớn, khổ sở của bạn là một gánh

nặng, thì bạn hãy tìm đến để chia sẻ và xoa dịu nỗi đau tƣơng tự ở ngƣời khác

và mang đến cho họ niềm hy vọng. Hãy làm cho họ nhẹ lòng để có thể cảm thấy

mình được an ủi khi biết rằng họ không đơn độc trong sự chịu đựng của riêng họ.

Hãy đến với họ bằng sự cảm thông và trắc ẩn, khi mà hơn ai hết bạn biết rõ bản

thân mình cần sự cảm thông và lòng trắc ẩn đến nhường nào. Hãy trở thành một

người bạn khi mà bạn biết rõ tình bạn quý giá và có thể an ủi bạn ra sao. Hãy mang

đến hy vọng cho người khác khi mà bạn cần hy vọng hơn bao giờ hết.

Tôi còn trẻ và tôi không làm ra vẻ mình có tất cả các câu trả lời, nhưng càng

ngày thôi càng hiểu ra rằng trong những lúc hy vọng dường như mong manh nhất,

khi lời cầu nguyện của chúng ta không được đáp lại, khi nỗi sợ ghê gớm nhất bủa

vây chúng ta, sự cứu rỗi mà chúng ta có được nằm ở các mối quan hệ giữa chúng ta

và những người xung quanh, và – nhất là đối với tôi và những người theo đạo Cơ

Đốc – nằm ở mối quan hệ của chúng ta với Chúa cũng như sự tin tưởng của chúng

ta vào tình yêu và sự sáng suốt của Người.

MÓN QUÀ ĐẦY SỨC MẠNH

Niềm tin vào sức mạnh của hy vọng, nguồn sức mạnh chiến thắng sự thất

vọng, đã được củng cố trong chuyến thăm đầu tiên của tôi tới Trung Quốc vào năm

2008. Trong chuyến thăm ấy, tôi đã tận mắt nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành và

không khỏi kinh ngạc trước sự hùng vĩ của một trong những kỳ quan nổi tiếng nhất

thế giới. Nhưng giây phút ấn tượng nhất trong chuyến đi không phải là khoảnh

khắc tôi đứng trước công trình vĩ đại đó mà là lúc tôi được thấy niềm vui lấp lánh

trong ánh mắt một em bé Trung Quốc. Em bé đó biểu diễn cùng những trẻ em khác

trong tiết mục nghệ thuật thuộc chương trình của Ol ympic. Vẻ mặt hân hoan, rạng

ngời của em đã thu hút sự chú ý của tôi và tôi không thể rời mắt khỏi em được. Em

giữ cân bằng một chiếc đĩa xoay trên đầu trong khi thực hiện các động tác múa

nhịp nhàng cùng với các vũ công khác. Em hết sức tập trung vào các động tác. Mặc

dù có biết bao điều khiến em buồn lòng, đứng trên sân khấu em vẫn toát lên niềm

hạnh phúc mãnh liệt khiến tôi xúc động đến rớm lệ.

Bạn biết không, em bé đó và tất cả những em bé biểu diễn tiết mục văn nghệ

ấy nằm trong số hơn bốn nghìn trẻ em bị mồ côi trong trận động đất ở Tứ Xuyên

cách đó chỉ vài tháng. Người trợ giúp, người điều phối của tôi và tôi đến trại trẻ mồ

côi đó trợ cấp chút nhu yếu phẩm cho các em, và tôi đã được mời nói chuyện để

khích lệ tinh thần cho các em.

Khi tới trại trẻ mồ côi, tôi sững sờ trước những thiệt hại và mất mát mà trận động

đất đã gây ra cho người dân địa phương. Chứng kiến cảnh đau thương đó, tôi lo

lắng không biết mình sẽ nói gì với các em nhỏ mồ côi đây. Mặt đất há hoác ra, nuốt

chửng tất cả những gì thân thương và quen thuộc của các em. Tôi chưa bao giờ

phải chịu đựng cảnh tượng nào khủng khiếp đến mức ấy. Tôi có thể nói gì với các

em đây? Chúng tôi mang đến những chiếc áo ấm cho các em, nhưng làm thể nào tôi

có thể mang đến cho các em niềm hy vọng giữa những mất mát đau thương tột

cùng này?

Khi tôi đến trại trẻ mồ côi đó, các em nhỏ ùa ra đón. Hết em này đến em

khác chạy đến ôm hôn tôi. Tôi không biết nói ngôn ngữ của các em, nhưng điều đó

không quan trọng. Khuôn mặt của các em đã nói lên mọi điều các em muốn nói.

Mặc dù ở trong hoàn cảnh đau thương, các em vẫn rạng ngời niềm vui. Tôi đáng lẽ

không nên lo lắng về việc mình sẽ phải nói gì để động viên các em. Tôi không cần

phải khích lệ những em nhỏ mồ côi ấy. Ngược lại, các em đã khích lệ tôi bằng tinh

thần bay bổng của chương trình ca múa. Các em bị mất cha mẹ, mất nhà cửa, và

mất tất cả những gì thân thuộc, nhưng vẫn thể hiện niềm vui sống vượt lên mọi đau

thương, mất mát.

Tôi nói với các em rằng tôi khâm phục tinh thần dũng cảm của các em và

thôi thúc các em tiếp tục nhìn về tương lai, dám ước ao một cuộc sống tốt đẹp hơn

và theo đuổi những mơ ước bằng tất cả khả năng của mình.



DÁM ƯỚC MƠ

Hãy can đảm theo đuổi ước mơ của bạn và đừng bao giờ nghi ngờ khả năng

đương đầu với khó khăn thử thách trên đường đời. Tôi đã từng thấy khả năng vượt

lên nghịch cảnh đáng kinh ngạc của con người, không chỉ trong những trại trẻ mồ

côi ở Trung Quốc mà cả giữa những khu ổ chuột của Mumbai, trong những nhà tù

ở Romania. Cách đây không lâu, tôi đã có buổi nói chuyện tại trung tâm bảo trợ xã

hội ở Hàn Quốc, nơi có những người khuyết tật và những bà mẹ đơn thân. Sức

mạnh tinh thần của những con người kém may mắn đó khiến tôi không khỏi kinh

ngac. Tôi đã từng đến thăm một nhà tù ở Nam Phi với những bức tường xi măng và

song sắt rỉ sét. Những tù nhân phạm tội nghiêm trọng nhất không được phép dự

buổi cầu nguyện của chúng tôi, nhưng tôi có thể nghe thấy những người khác ở bên

ngoài, ở khắp các ngóc ngách của nhà tù đó, hát thánh ca hòa cùng chúng tôi. Đó là

giây phút xúc động không tả. Cứ như thể Chúa Thánh Linh đã làm cho niềm vui

của Người tràn ngập mọi trái tim trong nhà tù này. Những người tù ấy, họ bị giam

cầm về mặt thể xác nhưng vẫn tự do về tinh thần bởi vì họ có đức tin và niềm hy

vọng. Ngày hôm đó, khi tôi bước ra khỏi cổng nhà tù, tôi cảm thấy rằng những

đồng loại đang ở tù của tôi dường như tự do hơn bất cứ ai ở ngoài cánh cổng của

nhà tù. Bạn à, chính bạn cũng có thể cho phép hy vọng sống trong trái tim mình.

Hãy nhớ rằng nỗi buồn cũng có mục đích của nó. Trải nghiệm cảm xúc buồn

cũng là lẽ tự nhiên thôi, nhưng bạn đừng bao giờ để nó thường xuyên thống trị ý

nghĩ của bạn. Bạn có thể kiểm soát phản ứng của mình trước nỗi buồn bằng cách

hướng tâm trí tới những ý nghĩ tích cực, tươi sáng và những hành động có thể giúp

cho tinh thần bạn phấn chấn.

Bởi tôi là một người sống đời sống tinh thần, tôi trông cậy vào niềm tin của

mình trong những thời khắc đau khổ. Nhưng (có lẽ khá ngạc nhiên) chính thời gian

được huấn luyện về nghiệp vụ kế toán đã cho tôi có được một cách tiếp cận thực tế

hơn. Nếu bạn nói rằng bạn không còn hy vọng, thì có nghĩa là bạn không có bất cứ

cơ hội nào cho bất cứ điều gì tốt đẹp xảy ra trong cuộc sống của bạn nữa.

Một con số không tròn trĩnh? Bạn không nghĩ như thế là cực đoan sao? Đối

với tôi, sức mạnh của niềm tin vào những ngày tốt đẹp hơn là điều không có gì phải

bàn cãi. Nó chắc chắn đến mức dường như rất có thể ngày mai của bạn sẽ thay đổi

theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Cùng với niềm tin và tình yêu, hy vọng là một trong

những trụ cột của tinh thần, giúp tinh thần đứng vững trong mọi hoàn cảnh. Cho dù

niềm tin của bạn là gì đi nữa, bạn cũng đừng bao giờ từ bỏ hy vọng bởi vì bất cứ

điều gì và mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống này đều bắt đầu bằng hy vọng. Nếu

không có hy vọng liệu bạn có bao giờ dám học hỏi một điều gì mới mẻ hay không?

Hy vọng là sức bật cho gần như mọi bước tiến mà chúng ta thực hiện. Bản thân tôi

khi viết cuốn sách này luôn hy vọng bạn sẽ tìm thấy một cuộc sống tốt đẹp hơn,

một cuộc sống không có bất kỳ giới hạn hoặc rào cản nào hết.

Kinh Thánh có đoạn: “Ai trông đợi nơi Chúa sẽ được tái tạo sức mạnh, cất

cánh bay cao như chim ưng, chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi”. Lần

đầu tiên đọc câu kinh này tôi đã hiểu rằng tôi nhất thiết phải có tay, có chân mới

sống hạnh phúc. Chớ quên rằng Chúa không bao giờ bỏ rơi bạn. Hãy tiếp tục tiến

lên phía trước bởi vì hành động sẽ tạo ra động lực và tiếp đó sẽ tạo ra những cơ hội

bất ngờ.

GỢN SÓNG TẠO NÊN THUỶ TRIỀU


Tất cả mọi người trên khắp hành tinh này đều đau buồn sâu sắc sau trận động

đất ở Haiti vào năm 2009. Tuy nhiên, trong tận cùng thảm hoạ, ta vẫn thấy ngời lên

những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người, khi những người sống sót kiên quyết

không đầu hàng cho dù khó khăn, đau thương cứ chồng chất lên cuộc sống của họ.

Tôi đã đọc được câu chuyện về bà Marie, người có cậu con trai Emmanuel bị

vùi lấp trong đống đổ nát. Khi trận động đất xảy ra, chàng thợ may 21 tuổi đang ở

cùng mẹ cậu trong căn hộ. Bà thoát được, nhưng sau đó không tìm thấy con trai,

mà toà nhà nơi họ sống thì chỉ còn là một đống gạch vụn. Marie đi tìm con trai tại

một trạm cứu hộ được dựng lên để cứu giúp những người mất nhà cửa, nhưng bà

không tìm thấy cậu giữa những người sống sót. Bà chờ đợi, hy vọng rằng con trai

vẫn còn sống.

Vài ngày sau, bà đi qua đống đổ nát ấy để tìm con trai. Máy móc xung quanh

đấy gây ra khá nhiều tiếng ồn khiến bà không nghe rõ lắm, nhưng vào khoảnh khắc

đó, Marie nghĩ bà đã nghe thấy tiếng Emmanuel đang gọi.

“Lúc đó”, bà nói với phóng viên, “tôi biết rằng con tôi có thể được cứu

sống”.

Marie lập tức nói cho những người đang có mặt ở đó biết rằng con trai bà đã

gọi bà từ đống đổ nát, nhưng không có một ai có thể giúp bà. Thế rồi một nhóm

nhân viên cứu hộ quốc tế đến và bà đã có thể tìm được một đội kỹ sư giàu kinh

nghiệm. Bà thuyết phục họ rằng con trai bà vẫn còn sống. Sử dụng những thiết bị

và kiến thức cần thiết, họ cắt sắt thép, xi măng và vôi gạch ở đúng cái chỗ mà

Marie đã nghe thấy tiếng con trai gọi.

Họ tiếp tục đào bới và tìm kiếm cho đến khi phát hiện ra một bàn tay của

Emmanuel. Cậu đang đưa tay ra. Họ tiếp tục đào bới cho đến khi một bên vai của

Emmanuel lộ ra hẳn và họ kéo cậu ra khỏi đống đổ nát. Cậu thanh niên ấy bị vùi đá

mười ngày. Cậu bị mất nước trầm trọng, khắp người phủ đầy bụi đất, và bị đói lả,

nhưng cậu vẫn sống.

Đôi khi tất cả những gì bạn có được là niềm tin sâu sắc rằng bất cứ điều gì

cũng có thể xảy ra, rằng những điều kỳ diệu rồi sẽ đến. Cũng giống như bà mẹ của

Emmanuel, thế giới xung quanh bạn có thể hỗn loạn, nhưng bạn không nên rơi vào

tuyệt vọng. Thay vì thế, bạn hãy tin rằng bất cứ điều gì bạn thiếu, Chúa sẽ mang

đến cho bạn! Niềm tin đó đã thôi thúc Marie hành động. Hành động tìm kiếm được

thúc đẩy bởi niềm tin mạnh mẽ đã đưa bà tới nơi bà có thể nghe được tiếng kêu cứu

của con trai mình. Cũng chẳng khó khăn lắm khi thừa nhận rằng niềm tin và hy

vọng của Marie đã giúp Emmanuel thoát chết, đúng

Hiện giờ cuộc sống đối với bạn có thể không được êm đẹp, nhưng chừng nào

bạn còn sống trên cõi đời này, chừng nào bạn còn tiếp tục hướng về phía trước, thì

bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, trong đó có những điều kì diệu mà bạn không thể

ngờ tới.

NUÔI HY VỌNG TRONG TIM

Có thể bạn nghi ngờ lời tôi vừa nói, rằng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra

nếu chúng ta không ngừng hy vọng. Hoặc có lẽ bạn tin rằng tìm được sức mạnh để

thoát ra khỏi nỗ tuyệt vọng của bạn là điều không thể. Tôi đã từng cảm thấy y như

thế. Tôi đã từng hoàn toàn tin rằng cuộc sống của tôi sẽ không bao giờ có một giá

trị gì hết và rằng tôi sẽ chỉ là gánh nặng cho những người tôi yêu mà thôi.

Khi tôi chào đời, cha mẹ tôi không hề được chuẩn bị để đương đầu với việc

có một đứa con không chân không tay, và kết quả là họ rất thất vọng. Ai có thể

trách họ được chứ? Tất cả những ai làm cha làm mẹ đều cố hình dung ra tương lai

cho những đứa con mà họ sinh ra trên đời này. Ngày ấy cha mẹ tôi khó mà tưởng

tượng ra bất cứ tương lai nào đang chờ tôi, và khi tôi lớn hơn, ý thức được những

thiệt thòi của mình, tôi cũng thấy đường đời phía trước thật mờ mịt.

Tất cả chúng ta đều có những lúc cảm thấy viễn cảnh về cuộc sống tương lai

của mình bị thực tế phũ phàng chặn lại giống như chiếc xe đang chạy với tốc độ

cao bỗng nhiên đâm phải bức tường. Những trải nghiệm đặc biệt của bạn có thể là

quý giá, nhưng trạng thái tuyệt vọng cũng như tự nhiên thôi. Nhiều bạn đang ở tuổi

mới lớn gửi thư điện tử cho tôi kể chuyện bị ngược đãi, bị bỏ mặc, phải chia lìa gia

đình. Nhiều người trưởng thành chia sẻ với tôi những chuyên cuộc đời họ, những

mảnh đời tàn tạ và thui chột vì ma tuý, rượu và sách báo khiêu dâm. Có khi dường

như một nửa số thính giả của tôi là những bệnh ung thư hoặc bị những căn bệnh

hiểm nghèo khác.

Ở vào hoàn cảnh ấy, làm thế nào bạn vẫn giữ được niềm hy vọng? Bạn hãy

tin tưởng ở Đấng Sáng Tạo của chúng ta, hãy nhớ rằng bạn có mặt trên đời náy là

có lý do, rằng bạn sinh ra trên đời này để thực hiện một mục đích nào đó và hãy tận

hiến cho điều ấy. Cho dù thách thức mà bàn đang phải đối mặt có là gì đi nữa, bạn

cũng được ban phước theo cách này hay cách khác để giúp tìm ra một lối thoát cho

tình trạng bế tắc của mình. Hãy nghĩ đến cha mẹ của tôi, nghĩ đến sự tuyệt vọng mà

họ phải đương đầu khi tôi chào đời không có chân tay mà xem.

TIN VÀO ĐIỀU TỐT ĐẸP NHẤT

Rõ ràng là thật khó để giữ được tinh thần tích cực và động lực vươn lên khi

bạn cảm thấy gánh nặng của mình vượt quá sức chịu đựng. Khi đã đủ lớn để hiểu

được những thách thức đang đợi mình ở phía trước, tôi thường bị ám ảnh bởi nỗi

tuyệt vọng và không thể nào hình dung được bất cứ điều gì tích cực ở tương lai. Ký

ức của tôi về những ngày đen tối trong những năm đầu đời không được rõ ràng

lắm. Tôi đã trải qua một trong những giai đoạn tuyệt vọng khi cảm thấy làm một

người khác biệt với mọi người thật là khổ sở. Tôi chắc rằng bạn cũng đã trải qua

cái cảm giác tự ti này. Tất cả chúng ta đều mong muốn được hoà nhập với mọi

người, nhưng nhiều lúc chúng ta cảm thấy mình là người bị gạt ra ngoài lề của cuộc

sống.

Cảm giác bất an và sự tự ti của tôi chủ yếu nảy sinh từ những thách thức của

tình trạng không có chân tay. Tôi không thể biết được những lo lắng của bạn hiện

nay là gì, nhưng tôi xin khẳng định rằng nhờ luôn giữ niềm hy vọng mà tôi đã vượt

lên nghịch cảnh. Tôi xin kể một trải nghiệm của những năm thơ ấu để chứng minh

cho bạn thấy hy vọng đã giúp ích cho tôi như thế nào:

Khi tôi mới chập chững biết đi, bác sĩ khuyên cha mẹ tôi nên để tôi chơi

chung với những đứa trẻ bị gắn mác “trẻ khuyết tật”. Khó khăn thách thức của

những đứa trẻ ấy đa dạng lắm; đứa thì mất chân tay do bệnh xơ nang hoá, đứa thì bị

rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Cha mẹ tôi rất thương và thông cảm cho những đứa

trẻ thiệt thòi cũng như những gia đình của chúng, nhưng họ không nghĩ trên đời

này có bất kỳ đứa trẻ nào lại nên bị giới hạn trong một nhóm bạn riêng biệt. Họ tiếp

túc nuôi niềm tin không gì lay chuyển nói rằng, cuộc sống của tôi sẽ không có giới

hạn, không có bất cứ rào cản nào hết và họ sẽ cố gắng hết sức để nuôi dưỡng ước

mơ đó.

Ngay trong giai đoạn đầu của tôi, mẹ đã đi đến một quyết định quan trọng :

“Nicolas, con cần phải chơi với những đứa trẻ bình thường bởi vì con là một đứa

trẻ bình thường. Con chỉ khiếm khuyết về th.ân thể tí chút thôi, chỉ thế thôi”, mẹ nói

tiếp và tiếp tục giữ niềm tin ấy trong những năm tiếp theo. Mẹ không muốn tôi cảm

thấy mình là một đứa trẻ không bình thường hoặc bị giam h.ãm bởi các giới hạn.

Mẹ không muốn tôi trở thành một con người sống lủi thủi, thu mình trong cái kén

cô đơn, nhút nhát hoặc luôn bất an chỉ vì tôi khác biệt về mặt hình thể so với mọi

người.

Từ bé tôi đã hiểu rằng cha mẹ đang kiên nhẫn truyền cho tôi niềm tin sắt đá

rằng tôi có mọi quyền giải phóng mình khỏi những cái mác được gán cho con

người cũng như những rào cản. Bạn cũng có cái quyền đó đấy. Bạn nên mơ ước

cuộc sống của mình hoàn toàn không bị bó buộc bởi bất kỳ sự phân loại, phân biệt

hoặc bất cứ giới hạn nào mà người khác cố áp đặt. Bởi vì khiếm khuyết một phần

cơ thể, tôi rất nhạy cảm trước thưc tế rằng một số người chấp nhận những gì người

khác nói về mình, thậm chỉ tự giới hạn bàn thân mình một cách vô thức. Dĩ nhiên

đã có những lúc tôi cảm thấy mệt mỏi hoặc dao động. Có những lúc tôi thấy rằng

việc đến trường hoặc tới bác sĩ thật quá mệt mỏi, nhưng cha mẹ tôi đã kiên quyết

không để cho tôi đầu hàng số phận.

Những cái mác có thể cung cấp cho chúng ta một nơi trú ẩn hấp dẫn. Một số

người sử dụng chúng như những cái cớ đế biện hộ cho sự đầu hàng. Nhữn g người

khác cố gắng vượt lên hoàn cảnh. Rất nhiều, rất nhiều người dã bị gán mác "tàn tật"

hoặc "khuyết tật", nhưng rồi họ đã vươn lên, tận hưởng cuộc sống tích cực đầy ý

nghía, làm được những điều quan trọng. Tôi khuyến khích bạn chiến thắng bất kỳ

nỗ lực nào nhằm hạn chế bạn trong việc khám phá và phát triển những quà tặng

cuộc sống.

Là một đứa con của Chúa, tôi biết rằng Người luôn luôn ờ bên tôi, và tôi thấy

được an ủi khi biết rằng Người hiểu con người chúng ta có thể chịu đựng đến mức

nào. Khi những người khác chia sẻ cảu chuyện cuộc đời đầy gian nan thử thách của

họ với tôi, tôi thường xúc động đến rơi lệ. Tôi muốn nhắn nhủ những ai đang phải

chịu đựng khổ đau và mất mát rằng cánh tay của Chúa không bao giờ là quá ngắn.

Người có thể chạm tới bất cứ ai.

Hãy tìm sức mạnh từ chính niềm tin đó. Háy dám dấn thân và vươn tới

những tầm cao mà ước mơ và trí tưởng tượng có thể đưa bạn tới. Bạn hoàn toàn có

thể mong đợi, đón nhận những thách thức. Đón chào chúng như "những trải

nghiệm giúp hình thành tính cách". Hãy học lấy những bài học từ chính những

thách thức và hãy nỗ lực vượt lên mọi thách thức. Có thể bạn đang ấp ủ một giấc

mơ tuyệt vời. Vì vậy mở lòng để chấp nhận rằng Chúa có thể có một con đường

khác dành cho bạn, một con đường nằm ngoài sự hình dung của bạn về tương lai.

Có nhiều cách để vươn tới ước mơ, vậy nên đừng nản chí nếu như ngay lúc này bạn

chưa thể tìm ra con đường cho riêng mình.

CẬU BÉ DÙNG CHÂN TAY GIẢ

Hy vọng là một chất xúc tác. Nó có thể đẩy lùi những trở ngại khó đẩy lùi

nhất. Khi không ngừng đấu tranh, bạn tạo ra động lực để thúc đẩy bàn thân mình

tiến về phía trước. Hy vọng tạo ra các cơ hội mà bạn khống thể ngờ được. Những

người có thể giúp đỡ sẽ tìm đến bạn. Những cánh cửa sẽ mở ra. Những lộ trình

được phát quang.

Hãy nhớ rằng hành động tạo ra phản ứng. Khi đứng trước nguy cơ muốn từ

bỏ ước mơ, bạn hãy cố gắng thôi thúc bản thân tiếp tục đấu tranh thêm dù chỉ một

ngày, một tuần, một tháng, một năm nữa. Bạn sẽ kinh ngạc trước những gì sẽ xảy

ra khi bạn kiên quyết không chịu đầu hàng.

Khi tôi vào tiểu học, cha mẹ lại phải cố gắng vận động để tôi được học

trường bình thường, thay vì học tại một trường dành cho trẻ đặc biệt. Niềm tin

không gì lay chuyển nổi của họ đã đem lại kết quả như mong đợi. Tôi trở thành một

trong những trẻ em khuyết tật đầu tiên ở Australia được "hòa nhập" vào hệ thống

trường bình thường. Tôi học ở đó tốt đến mức báo địa phương cho đăng một bài

viết nhan đề "Hòa nhập giúp cậu bé khuyết tật toả sáng". Bài báo được đăng kèm

theo một bức ảnh chụp em gái Michelle cùng tôi đến trường trên chiếc xe lăn chạy

điện, khơi mào cho một cuộc đột kích của giới truyền thông quốc gia, dẫn đến

những chuyến thăm của các quan chức chính quyền, khiến tôi nhận được cơ man

nào là thiệp, thư, quà tặng và những lời mời đến từ khắp cả nước.

Những khoản tài trợ nhận được sau khi bài báo đó được đăng tải đã giúp bố

mẹ có điều kiện đưa tôi đi lắp chân tay giả. Từ khi tôi mới 18 tháng tuổi họ đã cố

gắng lắp chân tay giả cho tôi. Bộ phận nhân tạo đầu tiên được lắp cho tôi chỉ là một

cánh tay giả chẳng phát huy nhiều tác dụng. Cánh tay đó và bàn tay hoạt động được

là nhờ những chiếc ròng rọc và đòn bẩy, và nó nặng gấp hai lần cơ thể tôi!

Giữ được thăng bằng với cánh tay giá nặng trịch đó quả là một thách thức

không nhỏ. Tôi đã cố đeo nó một thời gian. Trước đó tôi đã trờ nên thành thạo

trong việc cầm các đồ vật bằng bàn chân nhỏ xíu, bằng cằm, bằng răng, vậy nên

cánh tay giả ấy dường như chỉ làm cho những hoạt động hàng ngày của tôi trở nên

khó khăn hơn. Thoạt đầu cha mẹ rất thất vọng, nhưng càng ngày tôi càng thêm tự

tin bởi tôi cảm thấy thoải mái khi mình tự làm được các việc mà không cần chân

tay giả.

Tôi động viên cha mẹ, cảm ơn họ và tiếp tục hướng tới những ngày tốt đẹp

hơn đang đón đợi phía trước.

Kiên trì hàm chứa sức mạnh. Lần thử nghiệm dùng bộ phận giả đầu tiên đã

thất bại, nhưng tôi vẫn tiếp tục giữ niềm tin rằng cuộc sống luôn hướng tới điều tốt

đẹp nhất. Niềm lạc quan và tinh thần phấn đấu vươn lên của tôi đã khích lệ cộng

đồng câu lạc bộ "Những chú sư tử của chúng tôi", một tổ chức từ thiện quốc tế,

quyên góp được hơn 200.000 USD để giúp tôi thanh toán hoá đơn y tế và mua một

chiếc xe lăn mới. Một phần số tiền đó giúp chúng tôi thực hiện chuyến đi đến

Toronto, Canada, để lắp một bộ tay giả chạy điện tiên tiến hơn được sản xuất riêng

cho một bệnh viện nhi đồng. Tuy nhiên, cuối cùng, ngay cả các chuyến gia y tế

cũng quyết định rằng tôi có thể tự thực hiện mọi việc một cách hiệu quả hơn là sử

dụng sự hỗ trợ của chân tay giả.

Tôi cảm thấy háo hức khi nghĩ rằng một ngày nào đó các nhà khoa học sẽ tạo

được chân tay cho tôi. Nhưng càng hy vọng vào điều đó tôi càng quyết tâm làm tất

cả những gì có thể mà không trông chờ người khác tìm ra thứ gì đó giúp cải thiện

cuộc sống của mình - chính tôi phải tự tìm ra câu trả lời. Chúng ta cần phải chịu

trách nhiệm về hạnh phúc và sự thành công của mình. Bạn bè va gia đình của bạn

có thể giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn. Thậm chí, giờ đây tôi hoan nghênh bất cứ ai

giúp tôi, cho dù là mở một cánh cửa để tôi có thể năng xe đi hoặc cầm ly nước cho

tôi uống. Hãy biết ơn họ vì điều đó. Hãy hoan nghênh những nỗ lực của họ, nhưng

bạn hãy cứ tiếp tục thúc đẩy chính bản thân mình để có thể tự lực cánh sinh. Càng

tự thân vận động, bạn càng tạo ra được nhiều cơ hội cho mình. Có lẽ đôi lúc bạn

cảm thấy như thể mình sắp sửa đạt được mục tiêu để rồi lại thấy thất bại. Đó không

phải là lý do để bỏ cuộc đâu. Thất bại chỉ xảy ra với những ai vấp ngã mà không

quyết tâm đứng dậy. Tôi vẫn tin rằng một ngày nào đó tôi sẽ có thể bước đi, có thể

nâng và cầm được các vật dụng như một người bình thường. Sẽ thật kỳ diệu khi

điều đó xảy ra, cho dù Chúa mang nó đến cho tôi hay làm cho nó xảy ra thông qua

những sứ giả của Người ở trái đất. Kỹ thuật chân tay giả đang tiến bộ từng ngày.

Một ngày nào đó tôi sẽ có thể mang những bộ chân tay giả hoạt động hiệu quả, còn

bây giờ tôi hài lòng với bản thân mình và những gì mình đang có.

Thường thì những thách thức lớn mà ta nghĩ đang cản trở ta, thực ra lại khiến

ta trở nên mạnh mẽ hơn. Bạn nên tin rằng khuyết tật của hôm nay có thể sẽ trở

thành lợi thế của ngày mai. Tôi luôn coi sự khiếm khuyết chân tay của mình là một

tài sản, là vốn quý. Những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em không nói ngôn ngữ

của tôi chỉ cần nhìn tôi cũng có thể biết được rằng tôi đã vượt qua vô số khó khăn

và thách thức. Họ biết rằng, đối với tôi, có được những bài học quý giá trên đường

đời không phải là chuyện dễ dàng.

SÁNG SUỐT NHỜ TRẢI NGHIỆM

Khi nhắn nhủ khán thính giá của mình không ngừng nuôi hy vọng vào những

ngày tốt đẹp hơn sẽ đến, tôi nói từ trải nghiệm của bản thân mìn h. Bạn có thể tin

vào những gì tôi nói bởi vì chính tôi đã thấy được tính chân lý của nó qua những gì

tôi đã sống.

Trong đời mình đã có lúc tôi từ bỏ hy vọng. Thời kỳ u ám trong quãng đời

tuổi thơ khá hạnh phúc của tôi xảy đến khi tôi khoảng mười tuổi, khi mà những ý

nghĩ tiêu cực tấn công và lấn át tôi. Cho dù đã cố gắng để trở nên lạc quan, quyết

tâm và sáng tạo đến mức nào, tôi vẫn cảm thấy có những việc mình không thể nào

thực hiện được. Có những hoạt động đơn giản, thế mà tôi đành bó tay. Tôi buồn vì

sự bất lực của mình trước những việc nhỏ, chẳng hạn như lấy một ly sôđa từ tủ

lạnh, cái việc mà mọi đứa trẻ khác đều có thể làm được. Tôi không thể tự ăn uống

được, và ghét phải nhờ người khác bón thức ăn cho mình. Tôi cảm thẩy rất tệ khi

người khác đang ăn mà cứ phải ngừng lại để giúp tôi.

Những vấn đề lớn hơn cứ ám ảnh tôi trong giai đoạn này: Liệu tôi có bao giờ

tìm được một người vợ thực sự yêu tôi hay không? Làm sao có thể cho cô ấy những

đứa con? Làm sao tôi có thể bảo vệ được con mình nếu như chúng bị đe dọa?

Hầu hết mọi người đều có ý nghĩ như thế. Một lúc nào đó có thể bạn đã tự

hỏi liệu bạn sẽ có được một mối quan hệ lâu dài, một công việc ổn định, một nơi an

toàn để sống hay không. Suy nghĩ về tương lai là điều bình thường và lành mạnh,

bởi vì đó là cách chúng ta phát triển tầm nhìn cho cuộc sống. Vấn đề là những ý

nghĩ tiêu cực có thể che khuất tầm nhìn về tương lai và làm đầu óc bạn thiếu sáng

suốt. Tôi cầu nguyện và tôi nhắc mình nhớ lời Chúa, người đã giúp tôi biết được

rằng Người luôn ở bên tôi. Người chưa bao giờ bỏ tôi. Người chưa bao giờ quên

tôi. Nguời sẽ tạo ra những điều thậm chí tồi tệ nhất đ ể rồi mọi điều hợp lại thành

kết quả tốt đẹp. Tôi luôn nhắc mình dù tôi có phải chứng kiến chuyện gì ở ngoài

đời, tôi vẫn phải hy vọng vào những lời hứa của Chúa.

Tôi biết rằng Chúa đầy lòng nhân từ. Tôi có thể biết chắc chắn liệu Người

cho phép điều gì đó tồi tệ xảy ra hay không, nhưng tôi có thể tin tưởng và hy vọng

vào lòng nhân từ của Người.


KIỂM SOÁT Ý NGHĨ

Khi sắp tròn mười một tuổi, tôi bước vào giai đoạn của tuổi mới lớn đầy

nhạy cảm, cái giai đoạn mà não của chúng ta tạo ra các kết nối và các chất hóa học

lạ lùng lan tỏa khắp cơ thể. Những đứa con trai, con gái khác ở tu ổi tôi đã bắt đầu

cặp đôi, khiến cho cảm giác lẻ loi trong tôi càng tăng lên. Liệu trên đã này có cô

gái nào lại cần một người bạn trai không thể cầm tay minh hoặc khiêu vũ với mình

không?

Dù không ý thức, tôi cũng đã cho phép những ý nghĩ u ám vã cảm giác tiêu

cực ấy đè nặng lên tinh thần của mình và để cho gánh nặng đó ngày càng tăng.

Thường thì những ý nghĩ đó len lén đi vào tâm trí tôi trong những đêm tôi không

tài nào chợp mắt, hoặc khi tôi cảm thấy mệt mỏi sau một ngày dài ở trường. Chắc

hẳn bạn biết cái cảm giác đó; chắc hẳn cũng có lúc bạn mệt mỏi, cảm thấy như thể

gánh nặng của cả thế giới đang đè lên vai bạn. Ai trong chúng ta cùng đều trải qua

những lúc tâm trạng chùng xuống như vậy, đặc biệt khi chúng ta mất ngủ, ốm yếu,

hoặc khi những thách thức khác làm chúng ta cảm thấy bị tổn thương.

Không một ai trên đời này lúc nào cũng được hạnh phúc, lúc nào cũng phấn

khởi. Nếu như có lúc tâm trạng của bạn trở nên chán nản thì điều đó cũng tự nhiên

thôi. Sự chán nản cũng có mục đích của nó đấy. Theo các nghiên cứu tâm lý gần

đây, tâm trạng chán nản có thề khiến bạn đánh giá công việc của mình bằng con

mắt nghiêm khắc hơn, giàu tính phân tích hơn. Cách nhìn đó là hữu ích khi bạn

thực hiện các việc như cân đối thu chi, tính thuế, hay biên tập một bài báo. Ý nghĩ

tiêu cực có thể sản sinh ra kết quả tích cực, miễn là bạn nhận thức một cách rõ

ràng về chúng và kiểm soát đƣợc chúng. Chỉ khi bạn để cho cảm xúc điều

khiển hành động của mình thì bạn mới phải đối mặt với nguy cơ rơi vào tình

trạng trầm cảm và có hành vi tự hủy hoại bản thân.

Điều then chốt là hãy kiên quyết không để cho cảm xúc tiêu cực hoặc cảm

giác chán nản, tuyệt vọng điều khiển chúng ta. May mắn thay, bạn cũng như tôi,

chúng ta hoàn toàn có đủ khả năng để điều chỉnh thái độ. Khi bạn phát hiện thấy ý

nghĩ tiêu cực đang lan tràn trong tâm trí mình, bạn có thể chọn nhấn nút “tắt”. Hãy

nhận biết các cảm xúc, những ý nghĩ tiêu cực và xác định rõ nguyên nhân gây ra

chúng, nhưng hãy tập trung tâm trí vào các giải pháp thay vì vào các vấn đề. Tôi

nhớ khi học Kinh Thánh, tôi được xem một bức tranh mang tên “Khí giới của Chúa

Trời” trong đó có chiếc giáp che ngực tượng trưng cho sự ngay thẳng, chiếc thắt

lưng tượng trưng cho sự thật, chiếc khiên tượng trưng cho đức tin, thanh kiếm

tượng trưng cho tinh thần và chiếc mũ giáp tượng trưng cho sự cứu rỗi. Tôi biết

rằng tất cả những thứ đó là Vũ khí mà một cậu bé theo đạo Cơ Đốc sẽ cần đến. Tôi

hiểu Chúa nhắn nhủ các con chiên của Người hãy dùng thanh kiếm đề đấu tranh

với những ý nghĩ tiêu cực. Thanh kiếm đó là Kinh Thánh. Và trong cuộc sống bạn

cũng thường giơ chiếc khiên của đức tin lên để bảo vệ bản thân.

VÙNG XOÁY CỦA THẤT VỌNG


Ở cái tuổi mới lớn ấy, khi mà tinh thần tự tôn và sự tự ý thức về hình ảnh của

bản thân trở nên rất quan trọng, tôi đã để cho nỗi lo lắng và sợ hãi lấn át mình. Tất

cả những ý nghĩ tiêu cực về bản thân áp đảo mọi ý nghĩ tích cực.

Mình thật thiệt thòi, kém may mắn. Mình sẽ chẳng bao giờ có được một cuộc sống

bình thường, một công việc bình thường, chẳng bao giờ có vợ, có con được! Mình

sẽ luôn là gánh nặng cho những người xung quanh.

Tôi chƣa bao giờ thực sự tàn tật cho đến khi tôi mất hy vọng. Hãy tin tôi

đi, mất hy vọng c n tồi tệ hơn cả mất chân tay. Nếu bạn đã từng trải nghiệm cảm

giác đau khổ và suy sụp tinh thần, thì bạn chắc hẳn biết rõ sự thất vọng tồi tệ đến

mức nào. Khi ấy tôi cảm thấy tức giận, bị tổn thương và bối rối hơn bao giờ hết.

Tôi cầu nguyện và hỏi Chúa rằng, tại sao Người lại không thể cho tôi những

gì mà Người có thể cho những người khác. Tôi đã làm gì sai chăng? Và vì thể mà

Người không đáp lại lời cầu nguyện của cha mẹ tôi, lời cầu xin có chân, có tay mà

tôi đau đầu thực hiện mỗi ngày? Tại sao Người không cứu giúp chúng tôi? Tại sao

Người lại bắt tôi phải chịu đựng buồn tủi như thế này?

Cả Chúa lẫn các bác sĩ đều không thể giải thích được tại sao tôi lại sinh ra

không có chân tay. Không có bất cứ lời giải thích nào cả, thậm chí cả một lời giải

thích về mặt khoa học cũng không và điều đó chỉ càng khiến tôi cảm thấy tồi tệ

hơn. Tôi cứ tiếp tục nghĩ rằng nếu có một lý do nào đấy, liên quan đến tâm linh,

khoa học hay bất cứ gì khác, thì có lẽ tôi sẽ đương đầu với hoàn cảnh dễ dàng hơn.

Nếu có một lý do nào đó giải thích cho việc tôi không có chân tay, có lẽ nỗi đau

của tôi không ghê gớm đến thế.

Nhiều lúc chán nản đến mức tôi không chịu đến trường. Trước đó, cảm giác

tủi thân không phải là một vấn đề đối với tôi. Tôi đã không ngừng cố gắng để vượt

lên khuyết tật, để sống và sinh hoạt bình thường như bao người, để vui chơi như

những đứa trẻ khác. Hầu như lúc nào tôi cũng tạo được ấn tượng với cha mẹ, với

thầy cô giáo và bạn học bằng chính lòng quyết tâm và tinh thần tự lực. Tuy nhiên,

tôi giấu kín một nỗi buồn ở trong lòng.

Tôi được nuôi nấng như một đứa trẻ thiên về đời sống tinh thần. Tôi chăm

chỉ đi lễ nhà thờ và tin vào sự cầu nguyện cũng như sức mạnh của Chúa. Tôi tin

vào sự hiện diện của Chúa Jesus đến mức khi ăn tối, tôi mỉm cười, nghĩ rằng Chúa

đang ở bên chúng tôi ngay tại bàn ăn, đang ngồi ở chiếc ghế trống trong khi chúng

tôi ăn. Tôi cầu nguyện để có được chân tay như bao người. Trong một thời gian, tôi

cứ mong

Một buổi sáng nào đó, khi thức dậy, tôi thấy mình có chân có tay. Mỗi lần

cầu nguyện tôi chỉ cầu mình có được một tay hoặc một chân thôi. Tôi mong mãi mà

chẳng thấy mình có chân tay, và thế là tôi đâm ra giận Chúa.

Tôi nghĩ rằng tôi hiểu Chúa sáng tạo ra tôi với mục đích gì. Người tạo ra tôi

như một cộng sự của người để tạo ra điều kỳ diệu, để thế giới thừa nhận rằng có

Chúa trên đời này. Tôi thường cầu nguyện: “ Lạy Chúa, nếu Người cho con tay và

chân, con sẽ đi vòng quanh thế giới và chia sẻ điều kỳ diệu đó với mọi người. C on

sẽ lên truyền hình và kể cho tất cả mọi người biết điều gì đã xảy ra , và qua câu

chuyện của con thế giới sẽ thấy được sức mạnh của Người”. Tôi nới với Chúa rằng

tôi đã hiểu mục đích của Người và tôi sẵn sàng phụng sự múc đích đó. Tôi nhớ

mình đã cầu nguyện: “ Lạy Chúa, con biết Người tạo ra con như thế này để Người

có thể cho con chân tay và điều kỳ diệu đó sẽ chứng minh cho mọi người thấy sức

mạnh và tình yêu của Người”.

Khi còn nhỏ, tôi đã biết Chúa nói với chúng ta bằng nhiều cách. Tôi cảm

thấy Người có thể trả lời tôi bằng cách đặt một cảm xúc vào trái tim tôi. Nhưng tôi

chỉ thấy sự im lặng mà thôi. Tôi chẳng thấy gì hết.

Cha mẹ tôi thường nói: “Chỉ có Chúa mới biết tại sao con sinh ra như thế

này”. Khi đó tôi đã hỏi Chúa, và Người không nói gì cho tôi biết hết. Những lời cầu

xin khẩn khoản không được thoã mãn và những câu hỏi không được trả lời khiến

tôi buông lòng lắm bởi vì trước đó tôi cảm thấy mình rất gần gũi với Chúa.

Tôi cũng phải đương đầu với những thách thức khác. Dạo đó gia đình tôi

chuyển lên vùng duyên hải Queensland ở phía bắc, cách xa chỗ ở cũ tới 1.000 dặm,

xa họ hàng thân thuộc. Cái kén bảo vệ của các cô dì chú bác và hai mươi sáu anh

chị em họ bị tháo bỏ. Sự căng thẳng của việc chuyển nơi ở bao trùm lên cha mẹ tôi.

Mặc dù có sự quả quyết, tình yêu và sự hỗ trợ, nâng đỡ của cha mẹ, tôi vẫn không

thể nào rũ bỏ được cái cảm giác mình là một gánh nặng lớn.

Cứ như thế tôi đã phủ tấm khăn màu đen lên cuộc đời mình để ngăn không

cho mình nhìn thấy một chút ánh sáng nào. Tôi không thể thấy được mình còn có

ích cho một ai. Tôi cảm thấy tôi chỉ là một lỗi sai, một sản phẩm dị dạng của tạo

hóa, một đứa con bị lãng quên của Chúa. Cha mẹ đã cố gắng hết sức để nói với tôi

điều ngược lại. Họ đọc Kinh Thánh cho tôi nghe. Họ đưa tôi đến nhà thờ. Nhữ ng

giảng viên giảng đạo dạy tôi rằng Chúa yêu tất cả mọi người. Nhưng tôi không thể

vượt ra ngoài nỗi đau khổ và tức giận được.

Hồi ấy tâm trạng tôi cũng có những lúc tươi sáng hơn. Ở trường học giáo lý,

tôi cảm nhận được niềm vui khi cùng bạn học hát vang những ca khúc thánh ca, “

Chúa Jesus yêu hết thảy thiếu nhi trên thế gian; không phân biệt em da vàng, da

nâu, da trắng, da đen, trong mắt Người, các con đều đáng yêu. Chúa yêu thương

tất thảy đàn con thiếu nhi trên thế gian”.

Sống giữa những người luôn yêu thương và giúp đỡ, tôi ghi sâu bài thánh ca

đó trong tim. Nó an ủi tôi nhiều lắm. nhưng khi cảm thấy mệt mỏi hoặc ốm yếu,

những ý nghĩ u ám lại xâm chiếm tâm trí tôi. Tôi ngồi trên xe lăn trong sân chơi, tự

hỏi: Nếu Chúa thực sư yêu tôi như những đứa trẻ khác, tại sao Người lại không cho

tôi có chân tay?

Thầy dạy giáo lý dạy tôi rằng Chúa yêu tất cả mọi người. Người rất quan tâm

tới chúng ta. Tôi muốn tin vào điều đó, nhưng rồi vào thời ấy, trong tôi lại hiện lên


câu hỏi: Nếu Chúa thực sự yêu tôi như yêu những đứa trẻ khác, tại sao Người lại

tạo ra tôi khác với những đứa trẻ khác?

Những ý nghĩ đó bắt đầu xâm nhập vào đầu óc tôi ngay cả ban ngày, cả trong

lúc tôi có chút niềm vui. Một hôm tôi đang ngồi trên một chiếc bàn quầy rất cao ở

trong bếp nhìn mẹ nấu bữa tối – một thói quen giúp tôi tìm thấy sự an ủi và thư

giãn – thì những ý nghĩ tiêu cực bỗng ập đến, tôi muốn ném mình xuống khỏi mặt

bàn. Tôi nhìn xuống bên dưới, nghĩ rằng mình sẽ lao xuống, nhưng rồi nỗi sợ hãi

lấn át sự tuyệt vọng nên tôi ngừng lại. Lúc bấy giờ tôi đang vật lộn với cảm giác

tuyệt vọng, rằng cuộc đời tôi rồi đây sẽ vô cùng khó khăn. Chúa dường như không

đáp lại lời cầu nguyện của tôi. Nhìn mẹ tôi làm việc trong nhà bếp, tôi bỗng nhiên

không muốn trở thành gánh nặng của bà. Thế là ý định quăng mình xuống lại tiếp

tục tấn công tôi. Tôi loay hoay tính toán xem mình nên lao xuống phía nào, để đảm

bảo rằng tôi sẽ gãy cổ và chết ngay tức thì. Nhưng rồi tôi tự bảo mình rằng tôi

không nên làm thế, chủ yếu bởi vì nếu ném mình xuống mà kh ông chết thì tôi sẽ

phải giải thích tại sao tôi lại thất vọng đến nhường ấy. Cái lần tôi suýt nữa tự hủy

hoại mình đó quả là đáng sợ. Đáng lẽ nên nói cho mẹ biết tôi đang nghĩ gì, nhưng

tôi ngại. Tôi không muốn làm mẹ hoảng sợ.

Khi ấy tôi còn nhỏ, và mặc dù được sống giữa những người yêu thương

mình, tôi đã không tìm đến họ để tâm sự về nỗi lòng của mình. Tôi có những nguồn

giúp đỡ và sẻ chia, nhưng tôi đã không sử dụng những người ấy, và đó là một sai

lầm.

Nếu bạn cảm thấy mình bị lấn át bởi tâm trạng thất vọng, thì bạn không phải

đương đầu với nó một mình đâu bạn ạ. Những người yêu thương bạn sẽ không cảm

thấy bạn là gánh nặng đâu. Họ muốn giúp bạn. nếu bạn cảm thấy không thể tâm sự

với người thân, thì hãy tìm đến những chuyên gia tư vấn tại trường, ở nơ i làm việc,

ở cộng đồng. Bạn không hề đơn độc. Tôi không đơn độc. giờ đây tôi đã hiểu được

điều đó và tôi không muốn bạn cũng giống tôi trước kia đã từng suýt phạm phải sai

lầm chết người.

Nhưng lúc đó trong lòng tôi tràn ngập tuyệt vọng. Khi ấy tôi đã quyết định

rằng để chấm dứt mọi nỗi đau khổ, tôi nhất định phải kết thúc cuộc sống của mình.

TIẾNG GỌI THÂN THƢƠNG

Một buổi chiều sau khi tan học, tôi hỏi mẹ rằng liệu bà có thể giúp đưa tôi

vào bồn tắm để tôi dầm nước một lúc không. Khi mẹ ra khỏi phòng tắm, tôi bảo mẹ

đóng cửa lại. Sau đó tôi ngâm mình xuống nước, ngâm đến tận tai. Trong im lặng,

những ý nghĩ rất nặng nề, u ám lan tràn. Tôi đã lên kế hoạch cho việc tôi muốn làm

từ trước.

Nếu Chúa không mang nỗi khổ đau của tôi đi và nếu không có mục đích nào

dành cho tôi trong cuộc đời này… nếu tôi tồn tại trên đời này chỉ để chịu đựng sự

xa lánh và cô đơn… nếu tôi là gánh nặng cho mọi người và tôi không có tương

lai… thì tôi nên kết thúc cuộc sống của minh ngay bây giờ.

Như tôi đã kể về quá trình học bơi của mình, tôi có thể làm cho người mình

nổi trên mặt nước trên tư thế nằm ngửa bằng cách hít đầy không khí vào phổi. Ở

trong bồn tắm, tôi cố gắng tính xem có thể giữ được bao nhiêu không khí trong

phổi trước khi tôi lật úp người xuống. Mình có thể nín thở trước khi mình lật úp

người xuống không? Mình sẽ hít vào một hơi thật sâu, hay chỉ hít vào nửa chúng

thôi? Mình có nên thở ra rồi hãy lật người không?

Cuối cùng tôi cứ lật người và úp mặt mình xuống nước. Theo bản năng, tôi

giữ hơi. Bởi vì phổi của tôi rất khỏe, nên tôi giữ được người mình nổi được một lúc

lâu.

Khi trong phổi tôi đã cạn không khí, tôi lại lật người lên.

Mình có thể làm được việc đó rồi.

Nhưng nhứng ý nghĩ u ám vẫn bám lấy tôi: Mình muốn thoát khỏi cuộc đời

này. Mình chỉ muốn biến mất khỏi thế gian này.

Tôi trút hết không khí trong phổi ra và lại lật úp người xuống một lần nữa.

Tôi biết mình có thể giữ hơi được ít nhất mười giây, vậy nên tôi đếm… 10… 9…

8…7 …6… 5… 4… 3

Trong khi tôi đếm, một hình ảnh vụt hiện trong đầu tôi: hình ảnh cha mẹ tôi

đang đứng trước mộ tôi khóc trong đớn đau. Tôi nhìn thấy đứa em trai bảy tuổi,

Aeron, cũng đang khóc. Tất cả những người thân yêu nhất của tôi đều đang khóc và

nói rằng đó là lỗi của họ, rằng lẽ ra họ phải làm được nhiều hơn cho tôi.

Tôi không thể nào chịu đựng nổi cái ý nghĩ bỏ lại những người thân của

mình, để họ đau khổ và tự dằn vặt bản thân về cái chết của tôi trong suốt phần đời

còn lại.

Mình ích kỷ quá.

Tôi vội lật người lên và hít vào một hơi thật sâu. Tôi không thể làm điều đó.

Tôi không thể để lại cho gia đình mình gánh nặng của sự mất mát và cảm giác có lỗi.

Nhưng nỗi đau của tôi là quá sức chịu đựng. Đêm hôm đó trong phòng của

hai anh em, tôi bảo Aeron: “ Khi anh 21 tuổi, anh sẽ lên kế hoạch tư vấn”.

Tôi đã nghĩ mình có thể theo hết bậc trung học và vào đại học, nhưng không

thể nhìn thấy bất kỳ tương lai nào cho mình sau chặng đường đó. Tôi không dám

chắc mình có thể kiếm được việc làm, có thể lập gia đình giống như những người

đàn ông khác. Cô gái nào muốn cưới tôi chứ? Vậy nên, tuổi 21 dường như là điểm

kết thúc của cuộc đời tôi. Tất nhiên, còn phải đi cả một đoạn đường dài nữa tôi mới

chạm đến tuổi đó.

“Em sẽ mách bố là anh đã nói như thế”, em trai tôi phản ứng.

Tôi bảo nó đừng nói với bất cứ ai và nhắm mắt ngủ. điều tiếp theo tôi biết

được là, tôi thấy cha tôi ngồi xuống gi.ường, cạnh tôi.

“ Con nói về chuyện con muốn tự vẫn cho cha nghe, được không?”, ông hỏi.

Giọng ông ấm áp và quả quyết. Ông đã nói với tôi về tất cả những điều tốt

đẹp ở phía trước. Vừa nói ông vừa vuốt tóc tôi. Tôi luôn thích được cha vuốt tóc

như thế.

“ Chúng ta sẽ luôn bên con, con yêu ạ”, ông quả quyết. “ Mọi chuyện sẽ tốt

đẹp. Cha hứa rằng cha mẹ luôn bên con, giúp đỡ con. Con sẽ ổn, con trai ạ”.

Đôi khi chỉ một cử chỉ vuốt ve đầy yêu thương, một cái nhìn đầy ân cần cũng

có thể xoa dịu trái tim đau đớn, chán nản và làm dịu cái đầu lộn xộn của một đứa

trẻ. Vào lúc đó, việc cam đoan rằng mọi chuyện sẽ ổn cũng đã đủ để giúp tôi an

lòng. Bằng giọng nói và cử chỉ đầy ân cần, ông đã thuyết phục tôi rằng ông tin

chúng tôi sẽ tìm ra một con đường cho bản thân tôi. Đứa con trai nào cũng muốn

tin ở cha mình, và đêm hôm đó ông đã mang đến cho tôi điều gì đó để hy vọng. Đối

với một đứa trẻ, không có sự bảo đảm nào giống như lời bảo đảm của một người

cha. Cha tôi rất hào phóng trong những việc như thế và rất giỏi thể hiện tình yêu và

sự ủng hộ, động viên với tất cả mọi người trong gia đình. Tôi vẫn không hình dung

ra làm thế nào mà mọi chuyện sẽ diễn ra tốt đẹp được, nhưng bởi vì cha tôi đã nói

rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp nên tôi tin.

Sau cuộc nói chuyện của hai cha con, tôi ngủ một giấc thật ngon. Thỉnh

thoảng tôi vẫn phải đương đầu với những ngày đêm tồi tệ. Nhưng tôi tin tưởng ở

cha mẹ mình và tiếp tục nuôi hy vọng trong một thời gian dài trước khi tôi thực sự

có thể hình dung được cuộc sống tương lai của mình sẽ như thế nào. Thậm chí cho

đến bây giờ, giống như bất cứ người nào khác, tôi vẫn có những lúc buồn, nhưng

tôi không bao giờ nghĩ đến việc tự vẫn nữa. Khi tôi nhìn lại thời điểm đó và ngẫm

nghĩ về cuộc sống của mình từ bấy đến nay, tôi chỉ có thể cảm ơn Chúa vì đã cứu

tôi thoát khỏi tuyệt vọng.



HÃY HY VỌNG

Qua các buổi diễn thuyết ở 24 quốc gia, qua những DVD, và những hình ảnh

thu hút hàng triệu lượt người xem trên YouTube, tôi đã có được cái diễm ph úc

mang thông điệp hy vọng đến với rất nhiều người trên thế giới. Bạn thử nghĩ mà

xem, tôi sẽ bỏ lỡ mất bao nhiêu niềm vui nếu như tôi tự kết thúc cuộc đời mình ở

tuổi lên mười. Tôi sẽ không có cơ hội tuyệt vời để gặp gỡ và chia sẻ câu chuyện

của đời mình với hơn 120.000 người ở Ấn Độ, 18.000 người tại sân vận động ở

Colombia, và 9.000 người sau một trận bão lớn ở Ukraine.

Qua thời gian tôi hiểu được rằng, mặc dù tôi đã ruồng bỏ cuộc sống của mình

vào cái ngày đen tối đó, Chúa đã tiếp nhận nó.

Người đã nhận lấy cuộc sống của tôi và mang đến cho nó ý nghĩa, mục đích,

niềm vui trên mức mà một đứa bé mười tuổi có thể hiểu được.

Bạn đừng bao giờ phạm phải cái sai lầm như tôi đã suýt phạm phải, bạn nhé.

Vào năm 1993, nếu tôi cứ tiếp tục để mặc mình chìm dưới nước sáu phân, thì

có thể tôi đã chấm dứt được nỗi đau khổ trước mắt, nhưng cái giá phải trả cho việc

đó là gì? Khi ấy tôi, một đứa trẻ đang ở trong tâm trạng thất vọng, có lẽ không thể

biết trước được hình ảnh của chính nó trong tương lai, hình ảnh một ch àng thanh

niên vui vẻ đang bơi với những chú rùa biển ở Hawaii, lướt sóng ở California, hoặc

lặn dưới biển ở Colombia. Quan trọng hơn, đứa trẻ đó cũng chẳng thể biết trước

được rằng về sau nó lại có thể đến để sẻ chia niềm tin và hy vọng với nhiều mảnh

đời như thế.

Tôi chỉ là một ví dụ nhỏ. Bạn hãy chọn cho mình một anh hùng của đời thực

tế để noi theo. Đó là mẹ Teresa, người anh hùng giải phóng dân tộc Mahatma

Gandhi, hay mục sư Martin Luther King. Bạn sẽ tìm được một người nào đó phải

đương đầu với nghịch cảnh – nghịch cảnh của tù đày, bạo lực, thậm chí bị cái chết

đe dọa – nhưng luôn giữ niềm tin sắt son rằng mơ ước của họ có thể chiến thắng tất

thảy.

Khi ý nghĩa tiêu cực và tâm trạng chán nản tấn công bạn, hãy nhớ rằng bạn

vẫn có sự lựa chọn của mình. Nếu bạn cần giúp đỡ, thì hãy tìm kiếm sự giúp đỡ.

Bạn không hề đơn độc. Bạn có thể lựa chọn mơ ước về những ngày tốt đẹp hơn ở

phía trước và lựa chọn thực hiện những hành động sẽ biến mơ ước ấy thành hiện

thực.

Bạn thử nghĩ về những gì tôi đã phải đối mặt khi còn là một đứa trẻ và hãy

thử nhìn cuộc sống của tôi bây giờ. Ai biết được những ngày tốt đẹp và những

thành công tuyệt vời nào đang đợi bạn ở phía trước? Ai biết được có bao nhiêu

mảnh đời, bao nhiêu số phận mà chúng ta có thể giúp làm cho trở nên tốt đẹp hơn

bằng cách tìm đến với họ như một điều kỳ diệu của cuộc sống? Vậy nên hãy sánh

bước cùng tôi, người đàn ông không có chân, không có tay để đi tới một tương lai

tràn đầy hy vọng!


3.Có niềm tin, có tất cả

Trong kinh thánh, niềm tin được định nghĩa là cốt lõi của những điều bạn hy

vọng đạt được, là bằng chứng của những gì bạn không nhìn thấy. Bạn và tôi không

thể sống mà không có niềm tin, không thể sống mà không tin tƣởng vào một

điều gì đó, điều mà chúng ta không có bằng chứng rõ ràng để chứng minh sự tồn

tại của nó. Thường thì chúng ta nói về niềm tin theo khía cạnh tín ngưỡng tôn giáo,

nhưng có nhiều dạng niềm tin tồn tại trong cuộc sống. Là người theo đạo Cơ Đốc,

tôi sống với niềm tin ở Chúa. Mặc dù tôi không nhìn thấy Người, cũng không thể

chạm vào Người, trong sâu thẳm trái tim mình tôi biết rằng trên đời này có Chúa,

và tôi đặt tương lai của mình vào tay Người. Tôi không biết tương lai nắm giữ điều

gì, nhưng bởi tin tưởng ở Chúa, tôi biết ai nắm giữ tương lai.

Đó là một dạng niềm tin. Tôi có niềm tin trong nhiều lĩnh vực của đời sống.

Tôi chấp nhận rằng có những thứ tôi không thể nhìn thấy, không thể sờ thấy, không

thể cảm thấy được, nhưng vẫn tin chúng tồn tại. Tôi tin rằng oxy tồn tại trong

không khí, và tôi tin khoa học đã đúng khi tuyên bố rằng con người của chúng ta

cần khoa học để tồn tại. Tôi không thể nhìn thấy, không thể sờ, không thể cảm thấy

oxy được. Tôi chỉ biết rằng có tồn tại bởi vì tôi sống. Nếu tôi đang sống, thì chắc

chắn tôi đang hít oxy vào phổi mình, vậy nên oxy chắc chắn có tồn tại, đúng không

bạn?

Cũng giống như con người chúng ta chắc chắn phải có oxy mới sống được,

chúng ta chắc hẳn phải tin tưởng vào những thứ chúng ta không thể nhìn thấy để

tồn tại. tại sao ư? Bởi vì con người ta ai cũng phải đối mặt với thách thức. b ạn có

khó khăn, thách thức của bạn. tôi có khó khăn, thách thức của tôi. Nhiều lúc trong

đời mình, khi chúng ta bế tắc, đó chính là lúc niềm tin xuất hiện.

Tôi đã nhận được thư điện tử của một người phụ nữ tên là Katie, bị mất việc

vì lý do sức khỏe, trong đó có gần hai mươi cuộc phẫu thuật. Cô bị thiếu xương đùi

ở một bên chân từ khi lọt lòng mẹ, và từ khi còn là một đứa trẻ lẫm chẫm tập đi cô

đã phải chịu phẫu thuật cắt bỏ chi. Bây giờ, ở tuổi ba mươi, đã có gia đình, Katie

nói với tôi rằng cô thường xuyên phải đấu tranh với câu hỏi thường trực: “ Tại sao

lại là tôi?” .

Sau khi xem một trong những video của tôi, Katie đã hiểu ra rằng đôi khi

chúng ta không thể biết được câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao lại là tôi?”. Chúng ta

phải tin rằng rồi thế nào kế hoạch của Chúa dành cho chúng ta cũng sẽ được tiết lộ.

trong khi chờ đợi, chúng ta phải tiếp tục sống với niềm tin sâu sắc ở trong tim.

“Tôi cảm ơn bạn bằng cả tấm lòng. Giờ đây tôi tin rằng, giống như bạn, tôi

là một người được Chúa chọn”, cô viết. “Tôi hy vọng một ngày nào đó sẽ có diễm

phúc được gặp bạn để choàng tay ôm lấy bạn, ôm thật chặt, và cảm ơn bạn đã giúp

tôi mở mắt nhìn ra ánh sáng.”

Chỉ sau khi Katie quyết định tin vào những gì không thể nhìn thấy, không thể

hiểu được cô mới tìm được sức mạnh và niềm hy vọng. Niềm tin tồn tại như thế

đấy, bạn ạ. Bạn sẽ gặp phải những thách thức mà ban đầu bạn tưởng chừng không

thể vượt qua nôi. Trong khi chúng ta chờ đợi một giải pháp, niềm tin có thể là tất cả

những gì chúng ta có thể dựa vào, và đôi khi chỉ cẩn tin rằng mình sẽ có được câu

trả lời cũng đủ để giúp bạn vượt qua những thời điểm tăm tối nhất.

Đó là lý do tại sao tôi nói với bạn về NIỀM TIN, về việc duy trì niềm tin

trong tim. Có thể tôi không có khả năng để đưa ra bằng chứng cho tất cả những

điều tôi tin là có tồn tại hoặc sẽ xảy ra trên đời này, nhưng trong sâu thẳm trái tim,

tôi hoàn toàn tin rằng, sống có niềm tin đưa chúng ta đến gần chân lý hơn là sống

trong thất vọng. Khi tôi nói chuyện với hàng nghìn học sinh mỗi năm, tôi thường

khám phá ra ý nghĩa của việc tin vào những gì chúng ta không thể nhìn thấy. (Đôi

khi, thoạt đầu các em nhỏ hơi sợ tôi. Tôi không biết tại sao lại như vậy bởi vì tôi

chỉ cao bằng các em thôi. Tôi nói với các em rằng tôi trẻ hơn nhiều so với tuổi của

mình).

Tôi nói đùa cho đến khi các em cảm thấy thoải mái, gần gũi với tôi hơn. Khi

các em đã quen với khuyết tật của tôi, tôi nhận ra rằng hấu hết các em đều thích thú

với cái bàn chân nhỏ xíu của tôi. Tôi thấy các em chỉ bàn chân tôi hoặc tròn mắt

nhìn trong ngạc nhiên, vậy nên tôi vẫy vẫy bàn chân ấy về phía các em và nói đùa:

“Cái đùi gà nhỏ của anh đấy!”. Câu nói hài hước ấy của tôi luôn khiến các em cười

to lên bởi vì cách miêu tả đó khá chính xác.

Michelle, đứa em gái kém tôi sáu tuổi, là người đầu tiên đưa ra bình luận đó về bàn

chân của tôi. Ba anh em tôi thường cùng cha mẹ thực hiện những chuyến đi dài,

trong đó anh em tôi được xếp ngồi ở băng ghế sau. Giống như hầu hết những người

cha khác, cha tôi đã lái xe ra đường là không thích dừng lại.Khi đói, chúng tôi nhao

nhao đưa ra những gợi ý cho cha mẹ.

Khi anh em tôi sắp đói lả, chúng tôi phát cáu và giả vờ ăn thịt nhau. Trong

một chuyến đi, Michelle tuyên bố rằng nó có ý định gặm bàn chân nhỏ xíu của tôi

“bởi vì trông nó giống như một cái đùi gà”. Chúng tôi cười ré lên, nhưng rồi tôi

quên cái cách miêu tả ấy của cô em gái. Thế rồi vài năm trước, Michelle mang về

nhà một chú chó con. Hễ tôi ngồi xuống là y như rằng con chó đó lại chực gặm bàn

chân tôi. Tôi hẩy nó ra xa, nhưng nó cứ xắn đến, chực gặm chân tôi.

“Thấy chưa, với con chó của em thì bàn chân đó giống y như một cái đùi

gà!”, Michelle nói.

Tôi thích cái cách miêu tả hài hước đó! Từ đó trở đi, tôi đã kể câu chuyện về

bàn chân trái của tôi trong các buổi diễn thuyết trước học sinh. Khi chìa bàn chân

trái ra, tôi hỏi rằng các em có nghĩ tôi chỉ có một bàn chân hay không. Câu hỏi này

luôn khiến các em bối rồi bởi vì các em chỉ nhìn thấy một bàn chân thôi, nhưng tôi

nói thế cứ như thể tôi có hai bàn chân vậy.

Hầu hết các em nhỏ đều tin những gì mình có thể tận mắt nhìn thấy. Chúng

thường nói với tôi rằng chúng nghĩ tôi chỉ có một bàn chân thôi. Sau đó tôi cho các

em xem “Junior”, cái mẩu bàn chân phải vốn nhỏ hơn bàn chân trái nhiều và là bộ

phận mà tôi thường che đi trong ống quần. Đôi khi tôi làm các e m bị sốc bằng cách

chìa mẩu bàn chân phải của mình ra vẫy vẫy. Các em thường rủ hoặc kêu ré lên.

Các em thừa nhận rằng phải tận mắt nhìn thấy bàn chân phải của tôi các em mới tin

là tôi có hai bàn chân.

Tôi khuyến khích các em, cũng như bây giờ tôi đang khuyến khích bạn, tin

rằng có nhiều khả năng dành cho cuộc sống của bạn, trong đó có những khả năng

diệu kỳ. Chìa khóa để tiến lên phía trước, thậm chí trong những lúc khó khăn nhất,

là hãy để tầm nhìn về cuộc sống tương lai của bạn mở ra không phải từ nhữn g gì

bạn có thể nhìn thấy mà từ những gì bạn có thể tưởng tượng ra. Như thế gọi là có

niềm tin.

NIỀM TIN TRÊN CHUYẾN BAY

Chúa nhìn thấy cái viễn cảnh mà tôi tưởng tượng ra. Tôi tin ở Người. Trong

sâu thẳm tim mình, tôi tin tưởng rằng cho dù không có tay chân tôi vẫn có thể xây

dựng một cuộc sống tuyệt vời cho chính mình và giúp ích cho người khác. Cũng

theo cách đó, bạn nên cảm thấy rằng không gì nằm ngoài tầm với của bạn. Hãy tin

nếu làm tất cả những gì có thể để thực hiện những ước mơ của mình, cuối cùn g

những nỗ lực của bạn sẽ được đền bù xứng đáng.

Đôi khi niềm tin của chúng ta bị thử thách trước khi sự nỗ lực của chúng ta

đem lại kết quả. Tôi đã được nhắc nhở về điều này vào năm 2009 trong chuyến đi

diễn thuyết ở Colombia thuộc vùng Nam Mỹ. Trong mười ngày, tôi được mời diễn

thuyết ở chính thành phố. Vì phải vượt qua nhiều dặm đường trong một khoảng

thời gian co hẹp nên người điều phối thuê một chiếc máy bay nhỏ để đưa chúng tôi

đến các thành phố. Có tám người trên máy bay, gồm hai phi công, cả hai đều tên là

Miguel và đều không nói thạo tiếng Anh. Trong một chuyến bay, tất cả mọi người

đều giật mình khi nghe thấy máy tính của máy bay đưa ra một cảnh báo tự động

như sau: “Hạ cánh!Hạ cánh!”. Cảnh báo đó được đưa ra bằng tiếng Anh!

Lời cảnh báo từ máy tính lập tức khiến máy bay hạ thấp độ cao một cách

khẩn cấp. “600 foot!”… “500 foot!”… “400 foot”… Các thông báo chốc chốc lại

được đưa ra cùng với những chỉ lệnh liên tiếp dành cho phi công. “Hạ cánh!Hạ

cánh”.

Không một ai để lộ sự hoảng loạn, những bầu không khí trên máy bay không

thể nói là không căng thẳng. Tôi hỏi người trợ giúp rằng liệu anh có nghĩ chúng tôi

cần phải dịch những cảnh báo bằng tiếng Anh sang tiếng Tây Ban Nha cho phi

công Miguel Một và Miguel Hai nghe hay không.

“Cậu nghĩ họ không biết là chúng ta đang xuống thấp à?”, người trợ giúp của

tôi hỏi lại.

Tôi không biết phải nghĩ gì, nhưng bởi vì không một ai khác cảm thấy có vấn

đề, tôi đành tuân theo sự dẫn dắt của họ và cố gắng không để mất bình tĩnh. Thật

may, chúng tôi mau chóng hạ cánh an toàn. Sau đó, khi một trong những phiên dịch

viên của chúng tôi nhắc tới những phút đáng sợ ở trên máy bay với hai phi công, họ

cười phá lên.

“Chúng tôi biết máy tính nói gì mà, nhưng chúng tôi luôn lờ nó đi khi cho

máy bay hạ cánh”, Miguel Hai nói thông qua người phiên dịch. “Cậu nên tin tưởng

ở phi công của mình chứ, Nick!”.

Đúng, tôi thừa nhận, trong một phút tôi đã nghi ngờ niềm tin của mình dành

cho hai phi công đó. Nhưng nhìn chung tôi luôn tin rằng Chúa đang dõi theo tôi và

cuộc sống của tôi. Tôi sẽ đưa ra một bằng chứng về sức mạnh của niềm tin trong

tôi: Tôi có một đôi giày ở trong tủ! Tôi thực sự tin rằng có khả năng một ngày nào

đó tôi sẽ đi đôi giày này. Điều ấy có thể xảy ra. Cũng có thể nó chẳng bao giờ xảy

ra. Nhưng tôi tin vào khả năng thứ nhất hơn. Nếu bạn có thể tưởng tượng ra một

tương lai tốt đẹp hơn, thì bạn có thể tin tương lai đó sẽ thành hiện thực. Và nếu bạn

tin vào điều đó, thì bạn có thể đạt được nó.

Tầm nhìn không giới hạn

Khi đối mặt với thời kỳ trầm cảm hồi mười tuổi, tôi không phải chịu đựng sự

đau đớn về thê xác nào. Không có tay chân, nhưng tôi có tất cả những gì cần thiết

để sống cuộc sống đầy mãn nguyện và hữu ích mà tôi có ngày nay – ngoại trừ một

thứ. Hồi đó tôi chỉ tin vào những gì mình có thể nhìn thấy. Tôi chú ý đ ến những

giới hạn của mình hơn là các khả năng mà tương lai sẽ mang đến cho tôi trong cuộc

sống.

Tất cả chúng ta đều có những giới hạn. Tôi chưa bao giờ là một ngôi sao của

Liên đoàn bóng rổ (NBA), nhưng chẳng hề gì vì tôi có thể khích lệ những người

khác trở thành ngôi sao trong cuộc sống của chính họ. Bạn đừng bao giờ nên sống

với ý thức thường trực về khiếm khuyết của mình. Thay vì thế, hãy sống như thể

bạn có khả năng làm được bất cứ điều gì mà bạn mơ ước. Ngay cả khi bạn phải

chịu đựng thất bại hoặc một bi kịch, trong những hoàn cảnh đó vẫn có thể chứa

những lợi ích bất ngờ. Lợi ích đó có thể không xuất hiện ngay. Có thể bạn đã nhiều

lần tự hỏi, trong hoàn cảnh này thì có điều gì tốt đẹp sẽ đến nhỉ. Nhưng bạn hãy tin

rằng tất cả mọi điều xảy ra vì một mục đích tốt đẹp – ngay cả thất bại cũng có thể

biến thành chiến thắng.

TIẾP TỤC LƯỚT SÓNG

Năm 2008 trong một chuyến đi diễn thuyết ở Hawaii, tôi đã gặp vận động

viên lướt sóng đẳng cấp thế giới Bethany Hamilton. Bạn biết không, cô ấy bị mất

cánh tay trái do cá mập tấn công vào năm 2003 trong khi đang lướt sóng tại một

vùng biển ở Hawaii. Tai nạn xảy ra khi cô mới 13 tuổi. Trước khi bị cá mập tấn

công, Batheny là một vận động viên lướt sóng nổi tiếng, nhưng sau khi thoát chết

trong vụ tấn công đó và kiên cường quay trở lại với môn thể thao mà cô yêu thích,

ngợi ca và tạ ơn Chúa đã che chở cho mình, cô trở nên nổi tiếng thế giới nhờ tinh

thần dũng cảm và niềm tin phi thường. Giờ đây , giống như tôi, cô đi khắp thế giới,

khích lệ mọi người vươn lên nghịch cảnh và chia sẻ niềm tin của cô với họ.

Bathany tâm sự rằng mục đích của cô là “nói với mọi người về niềm tin của

tôi đối với Chúa để mọi người biết rằng Người luôn yêu thương họ và để giải thích

cho mọi người biết ngày hôm đó Chúa đã quan tâm che chở cho tôi như thế nào. Bị

cá mập tấn công, tôi đã mất 70% lượng máu trong cơ thể. Nếu ngày hôm đó Chúa

không che chở thì tôi đã không có mặt ở đây ngày hôm nay”.

Trước khi gặp Bethany, tôi chưa biết tường tận về tai nạn đó, và tôi không

hiểu được cô gái trẻ ấy đã cận kề cái chết như thế nào. Cô nói cho tôi biết co đã

không ngừng cầu nguyện khi người ta đưa cô tới một bệnh viện cách bờ biển bốn

mươi lăm phút đi xe hơi và người phụ giúp công việc y tế đã thi thầm vào tai cô

những lời động viên như sau: “Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi hoặc từ bỏ em”.

Tình hình lúc đó thật gay go. Khi đưa cô tới được bệnh viện và khẩn trường

chuẩn bị phẫu thuật, người ta phát hiện ra rằng tất cả các phòng mổ của bệnh viện

đều bận. Bethany lịm dần. Nhưng rồi phút chót, một bệnh nhân đ ã hủy bỏ cuộc

phẫu thuật đầu gối sắp sửa được tiến hành, vậy nên bác sĩ của ông ấy có thể phẫu

thuật cho Bethany. Hãy đoán xem người hủy bỏ cuộc phẫu thuật đầu gối là ai?

Đó chính là bố của Bethany!

Không thể ngờ được, đúng không bạn? Tất cả mọi thứ cho mọi cuộc phẫu

thuật đã được chuẩn bị sẵn sàng, vậy nên họ chỉ việc đưa cô con gái vào thay chỗ

của người bố trên bàn mổ và tiến hành phẫu thuật. Cuộc phẫu thuật đó đã cứu sống cô.

Bethany vốn là một cô gái khỏe mạnh, một vận động viên thể thao và là

người có thái độ sống tích cực đến kinh ngạc nên đã bình phục nhanh hơn các bác

sĩ dự đoán. Chỉ ba tuần sau khi bị cá mập tấn công, cô đã trở lại biển, tiếp tục sống

với môn thể thao mà cô yêu thích.

Trong cuộc gặp, Bethany cho biết niềm tin vào Chúa đã khiến cô đi đến kết

luận rằng việc mất cánh tay là một phần trong kế hoạch của Chúa dành cho cuộc

đời cô. Thay vì cảm thấy buồn cho bản thân, cô chấp nhận điều đó và tiếp tục vươn

lên. Trong cuộc thi lướt sóng với những nữ động viên hàng đầu thế giới, cô giành

vị trí thứ ba – với chỉ một cánh tay! Cô nói rằng mất cánh tay không phải là một

điều rủi mà là một sự may mắn bởi mỗi lần cô đạt thành tích cao, sự kiện đó lại

khích lệ những người khác răng cuộc sống của họ không có giới hạn!

“Chúa đã đáp lại lời cầu nguyện của tôi, đã sử dụng tôi. Khi mọi người nghe

câu chuyện của tôi chính là khi Chúa nói với mọi người”, cô nói. “Nhiều người nói

rằng qua câu chuyện của tôi họ thấy mình được đến gần Chúa hơn, bắt đầu tin ở

Chúa và tìm được niềm hy vọng cho cuộc sống của chính họ, hoặc động viên, khích

lệ để vượt qua nghịch cảnh. Khi nghe họ nói như thế, tôi tạ ơn Chúa bởi không phải

là tôi làm được gì cho họ - mà chính Chúa là người đang giúp họ. Tôi cảm thấy rất

vui bởi Chúa đã cho phép tôi trở thành một phần trong kế hoạch của Người.”

Bạn không thể cảm thấy vui trước tinh thần lạc quan và sự dũng cảm tuyệt

vời của Bethany. Nếu sau khi bị cá mập tấn công, cô bỏ lướt sóng thì cũng chẳng ai

trách cô được. Chi còn một cánh tay, phải nỗ lực học cách giữ thăng bằng trên ván

lướt để thích nghi với hoàn cảnh mới, nhưng cô đã không quản ngại khó khăn. Cô

tin rằng dù điều tồi tệ nào xảy ra, thì trong cái rủi vẫn có cái may.

CƯỠI TRÊN NGỌN SÓNG

Bạn hãy nhớ đến niềm tin của cô gái tuyệt vời này mỗi khi cuộc sống trở nên

khắc nghiệt, không được như bạn mong muốn và ao ước. Sẽ có những lúc như thế

đấy. Con người ta ai cũng có lúc bị tấn công bởi những con sóng dữ không thể

lường trước được. Có lẽ khó có khả năng bạn sẽ bị tấn công bởi một con cá mập,

nhưng bất cư khi nào phải đối mặt với nghịch cảnh, hãy nghĩ đến cô gái trẻ tuổi đầy

can đảm này, người không chỉ sống sót trong vụ tấn công của một trong những

động vật ăn thịt đáng sợ nhất mà còn trở lại cuộc đời với lòng quyết tâm hơn bao

giờ hết hướng tới một cuộc sống đáng khâm phục.

Bethany đã truyền cảm hứng nhiều đến nỗi tôi đề nghị cô giúp thực hiện một

điều mà tôi luôn muốn thử. Tôi đề nghị cô dạy tôi lướt sóng. Thật ngạc nhiên, cô đề

nghị dẫn tôi đến bãi biển Waikiki.

Tôi không được tự tin cho lắm khi nghĩ mình sẽ học lướt sóng ở cái nơi nổi

tiếng ấy, nơi mà những ông vua và các nữ hoàng Hawaii lần đầu tiên cưỡi trên đỉnh

những con sóng. Tôi khá căng thẳng. Khi Bethany chuẩn bị một chiếc ván lướt dài,

cô giới thiệu tôi với hai ngôi sao lướt ván Tony Moniz và Lance Hookano, n hững

người sẽ cùng chúng tôi lướt sóng.

Như tôi đã nói, khi bạn tự hỏi liệu mình có thể đạt được những mục đích

trong cuộc đời hay không, hãy tin tưởng vào những người đang sẵn lòng chìa tay ra

giúp bạn và những ai tìm đến với bạn trong vai trò người dẫn dắt. Có lẽ tôi đã có

được những người bạn lướt sóng nhiệt tình và giàu kinh nghiệm nhất giúp đỡ.

Trước hết họ giúp tôi tập giữ thằng bằng trên ván lướt ở trên bờ.

Rồi họ thay nhau giúp, hướng dẫn tôi và cổ vũ tôi. Khi xuống biển, tôi bị tấn

công bởi một ý nghĩ đáng sợ rằng, tôi và Bethany chỉ có hai chân và một tay thôi –

và đó đều là chân tay của Bethany! Tôi thích cái ý tưởng mình là một anh chàng

biết lướt ván, và là một tay bơi sung sức, tôi không sợ nước, nhưng dù được những

vận động viên lướt ván chuyên nghiệp giúp tôi vẫn không chắc mình có thể ở trên

một chiếc ván và lướt trên đỉnh những con sóng. Có lúc tôi thực hiện một cú xoay

360 độ cùng với một trong những người hướng dẫn. Có lúc tôi nhảy khỏi ván lướt

của mình, nhảy sang ván lướt của Bethany trong khi chúng tôi cùng lướt sóng!

Rồi tôi muốn thử tự lướt ván. Tôi nóng lòng muốn thử - tôi là mọt diễn viên

nghiệp dư. Cuối cùng mọi người cũng đồng ý để tôi tự lướt sóng một mình. Để

giúp tôi tự bật người lên khi bắt được một con sóng, họ tạo ra một c ái bệ nhỏ bằng

cách buộc mấy chiếc khăn tám xoắn lại với nhau ở phía trước ván lướt để giúp tôi

có thêm tự tin thực hiện các cú lướt. Sau đó, khi đã tạo được tốc độ trên một con

sóng, tôi có thể tì vai vào những chiếc khăn tắm ấy và nhích người lên trong t ư thế

thẳng đứng. Nơi nào có ú chí và có những con sóng, thì nơi đó có cách để lướt

sóng.

Và hôm đó ở Waikiki đã có một cuộc thi lướt sóng, mọi người bắt đầu đổ

đến xem chúng tôi biểu diễn. Mặc dù điều đó khiến tôi căng thẳng, tôi cũng không

thiếu giữ lời khuyên từ các chuyên gia lướt sóng.

“Cậu định thử cái trò này thật đấy à, chàng trai?”

“Này, không có tay chân như vậy liệu có giữ được thằng bằng trên ván lướt

không nhỉ?”

“Cậu có biết bơi không? Cậu có thể bơi nhanh hơn cá mập không hả?”

Ngay khi xuống nước tôi thực sự cảm thấy thoải mái hơn hẳn. Tôi rất giỏi

trong việc giữ cho cơ thể nổi trên mặt nước, vậy nên bơi hay thả mình trong nước

đối với tôi không phải là vấn đề. Tôi cũng thích để mình trôi trong nước, vậy nên

tôi chẳng bao giờ biết mình sẽ kết thúc ở đâu. Tôi thường mơ mình trôi trên đại

dương về tận Australia và giạt vào sân sau ở nhà cha mẹ tôi!

Đó là một ngày tuyệt vời. Bethany ở dưới biển cùng tôi, khuyến khích tôi,

nhưng mỗi khi tôi cố bắt một con sóng và vươn thẳng người lên, là y nh ư rằng tôi

lại ngã khỏi ván. Tôi đã thử đi thử lại sáu lần. Sáu lần thử là sáu lần thất bại.

Nhưng tôi không thể đầu hàng. Có quá nhiều người đang theo dõi tôi tập lướt

sóng. Có quá nhiều ống kính máy quay phim đang hướng vào chúng tôi. Tôi không

định xuất hiện trên YouTube như một anh chàng khuyết tật không thể làm gì được

với bộ lướt sóng. Khi còn nhỏ, tôi đã dành nhiều thời gian chơi trượt ván, vậy nên

tôi là một tay trượt ván giỏi. Cuối cùng trong lần thứ bảy, tôi đã đón bắt được một

con sóng lớn và có thể rướn người lên. Đó là khoảnh khắc thích thú tuyệt vời, tôi

không ngại nói với bạn rằng khi tôi đứng trên chiếc ván lướt đó cưỡi con sóng vào

bờ, tôi đã hét lên đầy phấn khích hệt như một cậu bé học trò.

Tôi cưỡi con sóng vào bờ trong tiếng reo hò và huýt sao vang dội của mọi

người. Tôi hạnh phúc quá! Tôi biết rằng mình hạnh phúc bởi mọi người nói với tôi:

“Chàng trai à, cậu là một anh chàng hạnh phúc!”.

Trong hai giờ tiếp theo chúng tôi đón bắt hết con sóng này đến con sóng

khác, thực hiện gần hai mươi chuyến lướt sóng. Có một số nhiếp ảnh gia đến chụp

cuộc thi lướt sóng này, và tôi trở thành gương mặt mới đầu tiên trong làng lướt

sóng được nhắc đến trên tờ tạp chí Lướt Sóng. Sau ngày lướt sóng tuyệt vời của tôi,

anh bạn Lance Hookano đã đưa ra những nhận xét thú vị.

“Tôi đã ở trên bãi biển này cả đời”, Lance nói trong một cuộc phỏng vấn sau

này, “và tôi chưa bao giờ chứng kiến sự kiện nào kỳ diệu như thế. Nick là một

trong những người hạnh phúc nhất mà tôi từng gặp. Cậu ấy thích lướt sóng. Nước

biển chảy trong mạch máu của cậu ấy. Những gì được chứng kiến hôm nay khiến

tôi nghĩ rằng trên đời này không gì là không thể”.

Bạn hãy luôn giữ ý nghĩ này: Không gì là không thể. Khi bạn cảm thấy

mình thất bại vì bị lấn át bởi một thách thức lớn, hãy tin rằng không gì là

không thể. Có thể ngay lúc này bạn chưa tìm được bất cứ cách nào vượt qua khó

khăn. Có thể bạn cảm thấy rằng cả thế giới đều quay lưng lại với bạn. Nhưng hãy

tin rằng hoàn cảnh có thể thay đổi, các giải pháp có thể xuất hiện, và sự giúp đỡ sẽ

đến từ những nguồn mà bạn hoàn toàn không ngờ tới. Khi đó không gì là không

thể, bạn ạ!

Nếu một gã không tay chân nhƣ tôi c n có thể học lƣớt sóng tại một bãi

biển nổi tiếng nhất thế giới, thì bạn có thể thực hiên đƣợc bất cứ việc gì và tất

cả mọi điều, bạn ạ!

NIỀM TIN BÉN RỄ

Một trong những câu chuyện nổi tiếng trong Kinh Thánh là chuyện Người

gieo hạt. Chuyện kể về một người nông dân gieo những hạt giống ra khắp vùng.

Một số hạt rơi xuống đường và bị chim mổ mất. Một số hạt rơi xuống những tảng

đá và chẳng thể bén rễ được. Những hạt khác rơi vào bụi cỏ gai không thể phát

triển được. Chỉ có những hạt được gieo trên đất tốt mới có thể phát triển và làm nên

mùa màng, tạo ra thêm nhiều hạt mới.

Trong cuộc đời của mình, chúng ta không chỉ nhận những hạt giống mà còn

gìn giữ chúng trong “mảnh đất tốt” của trái tim. Khi bị thách thức làm nản lòng,

chúng a có thể tin vào những ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của mình.

Những ước mơ đó tồn tại như hạt giống dành cho những điều tốt đẹp sẽ xảy đến.

Niềm tin là mảnh đất màu mỡ giúp cho hạt giống đó phát triển thành mùa màng

đấy bạn ạ.

Người thân của tôi luôn khích lệ tôi. Họ đã gieo những hạt giống trong tim

tôi. Họ cam đoan rằng tôi sở hữu khả năng, những món quà có thể giúp ích cho

người khác. Có lúc tôi tin họ. Có lúc tôi không tin. Nhưng họ chưa bao giờ bỏ rồi

tôi. Họ biết rằng có những lúc họ gieo hạt trên vỉa hè, hoặc trong bụi cỏ. Tuy nhiên,

họ vẫn tin rằng những hạt giống của họ sẽ bén rễ.

Gia đình tôi đã gieo những hạt giống niềm tin trong tôi vào mỗi buổi sáng

khi tôi chuẩn bị đến trường: “Chúc con một ngày tốt lành, Nicholas! Hãy cố gắng

hết sức mình con nhé, còn lại Chúa sẽ giúp con!”.

Có những hôm tôi nghĩ, phải, phải, Chúa có khiếu hài hước bởi vì con biết

hôm nay ở sân trường thế nào con cũng sẽ bị trêu chọc.

Chắc rồi, ngay khi tôi lăn xe vào sân chơi là thế nào cũng có đứa bảo rằng xe

tôi bị xịt lốp, rằng bọn chúng muốn sử dụng tôi làm vậy chẹn cửa thư viện. Hài

hước gớm!

Vào những ngày tôi chán nản, tôi chẳng đếm xỉa tới lời động viên của cha

mẹ. Chẳng có gì để nuôi dưỡng chúng. Tôi cảm thấy quá cay đắng và chua xót về

hoàn cảnh của mình.

Nhưng nhiều tháng, nhiều năm sau khi chuyện tồi tệ trong bồn tắm mà tôi đã

kể xảy ra, càng ngày sự động viên của cha mẹ tôi càng trở nên hữu ích. Nhờ được

động viên như thế cùng với quyết tâm và tính cách hòa nhã đễ gần của mình, tôi đã

có được sự chấp nhận và ủng hộ của các bạn cùng lớp. Thỉnh thoảng tôi vẫn có

những ngày không được vui vẻ, nhưng những ngày đó càng ít đi.

Tác giả nói tiếng Norman Vincent Peale từng nói: “Hãy trở thành một con

người biết tin vào những khả năng. Cho dù cuộc sống có tăm tối đến mức nào, hãy

mở rộng tầm nhìn của mình để thấy được những khả năng sẽ xảy đến. Hãy luôn

luôn đón đợi chúng, bởi vì chúng luôn tồn tại.”

Có thể bạn là người theo đạo Tin Lành hoặc một người thuộc tổ chức Rotary.

Dù theo tôn giáo nào chăng nữa bạn cũng nên luôn luôn biết tin vào các khả năng

sẽ xảy ra trong cuộc sống. Không tin vào các khả năng sẽ xảy ra trong cuộc sống

thì bạn sẽ thế nào? Chúng ta sẽ ra sao? Niềm hy vọng cho tƣơng lai tạo động lực

cho chúng ta vƣơn lên trong cuộc sống. Hy vọng thúc đẩy chúng ta vƣợt qua

những khó khăn không thể tránh khỏi, giúp chúng ta chiến thắng sự thất vọng

và tuyệt vọng để tiến về phía trƣớc.

Xu hướng tin vào những khả năng sẽ xảy ra đã hình thành từ khi tôi còn vé.

Lúc sáu hay bảy tuổi gì đó, tôi viết cuốn sách đầu tiên và tự vẽ minh họa cho nó.

Tựa đề của cuốn sách là Con kỳ lân không có cánh. Nội dung ý tưởng của cuốn

sách ấy không phải là một bí ẩn khó khám phá, nhưng phải nói rằng mẩu truyện

ngụ ngôn ấy, được rút ra từ chính cuộc sống của tôi, vẫn thể hiện một thông điệp

thú vị về niềm tin. (Đừng lo. Mẩu truyện đó ngắn thôi. Khi viết mẩu truyện đó tôi

mới sáu tuổi.) Toàn bộ mẩu truyện đó như sau:

Ngày xửa ngày xưa có một con kỳ lân mẹ và một con kỳ lân con.

Khi kỳ lân con lớn lên, nó không có cánh.

Kỳ lân mẹ tự hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra với cánh của con mình thế nhỉ?”.

Khi con kỳ lân đi dạo, nó thấy các bạn kỳ lân khác bay trên bầu trời. Thế rồi

một cậu bé bước tới chỗ con kỳ lân và hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra với cánh của cậu

thế, kỳ lân?”.

Kỳ lân trả lời: “Tôi không có cánh, cậu bé ạ”.

Cậu bé nói: “Tớ sẽ cố làm cho cậu bộ cánh bằng nhựa”.

Phải mất một giờ cậu bé mới làm xong một bộ cánh bằng nhựa cho kỳ lân.

Khi cậu bé đó làm xong đôi cánh, câu hỏi con kỳ lân liệu cậu có thể trên

lưng nó được không. Kỳ lân nói: “Được thôi”.

Vậy là cậu bé cùng kỳ lân bắt đầu chạy, sau đó kỳ lân bắt đầu bay, và kỳ lân

kêu lên: “Đôi cánh hoạt động rồi. Tôi có cánh rồi”.

Khi kỳ lân ngừng bay, cậu bé rồi khỏi lưng kỳ lân. Sau đó kỳ lân lại bay trở

lại bầu trời. Cậu bé nói với kỳ lân: “Chúc mừng kỳ lân, chúc mừng kỳ lân!”.

Cậu bé đi về nhà. Cậu kể cho mẹ, em trai và hai cô em gái của cậu nghe câu

chuyện đã xảy ra với con kỳ lân.

Từ đó trở đi con kỳ lân sống hạnh phúc mãi mai.

Hết.

Con người chúng ta ai cũng mong được sống hạnh phúc mai. Dù bạn tin rằng

mình có thể đương đầu với những lúc khó khăn và tận hưởng những lúc vui vẻ, thất

vọng vẫn cứ xảy ra. Nhưng một kết thúc có hậu sẽ luôn là mục đích của bạn. Tại

sao lại không theo đuổi mục đích ấy, bạn nhỉ?


SỰ KIÊN NHẪN ĐƢỢC ĐỀN ĐÁP

Những người có cùng tâm huyết với tôi ở tổ chức Life Without Limbs (Cuộc

sống của những người không tay chân) đã giúp tôi lên kế hoạch cho một chuyến đi

vòng quanh thế giới vào năm 2008 với mục đích thăm và diễn thuyết tại 14 quốc

gia. Trong khi lên kế hoạch, chúng tôi lập dự toán kinh phí và tổ chức một chiến

dịch huy động tài trợ để trang trải cho chuyến đi. Khi đó, tổ chức không có người

giàu kinh nghiệm trong việc gây quỹ, nên cái đích chúng tôi nhắm tới dường như

khá xa vời. Chúng tôi chỉ quyên được khoảng một phần ba số tiền cần có. Tuy vậy,

tôi vẫn hướng về phía trước, bắt đầu chuyến đi tới Colombia, Ukraine, Sebia và

Romania. Khi tôi trở về nhà, các cố vấn cứ lo rằng chúng tôi không có kinh phí để

thực hiên lịch trình tiếp theo của chuyến đi.

Chú Batta là một doanh nhân thành đạt ở California, và chú ấy giữ vị trí điều

hành trong tổ chức của chúng tôi. Chú đã đưa ra quyết định hủy bỏ hai điểm đến

quan trong trong hành trình vòng quanh thế giới đã được lên kế hoạch từ trước.

Tiền không phải là lý do duy nhất khiến chú ấy đi đến quyết định đó.

“Chúng ta càng ngày càng nắm được nhiều thông tin cho thấy việc đi đến Ấn

Độ, đặc biệt là Mumbai, và Indonesia là không an toàn”, chú nói. “Bởi vì đằng nào

chúng ta cũng thiếu kinh phí, chú nghĩ sẽ khôn ngoan hơn nếu đến thăm các nước

đó vào một dịp khác:.

Chú là một người rất sáng suốt vì thế tôi đã không tranh luận với chú. Tôi

nói với chú rằng tôi tin chú. Sau đó, tôi thực hiện một buổi diễn thuyết ở Florida,

một buổi diễn thuyết cần tới 450 người tình nguyện để hướng dẫn đám đông khán

thính giả. Trong buổi diễn thuyết đó, tôi đã đem đến cho họ sự khích lệ, nhưng các

khán thính giả cũng làm tôi phấn khởi bởi lòng nhiệt tình. Trên con đương trở về

nhà ở California, tôi được khích lệ bởi sự đón nhận nồng nhiệt ở Florida nhiều đến

nỗi tôi cảm thấy như một nhu cầu không thể cưỡng nổi đối với việc tiếp tục thực

hiện chuyến đi vòng quanh thế giới đã được lên kế hoạch.

Tôi cầu nguyện, và cầu nguyện để tìm kiếm sự dẫn dắt của Chúa. Tôi cảm

thấy rằng tôi nên đi Ấn Độ và Indonesia cho dù thiếu kinh phí và dù tình hình ở các

nước đó cho thấy những dấu hiệu nguy hiểm. Tôi tin rằng chúng tôi có thể giúp ích

cho người khác. Chỉ lý do đó là đủ, còn những chuyện khác không quan trọng. Chú

Batta mời tôi đến ăn tối với gia đình chú để bàn về mong muốn được tiếp tục các

chuyến đi đã định dựa vào niềm tin chứ không phải vào những khoản kinh phí.

Trong bữa ăn, khi chú cháu nói chuyện, tôi cảm thấy rất phấn khích và xúc

động. Tôi cảm thấy một cách rõ rang rằng đó là việc tôi cần phải làm. Chú Batta

hiểu tôi nỗ lực mang thông điệp có ích đến cho càng nhiều người càng tốt.

“Để xem Chúa sẽ dẫn dắt chúng ta tới đâu trong vài tuần tới” , chú nói với vẻ

kiên nhẫn.

Khi bạn đối mặt với thách thức, đừng đầu hàng. Bạn đừng trốn tránh thách

thức. Hãy đánh giá tình hình, tìm kiếm giải pháp, và hãy tin rằng bất cứ điều gì

cũng có thể xảy ra, và rằng tất cả mọi sự hợp lại với nhau vì một kết quả tốt đẹp. Sự

kiên nhẫn là tối quan trọng. Bạn gieo hạt giống. Bạn chống chọi với giông bão. Bạn

chờ đợi để được gặt hái. Thường thì khi gặp phải một trở ngại, bạn chớ có làm điều

gì dại dột. Đừng có lấy đầu mà húc chướng ngại vật trên đường đời. Bạn cũng đừng

quay đầu tháo chạy và cam chịu thất bại. Hãy tìm giải pháp tốt nhất trong khi tiếp

tục giữ niềm tin sắt đá rằng mọi trở ngại sinh ra đều có mục đích cả.

Khi không có tiền để hoàn thành chuyên đi vòng quanh thế giới như đã dự

tính, chúng tôi không nóng vội và không dùng những đồng tiền mình không có.

Chúng tôi cầu nguyện. Chúng tôi tìm kiếm giải pháp. Chúng tôi tin rằng nếu cánh

cửa hiện tại vẫn đóng. Thì một ngày nào đó nó sẽ mở ra.

Điều quan trọng cần ghi nhớ là khi không ngừng tìm kiếm thì thế nào bạn

cũng tim ra cách giải quyết. Có thể bạn điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với thực

tế. Nhưng chừng nào còn thở thì bạn nên nhơ rằng, trong tương lai luôn tồn tại

những khả năng không thể ngờ tới.

Tôi phải nói với bạn điều này. Chúng tôi đã không nhận được một câu trả lời

nào cho những , lời cầu nguyện, không nghĩ ra được cách nào dể có kinh phí cho

hành trình tiếp theo. Nhưng một loạt sự kiện đáng kinh ngạc đã xảy đến.

Vài ngày sau khi tôi ăn tối với chú Batta, một người đàn ông tên là Bryan

Hart, người đã nghe tôi diễn thuyết ở Florida, gọi điện tôi đề nghị được tài trợ cho

chúng tôi một khoản tiền lớn.

Sau đó người liên lạc ở Indonesia gọi điện nói rằng họ đã thuê cho chúng tôi

hai sân vận động ở Hông Kông. Họ hứa rằng khi đến đó chúng tôi không phải lo gì

về tiền thuê địa điểm.

Hai ngày sau, một tổ chức thiện nguyên ở California đề nghị tài trợ cho

chúng tôi một khoản tiền lớn hơn để trang trải các chi phí khác của chuyến đi!

Chỉ sau vài ngày, tiền không còn là vấn đề nữa. Vẫn có những lo lắng về an

ninh ở một số điểm đến, nhưng chúng tôi đặt lòng tin vào Chúa.

THIÊN ÂN

Bạn còn nhớ tôi từng nói rằng tất cả mọi điều hợp lại vì một kết quả tốt đẹp

không? Do thiếu kinh phí, chúng tôi đã phải thay đổi kế hoạch đến Ấn Độ, nhưng

khi có trong tay khoản tài trợ, chúng tôi lại lập trình cho chuyến đi và đã thực hiện

nó sớm hơn một tuần so với dự định.

Sự thay đổi trong lịch trình thực sự đã cứu mạng sống của chúng tôi. Chỉ vài

ngày sau khi rời Mumbai, ba địa điểm mà chúng tôi dừng chân đã bị khủng bố tấn

công. Khách sạn Jaj Hotel, sân bay, và ga xe lửa miền Nam của Mumbai nằm trong

số những mục tiêu tấn công của nhóm khủng bố. Đã có tổng cộng 180 người thiệt

mạng và 300 người bị thương.

Nếu thực hiện chuyến đi theo đúng kế hoạch ban đầu thì chúng tôi đã ở Mum

bai, ở đúng những địa điểm nói trên, vào thời gian xảy ra khủng bố. Bạn có thể nói

rằng chúng tôi may mắn, nhưng tôi tin rằng Chúa đã có sẵn một kế hoạch dành cho

chúng tôi mà ta không thể thấy được. Đó là lý do tại sao có niềm tin vào tương lai

và tiếp tục phấn đâu không ngừng vì mục tiêu của bạn khi bạn phải đương đầu với

nghịch cảnh là điều cực kỳ quan trọng.

DÁM SỐNG

Tôi bắt đầu chương này bằng việc nói về bàn chân trái của tôi, một bộ phận

phụ bé nhỏ nhưng rất hữu ích. Qua thời gian và trải nghiệm, tôi đã hiểu ra rằng tôi

rất biết ơn bàn chân trái này bởi vì các nhà phát minh đã và đang tích cực sáng chế

ra những trang thiết bị hoạt động rất hoàn hảo dành cho nó. Những chiến cần điều

khiển và màn hình cảm ứng là những thiết bị tiện dụng nhất có thể điều khiển bằng

chân mà tôi tiếp cận được. Dù không có chân, không có tay, giờ đây tôi có thể trải

nghiệm cuộc sống bằng nhiều cách mà cha mẹ và bản thân tôi trước kia không thể

nào tưởng tượng ra. Hồi đó những khả năng có thể xảy ra trong cuộc sống của tôi

dương như khá hạn hẹp, nhưng những giới hạn đã dần bị đẩy lùi nhờ kỹ thuật hiện

đại, sức mạnh của niềm tin và sự nỗ lực.

Dù cuộc sống của bạn có khó khăn, nghiệt ngã, tàn nhẫn đến mức nào, bạn

cũng nên kiên nhẫn. Khi tôi mới chào đời, hoàn cảnh của tôi dường như rất u ám,

nhưng tôi đã cố gắng vươn tới một cuộc sống hạnh phúc với nhiều thành công và

sự gặt hái. Nếu bạn nghĩ tôi là một ngoại lệ, thì hãy nghĩ đến thành công của

Christy Brown, một trông những người tôi coi là anh hùng.

Sinh ra ở Dublin, Cộng hòa Ireland vào năm 1932, Christy là con thứ mười

trong một gia đình có hai mươi hai người con, mặc dù chỉ mười ba người trong số

đó sống được cho đến tuổi trưởng thành. Christy chào đời có đầy đủ chân tay,

nhưng ông bị tàn tật nặng đến mức không thể cử động, chỉ có thể thốt ra những

tiếng ú ớ. Hồi đó bác sĩ không thể xác định được ông mắc chứng bệnh gì. Nhiều

năm sau ông được chẩn đoán bị bệnh liệt não ở mức độ đặc biệt trầm trọng.

Vì Christy không thế phát âm rõ ràng, trong suốt nhiều năm, các bác sĩ nghĩ

rằng ông còn bị khuyết tật về thần kinh. Mẹ ông quả quyết rằng ông không có vấn

đề gì về thần kinh hết – chỉ thông thể giao tiếp được như người bình thường mà

thôi. Bà và những thành viên khác trong gia đình đã kiên trì dạy ông học. Rồi một

ngày nọ, trong khi Christy đang cố nói điều gì đó với chị gái, ông dùng bàn chân

trái, bộ phận duy nhất trên cơ thể mà ông có thể điều khiển, để cầm viên phấn từ

tay của chị.

Christy đã học viết, học vẽ, bằng chính bàn chân trái đó. Gia đình ông, cũng

giống như gia đình của tôi, đã quyết tâm tạo cho ông một cuộc sống bình thường

hết mức có thể, vậy là họ đưa ông đi đây đi đó bằng chiếc xe đẩy cũ và bằng xe

ngựa. Giống như tôi, ông cũng là một tay bơi hăng hái. Thế rồi bà mẹ gập một vị

bác sĩ và người đó đã giúp đỡ để ông được nhận vào viện Johns Hopkins. Vị bác sĩ

này về sau đã thành lập cả một bệnh viện cho Christy và những bệnh nhân bại liệt

khác.

Vị bác sĩ đó đã đưa Christy đến với văn chương, và một số nhà văn Ireland

nổi tiếng đã khuyến khích Christy lộ thế giới tâm hồn qua thơ ca và văn chương.

Cuốn sách đầu tay của ông là một cuốn hồi ký mang tên Bàn chân trái của tôi; đã

được khai triển thành một thiên tiểu thuyết bán chạy có nhan đề tiếng Anh là Down

All the Days và được chuyển thể thành một bộ phim do Daniel Lewis (người, tình

cờ là con trai của một trong những bạn văn chương của Christy) thủ vai chính. Với

vai diễn này, Day Lewis đã giành giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất.

Christy đã xuất bản sáu cuốn sách khác và ông cũng là một họa sĩ được nhiều

người biết đến.

Bạn thử nghĩ đến những ngày dài tăm tối mà Christy Brown và gia đình đã

trải qua, những ngày mà họ cứ thầm hỏi không biết rồi cuộc đời ông sẽ ra sao đây.

Ông chỉ có thể cử động được một phần rất nhỏ của cơ thể đau đớn. Ông chỉ có thể

nói những tiếng không rõ ràng. Thế nhưng ông đã trở thành một nhà văn, một nhà

thơ và một họa sĩ có tiếng. Ông đã có một cuộc đời phi thường, một cuộc đời đã

được đưa lên màn bạc qua một bộ phim đoạt giải thưởng Oscar!

Điều gì đang chờ đợi bạn ở tương lai? Bạn sẽ kiên nhẫn xem câu chuyện

cuộc đời bạn mở ra như thế nào, đúng không bạn?

TÂM NHÌN MỞ RỘNG

Trong thời thơ ấu, đã nhiều lần tôi có tầm nhìn rất hạn hẹp về tương lai. Khi

nhìn về tương lai, tôi nghĩ đến thiệt thòi, khổ đau của bản thân nhiều đến nỗi chưa

bao giờ có thể tưởng tượng ra được trên đời này còn có những người đang phải trải

qua hoàn cảnh bi đát hơn cả hoàn cảnh của tôi, những người như Christy Brown

chẳng hạn. Thế rồi, khi khoảng 13 tuổi, tôi đọc được bài báo nói về một người đàn

ông Australia gặp tai nạn thảm khốc. Theo như tôi nhớ, người đàn ông ấy bị liệt,

không cử động được, không nói được, suốt phần còn lại phải gắn với chiếc gi.ường.

Tôi không thể hình dung ra cuộc sống như vậy khủng khiếp đến mức nào.

Câu chuyện về người đó đã giúp tôi mở mắt, giúp tôi mở rộng tầm nhìn. Tôi hiểu

rằng trong khi sự khuyết thiếu chân tay đặt ra cho tôi rất nhiều thách thức, tôi vẫn

cảm thấy biết ơn bì mình còn có rất nhiều thứ, còn có rất nhiều khả năng xảy ra

trong cuộc sống của tôi.

Tin vào vận mệnh của mình là điều có thể tạo ra sức mạnh lớn lao. Bạn có

thể dời núi lấp bể. Nhận thức đầy đủ về các khả năng sẽ xảy ra trong cuộc sống

không phải là một quá trình có thể có trong một sớm một chiều, mà là một quá

trình dần dần, 15 tuổi, tôi khám phá câu chuyện về người đàn ông bị mù trong sách

Phúc âm của Thánh John. Ông ấy bị mù bẩm sinh, và khi các tông đồ của Chúa

Jesus gặp ông, họ hỏi người thầy của mình: “Ai làm nên tội, người đàn ông này hay

cha mẹ của ông ta, mà ông ta sinh ra lại bị mù thế này?”.

Tôi cũng đã tự đặt ra cho mình câu hỏi đó. Cha mẹ tôi đã làm gì nên tội? Tôi

đã làm gì nên tội? Nếu không tại sao tôi lại sinh ra không có chân tay?

Chúa Jesus đáp: “Cả người đàn ông này lẫn cha mẹ của ông ta đều không

làm gì nên tội cả. Ông ta bị mù nh ưng việc của Chúa Trời sẽ hiển lộ nơi ông ta

đấy”.

Khi người đàn ông mù nghe thấy lời giải thích đó, tầm nhìn của ông về

tương lai và về những khả năng sẽ xảy ra đã thay đổi. Bạn có thể tưởng tượng được

truyện ngụ ngôn này có tác động tới tôi như thế nào khi tôi là một đứa trẻ mới lớn,

ý thức rõ ràng về khuyết tật và về sự phụ thuộc của mình bào người khác. Bỗng

nhiên tôi nhìn thấy một khả năng mới. Tôi không phải là một gánh nặng. Tôi không

phải là kẻ thất bại. Tôi không phải là một phận người bị trừng ph ạt. Tôi là sự sáng

tạo đặc biệt để Chúa hiển lộ công việc của Người qua tôi.

Ở tuổi 15, khi tôi đọc đoạn Kinh Thánh đó, cảm giác thanh thản mà tôi chưa

từng biết tới dâng trào. Tôi đã luôn hỏi tại sao mình lại sinh ra không có tay chân,

nhưng lúc đó tôi hiểu rằng chỉ có Chúa mới biết câu trả lời. Tôi đơn giản phải chấp

nhận điều đó và tin vào các khả năng mà Chúa sẽ mang đến cho tôi.

Không một ai trên đời này biết tại sao tôi sinh ra không có tay chân, cũng

như không ai biết tại sao người đàn ông mù trong câu chuyện nói trên sinh ra với

đôi mắt mù lòa. Chúa Jesus đã nói rằng điều đó xảy ra để công việc của Người

được hiển lộ.

Những lời đó mang đến cho tôi cảm giác vui mừng và ý thức về một nguồn

sức mạnh lớn lao. Lần đầu tiên trong đời tôi ý thức được rằ ng, việc tôi không thể

hiểu tại sao tôi sinh ra không có tay, không có chân không có nghĩa là Đấng Sáng

Tạo đã bỏ rơi tôi. Người đàn ông mù đó đã được chữa khỏi mắt để phục vụ mục

đích của Chúa. Tôi hông được cho có chân tay, nhưng theo thời gian thế nào r ồi thì

mục đích dành cho tôi cũng sẽ hiển lộ.

Bạn phải hiểu rằng đôi khi trong cuộc đời sẽ không có được những câu trả

lời mà vào lúc này đây bạn đang tìm kiếm. Bạn phải sánh bước cùng với niềm tin.

Tôi đã phải học cách để tin vào các khả năng dành cho cuộc sống của mình. Nếu tôi

có được niềm tin đó, thì bạn cũng có thể.

Hãy nghĩ về điều này. Lúc bé, tôi không thể biết được rằng sự khuyết thiếu

chân tay sẽ giúp tôi mang đến những thông điệp hy vọng cho nhiều người có hoàn

cảnh khác nhau ở nhiều quốc gia đến thế. Hoàn cảnh khó khăn và chán nản thì có

gì vui đâu. Bạn không cần phải giả vờ thích những hoàn cảnh đó. Nhưng bạn hãy

tin vào khả năng về những ngày tốt đẹp hơn sẽ đến, và về một cuộc sống tràn đầy ý

nghĩa và hạnh phúc.

THẦN TƢỢNG

Lần đầu tiên tôi thực sự được thấy sức mạnh của niềm tin vào vận mệnh của

một con người là lần đi dự một buổi họp mặt ở trường trung học. Đó là lần đầu tiên

tôi được nghe một diễn giả nói chuyện. Anh ấy là người Mỹ, tên là Reggic Dabbs,

và ngày hôm đó anh thực hiện buổi diễn thuyết thật không dễ dàng. Có tới 1400

học trò tập trung nghe anh nói chuyện. Trời thì nóng nực và oi bức. Hệ thống âm

thanh thì trục trặc, lúc được, lúc mất.

Khán thính giả bồn chồn không lúc nào yên, nhưng người đàn ông ấy đã

hoàn toàn cuốn hút chúng tôi bằng câu chuyện của anh, kể cho chúng tôi biết anh

được sinh ra bởi một người mẹ còn đang ở tuổi vị thành niên làm nghề mại dâm ở

Louisiana, người mà lúc mang thai anh đã tính đến chuyện phá thai để giải quyết

“vấn đề nhỏ”. May mắn cho Reggie, mẹ anh cuối cùng lại quyết định sinh ra anh.

Khi mang thai, mẹ anh không có gia đình, không có nơi nương thân và buộc phải

sống ở một chuồng gà.

Một đêm đang chui rúc ở đó trong sợ hãi và cô đơn, bà chợt nhớ ra rằng cô

giáo cũ của bà, một người phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, từng nói rằng bất cứ khi nào bà

cần giúp đỡ thì hãy gọi điện cho cô giáo. Người giáo viên đó tên là Dabbs. Nhận

được điện thoại, bà giáo ấy đã lái xe từ nhà bà ở Tennessee tới Louisiana để đón cô

bé đang mang thai đã cầu cứu mình, và đưa cô về gia đình, nơi bà có chồng và sáu

người con đã trưởng thành. Bà Dabbs và chồng bà đã nhận nuôi Reggie và cho anh

mang họ của họ.

Cặp vợ chồng ấy đã truyền cho anh những giá trị đạo đức lớn lao, Reggie

nói. Một trong những bài học đầu tiên mà họ dạy anh là, cho dù hoàn cảnh như thế

nào, anh luôn có thể lựa chọn đương đầu với tình huống theo cách tích cực hoặc

tiêu cực.

Reggie kể với chúng tôi rằng anh luôn luôn có những quyết định đúng đắn

bởi vì anh có niềm tin vào những khả năng dành cho cuộc sống của mình. Anh

không muốn làm những việc tồi tệ bởi vì anh tin có nhiều điều tốt đẹp ở phía trước.

Anh đặc biệt nhấn mạnh một điều thực sự tác động sâu sắc đến tôi: “Bạn không

bao giờ có thể thay đổi đƣợc quá khứ của bạn, nhƣng bạn có thể thay đổi

tƣơng lại”.

Tôi ghi sâu lời anh nói trong tim. Anh ta làm tất cả chúng tôi xúc động.

Reggie cũng đã gieo một hạt giống vào trong tâm trí tôi, một ước mơ trở thành diễn

giả. Tôi cảm thấy bị cuốn hút bởi thực tế cho thấy chỉ trong bài phút ngắn ngủi,

người đàn ông đó đã tạo được ảnh hưởng không nhỏ đối với đám đông hàng nghìn

người. Và cũng thật thú vị khi biết anh đã đi khắp thế giới để nói chuyện với mọi

người – anh được trả tiền để đem đến cho mọi người hy vọng!

Ngày hôm đó, khi rời trường, tôi nghĩ, có thể một ngày nào đó mình sẽ có

câu chuyện thú vị như chuyện của Reggie để chia sẻ với mọi người. Tôi khuyến

khích bạn chấp nhận rằng ngay lúc này đây có lẽ bạn chưa thể nhìn thấy một con

đường nào mở ra trước mặt, nhưng điều đó không có nghĩa rằng không có con

đường nào dành cho bạn. Hãy nuôi niềm tin trong tim, câu chuyện của bạn vẫn

đang đợi để được mở ra, và tôi biết câu chuyện đó sẽ đầy bất ngờ!


4.Hãy yêu con ngƣời nhƣ vốn có của bạn

Trong một chuyến đi đến Đông Nam Á, tôi đã có buổi diễn thuyết trước 300

doanh nhân hàng đầu ở Singapore. Khi kết thúc bài diễn thuyết và khi khán phòng

đã bớt đông, một người đàn ông trông rất đĩnh đạc bước vội về phía tôi. Ông trông

có vẻ rất thành đạt và đầy tự tin như tất cả những khán thính giả khác trong khán

phòng này, nên những lời đầu tiên ông nói đã khiến tôi ngạc nhiên.

“Nick, hãy giúp tôi với”, ông van vỉ.

Thế rồi tôi được biết câu chuyện của ông, biết rằng người đàn ông thành đạt

đó sở hữu tới ba ngân hàng, nhưng ông đến nhờ tôi giúp đỡ bởi vì sự giàu có về vật

chất không thể bảo vệ ông khỏi nỗi muộn phiền.

“Tôi có một đứa con gái tuyệt vời mới mười bốn tuổi, và vì một lý do khủng

khiếp nào đó cứ mỗi lần con tôi nhìn mình trong gương nó lại nói nó cảm thấy

mình rất xấu xí”, ông nói. “Tôi buồn lắm bởi vì con bé không thể nhận ra rằng nó

thực sự đẹp. Làm thế nào tôi có thể khiến con bé thấy được những gì tôi thấy

đây?”.

Nỗi phiền muộn của ông cũng dễ hiểu thôi, bởi vì điều khó chịu đựng nhất

đối với cha mẹ chính là sự đau khổ của con. Ông ấy đang cố gắng giúp con gái

vượt qua sự ghét bỏ bản thân, một điều cực kỳ quan trọng, bởi vì nếu chúng ta

không thể chấp nhận bản thân mình khi chúng ta còn khỏe mạnh và trẻ trung, thì

chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào về chính mình khi chúng ta về già, khi phải trải

qua bệnh tật, ốm đau? Và nếu chúng ta ghét bỏ bản thân vì một lý do vớ vẩn nào

đó, thì chúng ta dễ dàng thay thế nó bằng hàng trăm cách phủ nhận bản thân vô căn

cứ và tùy tiện khác. Tâm lý chênh chao của tuổi trẻ có thể khiến bạn lún sâu vào

thất vọng và chán nản nếu bạn cho phép mình chăm chăm nghĩ về những khiếm

khuyết mà không nhìn thấy những điểm mạnh, những điều đáng quý ở bản thân

mình.

Kinh Thánh nói rằng chúng ta “là tạo vật tuyệt vời của Đấng Sáng Tạo”. Vậy

thì tại sao yêu thương bản thân mình lại khó khăn đến thế? Tại s ao chúng ta lại

thường tự tạo gánh nặng cho mình bằng cái cảm giác rằng mình không đủ đẹp,

không đủ cao, không đủ thon thả, không đủ tốt? Tôi chắc chắn rằng người cha mà

tôi gặp ở Singapore rất yêu thương và hãnh diện về con gái, luôn cố gắng để khiến

cô tự tin và quý trọng bản thân mình. Cha mẹ và những người thân của chúng ta có

thể luôn cố gắng không biết mệt mỏi để xây dựng cho chúng ta lòng quý trọng bản

thân, nhưng chỉ cần một lời bình luận vớ vẩn từ một người bạn học hoặc lời nhận

xét ác ý từ ông chủ hoặc đồng nghiệp cũng đủ làm tiêu tan những nỗ lực của họ.

Chúng ta trở nên dễ bị tổn thƣơng và rơi vào trạng thái chán nản, chán

ghét bản thân khi chúng ta để cho cảm giác của mình phụ thuộc vào ý kiến

của ngƣời khác hoặc vào sự so sánh bản thân mình với ngƣời khác. Khi không

sẵn sàng chấp nhận bản thân, bạn càng không thể sẵn sàng chấp nhận người khác,

và điều đó có thể dẫn đến sự cô đơn và tách biệt. Một hôm tôi đang diễn thuyết

trước một nhóm khán thính giả tuổi mới lớn về việc khao khát được nổi tiến g

thường khiến người ta xa lánh những người bạn ít hấp dẫn ở trường. Để diễn giải ý

kiến của mình, tôi đưa ra một câu hỏi rất thẳng thắn: “Bao nhiêu người trong số các

bạn muốn trở thành bạn của tôi?”.

Thật may, hầu hết những người có mặt trong phòng đều giơ tay.

Nhưng sau đó tôi hỏi một câu khiến họ lúng túng: “Vậy việc tôi trông như

thế nào là không quan trọng, đúng không?”.

Tôi để cho không khí chùng xuống trong vài phút. Chúng tôi đang nói về cố

gắng hòa nhập chỉ bằng cách mặc những bộ đồ đúng mốt, có kiểu tóc hợp thời

trang, không quá béo, không quá gầy, không đen quá hoặc trắng quá.

“Làm sao bạn có thể muốn kết bạn với một gã không tay chân – một gã khác

biệt nhất so với mọi người mà bạn từng biết – nhưng làm sao bạn có thể tẩy chay

những người bạn học của mình chỉ vì họ không diện quần áo đúng mốt, hoặc không

có làn da đẹp, hoặc không có một cơ thể thích hợp với xu hướng thời trang thịnh

hành?”

Khi bạn tự phán xét bản thân một cách khắt khe hoặc tạo sức ép căng thẳng

lên chính mình, bạn trở nên hay phán xét người khác. Việc yêu thương và chấp

nhận bản thân mình như Chúa yêu thương bạn có thể mở ra cho bạn một cánh cửa

dẫn đến cảm giác thanh thản và mãn nguyện hơn.

Những sức ép mà các bạn trẻ sắp bước vào ngưỡng cửa cuộc đời cảm thấy

dường như rất phổ biến. Tôi đã được mời đến nói chuyện với các khán thính giả trẻ

ở cả Trung Quốc và Hàn Quốc bởi vì ở những nước đang phát triển một cách nhanh

chóng đó trong những năm gần đây đã nảy sinh những quan ngại về tỉ lệ trầm cảm

và tự tử cao.

Tôi đến Hàn Quốc đúng vào thời gian Thế vận hội mùa đông 2010 đang diễn

ra tại Vancouver. Thật thú vị khi được thấy niềm tự hào dân tộc và sự phấn khởi

ngời lên trên khuôn mặt của những người dân ở khắp Seoul khi Kim Yu -Na, “nữ

hoàng” trượt băng nghệ thuật của Hàn Quốc giành được huy chương vàng Olympic

đầu tiên của đất nước ở môn này. Sự quan tâm dành cho cô lớn đến nỗi vào thời

điểm cô bước vào buổi thi đấu chung kết, lượng giao dịch trên thị trường chứng

khoán cả nước giảm xuống còn một nửa so với mức bính thường.

Một bộ phim tài liệu về tôi đã được chiếu rộng rãi khắp các cộng đồng Cơ

Đốc ở Hàn Quốc, vậy nên tôi nhận được một số lời mời diễn thuyết. Sự nở rộ của

niềm tin ở những cộng đồng ấy quả là rất ấn tượng. Những người tổ chức buổi diễn

thuyết ở nhà thờ Onnuri nói với tôi rằng người Cơ Đốc giáo ở Hàn Quốc rất nhiệt

tình với công việc truyền giáo. Họ dự đoán trong vòng một hoặc hai thập kỷ nữa,

những hội truyền giáo ở Hàn Quốc sẽ đông hơn cả hội truyền giáo ở Bắc Mỹ và

điều đó quả là rất ngạc nhiên bởi Hàn Quốc là một quốc gia nhỏ hơn.

Khi đi ô tô ở Seoul, tôi đã rất ngạc nhiên trước số lượng lớn các nhà thờ ở

đó. Người ta nói rằng thành phố thủ đô ấy có ba nhà thờ Cơ Đốc giáo lớn nhất thế

giới. Cách đây 100 năm, số người theo đạo Cơ Đốc ở Hàn Quốc còn rất ít ỏi, thế

những giờ đây gần một phần ba trong tổng dân 48 triệu người ở nước này là người

theo đạo Cơ Đốc. Một trong những giáo hội mà tôi đến diễn thuyết, giáo hội Yoido

Full Gospel, có tới hơn 800.000 thành viên tham gia các hoạt động tôn giáo tại hại

mươi mốt nhà thờ.

Nhiều người bạn của tôi đến Hàn Quốc chỉ để thăm các nhà thờ. Những buổi

cầu nguyện rất ấn tượng với âm thanh cầu kinh vang vang cùng tiếng chuông ngân

báo hiệu chương trình mới. Tuy nhiên, dù có phát triển mạnh mẽ về tinh thân, con

người ở xứ này vẫn phải chịu đựng căng thẳng ở mức cao do áp lực từ tình trạng

làm việc nhiều giờ. Sức ép tại các trường học cũng rất lớn bởi luôn có sự cạnh

tranh khốc liệt để giành thứ hạng cao. Nhiều học sinh Hàn Quốc bị căng thẳng bởi

họ cảm thấy rằng chỉ vị trí cao nhất mới là vị trí có giá trị. Nếu không đạt được vị

trí cao nhất, họ cảm thấy mình thất bại. Tôi khuyến khích những người trẻ tuổi ấy

nhận biết rằng thi trượt trong một kỳ thi không có nghĩa là họ thất bại. Trong mắt

Chúa, tất cả chúng ta đều có giá trị, và chúng ta nên yêu bản thân mình như Chúa

đã yêu thương chúng ta.

Sự yêu thương và chấp nhận bản thân mà tôi khuyến khích không phải là cái

kiểu tự phụ và kiêu ngạo, chỉ nghĩ đến mình. Yêu thương bản thân ở đây là yêu

không vị kỷ. Bạn cho nhiều hơn nhận. Bạn làm những gì có thể vì người khác mà

không đòi hỏi được đáp lại. Bạn sẻ chia với mọi người ngay cả khi bạn không có

nhiều. Bạn tìm thấy niềm hạnh phúc qua việc làm người khác mỉm cười. Bạn yêu

bản thân mình bởi vì bạn không chỉ quan tâm đến bản thân mình. Bạn hài lòng về

chính bản thân vì bạn làm cho người khác hạnh phúc khi được ở bên bạn.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể yêu bản thân mình bời vì người

khác không yêu bạn? Tôi e rằng không thể xảy ra điều đó được. Bạn thấy đấy, bạn

và tôi đều là những đứa con của Chúa. Mỗi người chúng ta đều có thể tin tưởng vào

tình yêu, lòng nhân từ và sự bao dung của Người. Nên yêu thương bản thân mình,

cảm thông với sự không hoàn hảo của mình, và bao dung trước những lỗi lầm của

chính chúng ta bởi vì Chúa đối xử với chúng ta theo cách đó.

Trong một chuyến đi tới Nam Mỹ, tôi đã có buổi diễn thuyết tại một trung

tâm cai nghiện ma túy ở Colombia. Những người nghiện và từng nghiện ma túy có

mặt tại buổi diễn thuyết hôm đó ít trân trọng giá trị con người của họ đến nỗi họ

gần như tự hủy hoại mình bằng ma túy. Tôi nói với họ rằng cho dù họ nghiện ngập,

Chúa vẫn yêu thương họ. Khuôn mặt họ ngời lên khi tôi quả quyết với họ rằng

Chúa yêu thương họ vô điều kiện. Nếu Chúa sẵn lòng tha thứ cho tội lỗi của chúng

ta và yêu thương chúng ta như thế, thì tại sao chúng ta lại không thể tha thứ và chấp

nhận bản thân mình? Giống như cô con gái của ông chủ ngân hàng ở Singapore,

những người sử dụng ma túy ở Colombia mà tôi gặp lầm lạc bởi vì bất cứ lí do gì

chăng nữa, họ tự hạ thấp giá trị cuộc sống của mình. Họ cảm thấy không xứng đáng

được hưởng điều tốt đẹp nhất của cuộc đời. Tôi đã nói với họ rằng tất cả chúng ta

đều xứng đáng với tình yêu của Chúa. Nếu Người tha thứ và yêu thương chúng ta,

thì chúng ta nên tha thứ và yêu thương chính bản thân mình để phấn đấu vươn tới

một cuộc sống tốt đẹp nhất có thể.

Khi được yêu cầu nêu ra mười điều răn quan trọng nhất, Chúa Jesus đã nói

điều răn thứ nhất là yêu Chúa bằng cả trái tim, tâm hồn, tâm trí, sức mạnh, và điều

răn thứ hai là yêu láng giềng như yêu chính bản thân mình. Yêu bản thân mình

không phải là vị kỷ, tự mãn, hay tự cho mình là trung tâm; yêu bản thân mình là

chấp nhận cuộc sống của mình như một món quà để nâng niu, nuôi dưỡng và sẻ

chia điều tốt đẹp, hữu ích của cuộc sống ấy với người khác.

Thay vì chỉ chú ý đến khuyết điểm, thất bại, sai lầm của mình, hãy tập trung

chú ý đến những món quà, những điều tốt đẹp, những điểm mạnh của bạn và những

gì bạn có thể đóng góp cho cuộc đời này, cho dù đó là tài năng, sự hiểu bi ết, sự

sang suốt, sự sáng tạo, sự chăm chỉ, hay một phần tâm hồn phong phú. Bạn không

cần phải sống theo mong đợi của người khác. Bạn có thể tự định nghĩa sự hoàn hảo

theo cách riêng của bạn.

TỎA SÁNG TỪ TÂM HỒN

Nhà tâm lý học, tác giả Elisabeth Kubler – Ross đã nói rằng con người giống

như những cửa sổ bằng kính màu: “Những cánh cửa sáng lấp lánh khi ánh mặt trời

chiếu vào, nhưng khi bóng tối kéo đến, vẻ đẹp của chúng chỉ bộc lộ khi có ánh sáng

từ ngọn đèn ở bên trong”. Để sống một cuộc sống không giới hạ n, đặc biệt để vươn

ra khỏi bóng tối của sự chán nản, nghiện ngập, hoặc bất cứ thách thức lớn nào, bạn

phải thắp ngọn đèn từ bên trong lên. Bạn phải tin vào vẻ đẹp và giá trị của chính

mình bởi vì người nào có thể tạo ra ảnh hưởng thì người đó trở nên quan trọng.

Tìm ra mục đích sống của bạn là bƣớc quan trọng đầu tiên để sống một

cuộc sống không giới hạn. Luôn nuôi hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn và

luôn có niềm tin vào các khả năng dành cho mình ngay cả trong những lúc khó

khăn nhất sẽ giúp bạn đạt được mục đích đó. Nhưng để có được cảm giác mãn

nguyện, từ sâu thẳm lòng mình bạn phải biết rằng bạn đáng được hưởng sự thành

công và hạnh phúc.

Tôi có một người bạn rất yên tâm về chính mình, rất hòa nhã và nhiệt tình

phát triển những món quà mà anh có được đến nỗi dường như lúc nào con người

anh cũng toát lên những tình cảm tốt đẹp. Tôi thích ở bên anh. Mọi người đều thích

ở bên anh. Tại sao? Bởi vì anh tỏa sáng từ bên trong. Anh yêu bản thân mình,

nhưng không phải là cái kiểu yêu mình mà phủ nhận người khác; anh chấp nhận

bản thân như một người may mắn ngay cả khi sự đời không diễn ra như ý muốn

của anh, mặc dù anh cũng phải vật lộn trong cuộc sống giống như bạn và tôi.

Tôi dám chắc rằng bạn cũng biết những người toát lên sự thư thái như người

bạn của tôi, và có lẽ bạn cũng biết những người trái ngược hẳn với kiểu người như

anh bạn ấy, những người luôn chán ghét bản thân khiến người khác không muốn

tiếp xúc. Nếu bạn không chấp nhận bản thân, thì thái độ đó không chỉ dẫn đến sự tự

hủy hoại mình mà còn dẫn đến sự cô lập.

Nếu bạn không tỏa sáng từ bên trong, thì đó có thể là do bạn phụ thuộc vào

người khác trong việc công nhận giá trị của bạn, mang đến cho bạn sự tự tin, làm

cho bạn được đánh giá đúng. Nhưng đó là một con đường chắc chắn sẽ dẫn tới thất

vọng bởi vì bạn phải chấp nhận bản thân mình thì mới mong người khác chấp nhận

bạn được. Thước đo vẻ đẹp và giá trị của con người quan trọng nhất nên là thước

đo về những gì từ bên trong.

Bạn biết đấy, nói thì dễ, làm thì khó. Chính tôi cũng đã phải rất cố gắng mới

có thể chấp nhận và yêu quý bản thân. Được sinh ra trong một gia đình theo đạo Cơ

Đốc, tôi luôn được dạy rằng Chúa Jesus yêu thương tôi và rằng tôi được tạo ra một

cách hoàn hảo theo kế hoạch của Người. Tất nhiên, tất cả những bài giảng Kinh

Thánh của cha mẹ và những nỗ lực của cả gia đình tôi nhằm khích lệ tinh thần tôi

tan thành mây khói khi một đứa trẻ vắt mũi chưa sạch chạy đến chỗ tôi, gào lên:

“Mày là quái vật!”.

Cuộc sống có thể rất tàn nhẫn. Trong cuộc sống có những người thiếu suy

nghĩ hoặc tầm thường. Vậy nên bạn cần phải có khả năng tìm kiếm sức mạnh từ nội

tâm, và khi sức mạnh bên trong đó không có tác dụng, bạn luôn luôn có thể nhìn

lên cao, hướng tới Chúa, nguồn sức mạnh và tình yêu vô tận.

Chấp nhận và yêu thương bản thân là những điều quan trọng , nhưng ngày

nay những khái niệm này lại bị hiểu sai. Bạn nên yêu bản thân như sự phản ánh

tình yêu của Chúa và như một con người được sinh ra trên trái đất để tạo ra sự đóng

góp đặc biệt cho cuộc đời. Có quá nhiều bạn trẻ đang ở tuổi mới lớn và không ít

người trưởng thành tìm kiếm ý nghĩ hời hợt khi chìm đắm vào sự tự thần tượng bản

thân và sự đam mê lạc thú. Thực trạng này xảy ra một phần là do sự sùng bái sắc

đẹp và sự nổi danh được cổ súy bởi các chương trình truyền hình, những bộ phim,

những đĩa nhạc. Khi xem các sản phẩm nói trên, bạn sẽ thấy thật dễ để quên rằng

cuộc sống còn có một mục đích lớn lao hơn mục đích làm đẹp, sống trong cảnh xa

hoa, cặp đôi với người này, người kia. Không ngạc nhiên khi chúng ta thấy có

nhiều người nổi tiếng tại các trung tâm phục hồi chức năng, trung tâm làm đẹp hơn

là trong các nhà thờ. Quá nhiều người trong số họ tôn thờ những vị thần không có

thật của sự phù hoa, sự tự cao tự đại và sự h.am m.uốn thiếu lành mạnh.

Tôi không thể hình dung ra bất cứ một thế hệ đi trước nào lại dễ bị cám dỗ

như những thế hệ hiện tại. Chúng ta liên tục bị tấn công dồn dập bởi những thông

điệp rằng chúng ta cần có một vẻ bền ngoài như thế này, như thế kia, cần một chiếc

xe hơi hiệu này, hiệu nọ, và một phong cách sống nào đó để được mãn nguyện, để

được yêu thương, được đánh giá cao hoặc trở nên thành đạt. Chúng ta đã chạm đến

cái điểm đáng báo động trong văn hóa của mình khi việc tham gia vào một cảnh

phim gợi dục được coi như một con đường dẫn đến sự nổi tiếng, giàu có và thỏa

mãn.

Bạn không nghĩ thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu mấy tay săn ảnh bám theo những

người tốt nghiệp đại học hạng ưu, hay các nhà truyền giáo mang thuốc men và hy

vọng đến cho người nghèo và người cần giúp đỡ, thay vì săn những kẻ bỏ học lông

bông lang bang có lệnh truy nã và những vết sẹo chằng chịt ư? Nhưng không phải

chúng ta đã mất tất cả. Tôi đã nhìn thấy những đám đông gồm người già, người trẻ

tham dự các buổi họp mặt theo tôn giáo, những nhạc hội thánh ca, tìm kiếm hạnh

phúc thông qua việc học cách yêu thương đồng loại. Tôi đã chứng kiến những bạn

ở tuổi mới lớn và người trưởng thành dành kỳ nghỉ của mình để xây dựng nhà ở

cho người dân ở các nước thuộc thế giới thứ ba và giúp đỡ các mảnh đời kém may

mắn ở những vùng đất nghèo thuộc Bắc Mỹ. không phải tất cả mọi người đều bị ám

ảnh bởi phẫu thuật thẩm mỹ, phẫu thuật hút mỡ bụng, và những chiếc túi xách thời

trang hiệu Louis Vuitton.

Khi bạn bị ám ảnh bởi giá trị vật chất, vẻ đẹp bề ngoài và khi bạn để cho

người khác xác định giá trị của bạn, bạn đã từ bỏ phần lớn bản thân mình và có

nguy cơ để cho những món quà của bạn trở thành uổng phí. Sau khi xem DVD về

tơi, Kristy đã viết cho tôi: “Bạn đã làm cho tôi hiểu ra rằng nếu chúng ta không

yêu thương và trân trọng bản thân thì làm sao mong người khác sẽ yêu thương và

trân trọng chúng ta. Tôi đã xem những hình ảnh về bạn một năm trước và giờ đây

tôi lại xem lại. Tôi hiểu rằng mình cần phải nói để bạn biết về những gì bạn đã làm

cho tôi. Bạn đã dạy tôi tự bảo vệ bản thân, yêu thương bản thân cho dù mình có

như thế nào, và sống cuộc sống mà mình mong muốn… Tôi muốn nói với bạn rằng

giờ đây khi tôi đã thay đổi cái cách cảm nhận về bản thân mình, bạn trai tôi đã

nhận ra sự khác biệt ở tôi, và anh ấy rất biết ơn bạn vì bạn đã khích lệ tôi đi đến sự

thay đổi này. Anh ấy luôn lo sợ cho tôi, sợ rằng một ngày nào đó tôi sẽ làm điều

dại dột, sẽ tự hủy hoại mình. Nhưng bây giờ tôi đã thay đổi, và cuộc sống của tôi

hạnh phúc hơn trước rất nhiều!”.

Thông điệp của tôi tác động đến Kristy bởi vì tôi từng ở vào hoàn cảnh của

cô ấy. Lúc bảy tuổi, một hôm tôi về nhà sau một ngày bị chối bỏ và đầy thất vọng ở

trường và tôi cứ nhìn mình hàng giờ trong gương. Hầu hết những bạn học ở tuổi

mới lớn của tôi lo lắng về những cái mụn trên mặt và lo giữ cho mái tóc không rối

bù. Ngoài những thách thức về sự khuyết thiếu chân tay, tôi có tất cả những thách

thức thông thường đó.

Mình thực sự là một đứa trẻ có vẻ ngoài dị dạng, tôi nghĩ.

Cảm giác đau khổ tràn ngập trong tôi. Tôi cho phép mình gặm nhấm cảm

giác tủi thân trong năm phút. Nhưng rồi một giọng nói vang lên từ sâu thẳm trong

lòng: Thôi mà, như mẹ của mình vẫn nói, mình chỉ bị khuyết thiếu chút ít về hình

thể thôi, nhưng mình cũng có những nét đẹp mà.

Tôi nghĩ, thử kể tên một nét xem nào. Ta thích mi đấy. Hãy tìm ra một nét

thôi, như thế là đủ.

Tôi ngắm kỹ hình ảnh phản chiếu của mình lâu hơn nữa và cuối cùng tôi

cũng thấy được điều gì đó tích cực.

Mình có đôi mắt đẹp. Bọn con gái nói với mình rằng mình có đôi mắt đẹp.

Nếu không có gì khác thì mình cũng có nét đẹp đó! Và không ai có thể thay đổi nét

đẹp đó ở mình. Mắt mình sẽ không bao giờ thay đổi, vậy nên mình sẽ luôn có đôi

mắt đẹp.

Khi bạn cảm thấy tinh thần suy sụp bởi vì bạn bị người khác làm tổn thương

hoặc bị bắt nạt, bị miệt thị, hãy nhìn vào gương và tìm một nét đáng yêu ở b ạn. Đó

không nhất thiết phải là một nét đẹp về hình thức. Đó có thể là một tài năng, một

đặc điểm, hoặc một điều gì khác khiến bạn cảm thấy tự tin về bản thân. Hãy chú ý

đến điều đặc biệt đó trong một thời gian. Hãy cảm thấy mình may mắn vì có điều

đặc biệt đó, và hãy ý thức rằng vẻ đẹp và giá trị của bạn bắt nguồn từ chính bạn,

con người có một không hai mà Thượng Đế tạo ra.

Đừng lảng tránh và tuyên bố rằng “Mình chẳng có gì đặc biệt hết”.

Chúng ta quá khắt khe với bản thân, nhất là khi chúng ta so sánh mình với

người khác một cách thiếu tích cực. Tôi nhận ra điều này khi tôi nói chuyện với các

bạn trẻ. Nhiều người trong số họ đấu tranh với những cảm giác về sự thiếu hụt,

không hoàn thiện của mình, hoặc với cảm giác rằng sẽ không có ai yêu họ.

Đó là lý do tại sao tôi lại nhấn mạnh với họ: “Tôi yêu con người của các bạn.

Đối với tôi các bạn ai cũng đẹp”.

Đây là những lời đơn giản xuất phát từ tấm lòng của tôi, một con người có vẻ

ngoài trông thật kỳ cục. Trong hầu hết các cuộc diễn thuyết tại các trường học và

trước các nhóm bạn trẻ, tôi đều nói những lời ấy với các khán thính giả của mình.

Dường như những lời đơn giản ấy luôn làm lay động lòng người. Quả thực phản

ứng tôi nhận được thường rất đáng kinh ngạc.

Kiểu phản ứng thường thấy bắt đầu bằng những tiếng thì thầm hoặc những

nụ cười được che giấu. Tôi nhìn xuống đám đông khán thính giả và thấy một cô bé

cúi đầu hoặc một cậu bé lấy tay che mặt. Rồi những cảm xúc mạnh mẽ lan tỏa khắp

khán phòng. Những giọt nước mắt lăn trên những đôi má trẻ trung. Những đôi vai

rung lên theo những tiếng nấc. Những cô bé ngồi chụm lại với nhau. Những cậu bé

rời khỏi phòng để giấu khuôn mặt tràn ngập niềm xúc động.

Trong những lần đầu khi phản ứng đó xảy ra, tôi rất kinh ngạc. Chuyện gì

xảy ra thế này? Tại sao họ lại phản ứng một cách dữ dội như thế?

Các khán thính giả của tôi có câu trả lời. Sau các buổi diễn thuyết, những

người già, người trẻ, xếp hang để ôm hôn tôi và để chia sẻ cảm xúc của họ. Một lần

nữa, niềm xúc động lại trào dâng trong tôi và trong họ. Thường thì họ đứng xếp

hàng hàng giờ để được bày tỏ cảm xúc và tình cảm.

Tôi là một anh chàng đẹp trai đấy chứ, nhưng mọi người không đứng xếp

hàng hàng giờ chỉ để ôm hôn tôi bởi vì tôi có vẻ ngoài bảnh bao. Điều thực sự thu

hút họ là, tôi đã giải phóng hai nguồn sức mạnh mà nhiều người còn thiếu trong

cuộc sống của họ: tình yêu vô điều kiện và sự chấp nhận bản thân.

Bức thư của Kristy chỉ là một trong nhiều bức thư mà tôi nhận được và là

một trong nhiều cuộc tâm sự giữa tôi với các bạn trẻ cũng như với người trưởng

thành, những người đã nghĩ tới việc tự tử bởi vì họ đánh mất khả năng yêu thương

bản thân. Khi bạn bị tổn thương, bạn dựng lên quanh mình những bức tường để

giúp cho mình khỏi bị tổn thương thêm nữa, nhưng bạn không thể dựng một bức

tường bên trong xung quanh trái tim bạn. Và nếu bạn yêu thương bản thân mình vì

tất cả những vẻ đẹp bên trong và bên ngoài, thì người khác sẽ bị bạn cuốn hút, và

họ cũng sẽ thấy được vẻ đẹp của bạn.

Hài l ng với bản thân để tỏa sáng nụ cƣời

Bạn bè và những người thân của chúng ta có thể nói với chúng ta cả trăm lần

một ngày rằng chúng ta đẹp, chúng ta được yêu thương, và rằng khó khăn rồi sẽ

qua đi, nhưng thường thì chúng ta rũ bỏ những lời động viên đó và cứ để cho cảm

giác bị tổn thương đeo bám. Tôi từng làm như thế trong một thời gian dài đến khó

tin. Cha mẹ tôi đã dành nhiều tuần cố gắng cởi bỏ tác động nguy hại mà một vài

đứa trẻ đã gây ra cho tôi qua những hành động và lời lẽ có tính chế giễu. Nhưng

cuối cùng, khi một người cùng trang lứa với tôi tìm đến để sẻ chia, thì tôi đã thay

đổi. Khi một bạn gái trong lớp nói rằng tôi “trông dễ coi”, cả tháng tôi cảm thấy

lâng lâng như ở trên mây.

Một thời gian ngắn sau đó, tôi thức dậy ở cái tuổi 13 với một cái mụn ở trên

mũi. Nó không dễ coi chút nào. Đó là một cái mụn to tướng, đỏ ửng như một quả

cà chua chín.

“Nhìn này, điên thật”, tôi nói với mẹ.

“Chớ có cào cái mụn đó ra”, mẹ tôi nói.

Làm thế nào mình cào nó đi được cơ chứ? Tôi tự hỏi.

Tôi đến trường và cảm thấy mình là một gã xấu xí nhất trên đời. Mỗi lần đi

qua một phòng học và nhìn hình ảnh của mình hiện ra trên cửa kính là tôi chỉ muốn

chạy trố. Những đứa trẻ khác nhìn chằm chằm vào cái mụn của tôi. Tôi cứ hy vọng

cái mụn đáng ghét ấy sẽ tự biến mất, nhưng hay ngày sau nó thậm chí còn mọc to

hơn, lớn hơn và nó khiến cả vùng mặt xung quanh đỏ lựng lên. Tôi bắt dầu nghĩ nó

cứ phát triển như thế thì rồi một ngày nào đó nó sẽ nặng hơn cả phần còn lại của cơ

thể tôi.

Cái mụn gớm ghiếc ấy không biến mất! Cái mụn to tướng ấy cứ lồ lộ trên

mặt tôi suốt tám tháng. Tôi cảm thấy mình như chú tuần lộc mũi đỏ Rudolph. Cuối

cùng mẹ cũng đưa tôi tới một bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tôi nói với ông ấy rằng

tôi muốn cái mụn đó bị loại bỏ cho dù tôi phải chịu một cuộc phẫu thuật lớn. Ông

ấy kiểm tra cái mụn bằng một chiếu kính phóng đại to tướng – như thể ông ấy

không nhìn thấy cái mụn – rồi nói: “Hừm, Nó không phải là một cái mụn đâu”.

Dù nó là cái gì đi nữa, tôi nghĩ, chúng ta hãy loại bỏ nó đi, được không?

“Đó là một tuyến dầu bị sưng tấy”, ông ấy nói. “Tôi có thể cắt bỏ nó hoặc

đốt nó, nhưng dù làm cách nào đi nữa thì nó vẫn để lại một cái sẹo lớn hơn cả cái

nốt đỏ bé xíu này”.

Cái nốt đỏ bé xíu ư?

“Cái mụn đó to đến nỗi cháu không thể nhìn bao quát được nó”, tôi cãi lại.

“Cháu muốn mang sẹo cả đời sao?”, ông ấy hỏi.

Thế là cái mụn khổng lồ đó cứ nằm chễm chệ trên mũi tôi. Tôi cầu nguyện

và buồn bực vì nó trong một thời gian, nhưng cuối cùng tôi cũng hiểu ra rằng cái

mụn to như một cái bóng đèn đỏ ửng ấy không khiến người ta chú hơn hơn là sự

khuyết thiếu chân tay của tôi. Nếu mọi người không sẵn lòng nói chuyện với tôi, thì

đó là sự mất mát của họ, tôi nghĩ.

Nếu tôi bắt gặp ai nhìn chằm chằm vào cái mụn đó, thì tôi lại làm trò cho

người đó cười. Tôi nói rằng tôi đang mọc thêm một cái mũi mới để đem bán ở chợ

đen. Khi mọi người thấy tôi lạc quan như vậy, họ cười và tỏ ra thông cảm. Xét cho

cùng, ai mà chẳng từng bị mụn nhọt nhỉ? Ngay cả Brad Pitt cũng có mụn nữa là.

Đôi khi, chúng ta tự làm cho những vấn đề nhỏ nhặt trở thành việc lớn

bằng cách coi chúng là quá nghiêm trọng. Có một cái mụn là chuyện thường. Tất

cả chúng ta đều không hoàn hảo, vài người trong chúng ta đẹp hơn những người

khác, nhưng đã là con người thì ai mà chẳng có những khiếm khuyết và thiếu sót.

Điều quan trọng là đừng coi mỗi một nếp nhăn hoặc mỗi một cái mụn là vấn đề quá

nghiêm trọng bởi vì một ngày nào đó bạn sẽ gặp phải những vấn đề thực sự nghiêm

trọng, và khi đó bạn sẽ đương đầu với nó như thế nào? Vậy hãy luôn chuẩn bị lạc

quan trước những cú đánh nhẹ vào đầu và những cú va chạm nhỏ ở mũi.

Người ta đã chứng minh được rằng tiếng cười có tác dụng làm giảm căng

thẳng bởi nó sản sinh ra hooc môn endorphin, giúp làm giảm sự căng thẳng cho cơ

thể, tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện sự lưu thông máu, đồng thời tăng

lượng oxy lên não. Không tồi, phải không bạn? Các cuộc nghiên cứu còn cho thấy

rằng cười làm cho bạn trở nên hấp dẫn hơn. Quả là nhiều mối lợi!

Vẻ đẹp không nhìn thấy đƣợc

Bạn có biết điều gì thực sự nực cười không? Sự phù phiếm thật nực cười, bởi

vì khi bạn nghĩ mình gợi cảm và đáng được xuất hiện trên trang bìa tạp chí People,

thì bạn cũng sẽ nhận được một bài học của cuộc sống khiến bạn hiểu rằng sắc đẹp

thật ra là cái đẹp trong con mắt của người ngắm nhìn, và rằng cái đẹp bề ngoài

không quan trọng bằng vẻ đẹp bên trong.

Cách đây không lâu tôi gặp một cô bé người Australia bị mù. Khi đó chúng

tôi thực hiện một cuộc đi bộ thiện nguyện để quyên góp tiền cho trẻ em đang cần

trợ giúp y tế. Cô bé đó khoảng năm tuổi. Sau cuộc đi bộ, người mẹ giới thiệu bé với

tôi. Bà giải thích cho con biết rằng từ khi lọt lòng mẹ, tôi đã không có chân tay.

Những người mù thỉnh thoảng đề nghị được sờ vào người tôi để họ có thể

nhận biết được một người không có tay chân là như thế nào. Tôi không thấy phiền

khi đáp ứng đề nghị đó, vậy nên khi cô bé mù ấy hỏi mẹ cô rằng cô có thể “nhìn”

tôi theo cách của cô được không, tôi đã đông ý. Mẹ cô cầm tay cô, hướng dẫn sờ

vai và bàn chân bé xíu của tôi. Phản ứng của cô bé khá thú vị. Cô rất điềm tĩnh khi

sờ đôi vai không có cánh tay và bàn chân trái bất thường của tôi. Sau đó , cô đặt tay

lên mặt tôi và hét lên.

Quả là buồn cười.

“Gì thế? Khuôn mặt đẹp của tôi làm em sợ ư?”, tôi vừa cười thành tiếng vừa hỏi.

“Không! Đó là vì khắp mặt anh có lông! Anh là một con sói ư?”

Từ bé cho đến lúc đó cô chưa từng sợ một bộ râu. Khi chạm vào râu tôi, cô

bé hoảng sợ. Cô nói với mẹ rằng thật là buồn cười vì tôi lại lông lá như thế ! Cô bé

đó có quan niệm riêng về sự hấp dẫn và rõ ràng bộ râu của tôi không thuộc danh

sách những thứ cô cho là hấp dẫn. Tôi không phật lòng. Tôi vui khi được n hắc cho

nhớ rằng đẹp là đẹp trong con mắt – và sự cảm nhận – của ngƣời cảm nhận.

Sự độc đáo của bản thân

Con người chúng ta khá ngốc nghếch. Chúng ta dành nửa đời cố gắng làm

cho mình phù hợp với đám đông và dành một nửa thời gian còn lại để trở nên nổi

bật giữa đám đông. Tôi cảm thấy hối hận vì điều đó, và toi chắc chắn rằng bạn cũng

vậy. Tại sao vậy ? Bởi vì đó dường như là tình trạng chung, một phần của bản chất

con người. Tại sao chúng ta lại không thể thoải mái với bản thân, tại sao chúng ta

lại không ý thức được rằng chúng ta là sản phẩm của Đấng Sáng Tạo, được tạo ra

để phản ánh vẻ đẹp của Người?

Khi còn là một cậu học trò, tôi cố gắng đến tuyệt vọng để khiến mình hợp

với đám đông, giống như hầu hết bạn bè ở tuổi mới lớn. Bạn đã bao giờ nhận thấy

rằng ngay cả những bạn tuổi mới lớn muốn trở nên“khác người” cũng thường giao

du với những đứa trẻ có cách ăn mặc, nói năng và hành động giống mình? Có gì

không ổn đây? Làm sao bạn lại có thể là người ngoài cuộc được nếu tất cả những

người bạn giao du đều mặc quần áo đen, nhuộm móng tay đen, tô son môi đen, kẻ

mắt đen? Và nếu bạn ăn mặc giống y như họ, thì làm như thế cũng đâu có khiến

bạn trở thành người trong cuộc được, đúng không?

Những hình xăm và những chiếu khoen được sử dụng như một tuyên bố của

chủ nhân cá nhân thô kệch. Thời nay các bà mẹ mẫu mực xuất hiện ở quầy thực

phẩm cũng đeo khoen và xăm mình. Chắc chắn phải có một cách tốt hơn để tôn

vinh cá tính của bạn ngoài việc chạy theo mốt xu hướng thời trang, đúng không

bạn?

Tôi đã trang bị cho mình một thái độ mà tôi nghĩ có thể cũng giúp ích cho

bạn. Tôi đã xác định rằng vẻ đẹp nằm ở chính sự khác biệt, rằng tôi đẹp chính là vì

tôi không giống bất cứ ai. Tôi là tôi, độc nhất vô nhị. Không ai gọi tôi là “trung

bình” hoặc “chỉ làm một đứa con trai khác thôi”. Tôi có thể không nổi trội giữa

đám đông, nhưng tôi thực sự khác biệt.

Thái độ đó giúp ích rất nhiều bởi vì tôi thường khiến cho trẻ em cũng như

người lớn phản ứng một cách lạ lùng khi họ nhìn thấy tôi lần đầu. Trẻ con thường

nghĩ tôi đến từ hành tinh khác hoặc là một quái vật. Những bạn trẻ đang ở tuổi mới

lớn lại thường có sự tưởng tượng khủng khiếp đến mức bạn cho rằng tôi bị một kẻ

giết người dùng rìu chặt đứt chân tay hoặc tưởng tượng ra chuyện án mạng rùng

rợn khác. Người lớn cũng thường nhanh chóng đi đến những kết luận lạ lùng.

Thường thì họ ngờ rằng toi là một hình nộm hoặc một con rối.

Một lần khi đến thăm họ hàng ở Canada, tôi được đưa đi chơi trò hóa trang

để xin kẹo lần đầu tiên. Họ kiếm được một chiếc mặt nạ to tướng có thể che cả

người tôi, sau đó dẫn tôi đi gõ cửa từng nhà. Thoạt đầu phản ứng của chủ nhân các

ngôi nhà không có gì khác biệt, cho đến khi chúng tôi đoán rằng mọi người nghĩ tôi

không phải là người thật. Cuối cùng chúng tôi hiểu ra điều đó khi một người phụ

nữ bỏ mấy cái kẹo vào túi của tôi và tôi nói: “Cảm ơn! Trick or treat”.

Người phụ nữ đó giật bắn người và rú lên. “Một đứa trẻ ư?”, bà kêu lên. “Tôi

cứ nghĩ các anh mang theo một hình nộm cơ!”.

Ô, mình dễ thương đấy chứ, tôi nghĩ.

Khi tôi cảm thấy muốn vui đùa, trong con mắt của mọi người tôi là người

biết tận dụng đầy đủ lợi thế từ sự độc đáo của mình. Tôi thích dạo chơi quanh các

khu mua sắm cùng với cách anh chị em họ và bạn bè. Cách đây mấy năm, một hôm

chúng tôi tới một khu mua sắm ở Australia và phát hiện một cửa hàng bán đồ lót

của hãng Bonds trưng bày các bộ đồ bó sát người.

Mà nơ canh nam của cửa hiệu đó mặc trên người một chiếc quần lót màu

trắng mờ của hãng Bonds. Chàng ma nơ canh đó có thân hình giống hệt tôi: không

có tay, không có chân. Thật tình cờ, hôm đó tôi cũng mặc một chiếc quần hiệu

Bonds, vậy nên các anh chị em họ và tôi quả quyết rằng tôi có thể làm một ma-nơ-canh của của hiệu thời trang. Chúng tôi vào trong cửa hiệu. Các anh chị em họ đẩy

tôi đến gian trưng bày sản phẩm. Và thế là tôi điềm nhi ên đứng bên cạnh anh chàng

ma nơ canh.

Trong năm phút tiếp theo, tôi đã thu hút được sự chú ý của người qua lại. Bất

cứ khi nào có người đi mua sắm dừng lại nhìn mình, tôi lại làm điệu bộ giật giật cơ

mặt, mỉm cười, nhăn mặt, hoặc cúi đầu chào khiến họ vô cùng sửng sốt và hàng

hoàng! Tất nhiên trò chơi đó gây ra những trận cười rũ rượi cho mấy kẻ đồng mưu

với tôi ở bên người cửa hàng. Sau sự việc đó, các anh chị em họ bảo rằng nếu như

công việc diễn thuyết của tôi không được thuận lợi thì bất cứ lúc nào tôi cũng có

thể tìm được việc làm tại một cửa hàng thời trang với vai trò của một ma nơ canh.

Tỏa sáng bí mật của hạnh phúc

Tôi đã học để cười, bất chấp khuyết tật của mình và những phản ứng lạ lùng

xuất phát từ những khuyết điểm ấy, nhưng có một phương pháp tốt hơn để vượt

qua mối hoài nghi về giá trị bản thân hoặc sự thiếu khả năng yêu và trân trọng bản

thân mình. Thay vì chìm trong đau khổ, bạn hãy tìm đến để chia sẻ và xoa dịu nỗi

đau của người khác. Hãy hướng sự chú ý và quan tâm của mình vào những ngư ời

đang cần sự giúp đỡ.

Hãy làm tình nguyện viên tại một quán ăn phục vụ miễn phí những người

nghèo cơ nhỡ. Hãy quyên tiền để giúp đỡ trẻ mồ côi. Hãy tổ chức một buổi biểu

diễn từ thiện để gây quỹ giúp nạn nhân động đất. Hãy tìm các nhà tài trợ có thể

tăng tiền nếu như bạn tham gia vào đi bộ, đua xe đạp hoặc buổi khiêu vũ từ thiện.

Hãy thoát ra khỏi sầu muộn và tìm đến những người khó khăn để chia sẻ.

Khi tôi làm điều đó, tôi phát hiện ra giải pháp tốt nhất cho bất cứ ai không

thể bật lên ánh sánh tình yêu từ bên trong con người mình.

Nếu bạn không thể tự giải quyết được các vấn đề của cá nhân, thì hãy trở

thành giải pháp cho vấn đề của người khác. Suy cho cùng, cho vẫn tốt hơn là nhận,

đúng không bạn? Nếu bạn không yêu bản thân mình, thì hãy tận hiến nhé. Nếu làm

điều đó, bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra mình có giá trị như thế nào.

Làm điều đó bằng cách nào? Bạn ạ, hãy nhìn tôi mà xem. Hãy nhìn vào cuộc

sống của tôi. Trong mắt bạn tôi có hạnh phúc và mãn nguyện không?

Một cuộc phẫu thuật nâng mũi không thể mạng lại cho bạn niềm vui của cả

cuộc đời. Một chiếc xe hiệu Ferrari không thể khiến bạn được hàng triệu người

khâm phục. Bạn đã có sẵn những gì cần thiết để được yêu thương và coi trọng; vấn

đề chỉ là giải phóng và tối ưu hóa tất cả những vốn quý đó trong con người bạn mà

thôi. Không phải bạn lúc nào cũng hoàn hảo. Sự chƣa hoàn hảo không có nghĩa

là không hay, mà ngƣợc lại, là cực kỳ tốt. Đạt đƣợc lý tƣởng không phải là đạt

đƣợc sự hoàn hảo trong suốt cuộc đời bạn, mà là tìm kiếm sự hoàn hảo. Luôn

vươn tới hoàn hảo nghĩa là luôn thôi thúc mình trên con đường tự hoàn thiện bản

thân.

Bạn hãy không ngừng vươn lên, không ngừng cống hiến tất cả những gì bạn

cần phải cống hiến để, cuối cùng, khi nhìn lại những gì mình đã làm bạn có thể nói,

mình đã cố gắng hết sức.

Ngày lúc này đây bạn hãy nhìn vào gương và nói: “Đây là chính mình, và

mình chấp nhận mọi thách thức để trở thành người tốt nhất có thể”. Bạn đẹp bởi vì

Đấng Sáng Tạo tạo ra bạn để phục vụ mục đích của Người. Thách thức của bạn là

tìm ra mục đích đó, làm cho nó ngập tràn hy vọng, thúc đẩy nó bằng niềm tin, sử

dụng sự độc đáo của bạn ở mức cao nhất có thể.

Yêu thương và chấp nhận bản thân là phương thuốc duy nhất chắc chắn sẽ

mang lại kết quả trong việc loại bỏ cảm giác tự ti và cảm giác tự coi mình là nạn

nhân của bất hạnh. Ma túy, rượu, sống buông thả chỉ mang đến cho bạn sự tạm

quên, để rồi cuối cùng lại khiến bạn đau khổ và buồn rầu hơn. Khi tôi coi mình là

một đứa con của Chúa và là một phần kế hoạch của Người, cuộc sống của tôi đã

thay đổi vĩnh viễn. Có thể bạn không theo đạo Cơ Đốc, nhưng bạn vẫn có thể tin

vào giá trị và mục đích của sự tồn tại của bạn trên hành tinh này.

HÃY LÀ MỘT NGƢỜI BẠN CHÂN THÀNH VÀ HÃY CHIA SẺ

Lời khuyên tốt nhất của tôi giành cho việc tìm kiếm hạnh phúc từ bên trong

là hãy vượt lên chính bản thân mình, sử dụng tài năng, bộ óc và tính cách của bạn

để làm cho cuộc sống của người khác trở nên tốt đẹp hơn. Tôi đã bị tác động bở

điều đó và tôi không cường điệu khi nói rằng nó đã làm thay đổi cuộc đời tôi.

Năm đó tôi 16 tuổi và đang là học sinh trường trung học Rucorn ở

Queensland. Mỗi khi tan học, tôi thường phải đợi xe buýt cả tiếng đồng hồ để về

nhà. Trong lúc chờ đợi, tôi nói chuyện với các học sinh khác hoặc với một người

đàn ông tên là Arnold. Ông không phải là hiệu trưởng, cũng không phải là giáo

viên trường. Ông chỉ là người trong nom trường sở. Nhưng ông là một trong những

người tỏa sáng từ bên trong. Ông thanh thản và yên tâm với bản thân, thoải mái

trong bộ đồng phục của người lao dộng đến mức mọi người đều kính trọng và

muốn được gần gũi ông.

Ông Arnold có thể trò chuyện về bất cứ chủ đề gì. Ông là người có tâm hồn

và rất sáng suốt. Có những hôm, trong bữa ăn trưa, ông giữ vai trò chủ đạo trong

cuộc thảo luận của những học sinh theo đạo Cơ Đốc. Ông mời tôi t ham gia, mặc dù

tôi nói với ông rằng tôi không phải là nhân vật quan trọng. Nhưng tôi thích ông nên

quyết định tham gia các buổi thảo luận.

Trong các cuộc trao đổi đó, ông Arnold khuyến khích các bạn trẻ nói về cuộc

sống của họ, nhưng tôi luôn từ chối đề nghị của ông. “Thôi nào, Nick, chúng tôi

muốn nghe chuyện của cậu”, ông nói. “Chúng tôi muốn biết thêm về cậu và những

suy nghĩ của cậu”.

Tôi từ chối trong suốt ba tháng. “Cháu chẳng có chuyện gì để kể cả”, tôi nói.

Cuối cùng ông Arnold cũng thuyết phục được tôi. Các bạn học của tôi rất cởi

mở và thoải mái trong việc chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm của họ, vậy nên cuối

cùng tôi cũng vui vẻ nói về bản thân. Tôi căng thẳng đến mức đã chuẩn bị sẵn

những tấm thẻ ghi những điểm chính mà tôi sẽ nói.

Tôi không mong mình sẽ gây ấn tượng cho bất cứ ai. Tôi chỉ muốn vượt qua

chuyện đó và thoát khỏi nó, tôi tự nhủ như vậy. Tôi phần nào cũng muốn cho các

bạn học thấy rằng tôi cũng có tâm tư, tình cảm, có nỗi đau, nỗi sợ hãi giống họ.

Hôm ấy, trong mười phút tôi đã nói về cuộc sống và cảm giác của tôi khi lớn

lên mà không có tay chân. Tôi kể chuyện buồn và cả chuyện vui của cuộc đời

mình. Tôi không muốn giống một nạn nhân, vậy nên tôi đã nói về những thành tích

của tôi. Vì đó là nhóm các học sinh theo đạo Cơ Đốc, nên tôi nói rằng có những lúc

tôi cảm thấy Chúa đã bỏ quên tôi, rằng tôi là một trong những sai lầm của người.

Sau đó tôi giải thích quá trình tôi dần dần hiểu ra rằng có thể trên đời này có một kế

hoạch dành cho tôi mà hiện tại tôi chưa thể khám phá ra.

“Dần dần tôi học được cách để tin rằng tôi không phải là một sai lầm của

Chúa”, tôi nói, cố cười vui vẻ.

Nói thực, khi mở lòng được như vậy tôi cảm thấy nhẹ nhõm đến mức muốn

khóc. Thật ngạc nhiên, hầu hết các bạn học có mặt ở trong phòng đều khóc.

“Cháu nói dở lắm phải ko?”, tôi hỏi ông Arnold.

“Không đâu Nick”, ông nói. “Cháu tuyệt lắm”.

Thoạt đầu tôi cứ nghĩ ông ấy chỉ tỏ ra lịch sự và tử tế còn những học sinh

khác trong nhóm thì giả vờ cảm động. Họ là những người theo đạo Cơ Đốc mà,

đương nhiên họ phải tỏ ra lịch sự và tử tế.

Nhưng rồi một cậu con trai trong nhóm mời tôi đến nói chuyện với nhóm

thiếu niên ở giáo xứ của cậu. Sau đó tôi lại nhận được lời mời đến nói chuyện tại

một lớp học giáo lý. Trong hai năm tiếp theo, tôi nhận được hàng chục lời mời đến

chia sẻ câu chuyện đời mình với các nhóm giáo dân trẻ, các tổ chức thanh thiếu

niên, và các câu lạc bộ phục vụ cộng đồng.

Trước đó tôi đã lãng tránh các nhóm bạn Cơ Đốc ở trường bởi tôi không

muốn bị gán mác là con của nhà truyền giáo và là nhà cải cách hăng hái chỉ biết

đến tôn giáo. Tôi hành động một cách cứng rắn, gan góc và đôi khi đáng ghét để có

thể được chấp nhận như một người bình thường. Sự thật là chính tôi cũng chưa

chấp nhận bản thân mình.

Tất nhiên, Chúa có khiếu hài hước. Người đã lôi cuốn tôi vào cái việc nói

chuyện với chính nhóm người mà tôi đã lẩn tránh, và thông qua việc đó Người đã

tiết lộ mục đích sống của tôi trên đời này. Người đã chỉ cho tôi thấy rằng cho dù

không hoàn hảo, tôi vẫn có những điều quý giá để chia sẻ, để làm vơi bớt những

gánh nặng của người khác.

Bạn cũng có những điều quý giá để chia sẻ với người khác đấy. Chúng ta

chia sẻ với nhau sự chưa hoàn hảo của mình. Chúng ta cần chia sẻ những món quà

đẹp đẽ mà tạo hóa và cuộc đời đã ban cho. Hãy nhìn vào bên trong tâm hồn bạn. Có

một ngọn đèn ở trong đó, một ngọn đèn đang ở để tỏa sáng.

5.Điều kỳ diệu của thái độ tích cực

Khi thành lập một công ty để điều hành công việc diễn thuyết, tôi đã đặt tên

công ty là Attitude Is Altitude (Thái độ tích cực) bởi nếu không có một thái độ tích

cực thì tôi đã chẳng bao giờ có thể vượt lên những khuyết tật của mình để đến với

hàng triệu người.

Có thể bạn muốn chế diễu khái niệm “điều chỉnh thái độ” bởi bấy lâu nay có

đã trở thành chủ đề chính của các áp phích thúc đẩy tinh thần và các tài liệu giáo

huấn nhàm chán. Nhưng có một nguồn sức mạnh thật sự trong việc kiểm soát thái

độ của bạn, trong việc điều chỉnh nó cho phù hợp với các tâm trạng không mong

muốn và để chấm dứt các hành vi có thể đe dọa đến khả năng sống không giới hạn

của bạn. Nhà tâm lý học kiêm triết gia William James, người từng giảng dạy tại Đại

học Harvard với những học viên như Sigmund Freud, Carl Jung, Helen Keller và

Oliver Wendell Holmes Jr, đã nói rằng một trong những khám phá lớn nhất của thế

hệ ông là nhận thức rõ ràng rằng, chúng ta có thể thay đổi cuộc sống của mình bằng

cách thay đổi thái độ.

Cho dù có ý thức được về điều đó hay không, bạn cũng nhìn thế giới qua

lăng kính độc đáo của riêng mình và qua những thái độ dựa trên niềm tin của bạn

về cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai, sự công bằng hoặc bất công. Những quyết định

và hành động của bạn dựa trên những thái độ đó, vậy nên nếu những gì bạn đang

thực hiện không đem lại hiệu quả, thì bạn vẫn có khả năng điều chỉnh thái độ và

thay đổi cuộc sống.

Hãy coi thái độ của bạn như chiếc điều khiển từ xa của ti vi. Nếu chương

trình mà bạn đang xem không đem lại điều gì hấp dẫn hoặc bổ ích, thì bạn chỉ việc

bấm nút và đổi sang chương trình khác. Bạn có thể điều chỉnh thái độ của mình như

cách bạn sử dụng chiếc điều khiển ti vi khi không đ ạt được những kết quả mong

muốn, cho dù những thách thức mà bạn đang phải đối mặt là gì đi chăng nữa.

Linda, một giáo viên dạy nhạc, miêu tả thái độ tích cực đã giúp cô vượt qua

một tai nạn thời thơ ấu có thể hủy hoại toàn bộ cuộc đời như thế nào. Cô bị thương

rất nặng trong một vụ tai nạn xe hơi khi còn đang học tiểu học. Cô hôn mê suốt hai

ngày rưỡi và khi tỉnh lại cô nhận ra mình không thể đi lại, không thể nói, không thể

tự ăn uống được.

Mặc dù các bác sĩ sợ rằng cô sẽ bị khuyết tật về tinh thần và sẽ không bao

giờ còn có thể nói chuyện hoặc đi lại một cách bình thường được, trí óc của cô, khả

năng nói và cơ thể của cô lại dần dần được phục hồi. Quả thực, vấn đề sức khỏe

duy nhất còn tồn tại sau vụ tai nạn khủng khiếp đó là bên mắt phải bị tổn thương,

ảnh hưởng đến thị lực.

Người phụ nữ đó đã phải chịu đựng nỗi đau đớn không thể tả nổi, phải trải

qua rất nhiều cuộc phẫu thuật mà rốt cục vẫn phải sống trong tình trạng thị lực bị

suy giảm. Cô có thể dễ dàng cảm thấy mình là nạn nhân của bất hạnh và dễ trở n ên

cay đắng. Nếu cô cảm thấy cuộc sống đã đối xử không công bằng với cô thì bạn

cũng không thể trách cô về thái độ đó. Nhưng không, cô không chấp nhận thái độ

đó, cô đã chọn thái độ này:

“Đôi khi tôi cảm thấy nản lòng khi nghĩ rằng hai con mắt của tôi không hoạt

động đồng nhất với nhau”, cô viết cho tôi. “Nhưng rồi tôi nhớ mình từ đâu đến

cuộc đời này, mình có thể đã không còn trên cõi đời này nữa, và tôi hiểu rằng Chúa

đã cứu tôi vì một lý do – cứu tôi để tôi sống như một nhân chứng cho công việc của

người trên cõi đời này. Đôi mắt của tôi chính là một sự nhắc nhở của Chúa: Người

nhắc rằng tôi không hoàn hảo, nhưng như thế chẳng sao cả. Tôi cần tin tưởng vào

Chúa để tìm ra sức mạnh vượt lên nghịch cảnh. Chúa đã chọn tôi để chứng tỏ cho

thế giới thấy sức mạnh của Người qua con mắt bị tổn thương của tôi. Mặc dù tôi

yếu, Người luôn tràn đầy sức mạnh”.

Linda đã chọn cách chấp nhận tình trạng thị lực không hoàn hảo như một

phần trong “kế hoạch hoàn hảo của Chúa cho cuộc đời tôi”, cô viết. “Người đã thay

đổi thái độ của tôi đối với cuộc sống – tôi biết rằng cuộc sống của tôi có thể chấm

dứt bất cứ lúc nào, vì vậy lúc nào tôi cũng cố gắng sống vì Chúa. Tôi luôn cố gắng

có thái độ tích cực trong mọi chuyện, cố gắng sống hết lòng vì Chúa và vì người

khác, và thực sự quan tâm đến những người quanh tôi.

Thay vì chăm chăm nghĩ đến khuyết tật về mắt của mình, Linda chọn sống

với thái độ biết ơn số phận, ơn Chúa và ơn cuộc đời, bởi cô vẫn còn có thể suy

nghĩ, nói chuyện, đi lại và sống một cuộc sống khá bình thường. Bạn và tôi đều có

khả năng lựa chọn thái độ của chúng ta giống như Linda đã lựa chọn thái độ sống

cho mình.

Bạn không cần phải là một vị thánh mới có thể làm điều đó. Khi bạn trải

nghiệm một bị kịch hoặc gặp khủng hoảng trong cuộc sống, việc đối mặt với các

giai đoạn của sự sợ hãi, tức giận và buồn rầu là điều hết sức bình thường, thậm chí

là nói điều lành mạnh, nhưng cuối cùng thì chúng ta cũng phải nói: “dù gì mình vẫn

còn sống. Mình muốn dành hết phần còn lại của cuộc đời đắm chìm trong đau khổ

hay muốn vượt lên hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ?”.

Vượt lên hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ có phải là việc dễ thực hiện không?

Không dễ chút nào. Việc đó đòi hỏi lòng quyết tâm lớn, ấy là chưa kể đến ý thức về

mục đích sống, hy vọng, đức tin, và niềm tin tưởng sâu sắc rằng bạn sở hữu những

quà tặng của cuộc sống, có tài năng và kỹ năng để chia sẽ với người khác. Nhưng

Linda chỉ là một trong số rất nhiều người đã cho thấy khả năng vượt qua nghịch

cảnh nhờ thái độ sống tích cực. Có một sự thật không thể phủ nhận đã được chứng

minh qua thời gian. Đó là bạn và tôi, tất cả chúng ta, không ai có thể hoàn toàn

kiểm sớt đƣợc những gì xảy ra với mình, nhƣng chúng ta có thể kiểm soát

cách chúng ta phản ứng trƣớc các hoàn cảnh. Nếu chúng ta chọn một thái độ

đúng, chúng ta có thể vƣợt lên những thách thức trong cuộc sống.

Bạn có thể sẽ không kiểm soát được rủi ro nghiêm trọng tiếp theo xảy ra

trong cuộc đời mình. Một cơn bão quét qua nhà bạn. Một người lái xe say xỉn đâm

xe vào xe hơi của bạn. Ông chủ sa thải bạn. Người yêu của bạn nói: “Anh cần có

khoảng cách”. Tất cả chúng ta ai cũng thỉnh thoảng bị vấp ngã. Trong những hoàn

cảnh ấy bạn cảm thấy buồn, cảm thấy thật tồi tệ, nhưng rồi bạn phải lấy lại tinh

thần và tự đặt ra cho mình câu hỏi: “Làm gì tiếp theo đây?”. Khi bạn đã than vãn,

đã khóc lóc chán rồi, hãy tỉnh trí lại và điều chỉnh thái độ.

TẠO NGUỒN SỨC MẠNH

Bạn có thể thay đổi thai độ và thay đổi cuộc sống của mình mà không

cần phải uống thuốc, không phải tìm đến một bác sĩ tâm thần, cũng không

phải leo lên tận đỉnh núi để tìm lời khuyên từ một nhà hiền triết. Từ đầu cuốn

sách cho đến những trang này tôi luôn khuyến khích bạn tìm ra mục đích sống,

luôn hy vọng vào tương lai, luôn tin vào những khả năng dành cho cuộc đời bạn, và

yêu bản thân mình.

Những hành trang đó sẽ tạo cho bạn một nền tảng vững chắc và lý do để lạc

quan, và đó chính là nguồn sức mạnh để bạn điều chỉnh thái độ, giống như pin

trong chiếc điều khiển tự xa của tivi.

Bạn đã bao giờ thấy một người hạnh phúc, mãn nguyện và thành công mà lại

là người bi quan chưa? Tôi chưa từng thấy. Đó là bởi lạc quan là sức mạnh – nó

mang đến cho bạn khả năng kiểm soát các cảm xúc. Sự bị quan làm nhụt ý chí của

bạn, cho phép các cảm xúc điều khiển hành động của bạn. Với tinh thần lạc quan,

bạn có thể điều chỉnh thái độ không nãn lòng trước khó khăn. Việc này đôi khi

được miêu tả là “tái cấu trúc” bởi vì trong khi không phải lúc nào cũng có thể thay

đổi được hoàn cảnh, bạn vẫn luôn có thể thay đổi cách nhìn về hoàn cảnh.

Trước hết, bạn có thể phải làm việc này một cách có ý thức, nhưng khi thực

hành nó một thời gian, nó sẽ trở thành một việc tự nhiên. Tôi thường xuyên đi đây

đi đó cùng với những người chăm sóc của mình, và trong những ngày đầu bước vào

sự nghiệp của một diễn giả, khi một chuyến bay bị hủy bỏ hoặc một mối liên lạc bị

gián đoạn, tôi đã gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm giác tức giận và chán nản.

Cuối cùng tôi đã phải đối mặt với thực tế rằng khi bạn thường xuyên đi đây đi đó

như chúng tôi, bạn luôn luôn gặp những vấn đề nảy sinh. Vả lại, tôi đã đủ lớn để

không tức giận một cách thiếu kiểm soát, còn những cơn cáu giận thì phần nào mất

đi hiệu lực của chúng khi tôi chẳng có chân để mà dậm đùng đùng.

Tôi phải làm chủ khả năng điều chỉnh thái độ trước những lần chuyến đi của

chúng tôi bị gián đoạn ngoài mong muốn. Giờ đây, khi buộc phải ngồi hàng giờ ở

sân bay hoặc cần phải thay đổi các kế hoạch một cách đột ngột, tôi cố gắng tránh

căng thẳng, chán nản, tức giận bằng cách tập trung nghĩ tới những điều may trong

cái rủi. Tôi cố gắng tự nhen nhóm trong mình những ý nghĩ lạc quan như: Chuyến

bay của chúng ta bị chậm lại vì thời tiết xấu. Tốt thôi, bởi vì nếu đợi bão tan, chúng

ta sẽ có một chuyến đi an toàn hơn.

Hoặc: Họ hủy chuyến bay vì các vấn đề kỹ thuật. Mình thích ngồi dưới mặt

đất đợi một chiếc máy bay chất lượng tốt hơn là ngồi trên một chiếc máy bay đầy

những trục trặc ở trên trời kìa.

Tôi muốn có một chuyến đi bình an hơn là một chuyến đi sóng gió!

Nhưng có một sự lựa chọn khác trong việc điều chỉnh thái độ là chỉ nghĩ đến

mặt tiêu cực của hoàn cảnh, và đó không phải là một sự điều chỉnh lành mạnh. Khi

bạn cho phép hoàn cảnh vƣợt ra ngoài sự kiểm soát, cho phép nó quyết định

thái độ và hành động, bạn phải đối mặt với nguy cơ rơi vào v ng xoáy đi

xuống của những quyết định nóng vội và những phán xét sai lầm, sa vào sự

phản ứng thái quá, nguy cơ bỏ cuộc quá sớm, đánh mất những cơ hội vẫn thường

xuất hiện vào những lúc bạn nghĩ rằng cuộc sống sẽ chẳng bao giờ trở nên tốt đẹp

hơn được.

Nếu bạn cho phép mình đắm chìm trong bi quan và tiêu cực, chắc chắn bạn

sẽ không bao giờ có thể vượt lên nghịch cảnh. Khi bạn cảm thấy máu trong người

sôi lên vì những ý nghĩ tiêu cực, hãy cố gắng đừng chú ý đến những ý nghĩ đó và

hãy thay thế chúng bằng những ý nghĩ có tính khích lệ và tích cực hơn. Dưới đây là

một số ví dụ về những ý nghĩ tích cực có thể giúp bạn kiểm soát tiếng nói tiêu cực

bên trong con người mình.

Cách nghĩ Tiêu cực Cách nghĩ Tích cực

Mình sẽ không bao giờ vượt qua được chuyện này.

Chuyện này rồi cũng sẽ qua thôi.

Mình không thể chịu đựng thêm được nữa.

Mình đã cố gắng đến thế này rồi; những ngày tốt đẹp hơn đang ở phía trước.

Đây là điều tồi tệ nhất mà mình từng gặp phải.

Luôn có những ngày khó khăn hơn những ngày khác.

Mình sẽ không bao giờ tìm được một công việc khác

Khi một cánh cửa khép lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra

THÁI ĐỘ CHỮA LÀNH THƯƠNG TÍCH

Năm ngoái Chuck, một người bạn của tôi, biết được căn bệnh ung thư mà

anh đã hai lần kháng cự thành công trong những năm của tuổi hai mươi tái phát ở

tuổi bốn mươi. Lần này khối u mọc lên quanh các bộ phận nội tạng liên quan đến

sự sống nhiều đến nỗi các bác sĩ không thể xử lý bằng xạ trị. Dự đoán mà bác sĩ

đưa ra không mấy sáng sủa – thực tế, bệnh của anh đã phát triển đến mức nghiêm

trọng. Là một người chồng, một người cha, một người có gia đình lớn và nhiều bạn

bè, Chuck có mục đích sống của mình. Anh có hy vọng, niềm tin và sự yêu thương

bản thân giúp ích cho anh. Vậy nên anh trang bị cho mình thái độ tích cực, luôn

nghĩ rằng mình sẽ sống. Quả thực, anh tạo cho mình thái độ tích cực, luôn nghĩ

rằng dù mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, anh không phải là người yếu đuối.

Anh quyết tâm duy trì sự kiên cường, tinh thần lạc quan và tập trung hướng về phía

trước.

Trong tình cảnh đó, không ai có thể miêu tả Chuck là một người may mắn,

đúng không bạn? Tuy nhiên, việc phương pháp xạ trị không thể thực hiện hóa ra lại

là điều may mắn. Bạn biết không, các bác sĩ của Chuck ở St. Louis khi đó đang

theo đuổi một chương trình thử nghiệm thuốc điều trị ung thư mà không sử dụng

phóng xạ. Thuốc mới này sẽ tìm đến những cá thể tế bào ung thư và tiêu diệt

chúng. Vì các phương pháp điều trị truyền thống không thích hợp với căn bệnh ung

thư của Chuck, anh có thể được chọn để điều trị bằng phương pháp thử nghiệm,

nhưng điều khiến các bác sĩ tin rằng Chuck nên được điều trị theo chương t rình thử

nghiệm chính là thái độ tích cực của anh. Họ biết anh sẽ tận dụng cơ hội đó một

cách tốt nhất, và quà đúng như vậy.

Trong khi thuốc điều trị ung thư thử nghiệm được truyền vào cơ thể qua

đường tĩnh mạch, Chuck đã không chịu đựng nó một cách thụ động. Anh nâng cao

thể lực bằng cách sử dụng máy tập. Anh đẩy ta,. Thái độ của anh rất tích cực và anh

giàu nghị lực đến mức đôi lúc một số nhân viên của bệnh viện không tin rằng anh

là bệnh nhân đang điều trị ung thư tại đây. “Trông dáng vẻ và hành động của anh

không giống những bệnh nhân bình thường của chúng tôi”, họ nói.

Vài tuần sau khi được điều trị bằng phương pháp thử nghiệm, Chuck đi gặp

bác sĩ. Bác sĩ nói rằng một điều kỳ diệu đã xảy ra. “Tôi không thể phát hiện thấy

bất cứ dấu hiệu nào của ung thư trong cơ thể anh”, bác sĩ nói. “Bệnh ung thư đã

biến mất”.

Các bác sĩ không thể khẳng định chắc chắn rằng thuốc thử nghiệm hay thái

độ của Chuck, hoặc một phép màu nào đó, hoặc sự kết hợp của cả ba yếu tố đó đã

chiến thắng bệnh ung thư. Tất cả những gì tôi có thể nói với bạn là Chuck đã bước

ra khỏi bệnh viện, hoàn toàn không còn bị bệnh ung thư, và anh khỏe như một con

bò mộng. Mặc dù tất cả các chỉ số đều cho thấy anh đang phải đối mặt với cái chết,

anh đã chọn một thái độ tích cực và không chìm đắm vào ý nghĩ rằng mình bị ốm

mà chỉ tập trung vào mục đích, vào niềm hi vọng, vào đức tin và sự tin tưởng sâu

sắc rằng anh vẫn còn có ích đối với người khác.

LỰA CHỌN THÁI ĐỘ PHÙ HỢP

Bạn nên nhớ rằng cả Chuck và Linda đều chọn những thái độ cho phép họ

vượt lên hoàn cảnh khó khăn, nhưng mỗi người trong số họ đã lựa chọn những kiểu

thái độ hơi khác nhau. Linda chọn sống với cảm giác biết ơn hơn là cay đắng.

Chuck chọn hành động hơn là đầu hàng. Có nhiều thái độ để chúng ta chọn lựa,

nhưng tôi tin rằng những thái độ có tác động tích cực nhất là:

1. Thái độ biết ơn

2. Thái độ hành động

3. Thái độ đồng cảm

4. Thái độ khoan dung

1. Thái độ biết ơn

Đây là thái độ mà Linda đã chọn để đương đầu với những chấn thương từ vụ

tai nạn xe hơi. Thay vì nuối tiếc và buồn rầu về những gì đã mất, cô biết ơn về

những gì đã tìm lại được và biết ơn cuộc sống mà cô đã gây dựng lên. Tôi là một

người có niềm tin sâu sắc vào sức mạnh của lòng biết ơn. Trong các buổi diễn

thuyết, tôi thường nói đến bàn chân trái nhỏ xíu của mình. Tôi nói đến nó để khiến

các khán thính giả cảm thấy thoải mái bởi họ có thể nhìn thấy cái bộ phận phụ

không bình thường đó của tôi. Tôi nói về nó một cách hài hước, nhưng tôi rất biết

ơn nó. Tôi sử dụng nó để điều khiển cần xe lăn, để gõ bàn phím máy tính với tốc độ

bốn mươi từ một phút, để chơi piano và điều khiển máy chơi trống, để thực hiện

những ứng dụng trên điện thoại di động.

Thái độ biết ơn cũng thu hút những người có thể chia sẻ nhiệt huyết với bạn,

ủng hộ những ước mơ của bạn. Đôi khi những người đó có sức mạnh để khích lệ

bạn và làm thay đổi cuộc sống của bạn bằng nhiều cách đáng kinh ngạc. Khi tôi

còn bé, mẹ thường đọc sách cho tôi nghe, và một trong những cuốn sách mà tôi yêu

thích hồi ấy là cuốn Con yêu Chúa. Lần đầu tiên mẹ đọc cuốn sách đó cho tôi nghe

là khi tôi sáu tuổi. Lúc đó tôi chưa biết bất cứ một người nào sinh ra trên đời này

không có chân, không có tay như tôi. Tôi không có một hình mẫu nào để noi theo,

không biết bất cứ một ai trông giống như tôi, phải đối mặt với những khó khăn và

thách thức tương tự như tôi phải đối mặt. Cuốn sách đó, cuốn sách mà từ bấy đến

giờ tôi vẫn thường nghĩ tới, đã khích lệ, giúp tôi xây dựng nền tảng cho thái độ biết

ơn bởi vì nó được viết bởi Joni Eareckson Tada.

Joniu là một tay bơi 17 tuổi rất thích thể thao và cưỡi ngựa ở Maryland. Chỉ

vài tuần trước khi bắt đầu kỳ học đầu tiên ở trường đại học, Joni bất ngờ bị gãy cổ

trong khi thực hiện một cú lộn người theo kiểu nhảy cầu xuống hồ. Sao khi tai nạn

xảy ra vào năm 1967, bà bị liệt từ cổ xuống chân. Trong cuốn sách, bà đã viết về

nỗi thất vọng và ý định tự tử trong những ngày đầu bà đối mặt với sự thật nghiệt

ngã là bà bị liệt gần như toàn thân, nhưng cuối cùng bà tin rằng “đó không phải là

một cú tung đồng xu trong vũ trụ, khong phải là điều ngẫu nhiên, không phải là một

vòng quay của bánh xe vũ trụ. Đó là một phần kế hoạch của Chúa dành cho tôi”.

Tôi thích cuốn sách đó. Sau đó mẹ tôi mua một CD gồm những bài hát của

Joni, những bài hát lần đầu tôi nghe với ca từ nói rằng “tất cả chúng ta đều có xe

lăn”, rằng ngồi trên xe lăn thật là thú vị, và rằng “không ai trên đời này hoàn hảo”.

Khi còn bé, ở Australia, tôi đã nghe đi nghe lại CD đó và cho đến bây giờ thỉnh

thoảng vẫn ngâm nga những bài hát của Joni. Bạn có thể tưởng tượng được cảm

giác kinh ngạc của tôi khi lần đầu tiên được mời đến gặp Joni.

Năm 2003, tôi sang Mỹ để diễn thuyết tại một nhà thờ ở California. Sau buổi

diễn thuyết, một phụ nữ trẻ làm việc cho Joni tìm đến tự giới thiệu bản thân với tôi

và mời tôi đến trụ sở của tổ chức từ thiện Joni và Những Người Bạn ở Agoura

Hills.

Trong chuyến thăm đó tôi ngỡ ngàng khi thấy Joni vào phòng. Bà nghiêng

người tới để ôm tôi, và tôi đã có một khoảng khắc tuyệt vời. Joni không có nhiều

sức bởi vì bà bị liệt tứ chi, vậy nên khi bà rướn người để ôm tôi, bà gặp khó khăn

trong việc đưa cơ thể trở lại xe lăn. Theo bản năng, tôi sử dụng thân mình để khẽ

đẩy bà trở lại vị trí cũ trên xe lăn.

“Cậu rất mạnh mẽ!”, bà nói.

Tất nhiên, tôi rất cảm động khi nghe bà nói thế. Người phụ nữ phi thường

này, người đã mang đến cho tôi sức mạnh, niềm tin, và hi vọng khi tôi còn bé lại

nói tôi rất mạnh mẽ. Joni tâm sự rằng, cũng giống tôi, thoạt đầu bà phải vật lộn để

sống với khuyết tật của mình. Bà đã từng nghĩ đến việc lăn xe từ một chiếc cầu cao

xuống sông để chấm dứt cuộc đời, nhưng bà lo rằng làm vậy bà có thể chỉ chấn

thương não thôi và như thế càng khiến cho cuộc đời thêm bi đát. Cuối cùng bà cầu

nguyện, Lạy Chúa, nếu con không thể chết, thì xin người hãy chỉ cho con cách để

tiếp tục sống.

Ít lâu sau vụ tai nạn đó, một người bạn đã tặng Joni bản sao một đoạn Kinh

Thánh. Đoạn đó như sau: “Phàm việc gì cũng phải tạ ơn; vì đấy là ý muốn của Đức

Chúa Trời và Đức Chúa Jesus đối với anh em là như vậy”. Khi đó Joni chưa phải

là người mộ đạo. Bà vẫn rất tức giận và buồn nản trước tình trạng liệt tứ chi và bà

không tin thông điệp đó.

“Bạn nói chơi đấy thôi”, Joni bảo. “Tôi không cảm thấy biết ơn vì tất cả

chuyện này. Không hề!”

Bạn của Joni nói rằng bà không cần phải cảm thấy biết ơn Chúa vì tình trạng liệt tứ

chi. Tất cả những gì bà phải làm là hãy tin tưởng ở Chúa và cảm ơn Người vì

những diễm phúc, những quà tặng cuộc sống mà bà sẽ nhận được.

Lúc bấy giờ thật khó để Joni tin vào khái niệm đó. Khi ấy bà cảm thấy mình

giống như một nạn nhân đáng thương. Quả thực, bà tự gọi mình là “nạn nhân của

một vụ tai nạn khủng khiếp”. Thoạt đầu bà oán trách tất cả mọi người trừ bản thân

bà về tình trạng liệt tứ chi của mình, và muốn mọi người phải bù đắp cho mình. Bà

kiện tụng. Bà đòi hỏi. Thậm chí bà oán trách cha mẹ đã sinh ra bà trên đời này để

bà phải chịu cảnh tàn tật.

Joni cảm thấy thế giới mắc nợ bà bởi vì bà đã mất khả năng sử dụng chân

tay. Cuối cùng bà hiểu ra rằng tự cho mình là nạn nhân của bất hạnh là một cách dễ

dàng để ẩn trốn, lẩn tránh cuộc đấu tranh vượt lên nghịch cảnh. Tất cả chúng ta đều

có thể là những nạn nhân của một biến cố, một sự việc không may nào đó. Một số

người cảm thấy mình giống như những nạn nhân bởi vì cha mẹ họ ly dị, hoặc bản

thân họ ốm đau, hoặc không có được việc làm tốt, hoặc không có được thân hình

thon thả, không đủ cao ráo hoặc không đẹp như họ mong muốn.

Khi chúng ta khăng khăng cho rằng mình luôn phải có một cuộc sống tốt

đẹp, hẳn nhiên khi có điều không như ý xảy ra, chúng ta sẽ cảm thấy mình bị tước

đoạt và bị xúc phạm. Khi đó chúng ta quay sang oán trách người khác và đòi hỏi họ

phải bù đắp. Trong tâm thế chỉ nghĩ đến mình, chúng ta trở thành nạn nhân thực sự.

Tuy nhiên, cảm giác tự thương hại bản thân là một cảm giác thiếu tích cực, không

đáng khích lệ. Trong tâm trạng đó bạn chỉ có thể nghe thấy một giọng nói từ bên

trong lặp đi lặp lại: “Khốn khổ, khốn khổ thân tôi” cho đến khi bạn trở nên vô cùng

căng thẳng, kích động, và phải tìm một nơi để ẩn trốn.

Giống như Joni, bạn nên loại bỏ cái vai diễn nạn nhân bởi vì nó không mang

lại bất kỳ tương lai nào. Joni nói rằng khổ đau tạo ra cho chúng ta một ngã rẽ, và

chúng ta chọn hƣớng đi xuống dẫn tới vực thẳm của thất vọng hoặc chúng ta

chọn con đƣờng đi lên bằng cách trang bị cho mình thái độ biết ơn vì những gì

mình c n lại. Có thể ban đầu bạn sẽ thấy rất khó khăn để có thái độ biết ơn, nhưng

nếu quyết tâm không để bản thân trở thành một nạn nhân và kiên cường đấu tranh

vươn lên từng ngày thì rồi sức mạnh sẽ đến với bạn. Nếu bạn không thể tìm được

một khía cạnh nào trong tình huống của mình để cảm thấy biết ơn, thì bạn hãy

hướng suy nghĩ vào những ngày tốt đẹp đang đợi ở phía trước và bộc lộ thái độ biết

ơn trước khi những điều tốt đẹp thực sự đến với bạn. Thái độ này sẽ giúp bạn lạc

quan và khiến tâm trí bạn thoát ra khỏi quá khứ đau buồn để nhìn về tương lai.

“Tôi đã hiểu ra rằng con đường đưa tôi tránh xa khỏi sự tự huỷ hoại có thể

được tìm thấy ở đâu đó trong những trang Kinh Thánh; và chúng ta không mất

nhiều thời gian để phát hiện ra sự thật đã tồn tại từ lâu đó. Mỗi ngày một lần hãy sử

dụng sức mạnh của Chúa và như vậy bạn sẽ trở thành người chiến thắng”, Joni nói

với tôi.

Joni dã phát hiện ra rằng cái vai diễn nạn nhân chỉ khiến cho bà đau khổ và

chán nản hơn chính bản thân nỗi đau khổ và buồn chán mà tình trạng liệt tứ chi đã

gây ra cho bà. Trang bị thái độ biết ơn về những gì còn lại và những quà tặng của

cuộc sống mà bạn sẽ nhận được có thể giúp bạn vượt lên nghịch cảnh. Thái độ đó

có thế làm thay đổi cuộc đời bạn như nó đã làm thay đổi cuộc đời của Joni và tôi.

Thay vì tức giận và phản uất trước khuyết tật của mình, tôi và bà ấy đã tạo dựng

cho mình cuộc sống vui vẻ.

Thái độ biết ơn đã thực sự thay đổi cuộc sống của Joni, để rồi sau đó câu

chuyện cuộc đời bà lại giúp thay đổi cuộc sống của tôi và của rất nhiều người qua

những cuốn sách bán chạy và những DVD của bà. Tổ chức phi lợi nhuận mang tên

Joni và Những Người Bạn đã thực hiện chương trình Xe lăn cho thế giới, một

chương trình cung cấp hơn 60.000 xe lăn miễn phí cho người khuyết tật ở 102 quốc

gia, ấy là chưa kể đến hàng nghìn đôi nạng và các thiết bị trợ giúp việc đi lại cho

người khuyết tật.

Joni bị liệt tứ chi. Tôi thì lọt lòng mẹ đã không có chân tay. Tuy nhiên, mỗi

người chúng tôi đều đã tìm được mục đích sống và cố gắng hết sức mình để theo

đuổi mục đích đó. Chúng tôi nuôi niềm hy vọng trong tim để chiến thắng thất vọng.

Chúng tôi tin ở Chúa và tin vào tương lai. Chúng tôi chấp nhận rằng mình là những

con người không hoàn hảo được ban tặng những món quà quý giá của cuộc sống.

Chúng tôi lựa chọn sống với thái độ tích cực, thái độ được nuôi dưỡng bằng lòng

biết ơn, và chúng tôi biến thái độ tích cực đó thành hành động để làm thay đổi cuộc

sống của mình và của người khác.

Đó không phải là khẩu hiệu giáo điều – đó là sự thật. Bằng cách lựa chọn

thái độ biết ơn để chiến thắng cảm giác tự coi mình là nạn nhân, hoặc cảm giác c ay

đắng, thất vọng, không chỉ Joni và tôi, mà chính bạn cũng có thể vượt lên các thách

thức mà bạn đang phải đối mặt. Tuy nhiên, nếu bạn thấy khó tìm được thái độ biết

ơn, thì vẫn còn có những cách tiếp cận khác có thể giúp ích cho bạn.

2. Thái độ hành động

Tabitha cũng bị khuyết tật giống tôi, tuy vậy cô ấy viết: “Tôi luôn cảm thấy

mình may mắn và vì thế tôi cần trả ơn cuộc đời”. Thái độ hành động của cô đã

khiến cô và gia đình bắt đầu sứ mệnh tạo những túi quà cho trẻ em đang bị bệnh

hoặc bị khuyết tật và cho người vô gia cư.

Đôi khi phương pháp tốt nhất cho việc lái cuộc sống của bạn ra khỏi lối mòn

hoặc vượt qua một trở ngại là làm cho cuộc sống của bạn và của người khác trở nên

tốt đẹp hơn. Socrates đã nói: “Nếu anh muốn thay đổi thế giới thì trước hết hãy

thay đổi chính bản thân anh”. Khi bạn không thể gặp may mắn trong lúc khó

khăn, hãy cố gắng tự tạo ra may mắn cho chính mình. Khi bạn gặp một bi

kịch hoặc phải chịu một mất mát to lớn, bạn hãy cho phép mình đau buồn,

nhƣng rồi sau đó hãy cố gắng đứng dậy, tự tạo ra cái may trong cái rủi.

Tự trang bị thái độ hành động giúp bạn tạo ra động lực tích cực để vượt qua

nghịch cảnh. Những bước đầu tiên là những bước khó khăn nhất, chắc chắn rồi.

Trước tiên bạn có thể không cần làm gì nhiều, chỉ cần đứng dậy, nhấc mình ra khỏi

gi.ường, nhưng một khi đã đứng dậy được, bạn có thể tiến về phía trước, và chừng

nào còn có thể tiến về phía trước thì chừng đó bạn còn có thể dứt ra khỏi quá khứ

và tiến về tương lai. Hãy bắt đầu như vậy. Hãy tiến về phía trước, từng bước một.

Nếu bị mất người thân hoặc mất một điều gì đó, bạn hãy giúp đỡ người khác, hoặc

tạo dựng một thứ gì đó khác như một việc làm để tưởng niệm về điều đã mất.

Một trong những trải nghiệm buồn nhất trong cuộc đời là nỗi đau mất người

thân. Việc mất một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn gây ra nỗi đau

buồn sâu sắc đến mức có thể khiến bạn tê liệt. Ngoài việc bạn đã hạnh phúc vì hiểu

người đó, yêu quý người đó, đã ở bên người đó, có rất ít lý do để chúng ta hàm ơn

trong những tình huống như thế. Không gì có thể chuẩn bị cho chúng ta trong việc

đương đầu với loại mất mát có thể làm chúng ta suy sụp ấy. Tuy nhiên, một số

người rơi vào hoàn cảnh đó đã biến đau thương thành hành động, khiến cho sự mất

mát khủng khiếp trở thành một động lực giúp họ thực hiện những điều tốt đẹp. Một

ví dụ điển hình được nhiều người biết đến là Candy Lightner, người đã biến sự tức

giận và đau khổ thành hành động sau khi đứa con gái 13 tuổi của cô bị một tay lái

xe say xỉn cướp mất tính mạng. Trong niềm đau thương vô hạn, cô đã thành lập tổ

chức Những người mẹ chống lại tệ nạn lái xe trong khi say xỉn (viết tắt là MADD),

một tổ chức đã cứu được nhiều mạng sống thông qua các hoạt động và chương

trình giáo dục thiết thực và hữu ích.

Khi bi kịch thương tâm ập đến với bản thân hoặc với người chúng ta yêu

thương, xu hướng chung của chúng ta là trốn đến một nơi nào đó và khóc, hy vọng

rằng một ngày nào đó đau thương sẽ nguôi ngoai. Tuy nhiên, nhiều người như

Tabitha, Joni Eareckson Tada và Candy Lighter đã chọn thái độ hành động. Họ tin

rằng ngay cả những bi kịch khủng khiếp nhất trong cuộc sống cũng có thể mang

đến cơ hội để thực hiện những việc tốt đẹp. Một ví dụ phi thường của người chọn

thái độ hành động chính là Carson Leslie ở Dallas. Khi tôi gặp Carson Leslie, cậu

mới 16 tuổi, nhưng đã đấu tranh với căn bệnh ung thư được hai năm. Người thiếu

niên mê thể thao có nụ cười rạng rỡ ấy, người có ước mơ được chơi ở vị trí phòng

ngự của đội bóng chày New York Yankees, mới 14 tuổi đã được chẩn đoán mắc

bệnh u não và khi đó khối u trong người cậu đã di căn tới cột sống. Cậu đã trải qua

các cuộc phẫu thuật cắt bỏ khối u, đã được điều trị bằng tia phóng xạ và hóa chất.

Bệnh của cậu đã thuyên giảm. Nhưng rồi lại tái phát.

Dù trải qua đau đớn khủng khiếp, Carson đã cố gắng hết sức để làm một

thiếu niên bình thường, sống một cuộc sống bình thường. Cậu thường nói về đoạn

Kinh Thánh mà cậu thích do một người quen đã mang đến cho cậu ngay sau khi

cậu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Đó là đoạn Joshua 1:9, “Ta há không có

phán dặn ngươi sao? Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ; vì Đức Chúa Trời vẫn ở

cùng ngươi trong mọi bước đường”.

Carson nói rằng đoạn Kinh Thánh đó không phải là “dành cho căn bệnh ung

thư” mà là “dành cho sự sống”.

“Cho dù còn sống được bao lâu nữa, tôi vẫn muốn đoạn Kinh Thánh này

được ghi trên bia mộ của tôi. Và khi mọi người đến viếng, tôi muốn họ đọc đoạn

Kinh đó và nghĩ đến việc nó đã giúp tôi vượt qua các cuộc đấu tranh trong cuộc đời

như thế nào, và tôi hy vọng những người khác sẽ hiểu rằng đoạn Kinh này có thể an

ủi họ như nó đã an ủi tôi”, Carson viết trong cuốn sách mang tên Carry Me (Hãy

đưa tôi đi).

Cậu bé có lòng dũng cảm tuyệt vời đó đã cùng giáo viên tiếng Anh của cậu

viết nên cuốn sách ấy để “nói lên tiếng nói đại diện cho những người bệnh ung thư

nhưng không thể diễn tả được căn bệnh khủng khiếp đã ảnh hưởng đến đời sống

cảm xúc, thể chất, đời sống xã hội và đời sống cá nhân của họ như thế nào”. Carson

qua đời vào ngày 12 tháng 1 năm 2010, ngay sau khi cuốn sách được xuất bản. Sau

khi cậu qua đời, một tổ chức thiện nguyện mang tên Carson Leslie đã được thành

lập với mục đích hỗ trợ các nghiên cứu về điều trị ung thư ở trẻ em.

Người thiếu niên ấy đã không nghĩ đến bản thân, mà nghĩ đến người khác.

Mặc dù mắc bệnh hiểm nghèo và phải chịu nhiều đau đớn, cậu đã dành những ngày

cuối cùng của cuộc đời để viết nên một cuốn sách có thể khích lệ và động viên

người khác vượt lên nghịch cảnh. Tôi rất thích những dòng cuối cùng trong cuốn

sách của cậu: “Không ai trong chúng ta biết cuộc sống ẩn chứa điều gì… nhưng

bạn dễ dàng có được lòng dũng cảm khi bạn biết rằng lòng dũng cảm đến từ Chúa

Trời”.

Tôi gặp Carson thông qua một người kinh doanh đồ nữ trang ở Dallas tên là

Bill Noble, một người có đức tin sâu sắc và là người thường xuyên mời tôi đến nói

chuyện tại giáo đoàn của ông và với các nhóm khán thính giả khác. Các con của

Bill học cùng trường với Carson, và ông giúp kết nối chúng tôi lại với nhau. Ông

gọi tôi và ông là “những vị tướng trong Vương quốc của Chúa”.

Ngoài việc trêu tôi là người đã “giã từ vũ khí”, Bill thường nhấn mạnh tầm

quan trọng của việc để lại một di sản và làm cho mỗi giây sống trên đời này của

chúng ta trở nên có giá trị như Carson đã làm, thậm chí ở độ tuổi còn trẻ như cậu.

Bill đã từng nói với Carson điều mà ông đã nói với tôi nhiều lần: “Chúa không định

nghĩa một con người bằng cơ thể trần tục của anh ta. Điều đó cũng giống như ý

nghĩa của đoạn Kinh John 6:63: „Tinh thần tạo ra cuộc sống; xác thịt chẳng có ý

nghĩa gì. Những lời ta đã nói với con là tinh thần và những lời ấy là cuộc sống”.

3. Thái độ đồng cảm

Nếu thái độ hành động dường như nằm ngoài khả năng của bạn, thì vẫn còn

có sự lựa chọn khác, một thái độ bắt nguồn từ trái tim. Khi trưởng thành hơn và khi

trải nghiệm đã khá phong phú, tôi hiểu rằng một trong những yếu tố then chốt dẫn

đến ý định tự tử ngày nhỏ chính là tôi nghĩ quá nhiều về bản thân. Tôi thực sự tin

rằng không ai trên đời này phải chịu những nỗi đau về tinh thần và thể xác như tôi

phải chịu đựng. Tôi cứ chăm chăm nghĩ về hoàn cảnh của mình, chẳng nhìn thấy gì

khác ngoài bất hạnh của bản thân.

Thái độ đó đã được cải thiện đáng kể khi tôi lớn hơn một chút và đã hiểu ra

rằng phận người sống trên cuộc đời này cũng gặp phải những thách thức tương tự,

thậm chí còn tồi tệ hơn.

Khi hiểu ra điều đó, tôi bắt đầu tìm đến với những người thiếu may mắn để

chia sẻ với họ sự đồng cảm và lòng can đảm. Trong chuyến đi đến Australia vào

năm 2009, cô con gái nhỏ của gia đình một người bạn đã mang đến cho tôi một ví

dụ rất cảm động về sự đồng cảm. Khi tôi gặp lần đầu, cô bé đó mới chỉ hai tuổi

rưỡi. Gia đình đưa cô bé đến dự một bữa tiệc, và trong phần lớn thời gian ở đó cô

giữ thái độ xa cách với mọi người, cứ nhìn tôi từ xa như những đứa trẻ khác thường

làm. Sau đó, khi bố mẹ cô chuẩn bị ra về, tôi hỏi rằng liệu cô có muốn ôm tôi không.

Cô bé mỉm cười và chầm chậm bước về phía tôi. Khi cô tiến đến đủ gần, cô

dừng lại, nhìn thẳng vào mắt tôi, và từ từ khoanh hai tay ra sau lưng như thể biểu lộ

sự đồng cảm trước tình trạng khuyết thiếu tay của tôi. Thế rồi cô bé bước từng

bước ngắn lên phía trước, đến gần tôi hơn chút nữa và ngả đầu vào vai tôi, ôm tôi

bằng cổ của cô giống như cái cách cô học được từ tôi khi cô để ý tôi ôm người

khác. Tất cả mọi người có mặt trong phòng đều kinh ngạc và xúc động trước cái

cách biểu lộ sự đồng cảm của cô bé. Tôi từng được nhiều n gười ôm hôn với sự trìu

mến, nhưng có thể nói một cách thực lòng rằng tôi sẽ không bao giờ quên cái ôm

của cô bé đó, bởi vì cô bé rõ ràng có khả năng thấu hiểu cảm giác của người khác

một cách đáng kinh ngạc. Sự đồng cảm là một món quà quý giá. Tôi khuyến khích

bạn thực hành và chia sẻ nó qua mọi cơ hội bởi vì nó giúp xoa dịu cả nỗi đau của

người cho cũng như người nhận. Khi bạn đƣơng đầu với những khó khăn, bi

kịch hoặc thách thức, thay vì chỉ chú ý đến những đau đớn, bất hạnh của bản

thân, hãy nhìn ra những ngƣời sống xung quanh bạn và nhìn ra cuộc đời. Thay

vì cảm thấy bị tổn thương và tìm kiếm sự thương hại, hãy tìm một người nào đó

kém may mắn hơn, đang phải chịu đựng nhiều hơn mình và giúp họ chữa lành vết

thương. Hãy hiểu rằng nỗi sầu khổ và đau buồn của bạn là chính đáng, nhưng chịu

đựng đau khổ là một phần của cuộc sống con người và việc tìm đến để chia sẻ với

người khác là cách để hàn gắn vết thương cho chính bản thân bạn cũng như cho

người khác.

Bạn tôi, Gabe Murfitt, hiểu rõ điều này như bất cứ ai. Chúng tôi gặp nhau khi

tôi đến diễn thuyết tại bữa tiệc tối gây quỹ từ thiện mang tên Gather4Him ở

Richland, Washington vào năm 2009. Gabe từ khi lọt lòng mẹ đã phải chịu cảnh

chân tay dị dạng. Chân và tay cậu ấy chỉ dài khoảng bảy phân. Hai ngón tay cái

không có xương, và cậu còn bị khuyết tật về thính lực. Bằng cách nào đó, cậu vẫn

cố gắng để trở thành một người cực kỳ năng động, có thể chơi bóng chày, bóng rổ,

khúc côn cầu, nhảy dây, chơi trống, và làm nhiều việc khác.

Gabe, cậu thanh niên lớn lên gần Seattle ấy, có một tinh thần bất khuất và

khả năng đồng cảm đáng quý. Sáu tuổi, Gabe chơi trong Liên đoàn bóng chày nhi

đồng. Bây giờ cậu đã trở thành sinh viên của trường Đại học bang Washington. Với

sự trợ giúp của bạn bè và gia đình, cậu từng chinh phục đỉnh Rainier. Mặc dù hồi

học trung học cậu gặp nhũng thách thức riêng, cậu đã bắt đầu tìm đến những học

sinh khác để khích lệ họ bằng cách thực hiện các bài nói chuyện mang tên

“CLEAR” về lòng dũng cảm, khả năng lãnh đạo, sự ưu tú, thái độ và sự tôn trọng .

Cậu và gia đình đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận để giúp đỡ người khuyết tật.

Tổ chức mang tên HOPE (www.GabesHope.org) của Gabriel cấp học bổng và các

khoản hỗ trợ cũng như sự khuyến khích động viên xuất phát từ sự đồng cảm phi

thường của Gabe với người khuyết tật.

Bạn có thấy được sức mạnh trong thái độ đồng cảm của Gabe không? Cậu ấy

không chăm chăm nghĩ đến khó khăn của bản thân mà tìm đến với những người

cùng cảnh ngộ. Cậu đã biến thách thức nảy sinh từ những khuyết tật của mình

thành sứ mệnh chia sẻ sự đồng cảm, làm cho cuộc sống của cậu và của vô số người

khác trở nên phong phú hơn.

Tôi thường kinh ngạc trước các cách ứng xử mà mọi người dành cho khi tôi

tới thăm các khu dân cư đói nghèo, nơi ở của nh ững phận người đang chịu đựng

đau khổ. Tôi luôn tìm thấy những người đàn ông, phụ nữ, những trẻ em có lòng trắc

ẩn vô bờ. Cách đây không lâu, trong chuyến đi đến Campuchia, tôi vội vã quay về

khách sạn sau một buổi diễn thuyết kéo dài ở một nơi rất nóng bức và ẩm thấp

khiến tôi cảm thấy muốn ngất xỉu. Tôi chỉ muốn tắm một cái và ngủ một hoặc hai

ngày trong phòng có điều hòa nhiệt độ.

“Nick, trước khi đi, cậu làm ơn nói chuyện với đứa trẻ này, được không?”,

người tổ chức buổi gặp gỡ nói. “Đứa trẻ này đã đợi cậu ở bên ngoài cả ngày nay”.

Cậu bé đó, ít tuổi hơn tôi, đang đứng một mình trong bụi đất. Ruồi bay vo ve

xung quanh cậu như một đám mây. Cậu có một vết thương sâu, sưng tấy ở trên đầu.

Một bên mắt của cậu dường như lồi ra. Người cậu tỏa ra mùi hôi hám cùng với mùi

của vết thương. Tuy nhiên, đôi mắt cậu tràn ngập lòng trắc ẩn, tràn ngập tình yêu

mến và sự cảm thông – dành cho tôi – đến mức tôi chẳng cảm thấy ngần ngại mà

ngược lại, hoàn toàn thoải mái khi tiếp xúc.

Cậu bước tới gần tôi và khẽ đặt đầu cậu sát má tôi, cố vuốt ve, an ủi tôi. Vẻ

ngoài của cậu cho thấy dường như nhiều ngày rồi cậu không ăn gì. Cậu có vẻ như

là một đứa trẻ mồ côi phải chịu đựng rất nhiều đớn đau. Tuy nhiên, cậu muốn bày

tò sự đồng cảm đối với những gì cậu hình dung rằng tôi đã và đang phải chịu đựng.

Cậu làm tôi cảm động đến rớt nước mắt.

Tôi hỏi những người tổ chức rằng liệu chúng tôi có thể làm gì cho cậu bé đó,

và họ hứa sẽ lo liệu để cậu được ăn uống, được chăm sóc và sẽ thu xếp chỗ ngủ cho

cậu, nhưng sau khi cảm ơn cậu bé để ra xe, tôi quả thực không cầm được nước mắt.

Suốt thời gian còn lại của ngày hôm đó, tôi không thể nào suy nghĩ mạch lạc được.

Tôi không thể không suy nghĩ về thực tế rằng cậu bé ấy, người mà tôi cảm thấy

thương xót, lại không nghĩ đến những gì bản thân cậ u đang phải chịu đựng mà lại

dành lòng trắc ẩn cho tôi.

Tôi không biết cậu đã phải trải qua những gì, cũng không biết cậu phải đối

mặt với khó khăn nào trong cuộc sống. Nhưng tôi có thể nói với bạn điều này: thái

độ của cậu thật phi thường bởi vì, bất chấp mọi rắc rối của mình trong cuộc sống,

cậu vẫn có khả năng tìm đến để sẻ chia và an ủi người khác. Thật là một món quà

tuyệt vời khi có được sự đồng cảm và lòng trắc ẩn lớn lao như thế!

Khi bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những điều không may mắn hoặc

cảm thấy thương hại bản thân, tôi khuyến khích bạn điều chỉnh thái độ để đạt được

sự đồng cảm. Hãy tìm đến với những người đang gặp khó khăn. Hãy chìa tay ra

giúp đỡ họ. Hãy làm một người tình nguyện tại một nơi tạm trú dành cho người vô

gia cư. Hãy làm một người hướng dẫn hoặc một cố vấn cho những ai cần bạn. Hãy

để cho sự tức giận, đau đớn, buồn khổ của bản thân giúp bạn thấu hiểu nỗi đau của

người khác để rồi chia sẻ và xoa dịu nỗi đau cho chính bản thân bạn và cho họ.

4. Thái độ khoan dung

Thái độ thứ tư bạn nên xem xét khi tìm cách làm phong phú hành trang của

mình trong cuộc sống là thái độ khoan dung. Đây có lẽ là thái độ tốt nhất trong các

thái độ mà bạn có thể lựa chọn, tuy nhiên nó cũng là thái độ khó đạt được nhất. Hãy

tin tôi đi, tôi biết rõ điều đó. Như đã nói với bạn, trong thời thơ ấu tôi từng có giai

đoạn không thể tha thứ cho Chúa vì nghĩ Người tạo ra tôi không chân tay là một sai

lầm lớn. Tôi đã rất tức giận và oán trách Chúa. Trong tôi khi đó không hề có lòng

khoan dung nào.

Giống như tôi, bạn sẽ phải trải qua một giai đoạn tức giận và oán trách rồi

mới có thể khoan dung. Điều đó rất tự nhiên, nhưng bạn chắc hẳn không muốn bám

lấy cảm xúc tức giận và oán trách quá lâu bởi vì sau khi trải nghiệm những cảm xúc

đó một thời gian bạn sẽ nhận ra rằng nếu cho phép chúng sục sôi trong trái tim mãi,

thì bạn chỉ tự làm tổn thương mình mà thôi.

Tức giận không phải là thứ cảm xúc được sinh ra để đeo bám bạn suốt ngày

đêm. Giống như chiếc xe hơi, cơ thể bạn sẽ nổ tung nếu để cho động cơ bên trong

hoạt động ở mức cao trong một thời gian quá dài. Những nghiên cứu y học cho

thấy rằng nếu nuôi sự tức giận và oán trách trong lòng quá lâu, bạn sẽ phải đối mặt

với căng thẳng về thể xác và tâm lý đến mức hệ thống miễn dịch bị suy giảm và các

bộ phận nội tạng bị tổn thương. Ngoài ra, sự oán hận còn gây ra một vấn đề khác.

Khi coi tình trạng khuyết thiếu chân tay của mình là do lỗi của người khác, tôi

không chịu trách nhiệm về tương lai của bản thân. Khi tôi quyết định tha thứ cho

các bác sĩ, cho Đấng Sáng Tạo một cách có ý thức và phấn đấu để vượt lên nghịch

cảnh, tôi cảm thấy bản thân mình được nâng cao giá trị về cả thể chất lẫn tinh thần,

và cảm thấy đã đến lúc phải có trách nhiệm về tương lai của chính mình.

Thái độ khoan dung đã giải phóng tôi. Bạn biết đấy, khi ôm khư khư những

vết thương cũ, bạn chỉ dồn sức mạnh và khả năng kiểm soát vào những đối tượng

đã gây đau đớn cho bạn, nhưng khi tha thứ cho những đối tượng đó, bạn đã cắt mối

dây ràng buộc với quá khứ đớn đau. Những đối tượng gây đau đớn ấy không còn

giật sợi dây xích trói buộc bạn nữa. Chớ có nghĩ rằng khoan dung với những

ngƣời gây đau đớn cho bạn nghĩa là bạn đang ban cho họ một ân huệ; nếu

không tha thứ cho họ vì một lý do nào khác, thì bạn hãy khoan dung cho họ vì

chính bản thân bạn.

Tôi đã tha thứ cho tất cả những đứa trẻ chế giễu tôi. Tôi không làm như vậy

để tuyên bố rằng chúng vô tội. Tôi tha thứ cho chúng để trút bỏ cho bản thân mình

gánh nặng của sự tức giận và oán trách. Tôi yêu quý bản thân mình. Tôi muốn được

giải phóng khỏi những cảm giác nặng nề đó.

Vậy nên bạn đừng bận tâm sự khoan dung của bạn mang lại gì cho những kẻ

thù địch và những kẻ đã gây tổn thương cho bạn trong quá khứ. Hãy cứ tận hưởng

những gì mà sự khoan dung mang đến cho chính bạn. Khi trang bị cho mình thái độ

khoan dung, bạn sẽ làm giảm gánh nặng của chính mình để có thể theo đuổi những

ước mơ mà không bị những điều khó chịu trong quá khứ đè nặng.

Khoan dung có sức mạnh vượt trên cả sức mạnh có thể hàn gắn vết thương

cho bạn. Khi Nelson Mandela tha thứ cho những kẻ đã cầm tù ông trong suốt 27

năm, sức mạnh của thái độ khoan dung ở ông đã làm thay đổi cả một dân tộc và đã

tạo ra sự ảnh hường lan tỏa khắp thế giới.

Sức mạnh đó được giải phóng ở mức độ ít hơn tại Liên Xô cũ. Khi tới

Ukraine, tôi gặp một mục sư, người đã cùng gia đình chuyển đến nước Nga để lập

nên một nhà thờ ở một vùng dân cư bị bạo lực hoành hành. Khi tin về kế hoạch xây

dựng nhà thờ của vị mục sư đó lan ra khắp thị trấn, những nhóm côn đồ đã liên tục

đe dọa ông và năm đứa con trai của ông, vậy nên vị mục sư không ngừng cầu

nguyện.

“Chúa nói với tôi rằng tôi sẽ phải trả giá rất khủng khiếp cho việc dựng lên

một nhà thờ ở nơi này, nhưng việc tôi làm cũng sẽ mang lại một kết quả kỳ diệu”,

vị mục sư kể.

Bất chấp bị đe dọa, vị mục sư vẫn tiến hành xây nhà thờ. Ban đầu chỉ có vài

người đến sinh hoạt ở nhà thờ của ông. Chỉ một tuần sau khi nhà thờ mở cửa, một

trong năm người con trai của ông bị giết hại trên đường phố. Trong đau thương, vị

mục sư lại cầu xin sự dẫn dắt của Chúa. Chúa nói với ông rằng hãy cứ tiếp tục công

việc của mình. Ba tháng sau cái chết của con trai, chính vị mục sư bị một kẻ bặm

trợn chặn đường và nói: “Ông có muốn gặp người đã giết chết con trai ông không?”.

“Không”, vị mục sư nói.

“Ông có chắc không?”, kẻ lạ mặt hỏi. “ông nghĩ sao nếu kẻ đó cầu x in ông

tha thứ cho hắn?”.

“Tôi đã tha thứ cho hắn rồi”, vị mục sư nói.

“Chính tôi đã bắn chết con trai ông”, người đàn ông bật khóc. “Và tôi muốn

đến sinh hoạt ở nhà thờ của ông”.

Trong những tuần sau đó, nhiều thành viên của các nhóm quá khích người

Nga đã đến sinh hoạt tại nhà thờ của vị mục sư đến mức tình trạng tội phạm hoành

hành ở vùng đó giảm hẳn rồi đi đến chấm dứt. Chính sức mạnh của lòng khoan

dung đã tạo ra sự thay đổi đó. Khi có thái độ khoan dung, bạn có thể thúc đẩy được

mọi khả năng tiềm ẩn đáng kinh ngạc. Hãy nhớ rằng thái độ khoan dung cũng cho

phép bạn tha thứ cho chính bản thân mình. Là người theo đạo Cơ Đốc, tôi biết

Chúa tha thứ cho tất cả những ai tìm kiếm ân sủng nơi người, nhưng thường thì

chúng ta lại không chịu tha thứ cho chính bản thân mình về sai lầm trong quá khứ,

về những bước ngoặt không đúng đắn, về những giấc mơ bị từ bỏ.

Tha thứ cho bản thân cũng quan trọng như tha thứ cho người khác. Tôi đã

phạm phải sai lầm. Bạn cũng vậy. Chúng ta đã có lúc xử tệ với người khác. Chúng

ta đã phán xét họ một cách thiếu công bằng. Tất cả chúng ta đều có khuyết điểm.

Điều then chốt là phải tự thừa nhận sai lầm, xin lỗi các bên bị tổn thương, hứa sẽ tu

dưỡng, tha thứ cho bản thân mình, và hướng về phía trước.

Đó là một thái độ mà bạn hoàn toàn có thể trang bị cho mình trên đường đời!

Kinh Thánh dạy rằng chúng ta gieo gì thì gặt nấy. Nếu nuôi trong mình sự

cay đắng, tức giận, tủi thân, và bất khoan dung, thì bạn nghĩ những thái độ tiêu cực

đó sẽ mang lại điều gì chứ? Liệu có gì vui trong một cuộc sống như thế? Vậy nên

hãy rũ bỏ tâm trạng tiêu cực đó đi, hãy trang bị cho mình tinh thần lạc quan và nạp

đầy thái độ biết ơn, thái độ hành động, thái độ đồng cảm, thái độ khoan dung vào

trái tim và tâm hồn bạn.

Tôi đã và đang trải nghiệm sức mạnh của sự thay đổi thái độ, và có thể

khẳng định với bạn rằng thay đổi thái độ đã làm thay đổi cuộc đời tôi, đưa tôi tới

những tầm cao mà tôi chưa bao giờ có thể tưởng tượng nổi. Thay đổi thái độ cũng

có thể mang đến những thay đổi kỳ diệu trong cuộc sống của bạn như vậy đấy.



6.Không tay nhƣng không chiến bại

Lần gây lộn đầu tiên và duy nhất của tôi ở sân chơi là vụ tôi đánh nhau với

Chucky, kẻ hay bắt nạt người khác nhất ở trường tiểu học. Tên thật của cậu ta

không phải là Chucky, nhưng cậu ta có mái tóc vàng như lửa, những vết tàn nhang,

và đôi tai to giống như nhân vật Chucky trong bộ phim kinh dị Chucky, vậy nên tôi

gọi cậu ta như vậy cho bõ ghét.

Chucky là người đầu tiên gieo nỗi sợ hãi trong trái tim tôi. Suốt cuộc đời

mình chúng ta ai cũng phải đương đầu với nỗi sợ, nỗi sợ có thực và cả những nỗi

sợ mà chúng ta tưởng tượng ra. Nelson Mandela nói rằng người dũng cảm không

phải là người cảm nhận được nỗi sợ hãi mà là người chiến thắng nỗi sợ hãi. Tất

nhiên tôi cảm thấy sợ hãi khi Chucky cứ cố tình bắt nạt, nhưng chiến thắng nỗi sợ

hãi đó lại là một chuyện khác.

Khi đó có lẽ bạn không thể thuyết phục được tôi rằng những nỗi sợ hãi của

tôi và của bạn thực sự là một món quà. Đúng, khi đó tôi sẽ không tin đâu. Hầu hết

những nỗi sợ lớn nhất của chúng ta, chẳng hạn như nỗi sợ gặp hỏa hoạn, sợ ngã, sợ

những con vật gầm rống, đều có tác dụng như công cụ giúp ta tồn tại. Vậy nên hãy

lấy làm mừng vì sự tồn tại của những nỗi sợ đó và hãy làm chủ chúng, nhưng đừng

để chúng điều khiển bạn.

Quá sợ hãi không tốt chút nào. Lúc nào cũng sợ gặp thất bại hoặc sợ bị thất

vọng, sợ bị từ chối sẽ làm chúng ta tê liệt. Thay vì đương đầu với những nỗi sợ đó,

chúng ta đầu hàng chúng và tự hạn chế bản thân.

Đừng để sợ hãi ngăn cản bạn theo đuổi những ước mơ. Hãy đương đầu với

nỗi sợ hãi theo cách bạn đương đầu với một cái máy dò khói. Hãy chú ý khi nó báo

động – hãy quan sát xung quanh và xem xét liệu có sự nguy hiểm thực sự hay

không, hay chỉ đơn thuần là báo động thôi. Nếu không có đe dọa thực sự thì hãy

loại bỏ nỗi sợ hãi ra khỏi đầu mình và tiếp tục sống.

Chucky, kẻ hành hạ tôi ở trường tiểu học, đã dạy cho tôi biết chiến thắng nỗi

sợ hãi và tiến lên phía trước, nhưng điều đó chỉ xảy đến sau lần đánh nhau đầu tiên

và cuối cùng trong tuổi thơ tôi. Tôi kết bạn với hầu hết mọi người ở trường ti ểu

học, thậm chí cả những học sinh khó chơi nhất. Dẫu vậy, đối với tôi, Chucky thực

sự là một kẻ hay bắt nạt. Cậu ta là một đứa con trai không lúc nào chịu yên, luôn đi

loanh quanh tìm ai đó để bắt nạt. Cậu ta to lớn hơn tô i, và hơn tất cả mọi học sinh khác.

Bản thân tôi không phải là một mối đe dọa đối với bất cứ ai. Tôi chỉ là một

cậu học sinh lớp một, nặng hai mươi cân, phải dùng xe lăn. Chucky lớn hơn tôi vài

tuổi và đối với tôi cậu ta chẳng khác nào một người khổng lồ.

“Tao cược rằng mày không thể đánh nhau”, một hôm, vào giờ ra chơi, cậu ta nói với tôi.

Các bạn của tôi cũng có mặt ở đó, vậy nên tôi cố làm ra vẻ dũng cảm, nhưng

khi đó trong đầu tôi nghĩ: Mình phải ngồi xe lăn, còn cậu ta thì to cao gấp đôi

mình. Đây không phải là một tình huống đầy hứa hẹn đâu.

“Tôi cược với câu là tôi biết đánh nhau đấy”, đó là phản ứng khả dĩ nhất của

tôi trong tình huống đó.

Tôi không có nhiều kinh nghiệm đánh nhau. Xuất thân từ một gia đình theo

đạo Cơ Đốc, tôi được dạy rằng bạo lực không phải là giải pháp cho bất cứ vấn đề

gì, nhưng tôi không phải là một kẻ yếu ớt. Tôi thường đấu vật với em trai và các

anh họ. Em trai tôi vẫn thường nói về thành tích đấu vật ấn tượng nhất của tôi.

Trước khi Aaron trở nên cao lớn hơn tôi, tôi có thể vật ngoéo nó xuống sàn rồi

khóa chặt cánh tay nó bằng cằm của mình.

“Cái cằm quá khỏe của anh suýt bẻ gãy tay em đấy”, em tôi nói. "Nhưng đến

lúc lớn hơn anh, em chỉ cần dí tay vào trán anh thì đố anh đến gần em được”.

Đó là vấn đề mà tôi phải đương đầu với Chucky. Tôi không ngại đánh nhau

với cậu ta, chỉ không biết làm thế nào để chiến thắng cậu ta. Mọi vụ đánh nhau mà

tôi xem trên ti vi hoặc trong phim đều có màn đấm hoặc đá đối thủ. Tôi thiếu mất

các bộ phận để có thể thực hiện các cú đấm, cú đá. Làm sao tôi đánh lại được cậu ta đây?

Dường như không gì có thể cản trở Chucky lấn tới.

“Nếu mày biết đánh nhau thì mày hãy chứng minh đi!”, cậu ta nói.

“Được thôi, hãy gặp tao ở sân Bầu dục vào giờ ăn trưa”, tôi gầm gừ.

“Được”, Chucky nói. “Mày nhớ đến đấy!”.

Sân Bầu dục là một cái sân xi măng hình quả trứng nằm ở giữa bãi cỏ và

khoảng sân đất của trường tôi. Đánh nhau ở đó tựa như ở giữa vòng tròn trung tâm

của rạp xiếc ở trường. Đây là sân khấu chính của trường. Những gì xảy ra ở sân

Bầu dục không chỉ dừng lại ở trong phạm vi của sân đó. Nếu bị đánh bại ở đây thì

tôi sẽ không bao giờ vượt qua được cảm giác xấu hổ.

Trong suốt các tiết học chính tả, địa lý và toán, tôi luôn cảm thấy bứt rứt bởi

lời hẹn đánh nhau với kẻ bắt nạt đáng sợ nhất trường. Chẳng có gì ngăn được cái

tin tôi nhận lời thách đố của Chucky lan ra khắp trường. Tất cả các học sinh đều

muốn biết kế hoạch tấn công của tôi. Tôi chẳng có kế hoạch nào hết.

Tôi cứ mường tượng ra cảnh Chucky đấm tôi ngã gục. Tôi cầu mong sao một

giáo viên phát hiện ra chuyện của chúng tôi và ngăn chặn vụ đánh nhau trước khi

nó xảy ra. Nhưng tôi không có được cái may mắn đó.

Thời điểm đáng sợ đã đến. Chuông báo hiệu giờ ăn trưa vang lên. Bạn bè tụ

tập quanh xe lăn của tôi, và cùn g đi đến sân Bầu dục trong im lặng. Đến một nửa

học sinh của trường có mặt ở đó. Một số mang theo cả bữa trưa đến đó ăn. Một số

khác cá cược cho vụ đánh nhau sắp xảy ra.

Như bạn có thể đoán ra, ai cũng cược rằng tôi sẽ thua.

“Mày đã sẵn sàng đánh nhau chưa?”, Chucky hỏi.

Tôi gật đầu, nhưng tôi không biết phải bắt đầu thế nào.

Chucky cũng không biết chắc phải làm gì. “Ừ, chúng ta đánh nhau như thế

nào đây?”, cậu ta hỏi.

“Tao không biết”, tôi đáp.

“Mày ra khỏi xe lăn đi”, cậu ta yêu cầu. “Nếu mày cứ ngồi trên xe lăn như

thế thì thật không công bằng”.

Có vẻ như Chucky cũng sợ. Điều này khiến tôi có được cơ hội điều đình.

Đánh nhau không phải là sở trường, nhưng tôi là một người đàm phán giỏi.

“Nếu tao ra khỏi chiếc xe này, thì mày phải quỳ”, tôi nói.

Chucky lúc đó đang bị các học sinh khác chế giễu vì bắt nạt một đứa phải

ngồi xe lăn. Cậu ta chấp nhận đề nghị. Tôi di chuyển ra khỏi xe lăn, sẵn sàng cho

cuộc đấu quan trọng của mình – giá mà tôi biết được làm cách nào để đánh nhau

mà không cần có nắm đấm thì tốt biết bao.

Tôi muốn nói rằng, có ai lại gọi một cuộc đánh nhau là “một cuộc đấu vai”

bao giờ đâu, các bạn nhi?

Đám đông học sinh đứng thành vòng tròn xung quanh khi Chucky và tôi di

chuyển xoay quanh nhau. Tôi vẫn đang nghĩ rằng cậu ta sẽ không thể thực hiện vụ

đánh nhau đó. Ai lại thấp hèn đến mức đánh một thằng bé không có tay chân?

Những dứa con gái trong lớp tôi kêu lên: “Nicky, đừng đánh nhau. Nó sẽ làm cậu đau đấy”.

Bọn con gái nói thế càng khiến tôi bị kích động. Tôi không muốn bị bọn con

gái thương hại. Niềm kiêu hãnh của đấng nam nhi nổi lên trong tôi. Tôi tiến thẳng

tới Chucky như thể tôi có thể đánh gục cậu ta.

Cậu ta huých khuỷu tay vào ngực tôi và tôi bật về phía sau, ngã chỏng xuống

mặt sân láng xi măng hệt như một bao tải khoai tây.

Chucky đã khiến tôi vô cùng choáng váng! Tôi chưa từng bị ai đánh ngã theo

cái cách đó. Đau khỏi phải nói! Nhưng cảm giác ngượng còn tệ hơn. Các bạn học

xúm lại quanh tôi, hoảng hốt. Đám con gái rú lên, lấy tay che mắt để khỏi thấy cái

cảnh mà chúng cho là thật thương tâm.

Tôi đã hiểu ra rằng kẻ chuyên bắt nạt người khác này thực sự cố tình làm tôi

đau đớn. Tôi bật người, tì trán xuống nền sân. Sau đó tôi tựa một bên vai vào xe lăn

để dựng người dậy. Kỹ thuật này khiến trán tôi thành chai, và khiến tôi có một cái

cổ rất khỏe, những đặc điểm chẳng bao lâu sau đó đem đến sự thất bại cho Chucky.

Tôi không nghi ngờ gì: Chucky không hề ngại đánh gục tôi. Tôi chỉ có thể

hoặc là đánh nhau với cậu ta hoặc là bỏ chạy, mà bỏ chạy thì không phải là một sự

lựa chọn khả thi.

Tôi lại tấn công Chucky, và lần này tôi tấn công với tốc độ nhanh hơn lần

trước. Ba bước nhảy lò cò, và tôi đã đến trước mặt cậu ta. Nhưng tôi chưa kịp nghĩ

mình sẽ làm gì tiếp theo thì Chucky đã ghì chặt tôi bằng một cánh tay. Chỉ một

cánh tay kẹp chặt ngực đối thủ, và tôi bị vật đánh uỵch một cái xuống đất. Tôi thậm

chí nảy người lên một cái. Được thôi, hai lần.

Đầu tôi đập xuống nền sân Bầu dục cứng như đá. Thế giới nhòa đi chỉ còn là

một màu đen. Tiếng rú của một đứa con gái khiến tôi tỉnh lại. Tôi cầu mong có giáo

viên nào đó đến giải cứu. Tại sao khi bạn cần một người hiệu phó thì bạn lại chẳng

bao giờ thấy mặt người đó nhỉ?

Cuối cùng mắt tôi đã nhìn rõ, và tôi nhìn thấy Chucky đáng ghét đang lượn

quanh. Kẻ bắt nạt có cái mặt béo bự đang nhảy điệu chiến thắng.

Đủ rồi. Mình sẽ giết chết thằng khốn này!

Tôi cong người, cố tựa trán xuống nền sân, và dựng người dậy cho đợt tấn

công cuối cùng. Tôi giận sôi máu. Lần này tôi xông vào cậu ta với tốc độ nhanh

nhất có thể, khiến Chucky bị bất ngờ.

Cậu ta bắt đầu di chuyển giật lùi bằng đầu gối. Tôi thực hiện một bước nhảy

như bay, lao mình về phía cậu ta như một tên lửa bằng xương bằng thịt. Cái đầu rắn

như đá của tôi húc mạnh vào mũi Chucky. Cậu ta ngã lăn ra. Tôi đè lên người cậu

ta, và cứ thế lăn tiếp.

Khi tôi nhìn lên, tôi thấy Chucky đang nằm sóng soài trên mặt sân, vừa lấy

tay bưng mũi vừa kêu oai oái.

Thay vì cảm nhận niềm vui chiến thắng, cảm giác có lỗi tràn ngập trong lòng

tôi. Tôi, con trai của một mục sư, cầu xin sự tha thứ: “Tớ xin lỗi, cậu không sao chứ?”.

“Nhìn kìa, Chucky bị chảy máu rồi!”, một đứa con gái kêu lên.

Làm gì tệ đến mức ấy, tôi nghĩ.

Nhưng quả đúng thế thật, máu từ mũi Chucky đang chảy qua các kẽ ngón tay

của cậu ta. Cậu ta bỏ tay ra khỏi mũi, và lập tức máu chảy xuống mặt, nhuộm áo sơ

mi thành màu đỏ tươi.

Một nửa đám đông reo hò. Một nửa còn lại cảm thấy hổ thẹn – thay cho

Chucky. Kể ra thì cũng tệ thật đấy, cậu ta đã bị đánh bại bởi một thằng bé không

chân tay. Cậu ta sẽ không bao giờ rũ bỏ được nỗi hổ thẹn này. Những ngày chuyên

bắt nạt kẻ khác của Chucky đã chấm hết. Cậu ta dùng ngón tay bưng mũi, chạy vội

vào phòng vệ sinh.

Quả thực tôi không bao giờ còn gặp lại cậu ta nữa. Chắc cậu ta đã chuyển

trường vì xấu hổ. Chucky, nếu cậu đọc được những dòng này, thì hãy tha lỗi cho

mình nhé, và mình hy vọng cậu đã có một cuộc sống tốt đẹp sau khi từ bỏ thói bắt

nạt người khác.

Tôi tự hào vì đã tự bảo vệ được bản thân mình, nhưng lòng lại nặng trĩu cảm

giác có lỗi. Hôm đó, sau khi tan học tôi về nhà, thú nhận mọi chuyện với cha mẹ

ngay khi tôi bước vào cửa. Tôi sợ mình sẽ bị phạt nặng. Nhưng tôi không cần phải

lo sợ. Cha mẹ tôi đã không tin! Họ đơn giản không nghĩ lại có chuyện tôi đánh bại

một đứa lớn hơn, có đầy đủ chân tay!

Tôi đã không cố gắng thuyết phục họ tin những gì tôi kể.

Càng có nhiều người thích nghe câu chuyện này và chuyện càng buồn cười

bao nhiêu, thì tôi lại càng ngại không muốn kể nó ra bởi vì tôi không tán thành bạo

lực. Tôi tin rằng tính hiền lành là nguồn sức mạnh tiềm ẩn. Tôi sẽ luôn nhớ vụ đánh

nhau đầu tiên – và duy nhất trong đời mình bởi tôi đã khám phá ra rằng khi không

còn cách nào khác, tôi vẫn có thể chiến thắng nỗi sợ hãi. Đặc biệt ở cái tuổi đó, tôi

cảm thấy thật tốt khi biết rằng mình có đủ sức mạnh để tự vệ. Tôi đã hiểu mình có

thể trở nên hiền lành bởi đã biết huy động sức mạnh ở bên trong, bạn có thể đoán như vậy.



KHÔNG TAY, KHÔNG CHÂN – KHÔNG SỢ HÃI

Bạn có thể có ý thức sâu sắc về mục đích sống, niềm hy vọng lớn lao về

những khả năng sẽ xảy ra trong cuộc sống, niềm tin vào tương lai, nhận thức về giá

trị bản thân, thậm chí có thái độ tích cực, nhưng nỗi sợ hãi vẫn có thể cản trở bạn

đạt được ước mơ. Trên đời này có nhiều khuyết tật còn tồi tệ hơn cả sự khuyết

thiếu chân tay – nỗi sợ hãi có thể làm suy yếu tinh thần những người phải chịu

khuyết tật đó. Bạn không thể sống cuộc sống hạnh phúc và mãn nguyện, một cuộc

sống có thể phát huy được đầy đủ những tài năng, khả năng, và phẩm chất trong

con người bạn nếu như nỗi sợ hãi điều khiển mọi quyết định của bạn.

Sợ hãi sẽ kìm h.ãm, ngăn cản bạn trở thành con người mà bạn mong muốn.

Nhưng sợ hãi chỉ là một tâm trạng, một cảm xúc – nó không có thật! Bao nhiêu lần

trong cuộc sống bạn thường xuyên sợ điều này điều nọ – sợ phải đi đến bác sĩ nha

khoa, sợ phải trải qua một cuộc phỏng vấn xin việc làm, một cuộc phẫu thuật, hoặc

một kỳ thi sát hạch ở trường – để rồi bạn chợt nhận ra rằng trải nghiệm thực không

đến nỗi đáng sợ như bạn đã tưởng tượng?

Tôi cứ nghĩ mình sẽ thất bại thảm hại trong vụ đánh nhau với Chucky, nhưng

bạn biết thực tế sự việc đó đã xảy ra như thế nào rồi đấy! Thườn g thì người lớn hay

quay trở lại với những nỗi sợ rất trẻ con. Họ hành động như trẻ con trong nỗi sợ hãi

xảy ra vào ban đêm bởi họ tưởng rằng cành cây cọ vào cửa sổ thực sự là một con

quái vật đang cố ăn thịt họ.

Tôi từng chứng kiến nỗi sợ hãi khiến những người bình thường tê liệt hoàn

toàn. Không phải tôi đang nói tới phim kinh dị hoặc nỗi sợ tiếng động trong đêm

của trẻ con. Nhiều ngƣời chúng ta bị nỗi sợ thất bại, nỗi sợ phạm sai lầm, nỗi sợ


phải thực hiện một cam kết, thậm chí nỗi sợ sự thành công làm cho khuyết tật.

Những nỗi sợ hãi sẽ tìm đến bạn, điều đó là không thể tránh khỏi. Bạn không

nhất thiết phải để cho nỗi sợ hãi can dự vào cuộc sống. Bạn hãy để chúng đi

đƣờng của chúng, và bạn cứ tiếp tục đi đƣờng của bạn. Bạn hoàn toàn có khả

năng lựa chọn.

Các nhà tâm lý học nói rằng hầu hết nỗi sợ hãi đều không phải do bẩm sinh

mà do chúng ta tự nạp vào mình trong quá trình sống. Con người sinh ra chỉ có hai

nỗi sợ thuộc bản năng: sợ những âm thanh quá lớn và sợ bị rơi ngã . Hồi học lớp

một tôi cứ nơm nớp lo sợ mình sẽ bị Chucky hành hạ, nhưng tôi đã vượt qua nỗi sợ

hãi đó. Tôi đã quyết định sẽ không đợi đến khi cảm thấy mình đủ dũng cảm – tôi cứ

tập thể hiện lòng dũng cảm ngay lúc bấy giờ, và cuối cùng tôi đã trở nên thực sự

dũng cảm!

Ngay cả khi đã là người lớn chúng ta vẫn tưởng tượng ra những hình ảnh

đáng sợ không phù hợp với thực tế. Điều này giải thích tại sao sợ hãi lại thường

được miêu tả là “những dấu hiệu giả có vẻ như thật”. Chúng ta hay quá chú ý đến

nỗi sợ của mình đến mức chúng trở nên có thật đối với chúng ta – và kết quả là,

chúng ta để cho những nỗi sợ điều khiển mình.

Thật khó mà tưởng tượng được một người nào to lớn và thành công như

Michael Jordan lại mang trong lòng nỗi sợ hãi. Ấy thế mà trong lễ ghi danh anh vào

NBA Hall of Fame,Jordan đã nói một cách cởi mở về việc anh thường sử dụng

những nỗi sợ hãi mà anh cảm thấy để thôi thúc lập thành tích cao hơn trong thi đấu.

Trong đoạn kết của bài phát biểu, anh nói: “Một ngày nào đó bạn nhìn lên và thấy

tôi chơi bóng rổ ở tuổi năm mươi. Ồ, đừng cười, đừng cười bạn ạ. Đừng bao giờ

nói không bao giờ. Bởi vì cũng giống như những nỗi sợ hãi, các giới hạn thường

chỉ là một ảo tưởng mà thôi”.

Có thể Jordan làm cầu thủ bóng rổ giỏi hơn làm người dạy kỹ năng sống,

nhưng anh ấy nói có lý đấy. Các quy tắc của Jordan như sau: thừa nhận rằng những

nỗi sợ hãi là không có thực và chiến thắng chúng, hoặc sử dụng chúng cho mục

đích tích cực. Chìa khóa giúp bạn đương đầu với nỗi sợ hãi lớn nhất của mình, cho

dù là sợ bay, sợ ngã, sợ các mối quan hệ, là thừa nhận rằng sợ hãi là không có thực.

Sợ hãi chỉ là cảm xúc, và bạn có thể điều khiển được phản ứng của mình trước các cảm xúc.

Tôi đã phải học bài học này từ khi khởi đầu sự nghiệp của một diễn giả. Khi

ấy tôi đã rất sợ hãi và lo lắng. Tôi không biết mọi người sẽ phản ứng thế nào trước

những gì tôi nói. Tôi không chắc chắn mọi người sẽ lắng nghe tôi nói. May mắn

thay, những buổi diễn thuyết đầu tiên của tôi là trước các học sinh cùng trang lứa.

Họ biết tôi, và chúng tôi rất thoải mái, cởi mở với nhau. Về sau tôi bắt đầu diễn

thuyết trước những đám đông gồm nhiều bạn trẻ hơn, trước những giáo đoàn lớn

trong đó chỉ có vài người tôi quen biết. Dần dần tôi đã chiến thắng được nỗi sợ hãi và lo lắng.

Giờ đây khi được mời đi diễn thuyết trước đám đông hàng nghìn người, đôi

khi gồm mười nghìn hoặc hàng trăm nghìn người, tôi vẫn cảm thấy sợ. Tôi đã từng

đến những vùng đất xa xôi ở Trung Quốc, Nam Mỹ, châu Phi, và nhiều vùng khác

của thế giới, nơi tôi không biết những người dân ở đó sẽ đón nhận tôi như thế nào.

Tôi sợ rằng các khán thính giả sẽ hiểu câu nói đùa của tôi một cách hoàn toàn khác

theo văn hoá của họ, và sợ họ sẽ hiểu lầm, sẽ nghĩ họ đang bị xúc phạm. Tôi sử

dụng nỗi sợ đó để nhắc nhở mình phải luôn nói qua về những bài diễn thuyết của

mình với những người phiên dịch và những người tổ chức để khi bước vào buổi

diễn thuyết tôi có thể tránh được những tình huống bẽ bàng.

Tôi đã học được cách đón nhận nỗi sợ hãi của mình như một nguồn sức

mạnh, như một công cụ để tập trung chú ý vào khâu chuẩn bị. Nếu tôi sợ mình sẽ

quên mất những gì định nói hoặc sợ sẽ nói lộn xộn thì chính nỗi sợ ấy lại giúp tôi

tập trung cao độ trong quá trình tôi duyệt lại và tập luyện cho bài diễn thuyết.

Nhiều nỗi sợ hãi trở nên hữu ích theo cách đó. Chẳng hạn, nỗi sợ hãi có ích

khi nó thúc đẩy bạn cài dây an toàn bởi vì bạn không muốn bị thương trong một vụ

tai nạn xe hơi. Nếu nỗi sợ bị cảm lạnh hoặc bị cảm cúm khiến bạn rửa tay và uống

vitamin đều đặn thì đó cũng là một nỗi sợ có ích.

Mặc dù vậy, chúng ta thường cho phép những nỗi sợ hãi không có thực đó

trở nên nghiêm trọng đến mức điên rồ. Thay vì cứ thực hiện các biện pháp phòng

ngừa để tránh bị cảm cúm hoặc cảm lạnh, một số người phản ứng một cách thái quá

bằng cách tự nhốt mình trong nhà. Khi nỗi sợ ngăn cản chúng ta làm tất cả những

gì chúng ta có thể làm hoặc cản trở chúng ta trở thành con người chúng ta muốn,

những nỗi sợ đó là không thể chấp nhận được.

ĐỪNG ĐỂ NỖI SỢ ÁM ẢNH BẠN

Tôi có người bạn có bố mẹ đã ly hôn khi cô ấy còn bé. Bố mẹ cô lúc nào

cũng cãi nhau, thậm chí cả sau khi đã chia tay. Giờ đây bạn tôi đã là một phụ nữ

trưởng thành, nhưng cô ấy vẫn sợ lấy chồng. “Tớ không muốn kết thúc giống bố

mẹ tớ”, cô tâm sự.

Bạn có thể tưởng tượng mình không bao giờ có được một mối quan hệ lâu

dài bởi vì bạn sợ rằng mối quan hệ đó sẽ chẳng đi đến đâu cả không? Đó là nỗi sợ

tiêu cực! Bạn chẳng thể nghĩ hôn nhân là gì khác hơn là bước đầu tiên dẫn đến việc

ly dị. Hãy nhớ đến bài thơ của Tennyson “Thà yêu rồi mất mát còn hơn là chẳng

yêu bao giờ”, bạn nhé!

Có lẽ bạn chẳng thể có được một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc nếu bị nỗi

sợ về những điều có thể sẽ xảy ra vào một ngày nào đó, ở một nơi nào đó, bằng

cách nào đó làm cho bạn tê liệt. Nếu ai trong chúng ta ngày nào cũng nằm lì trên

gi.ường bởi vì sợ bị sét đánh hoặc sợ bị muỗi gây sốt rét đốt, thì thế giới này sẽ trở

thành một nơi buồn tẻ biết bao, đúng không bạn?

Rất nhiều người bị ám ảnh bởi những nỗi sợ hãi luôn nghĩ chuyện gì sẽ xảy

ra nếu khi mà họ nên nói tại sao không?

Điều gì sẽ xảy ra nếu mình thất bại?-

Điều gì sẽ xảy ra nếu mình không đủ tốt?-

Điều gì sẽ xảy ra nếu họ cười mình?-

Điều gì sẽ xảy ra nếu mình bị gạt bỏ?-

Điều gì sẽ xảy ra nếu mình không thể duy trì những thành công?-

Tôi hiểu cách nghĩ đó. Khi lớn lên tôi đã phải đương đầu với nỗi sợ khủng

khiếp – sợ bị loại bỏ, sợ bản thân mình khiếm khuyết, sợ bị phụ thuộc. Đó không

chỉ là sự tưởng tượng của tôi: th.ân thể tôi thiếu các bộ phận mà ai cũng có. Nhưng

cha mẹ đã bảo rằng tôi không nên lúc nào cũng nghĩ đến những khuyết tật của mình

mà hãy nghĩ đến những gì tôi có thể tạo ra nếu dám theo đuổi mơ ước.

“Hãy mơ những giấc mơ lớn, Nicky ạ, và đừng bao giờ để nỗi sợ hãi ngăn

cản con thực hiện ước mơ của mình”, cha mẹ tôi nói. “Con không thể để cho sợ hãi

định đoạt tương lai của con. Hãy chọn cuộc sống mà con mong muốn và cố gắng

vươn tới cuộc sống đó”.

Cho đến nay tôi đã nói chuyện với rất nhiều khán, thính giả ở gần hai mươi

nước trên thế giới. Tôi đã mang thông điệp của hy vọng và niềm tin truyền cho

những đám đông hàng nghìn người tại các sân vận động, diễn đàn, trường học, nhà

thờ, nhà tù. Tôi không bao giờ có thể làm được điều đó nếu như cha mẹ không

khuyến khích tôi nhận thức được những nỗi sợ hãi của mình để rồi chiến thắng

chúng.

BIẾN NỖI SỢ THÀNH ĐỘNG LỰC

Có thể bạn và tôi sẽ không bao giờ trở nên nổi bật ở một môn thể thao như

Michael Jordan đã toả sáng trong thế giới bóng rổ, nhưng bạn có thể giống anh ấy

trong việc sử dụng nỗi sợ hãi như một động cơ để giúp bạn theo đuổi ước mơ và để

xây dựng cuộc sống mà bạn mong muốn.

Laura Gregory là một người bạn học rất thông minh của tôi. Tôi tin rằng cô

ấy luôn nói thẳng ý nghĩ của mình. Cô không phải người xấu. Hồi chúng tôi học

lớp một, một hôm Laura hỏi: “Ở trường thì bạn có giáo viên trợ giúp rồi, nhưng ở

nhà thì ai chăm sóc bạn?”.

“Tớ có cha mẹ giúp mà”, tôi nói, mặc dù không hoàn toàn chắc chắn bạn ấy hỏi thế là có ý gì.

“Bạn thấy hài lòng chứ?”

“Hài lòng với sự giúp đỡ của cha mẹ tớ ư? Tất nhiên, chẳng lẽ lại không hài lòng?”

“Tớ muốn nói là cậu hài lòng với việc được bố mẹ giúp thay quần áo, tắm

gội, và các việc vệ sinh cá nhân khác ư?”, Laura nói. “Thế còn lòng tự trọng của

cậu? Cậu không nghĩ việc mình không thể tự làm được những việc đó là kỳ cục sao?”.

Laura không muốn làm tổn thương tôi. Bạn ấy chỉ là một người thích tìm

kiếm sự thật, và thực sự muốn biết tôi cảm thấy thế nào về mọi khía cạnh trong

cuộc sống của tôi mà thôi. Nhưng bạn ấy đã chạm đến chủ đề nhạy cảm. Một trong

những nỗi sợ lớn nhất của tôi khi lớn lên là sợ mình sẽ trở thành gánh nặng cho

những người mình yêu thương. Ngày ấy nỗi sợ phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào

cha mẹ, vào em trai và em gái không lúc nào buông tha tôi. Nhiều khi tôi tỉnh giấc

giữa đêm khuya trong tình trạng sợ toát mồ hôi khi nghĩ đến cái ngày cha mẹ

không còn trên cõi đời này, bỏ lại tôi phụ thuộc hoàn toàn vào Aaron hoặc Michelle.

Nỗi sợ đó là một nỗi sợ có thực. Đôi khi tôi gần như bị lấn át bởi những viễn

cảnh của sự phụ thuộc đáng buồn. Những câu hỏi thẳng thừng của Laura về lòng tự

trọng đã giúp tôi đấu tranh để thoát ra khỏi sự hành hạ của nỗi sợ đó rồi sử dụng

chính nỗi sợ làm động cơ thúc đẩy mình sống độc lập. Những câu hỏi về sự phụ

thuộc luôn lởn vởn trong tâm trí tôi, nhưng sau ngày hôm ấy tôi đã để những câu

hỏi này lên vị trí hàng đầu trong suy nghĩ, và luôn tập trung ngẫm nghĩ về chúng.

Nếu điều đó thực sự khiến mình phải nghĩ ngợi, vậy thì mình có thể trở nên

độc lập bằng cách nào? Được thúc đẩy bởi nỗi sợ trở thành gánh nặng cho người

thân, tôi đã tạo ra cái tuyên bố sứ mệnh ấy – mặc dù vào thời điểm đó tôi chưa hề

biết một tuyên bố sứ mệnh nghĩa là gì. Nỗi sợ đó đã tạo ra cho tôi sự hăng hái có

tính thúc đẩy và sức mạnh để thôi thúc mình vượt lên hoàn cảnh. Mình cần phải

làm nhiều hơn nữa cho bản thân. Nhưng bằng cách nào đây?

Cha mẹ luôn quả quyết rằng họ luôn ở bên tôi để giúp đỡ và rằng họ không

cảm thấy phiền khi bế tôi, nhấc tôi lên, giúp tôi thay quần áo hoặc làm bất cứ việc

gì tôi cần. Nhưng tôi rất buồn khi thậm chí không thể tự lấy một ly nước để uống,

và luôn phải nhờ một ai đó nhấc lên bệ bồn cầu. Khi lớn hơn, đương nhiên tôi

muốn trở nên tự lập hơn, và muốn tự lo việc cá nhân của mình nhiều hơn. Nỗi sợ

hãi đã mang đến cho tôi lòng quyết tâm để hành động dựa trên những mong muốn đó.

Một trong những ý nghĩ thực sự thúc đẩy tôi hành động là hình ảnh tôi trở

thành gánh nặng cho em trai Aaron, khi cha mẹ tôi không còn nữa. Tôi thường lo

lắng về điều đó bởi vì nếu ai đó xứng đáng có được một cuộc sống bình thường, th ì

người đó phải là đứa em trai bé nhỏ tội nghiệp này. Tôi cảm thấy như thể Chúa

Trời nợ em tôi một cuộc sống bình thường bởi vì trong phần lớn cuộc đời em s ẽ

phải quanh quẩn bên tôi, giúp đỡ tôi, sống với tôi, và phải quan tâm nhiều đến tôi.

Aaron có đầy đủ tay chân, nhưng xét theo góc độ nào đó thì em là người phải chịu

thiệt thòi bởi vì nó luôn cảm thấy phải chăm sóc tôi.

Quyết tâm giảm sự phụ thuộc vào người khác của tôi chính là vấn đề tự duy

trì cuộc sống. Laura đã nhắc nhở rằng tôi vẫn phụ thuộc vào lòng tốt và sự kiên

nhẫn của người khác. Tôi biết rằng mình không thể lúc nào cũng dựa vào lòng tốt

và sự giúp đỡ từ bên ngoài được. Vả lại, tôi cũng có lòng tự trọng chứ.

Một ngày nào đó tôi hoàn toàn có khả năng có được một mái ấm gia đình của

riêng mình, và khi đó tôi không muốn vợ phải luôn giúp tôi những việc cá nhân.

Tôi muốn có những đứa con và muốn trở thành một người cha tốt, một trụ cột của

gia đình, vậy nên tôi nghĩ, mình cần phải thoát ra khỏi chiếc xe lăn này.

Nỗi sợ hãi có thể là kẻ thù của bạn, nhưng trong trường hợp này tôi đã biến

nó thành bạn. Tôi đã thông báo với cha mẹ rằng tôi muốn tìm ra những cách tự

chăm lo cho bản thân. Tất nhiên thoạt nghe nói thế, cha mẹ không khỏi lo lắng.

“Con không cần phải làm như vậy đâu. Cha mẹ đảm bảo rằng con luôn được

chăm sóc và quan tâm”, cha mẹ tôi nói.

“Mẹ, cha, con phải làm điều đó vì cha mẹ và vì chính bản thân con, vậy nên

hãy cùng nhau suy nghĩ và tìm cách để con có thể tự lo cho mình”, tôi nói.

Và chúng tôi đã cùng nhau nghĩ cách. Xét về một số khía cạnh, những nỗ lực

sáng tạo của chúng tôi nhắc tôi nhớ đến bộ phim Gia đình Robinson trên hoang đảo

(Swiss Family Robinson). Bị đắm thuyền và bị lạc vào một hoang đảo, gia đình

Robinson đã đào sâu suy nghĩ và sáng chế ra những vật dụng để tắm rửa, nấu ăn và

sinh tồn. Tôi biết không một con người nào lại là một hoang đảo, đặc biệt là một

người không chân tay. Có lẽ tôi giống một bán đảo hơn, hoặc một eo biển.

Ban đầu người mẹ là y tá và người cha quen làm những công việc lặt vặt của

tôi nghĩ ra một cách để tôi có thể tự tắm gội. Cha tôi thay những cái núm vặn hình

tròn ở vòi tắm bằng những chốt khóa, mở vòi nước kiểu đòn bẩy để tôi có thể điều

khiển chúng bằng vai. Sau đó mẹ mang về nhà một bình bơm xà bông được sử

dụng cho các bác sĩ phẫu thuật. Chúng tôi cải tiến cái bình bơm đó để tôi có thể

dùng bàn chân trái của mình bơm xà bông và dầu gội khi cần.

Sau đó cha tôi và tôi nghĩ ra mô hình một chiếc tay cầm bằng nhựa để đóng

vào tường cho chiếc bàn chải răng chạy điện. Tôi có thể khởi động cái bàn chải

bằng cách ấn nút và đánh răng bằng cách lắc đầu qua lại.

Tôi nói với cha mẹ rằng mình muốn có thể tự thay quần áo, vậy nên mẹ may

những chiếc quần soóc có khóa dán Velcro để tôi có thể tự mặc vào hoặc cởi ra.

Những chiếc cúc áo luôn là một thách thức lớn bởi tôi không có tay để cài hoặc mở,

vậy nên chúng tôi tìm mua những chiếc sơ mi mà tôi có thế mặc b ằng cách chui

đầu vào áo rồi lắc lắc người để áo tụt xuống.

Nỗi sợ canh cánh trong lòng đã đưa chúng tôi vào một sứ mệnh vừa khó

khăn lại vừa thú vị nhằm phát minh ra những cách để tôi trở nên tự lập hơn. Những

chiếc điều khiển từ xa, điện thoại di động, bàn phím máy tính, và dụng cụ mở cửa

từ xa là những món quà bởi vì tôi có thể điều khiển chúng bằng chân.

Một số giải pháp chúng tôi nghĩ ra không thuộc công nghệ cao. Tôi tập sử

dụng hệ thống báo động trong nhà bằng cách dùng mũi để ấn nút, và tôi đã sử dụng

một chiếc gậy đánh gôn được kẹp giữa cằm và cổ để bật đèn và mở các cửa sổ.

Tôi sẽ không kể chi tiết những việc đó, vì vài lý do hiển nhiên, nhưng chúng

tôi quả thực cũng đã phát minh ra một số phương pháp rất tinh vi cho ph ép tôi sử

dụng phòng vệ sinh mà không cần người trợ giúp. Bạn có thể tìm hiểu một số

phương pháp đó qua đoạn video được phổ biến trên trang YouTube qua đường dẫn:

Nick Vujicic is a giant of a man

Tôi biết ơn Laura vì cuộc nói chuyện giữa tôi và bạn ấy về chủ đề lòng tự

trọng, và biết ơn nỗi sợ bị phụ thuộc và sợ trở thành gánh nặng của người thân, nỗi

sợ đã ám ảnh suốt những năm thơ ấu bởi chúng đã thúc đẩy tôi trở nên tự lập hơn.

Thực hiện một cách thuần thục các việc hàng ngày mà người khác cho là bình

thường đã tạo ra điều kỳ diệu cho sự tự tin của tôi, nhưng có thể tôi sẽ chẳng bao

giờ có đủ quyết tâm để thực hiện được những điều đó nếu không biến những cảm

xúc tiêu cực tiềm ẩn thành sức mạnh tích cực.

Bạn cũng có thể làm như thế. Hãy huy động sức mạnh được tạo ra từ nỗi sợ

thất bại, nỗi sợ bị gạt bỏ, hoặc những nỗi sợ tương tự, và sử dụng nó để thúc đẩy

hành động tích cực, những hành động sẽ đưa bạn đến gần hơn với ước mơ.

VƯỢT LÊN NỖI SỢ HÃI

Bạn cũng có thể đương đầu với những nỗi sợ có thể khiến bạn tê liệt bằng

cách đấu tranh với chúng bằng chính nỗi sợ hãi. Hãy nghĩ đến nỗi sợ lớn nhất của

bạn. Cứ cho rằng bạn sợ phải đứng trước một đám đông khán giả mà lại quên mất

bài diễn thuyết, không biết phải nói gì. Đó là nỗi sợ luôn ám ảnh tôi. Nào, hãy

mường tượng điều tồi tệ nhất đang xảy ra: bạn quên mất bài diễn thuyết và mọi

người la ó đòi bạn phải rời sân khấu. Bạn có thể hình dung ra tình cảnh đó không?

Vậy nhé. Tiếp theo, hãy hình dung bạn thực hiện bài diễn thuyết đó một mình một

cách ấn tượng đến nỗi các khán giả hoan hô rầm rầm.

Nào, bây giờ hãy lựa chọn theo đuổi tình huống thứ hai và khiến nó in vào

trong não để mỗi lần chuẩn bị diễn thuyết, bạn lại vượt qua nỗi sợ của những tiếng

la ó phản đối để tiến thẳng đến bục vinh quang. Suy nghĩ theo cách đó rất có ích

đối với tôi, và nó cũng có thể giúp ích cho bạn.

Một cách tương tự để vượt qua một nỗi sợ hãi là quay trở lại với ký ức của

những trải nghiệm vượt qua thách thức trong đời thực mà bạn lưu giữ trong trí nhớ.

Chẳng hạn, khi cảm thấy sợ hãi và lo lắng về việc gặp một nhân vật quan trọng như

Oprah Winfrey, tôi chỉ việc khai thác sự can đảm trong ngân hàng ký ức.

Mi sợ gặp Oprah ư? Bà ấy sẽ làm gì chứ, sẽ cắt chân, cắt tay mi ư? Khoan

đã, mi đã sống trên đời này 25 năm trong tình trạng không chân tay. Không có

chân, không có tay mi vẫn đi khắp thế giới còn gì. Oprah, tôi đã chuẩn bị sẵn sàng

để gặp bà! Hãy ôm hôn tôi nhé!

NỖI SỢ ÁM ẢNH

Hồi bé tôi dường như đã mang trong mình một nỗi sợ rất tự nhiên: tôi sợ

những vị bác sĩ cầm kim tiêm. Bất cứ khi nào phải tiêm vắc xin phòng bệnh sởi,

rubella hoặc cúm, là y như rằng tôi nấp sau lưng mẹ. Sở dĩ tôi sợ như vậy một phần

vì các bác sĩ chỉ có một số chỗ nhất định trên cơ thể tôi để chọc mũi kim tiêm vào

mà thôi. Với những đứa trẻ khác, họ có thể tiêm vào cánh tay hoặc vào đùi. Cơ thể

khuyết thiếu của tôi chỉ cung cấp cho họ mỗi một chỗ tiêm duy nhất, và vì mông

của tôi sát dưới mặt đất, nên khi bị tiêm tôi đau lắm, ngay cả khi họ tiêm ở gần

hông, tôi vẫn rất đau. Mỗi lần bị tiêm là tôi không thể đi lại được trong một ngày.

Do khuyết tật của mình, khi còn bé rất nhiều lần tôi trở thành một cái gối để

các bác sĩ cắm mũi kim tiêm vào. Trong tôi hình thành một nỗi sợ hãi ghê gớm. Chỉ

cần nhìn thấy cảnh tiêm chọc, thậm chí cảnh bơm thuốc vào ống tiêm thôi là tôi có

thể sợ ngất đi.

Hồi tôi học tiểu học, một lần hai cô y tá của trường, những người không hiểu

về tiền sử sức khỏe của tôi và cũng không hiểu biết nhiều về giải phẫu, tiến đến chỗ

tôi, mỗi người một bên, kẹp chặt tôi trên xe lăn và cắm kim tiêm vào cả hai bên vai

tôi – nơi có chút cơ bắp. Đau quá là đau. Tôi đau đến mức phải nhờ bạn Jerry đi

bên cạnh điều khiển xe lăn giúp bởi tôi cảm thấy như muốn ngất. Jerry đảm nhận

nhiệm vụ còn tôi thì thoáng ngất đi. Jerry không biết phải làm gì, vậy n ên cậu ấy cứ

để tôi ngồi ngoẹo trên xe lăn mà đẩy vào lớp học khoa học, tìm kiếm sự giúp đỡ của thầy giáo.

Biết tôi sợ tiêm, mẹ thường không nói cho tôi và em trai, em gái tôi biết rằng

sẽ có tiêm chủng ở trường. Năm tôi khoảng 12 tuổi, chúng tôi đã có một chuyến

tiêm chủng kinh hoàng và việc đó đã trở thành một phần truyền thuyết của gia đình.

Mẹ chỉ thông báo rằng anh em tôi sẽ trải qua “cuộc kiểm tra sức khoẻ toàn diện” ở

trường. Ngay tại phòng đợi, tôi nhận được sự cảnh báo đầu tiên. Một cô bé tầm tuổi

tôi đi vào phòng kiểm tra sức khỏe, và ít phút sau chúng tôi nghe thấy tiếng cô khóc

thét lên khi phải nhận một mũi tiêm.

“Các em có nghe thấy không?”, tôi hỏi Aaron và Michelle. “Họ cũng sẽ tiêm

chúng ta đấy!”.

Cảm giác sợ hãi dâng lên, và tôi trở nên hoảng hốt. Tôi kêu khóc, nói với mẹ

rằng tôi không muốn bị tiêm, rằng tiêm đau lắm và tôi muốn về nhà. Vì tôi là anh

cả, nên các em noi theo gương dũng cảm của tôi. Chúng cũng bắt đầu gào khóc ầm

lên và van xin mẹ cho về nhà.

Người mẹ là y tá tất nhiên không có sự cảm thông trong trường hợp đó. Bà là

một người từng trải trong các cuộc chiến liên quan đến chứng sợ tiêm. Bà lôi xềnh

xệch mấy đứa con đang gào thét, giãy đạp vào phòng kiểm tra sức khoẻ hệt như

một viên cảnh sát biển lôi những tay thuỷ thủ say khướt lên tàu.

Nhận thấy rằng có biểu lộ nỗi hoảng sợ tột cùng và sự cầu xin đáng thương

cũng chẳng ăn thua, tôi cố thương lượng với người mẹ kiêm thầy thuốc của gia đình.

Mẹ bảo họ cho con thuốc uống thay vì tiêm được không?”, tôi nói oang oang.

“Mẹ e là không thể, con trai ạ.”

Đã đến lúc phải có kệ hoạch thay thế. Tôi quay sang Aaron nhờ nó giúp tôi

trốn. Lập tức có một lối thoát được lên kế hoạch. Aaron sẽ phân tán sự chú ý của

các bác sĩ bằng cách ngã khỏi bàn khám bệnh để tôi có thể ra khỏi xe lăn trốn đi.

Nhưng mẹ tôi đã chặn lại. Rất ranh mãnh, đứa em gái nhỏ của tôi nhảy bổ ra cửa.

Một cô y tá đi ngang qua tóm được nó ở hành lang, nhưng Michelle cứ bám chặt

tay vào cửa và đu ra ngoài khiến họ không thể đưa nổi nó vào phòng khám được.

Nó là người anh hùng của tôi!

Cả khu vực đều nghe thấy tiếng kêu khóc điên loạn của anh em tôi. Các nhân

viên y tế chạy bổ đến phòng khám bởi vì những tiếng kêu gào phát ra nghe như thể

chúng tôi đang bị tra tấn dã man. Thật không may, đội tiếp viện nhanh chóng có

mặt để dẹp trật tự. Hai người trong số họ ghì chặt tôi xuống để các bác sĩ tiêm. Tôi

thét lên như một nữ thần báo thù.

Tôi tiếp tục quần quại trong khi họ chọc mũi kim tiêm vào mông. Tôi giãy

giụa điên cuồng khiến cho kim tiêm bị chệch. Vậy nên các bác sĩ lại phải tiêm lại!

Những tiếng kêu gào của tôi khiến cho còi báo động ở bãi đỗ xe rú lên.

Không biết bao nhiêu người trong số chúng tôi – em trai và em gái, mẹ tôi,

hoặc các nhân viên y tế của bệnh viên - sống sót được qua cái ngày kinh hoàng đó.

Trên đường về nhà ba anh em tôi cứ rên rỉ khóc lóc không ngừng.

Nếu cứ để cho họ tiêm một cách bình thường thì tôi đã chẳng cảm thấy đau

đến thế: do sợ quá nên tôi càng cảm thấy đau hơn. Quá thực, tôi đã tự nhân cảm

giác đau của mình lên gấp đôi do không kiểm soát được nỗi sợ hãi. Tôi đã không

thể đi lại được trong suốt hai ngày liền thay vì chỉ phải ở yên một chỗ trong một ngày thôi!

Vậy nên bạn hãy nhớ câu chuyện nhỏ của tôi nhé: khi để cho nỗi sợ hãi điều

khiển hành động, bạn chẳng giải quyết được gì đâu, chỉ làm tăng thêm đau đơn cho

chính mình mà thôi!


7.Hãy đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã

Bạn có thể hình dùng, hồi bé tôi thường xuyên phải hứng chịu những cú ngã

sấp mặt. Tôi phải chịu đựng không biết bao nhiêu những cú ngã như trời giáng từ

trên bàn, từ trên ghế cao, trên gi.ường, trên cầu thang, trên những con dốc. Không

có tay để chống đỡ, tôi thường bị dập cằm xuống đất, ấy là chưa kể đến mũi và

trán. Nhiều lần tôi bị ngã đau đến mức tưởng chừng không thể gượng dậy được

nữa.

Nhưng tôi chưa bao giờ đầu hàng, chưa bao giờ cho phép mình được buông

xuôi. Có một câu ngạn ngữ của người Nhật mô tả chính xác cách tôi đạt đến thành

công, đó là: “Ngã bảy lần, đứng dậy tám lần”.

Trên đường đời của bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người

tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bì nh thường, chỉ có

những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thật sự thất bại.

Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ-trượt. Cuộc

sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp nhau cho đến khi tìm ra một các h

thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là là người biết đứng dậy từ

sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại. vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh

nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm.

Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng trọng đối với thành công

của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định vấn đề của mình

là gì, cố gắng cải thiện tình hình, và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết.

Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn,

Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “Sự

thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất

nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”.

Nếu bạn không thể vượt lên được thất bại của mình, thì có lẽ là bạn đã các

nhân hoá thất bại đó. Thất bại của bạn cũng giống như cái chấn thương khiến một

cầu thủ bóng chày nổi tiếng trở thành người phải ngồi trên ghế dự bị thôi; nó đâu có

khiến bạn trở thành người thất bại. Chừng nào còn gắn với môn thể thao ấy và còn

tiếp tục cố gắng, thì bạn vẫn còn là cầu thủ nhà nghề. Nếu bạn không sẵn sàng làm

điều cần phải làm, thì thất bại không phải là vấn đề của bạn, mà bạn chính là vấn

đề. Để đạt được thành công, bạn phải cảm thấy mình xứng đáng đạt được thành

công để rồi có trách nhiệm làm cho mong muốn thành công trở thành hiện thực.

Trong các bài diễn thuyết, tôi đã chứng minh thuyết của tôi về sự thất bại

bằng cách để mình ngã úp bụng và cứ tiếp tục nói chuyện với khán thính giả trong

tư thế đó. Xét trên thực tế, tôi không có chân tay, bạn có thể sẽ nghĩ rằng tôi không

thể tự gượng dậy được. Các khán thính giả cũng nghĩ như vậy.

Cha mẹ tôi nói rằng từ khi còn là một đứa trẻ chập chững, tôi đã tự tập dựng

thẳng người dậy từ tư thế nằm. Họ đã đặt những chiếc gối làm nệm và dỗ dành tôi

tì vào đó để dựng dậy. Nhưng tôi đã làm theo cách riêng của mình bất chấp vất vả

và khó nhọc. Thay vì sử dụng những chiếc gối, tôi trườn tới một bức tường hoặc

chiếc ghế, tì trán vào đó để tạo ực đẩy, rồi nhích từng tí một cho đến khi dựng được

người dậy.

Đó không phải là một việc để thực hiện. Nếu thích, bạn cứ thử làm mà xem.

Hãy nằm úp bụng xuống sàn và cố gắng đứng lên bằng đầu gối mà không sử dụng

tay hoặc chân. Chẳng dễ chịu và thú vị gì, đúng không? Nhưng việc nào khiến bạn

cảm thấy dễ chịu hơn, cố gắng gượng dậy hay cứ nằm như thế mãi? Tôi chắc chắn

rằng bạn muốn đứng dậy bởi bạn không sinh ra để nằm mãi trên trái đất như thế.

Bạn đƣợc tạo hoá sinh ra để đứng dậy mỗi khi bạn ngã, dù ngã bao nhiêu lần

chăng nữa, cho đến khi bạn hoàn toàn giải phóng đƣợc tiềm năng của mình.

Thỉnh thoảng, khi chứng minh kỹ thuật gượng dậy trong các buổi diễn

thuyết, tôi gặp phải vấn đề. Tôi thường diễn thuyết, tôi gặp phải vấn đề. Tôi thườ ng

diễn thuyết trên một bục cao, một sân khấu hoặc một chiếc bàn nếu như buổi diễn

thuyết diễn ra trong một phòng học. Trong buổi diễn thuyết tại một trường học, tôi

úp sấp bụng xuống mặt bàn và chợt nhận ra rằng trước khi tôi lên diễn thuyết ai

cũng đó đã xịt sáp lên mặt bàn. Mặt bàn trơn hơn cả một sân trượt băng của giải

Olympic. Tôi cố chà xát một điểm cho sạch sáp để có thể tì người vào mà gượng

dậy, nhưng tôi không gặp may. Thật là bối rối khi tôi phải từ bỏ phần minh hoạ cho

bài học và tìm sự giúp đỡ từ người khác. “Ai giúp tôi với được không?”, tôi buộc

phải lên tiếng.

Lần khác, tôi đang diễn thuyết tại buổi gây quỹ từ thiện ở Houston trước đám

đông gồm nhiều nhân vật xuất chúng, trong đó có Jeb Bush, cựu Thống đốc bang

Florida và Columba, vợ ông. Khi sắp sửa nói về tầm quan trọng của việc không bao

giờ chịu đầu hàng trước khó khăn, tôi để người mình úp xuống bục như thường lệ.

Như mọi lần đám đông trở nên im lặng.

“Tất cả chúng ta đều có lúc vấp ngã”, tôi nói. “Nhưng vấp ngã không có

nghĩa là thất bại. Bạn chỉ cần cố gắng đứng dậy, đừng bao giờ từ bỏ ước mơ”.

Khán giả thực sự chú ý lắng nghe, nhưng tôi chưa kịp chứng minh rằng thậm

chí ngay cả một người không cần chân tay như tôi cũng có thể đứng dậy khi vấp

ngã, thì một phụ nữ tôi chưa hề gặp mặt lần nào từ cuối phòng hối hả chạy lên chỗ tôi.

“Nào, để tôi giúp cậu đứng dậy”, bà ấy nói.

“Nhưng tôi không cần giúp đâu ạ”, tôi thì thầm qua hai hàm răng nghiến

chặt. “Đây là một phần của bài diễn thuyết.”

“Đừng ngốc thế. Hay để tôi giúp cậu”, bà ấy khăng khăng.

“Bà ạ, xin đừng làm thế, tôi thực sự không cần bà giúp đâu ạ. Tôi đang cố

chứng minh điều tôi vừa nói.”

“Ồ, vậy thì được, nếu cậu chắc chắn như vậy thì làm đi”, bà nói trước khi trở về chỗ ngồi.

Tôi nghĩ khán giả đã gần như thở phào nhẹ nhõm khi nhìn thấy bà ấy ngồi

xuống để họ chứng kiến tôi tự đứng dậy! Mọi người thường xúc động khi họ chứng

kiến tôi đã phải vất vả như thế nào mới thực hiện được cái việc đơn giản là dựng

người dậy từ tư thế nằm. Từ những gì chứng kiến, họ liên hệ đến cuộc đ ấu tranh

vượt lên nghịch cảnh của tôi bởi con người chúng ta ai mà chẳng phải đấu tranh với

nghịch cảnh. Bạn cũng có thể trở nên can đảm khi các kế hoạch bị bế tắc hoặc khi

bạn gặp khó khăn. Những thử thách và gian khổ của bạn là một phần của cuộc sống

mà con người chúng ta ai cũng gặp phải trên đường đời.

Cho dù ý thức được mục đích sống của mình, luôn hy vọng vào những khả

năng dành cho bạn, không ngừng nuôi dưỡng niềm tin vào tương lai, luôn trân

trọng giá trị của bản thân, duy trì thái độ sống tích cực , nhất quyết không để cho

nỗi sợ hãi cản trở, bạn cũng sẽ phải chịu đựng thất bại và những điều gây thất vọng.

Bạn đừng bao giờ nghĩ vấp ngã của mình là thất bại chung cuộc, đừng bao giờ

coi chúng tựa nhƣ dấu chấm hết, bởi thực tế cho thấy rằng khi bạn đấu tranh

vƣợt lên khó khăn chính là lúc bạn đang trải nghiệm cuộc sống. Bạn đã thực

sự vào cuộc. Những thách thức mà chúng ta phải đối mặt có thể giúp chúng ta

trở nên mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn, và đƣợc trang bị đầy đủ hơn cho sự thành công.

Có thể coi những thất bại của mình là một món quà bởi vì chúng thường là

động cơ thúc đẩy bạn tạo ra một đột phá. Vậy những lợi điểm mà chúng ta có thể

có từ sự thất bại là gì? Tôi nghĩ ít nhất có bốn bài học quý giá mà thất bại mang đến

cho chúng ta. Đó là:

1. Thất bại là một người thầy vĩ đại

2. Thất bại hình thành nên tính cách

3. Thất bại thúc đẩy bạn tiến lên phía trước

4. Thất bại giúp bạn trân trọng thành công

Thất bại là ngƣời thầy vĩ đại

Đúng vậy, thất bại là một người thầy vĩ đại. Bất cứ người chiến thắng nào

cũng đều từng là người thất bại. Mọi nhà vô địch đều từng là người không xếp vị trí

thứ nhất. Roger Federer được coi là một trong những tay vợt hàng đầu của mọi thời

đại, nhưng không phải trong séc đấu hoặc trận đấu nào anh ấy cũng thắng. Anh ấy

cũng có những lúc đánh bóng chạm lưới. Anh ấy cũng có những lúc giao bóng

không thành. Trong mỗi trận đấu có tới hàng chục lần anh ấy không thể đánh bóng

tới đúng vị trí mong muốn. Nếu sau mỗi lần đánh hỏng, Roger lại bỏ cuộc thì anh

ấy có thực sự là một kẻ thất bại. Thay vì thế, anh rút ra bài học từ những lần đánh

bóng hỏng và tiếp tục cố gắng qua mỗi cuộc chơi. Đó là lý do tại sao anh trở thành

nhà vô địch.

Federer luôn cố gắng đánh bóng một cách hoàn hảo và có gắng giành chiến

thắng trong mỗi séc đấu, mỗi trận đấu, đúng không? Đúng vậy, và bạn cũng nên cố

gắng trong bất cứ việc gì bạn làm. Hãy thực hành. Hãy nắm vững các quy tắc cơ

bản và luôn cố gắng hết mình, và hãy luôn ý thức rằng đôi khi bạn sẽ thất bại

bởi vì thất bại là một phần của thành công.

Em trai tôi thường đem chuyện của những năm đầu tôi bước vào sự nghiệp

của một diễn giả, khi mà tôi thường thất bại trong việc tìm khán giả cho mình, ra để

trêu. Khi ấy tôi cứ nài xin các trường học, các tổ chức cho tôi cơ hội diễn thuyết,

nhưng thường bị từ chối bởi vì tôi còn quá nhỏ, thiếu kinh nghiệm hoặc đơn giản là

quá bất thường. Đôi khi cảm thấy chán nản, nhưng tôi biết rằng mình vẫn đang

trong hành trình học cách để trở thành một diễn giả, vẫn đang tìm hiểu xem mình

cần biết những gì để trở thành một diễn giả thành công.

Khi Aaron học lên cấp ba, nó lái xe đưa tôi đi khắp thành phố để tìm những

người sẵn sàng nghe tôi diễn thuyết. Tôi diễn thuyết miễn phí để lấy kinh nghiệm.

Tôi gọi điện đến mọi trường học ở Brisbane đề nghị được diễn thuyết miễn phí.

Ban đầu tôi thường bị từ chối trong hầu hết các trường hợp, nhưng mỗi lần người ta

nói “không” chỉ càng khiến tôi thêm quyết tâm để đạt được mục tiêu của mình.

“Anh không bỏ cuộc chứ?”, Aaron thường hỏi tôi như vậy.

Tôi đã không bỏ cuộc bởi mỗi lần bị từ chối tôi cảm thấy buồn đến mức tôi

hiểu rằng mình đã tìm được đam mê. Tôi thực sự muốn trở thành diễn giả. Nhưng

ngay cả khi tôi đã có khán giả, mọi chuyện không phải lúc nào cũng diễn ra một

cách suôn sẻ. Tại một trường học ở Brisbane, tôi bắt đầu bài diễn thuyết của mì nh

một cách dở tệ. Có chuyện khiến tôi bị phân tán, và tôi không thể diễn tả ý nghĩa

một cách trôi chảy. Tôi căng thẳng đến mức toát mồ hôi; cứ lập đi lập lại lời mình

đã nói một cách ngớ ngẩn. Tôi muốn độn thổ vì xấu hổ. Hôm ấy tôi đã diễn thuyết

tồi đến nỗi tôi nghĩ tin đồn sẽ lan truyền đi và từ đó về sau sẽ chẳng ai thèm mời tôi

diễn thuyết nữa. Khi kết thúc bài diễn thuyết và rời khỏi trường học đó, tôi cảm

thấy mình là một trò cười: danh tiếng thế là đi tong!

Chúng ta có thể là những nhà phê bình nghiêm khắc nhất của chính mình.

Ngày hôm đó tôi chắc chắn đã chỉ trích mình ghê lắm. Nhưng buổi diễn dở tệ đó đã

khiến tôi thậm chí tập trung hơn vào ước mơ của mình. Tôi tập diễn đạt và thuyết

trình một cách chăm chỉ và đầy quyết tâm. Một khi bạn đã chấp n hận rằng sự hoàn

hảo là mục tiêu để hướng tới, thì vấp ngã không phải là việc quá khó để kiểm soát.

Mỗi bƣớc đi sai lầm vẫn là một bƣớc đi, thêm một bài học đƣợc ghi nhớ, thêm

một cơ hội để lần sau làm tốt hơn.

Tôi đã hiểu ra rằng nếu vấp ngã và bỏ cuộc, ta sẽ không bao giờ đứng dậy

được nữa. Nhưng nếu bạn học lấy những bài học từ sự thất bại và tiếp tục cố gắng

hết sức mình, thì cuối cùng phần thưởng sẽ đến-không chỉ là phần thưởng từ sự ủng

hộ của người khác, mà là sự mã nguyện khi bạn đã sống hết mình.

Thất bại hình thành nên tính cách

Thất bại, vấp ngã có thể hình thành nên tính cách của bạn và khiến cho bạn

có thêm điều kiện để thành công, đúng không bạn? Đúng vậy! Điều gì không huỷ

hoại bạn rất có thể sẽ khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn, tập trung hơ n, sáng tạo hơn,

sáng tạo hơn, và quyết tâm hơn, và quyết tâm hơn trong hành trình theo đuổi những

ước mơ. Bạn có thể đáng nóng lòng muốn đạt đến thành công, và điều đó không có

gì sai cả, nhưng kiên nhẫn cũng là một đức tính tốt, và thất bại chắc chắn sẽ giúp

bạn phát triển đức tính đó. Hãy tin tôi đi, từ trải nghiệm của bản thân tôi đã hiểu

được rằng kế hoạch được thực hiện một sớm một chiều. Chúa có dòng thời gian

của Người và chúng ta phải kiên nhẫn đợi dòng thời gian đó trải qua.

Bài học này đã thực sự tác động đến tôi khi tôi cùng với chú Sam Radojevic

tham gia một khoá học khởi sự doanh nghiệp để chuẩn bị cho việc sản xuất và đưa

ra thị trường loại xe đạp có ghế tựa mạng tên Hippo. Chúng tôi bắt đầu công việc

vào năm 2006, và công ty cho đến giờ vẫn chưa đi vào hoạt động, nhưng sau mỗi

thất bại và sai lầm, chúng tôi lại học được thêm một chút kinh nghiệm và tiến gần

hơn đến mục đích. Chúng tôi đang đồng thời xây dựng tính cách của mình, chắc

chắn vậy. Tôi đã học được một điều rằng đôi khi, dù bạn có t hể đã cố gắng hết sức,

điều đó vẫn chưa đủ để khởi nghiệp. Sự tính toán thời gian cũng cực kỳ quan trọng.

Khi chúng tôi bắt tay vào việc sản xuất kinh doanh nói trên, nền kinh tế đang ở

trong giai đoạn suy thoái. Chúng tôi phải kiên nhẫn, chờ đợi thời điểm thích hợp để

lại có thể tiếp tục mục tiêu.

Có những lúc bạn sẽ phải chờ đợi thế giới theo kịp mình. Thomas Edison,

người đã trải qua hơn 10.000 cuộc thí nghiệm thất bại mới có thể phát triển thành

công bóng đèn điện, nói rằng hầu hết những ai coi bản th ân mình là người thất bại

đều không ý thức được rằng lúc bỏ cuộc là lúc họ đã tiến gần tới thành công. Họ

gần như đã thành công, sau những thất bại. Nhưng họ đã bỏ cuộc trước khi thành

công thực sự đến.

Bạn không bao giờ biết được điều gì nằm ở chặng tiếp theo của hành trình.

Đợi bạn ở phía trước có thể là câu trả lời cho những ước mơ. Vậy nên bạn phải

hăng hái lên, mạnh mẽ lên, và tiếp tục cố gắng. Nếu thất bại, thì đã sao? Nếu bạn

vấp ngã, thì đã sao? Edison cũng nói: “Mỗi trải nghiệm sai lầm bị loại bỏ đều bổ

sung thêm một bước tiến v phía trước”.

Nếu bạn cố gắng hết sức, Chúa sẽ lo những gì còn lại, và bất cứ điều gì phải

đến trên con đường của bạn thì rồi sẽ đến. Bạn phải có tính cách mạnh mẽ để chiến

thắng, và một thất bại có thể là một trải nghiệm g iúp hình thành tính cách nếu bạn

đón nhận nó với thái độ tích cực.

Năm 2009 tôi đã có buổi diễn thuyết tại trường Oaks Christian ở Westlake,

California. Đội bóng của ngôi trường nhỏ này nổi tiếng là sát thủ khổng lồ trên các

sân thi đấu bóng bầu dục Mỹ. Chỉ mới đây thôi, tiền vệ mới khởi nghiệpm của

trường không phải là ai khác mà chính là con trai của tiền vệ nổi tiếng Joe

Montana. Người chơi dự bị cho cậu ấy là con trai của Wayne Gretzky, huyền thoại

trong môn khúc côn cầu. Và một ngôi sao s áng khác của trường là con trai của diễn

viên lừng danh Will Smith.

Đội bóng đã sáu lần liên tiếp đăng quang chức vô địch. Khi diễn thuyết ở đó,

tôi gặp người sáng lập trường, ông David Price, và hiểu được từ đâu mà các vận

động viên thể thao của Oaks Christian đã học được sức mạnh của tính cách.

David từng là luật sư trong một công ty luật có uy tín ở Hollywood chuyên

đại diện về pháp lý cho các ngôi sao điện ảnh và hãng phim. Sau đó ông làm việc

cho một chủ doanh nghiệp sở hữu các khách sạn và các khu nghỉ dưỡng có sân gôn

ở California. David rất giỏi điều hành công việc kinh doanh, và ông hiểu rằng hầu

hết sân gôn của doanh nghiệp đều được quản lý rất kém bởi vì chúng thường được

điều hành bởi những người chơi gôn chuyên nghiệp không có kiến thức và kinh

nghiệm quản lý doanh nghiệp.

Một hôm David đến gặp ông chủ và đề nghị mua lại một sân gôn của ông ta.

“Thứ nhất, anh đang làm việc cho tôi”, ông chủ nói, “vậy tại sao tôi lại bán

sân gôn cho anh? Thứ hai, anh chẳng biết gì về thế giới gôn hết. Thứ ba, anh không

có tiền!”

Ban đầu David thất bại, không thể thuyết phục được ông chủ, nhưng ông đã

không bỏ cuộc. Ông kiên nhẫn chờ đời. Ông tiếp tục thuyết phục người chủ cho

đến khi ông ta tin vào quyết tâm thực hiện ước mơ của David và đồng ý bán sân

gôn. Đó chỉ là sân gôn đầu tiên trong số 350 sân gôn mà về sau David đã sở hữu hoặc

thuê lâu dài.

Đến lúc ngành kinh doanh sân gôn suy thoái. David bán sân gôn đi. Bây giờ

ông mua, thuê, và quản lý sân bay trên khắp đất nước. David đã học được gì từ thất

bại của chính mình? Chính là sự kiên trì và bền lòng. Dù khó khăn đến đâu ông

cũng không từ bỏ ước mơ. Khi việc kinh doanh sân gôn trở nên khó khăn, David đi

mua chứng khoán để rồi hiểu ra rằng kỹ năng thực sự của ông không phải là điều

hành sân gôn mà là điều hành kinh doanh. Vậy nên ông đơn giản chuyển kỹ năng

đó sang một lĩnh vực khác.

David, người giờ đây là một trong những lãnh đạo của tổ chức phi lợi nhuận

Life Without Limbs của tôi, từng nói với tôi rằng, thách thức càng lớn thì chúng ta

càng có nhiều cơ hội rèn cho tính cách trở nên mạnh mẽ. “Nick, nếu cậu sinh ra có

đầy đủ chân tay, thì tôi không hiểu cậu sẽ thành công được như cậu ngày hôm nay”,

David nói. “Bao nhiêu đứa trẻ sẽ lắng nghe cậu nói nếu như chúng không thể nhận

ra ngay rằng cậu đã biến những gì là cực kỳ tiêu cực thành điều cực kỳ tích cực?”.

Bạn hãy nhớ những lời nói tâm huyết đó khi bạn trải nghiệm những thách

thức. Trên đời này, khi một cánh cửa khép lại, thì sẽ có một cánh cửa khác mở

ra. Mỗi khuyết tật đều ẩn chứa một khả năng. Bạn đƣợc sinh ra trên trái đất

này để phục vụ một mục đích, vậy nên đừng bao giờ để cho thất bại thuyết

phục bạn tin rằng không có cách nào để chiến thắng nghịch cảnh. Chừng nào

bạn c n thở thì chừng đó vẫn luôn có một cách để bạn tháo gỡ khó khăn.

Tôi biết ơn cuộc đời vì tôi đã thất bại và đã đủ kiên nhẫn để vượt qua thất

bại. Những thách thức gặp phải đã khiến tôi trở nên nhẫn nại và kiên trì. Những

đức tính đó đã hình thành trong quá trình tôi làm việc và cả trong lúc giải trí. Một

trong những cách thư giãn mà tôi ưa thích là đi câu cá. Khi mới sáu tuổi, ch a mẹ đã

đưa tôi đi câu cá. Họ cắm cần câu xuống đất hoặc ghìm vào một dụng cụ chốt cho

tới khi có cá cắn. Khi đó tôi dùng cằm để giữ cần câu và cố gắng giằng co với con

cá cho tới khi ai đó có thể giúp tôi giật cá lên.

Có một hôm không gặp may , nhưng vẫn kiên nhẫn theo dõi cần câu của

mình suốt ba tiếng đồng hồ, Mặt trời thiêu đốt, khiến người tôi đỏ ửng, nhưng tôi

vẫn quyết tâm câu cho bằng được một con cá. Cha mẹ tôi đã đi lang thang tới

những chỗ khác trên bờ biển để câu, vậy nên khi cá cắn câu, tôi chỉ có một mình.

Tôi vừa dùng ngón chân để giữ cần câu vừa hét toáng lên: “Mẹ ơi! Cha ơi!” cho tới

khi cha mẹ chạy tới giúp. Sau những phút cố gắng, cha mẹ tôi đã kéo được con cá

lên. Đó là một con cá to gấp đôi người tôi. Chúng tôi đã chẳng câu được con cá to

đó nếu như tôi không kiên nhẫn ngồi câu và nhất quyết không chịu buông cần câu ra.

Tất nhiên, thất bại cũng có thể hình thành nên sự khiêm nhường trong tính

cách. Hồi ở trường trung học, tôi đã không thành công ở lớp học kế toán và đó là

một trải nghiệm khiến tôi thấy mình thật tầm thường. Tôi sợ không có đủ khả năng

để trở thành một người làm tính nhanh, nhưng giáo viên đã khích lệ và dạy kèm

cho tôi. Tôi cứ miệt mài học, học và học để rồi về sau giành được bằng cử nhân

hoạch định tài chính và kế toán.

Khi là một học sinh, tôi cần bài học về sự khiêm nhường đó. Tôi cần thất bại

để có thể hiểu được rằng mình không biết tất cả những gì cần phải biết. Cuối cùng

thì tính khiêm nhường đã khiến tôi mạnh mẽ hơn. Nhà văn Thomas Merton từng

nói: “Một người khiêm nhường không bao giờ sợ thất bại. Thực tế, anh ta không sợ

bất cứ điều gì, thậm chí cả chính bản thân anh ta, bởi sự khiêm nhường tích cực

hàm chứa sự tự tin trong sức mạnh của Chúa, sức mạnh vượt trên tất thảy mọi sức

mạnh khác và là sức mạnh có thể chiến thắng mọi trở ngại”.

Thất bại thúc đẩy bạn tiến lên

Chúng ta có thể chọn phản ứng trước mất mát hoặc thất bại bằng cách buông

trôi trong thất vọng hoặc bỏ cuộc, hoặc chúng ta có thể để ch o mất mát hoặc thất

vọng phục vụ lại chúng ta như những kinh nghiệm quý báu và là động cơ thúc đẩy

chúng ta tự hoàn thiện mình. Một người bạn của tôi là huấn luyện viên thể hình, và

tôi từng nghe anh ấy nói với các khách hàng, những người tập chống đẩy rằng “hãy

tìm đến thất bại”. Anh ấy nói thế nghe có vẻ như chẳng phải đang khích lệ người

khác, đúng không bạn? Nhưng, quả thực, thuyết mà anh bạn tôi nói đến là hãy tiếp

tục chống đẩy cho tới khi cơ bắp của bạn mỏi nhừ để lần sau bạn có thể vượt qua

giới hạn đó và khiến cho mình trở nên khoẻ hơn.

Một trong những chìa khoá để thành công trong thể thao và trong công việc

của bạn là luyện tập. Tôi nghĩ luyện tập chính là trải qua thất bại để đi đến thành

công, và có một ví dụ hoàn hảo liên quan đến tôi và chiếc điện thoại di động của

tôi. Bạn có thể sẽ nghĩ chiếc điện thoại thông minh là một phát minh vĩ đại, nhưng

với tôi nó là một món quá từ thiên đường. Đôi khi tôi nghĩ các nhà phát minh chắc

hẳn đã nghĩ đến tôi khi họ tạo ra cái thiết bị cá nhân mà ngay cả một gã không có

tay cũng có thể sử dụng để nói chuyện điện thoại, gửi email, nhắn tin, nghe nhạc,

ghi âm những bài diễn thuyết, theo dõi dự báo thời tiết và các sự kiện diễn ra trên

thế giới bằng cách gõ hai ngón chân lên bàn phím.

Chiếc điện thoại thông minh không hẳn được thiết kế một cách hoàn hảo

dành cho tôi bởi vì hai ngón chân của tôi, bộ phân duy nhất của tôi có thể dùng để

chạm vào phím và màn hình điện thoại, lại cách miệng tôi, bộ phận có thể phát ra

tiếng nói, một khoảng cách khá xa! Tôi có th ể sử dụng loa ngoài của điện thoại

trong hầu hết thời gian, nhưng khi ở sân bay hoặc tiệm ăn, tôi không muốn chia sẻ

những cuộc trò chuyện điện thoại của mình với mọi người xung quanh.

Tôi phải tính đến một cách để đưa chiếc điện thoại di dộng đến gần miệng

hơn mỗi khi bấm số bằng chân. Phương pháp mà tôi phát minh ra đã tạo nên ý

nghĩa mới cho thuật ngữ “điện thoại gập”và mang đến cho tôi một bài học đau

đớn về vai trò của thất bại đối với thành công. Tôi đã dùng trọn một tuần cố sử

dụng bàn chân nhỏ của mình để tập búng cái điện thoại di động trên vai, nơi tôi có

thể kẹp nó dưới cằm để nói chuyện. (Các bạn nhỏ, chớ có thử làm việc đó nhé!).

Trong giai đoạn thử đi thử lại để tìm ra một cách khả thi, tôi đã nhiều lần nếm mùi

thất bại. Mặt tôi bị chiếc điện thoại đập vào thâm tím đến mức trông giống như thể

đã bị ai đó phang cái túi đựng tiền xu vào mặt.

Tôi chỉ tập làm việc đó khi không có ai ở xung quanh, bởi nếu trông thấy tôi

làm thế, người ta có thể nghĩ tôi mắc chứng tự hành hạ mình bằng điện thoại di

động. Tôi sẽ không nói cho bạn biết tôi đã tự làm đau đầu và mũi bằng điện thoại di

động bao nhiêu lần – hoặc bao nhiêu chiếc điện thoại di động đã hỏng một cách bí

ẩn trong quá trình luyện tập. Tôi có thể trả tiền để mua thuốc và để thay điện thoại

mới. Nhưng điều tôi không thể chấp nhận là sự đầu hàng.

Mỗi lần chiếc điện thoại đật vào mặt tôi lại càng có thêm quyết tâm làm cho

bằng được việc đó mới thôi, và cuối cùng tôi đã thành công! Tất nhiên, thật tình cờ,

chẳng bao lâu sau khi tôi làm được việc đó một cách thuần thục, thế giới công nghệ

cho ra đời bộ tai nghe Bluetooth, một thiết bị nghe và nói có thể gài vào tai bạn.

Cái kỹ năng búng điện thoại của tôi trở thành phế tích của công nghệ lỗi thời và tôi

chỉ còn sử dụng nó như một trò tiêu khiển giúp giải trí cho các bạn khi họ buồn.

Tôi khuyến khích bạn coi những thất bại và những sai lầm của mình là nguồn

thúc đẩy và khích lệ. Không có gì phải xấu hổ khi chúng ta thất bại, hoặ c phạm sai

lầm. Nếu bạn không sử dụng sức mạnh thúc đẩy những sai lầm và thất bại để cố

gắng hơn và tiếp tục vươn tới những ước mơ thì điều đó mới thực sự đáng xấu hổ.

Thất bại tôn vinh thành công

Món quàn thứu tư mà thất bại có thể mang đến cho chúng ta là: nó khiến

chúng ta trân trọng thành công. Hãy tin tôi đi, sau một tuần bị những cú búng điện

thoại làm cho bầm tím mặt mũi, tôi cảm nhận được giá trị to lớn của thành công khi

cuối cùng đã búng được chiếc điện thoại bài lên vai. Đúng vậy, càng phải vất vả để

đạt được một mục tiêu thì bạn càng trân trọng những gì đạt được. Bao nhiêu lần từ

một chiến thắng lớn lao bạn nhìn lại những gì mình đã vượt qua và nghĩ thật tuyệt

vời vì sau bao nỗl ực cuối cùng bạn đã thành công? Hãy công nhận điều này: con

đường phấn đầu càng gian nan bao nhiêu thì thắng lợi càng vẻ vang bấy nhiêu.

Một trong những câu chuyện trong Kinh Thánh mà hồi nhỏ tôi rất thích là

chuyện về Joseph, người con cưng đầy kiêu hãnh của Jacob bị các anh trai bán sang

Ai Cập làm nô lệ. Joseph đã trải qua bao khổ ải trong một thời gian dài. Ngài bị đổ

tội oan, bị tống giam, và bị những người ngài tin tưởng phản bội hết lần này đến lần

khác. Nhưng Joseph không đầu hàng số phận. Ngài không để cho nỗi cay đắng hay

thất bại đánh gục mình. Ngài kiên trì vượt lên để rồi cuối cùng trở thành người t rị

vì Ai Cập, cứu được thần dân thoát khỏi nạn đói.

Có nhiều bài học được rút ra từ các cuộc đấu tranh của Joseph cũng như vinh

quang tột đỉnh của ngài. Bản thân tôi hiểu được rằng không thành công nào mà

không có gian nan, thử thách. Gian truân của Joseph đã giúp tôi hiểu rằng trong

cuộc sống của tôi khó khăn hơn hầu hết mọi người, thì vẫn có nhiều người khác

trên đời này phải chịu đựng gian khổ hơn tôi để vươn lên đạt được thành công to

lớn. Tôi hiểu rằng trong khi Chúa yêu tất cả chúng ta, Người không hứa hẹn với bất

cứ ai rằng cuộc sống sẽ dễ dàng. Và cuối cùng, tôi hiểu rằng khi Joseph vượt qua

được gian nan, thử thách, vượt qua được mọi sự phản bội, ngài đã được hưởng vinh

quang khi trở thành hoàng đế.

Khi bạn toàn tâm ý thực hiện mục tiêu và khi đã trải qua nhiều gian nan khổ

cực trong hành trình phấn đấu, cảm giác về thành công tuyệt vời đến nỗi bạn muốn

tiếp tục phát huy nó, đúng không? Tôi không nghĩ đó là một sự ngẫu nhiên. Đó là

một trong những lý do chính khiến nhân loại phát triển và tiến hoá như ngày nay.

Chúng ta ngợi ca những thắng lợi đạt được qua gian khổ không phải bởi chúng ta

duy trì được sự nỗ lực mà bởi bản chất tự nhiên của chúng ta là không ngừng phát

triển và tìm kiếm sự mãn nguyện ở mức cao hơn.

Trong những lúc Chúa khiến tôi phấn đấu cật lực hơn nữa vì mục tiêu của

mình, đặt ra trong hành trình vươn lên của tôi hết trở ngại này đến trở ngại khác, tôi

thực sự tin rằng Người đang chuẩn bị cho tôi những ngày tốt đẹp hơn. Chúa đặt ra

cho chúng ta thách thức bởi Người biết rằng khi trải qua thất bại, chúng ta sẽ

trưởng thành hơn.

Nhìn lại tất cả những gì mà mình đã phải vượt qua trong thời thơ ấu – đau

khổ, bất an, tổn thương, cô đơn – tôi không hề buồn. Tôi cảm thấy tràn ngập cảm

giác biết ơn bởi mình đã vượt qua được những thách thức đó, những thách thức đã

khiến cho thành công của tôi thêm ngọt ngào và ý nghĩa. Suy cho cùng, thách thức

đã khiến tôi trở nên mạnh mẽ hơn, và quan trọng hơn, chúng chuẩn bị cho tôi một

cách tốt hơn để đến với người khác. Khi bước vào tuổi mới lớn, ý thức về những gì

mình đã vượt qua khiến tôi thêm tự tin. Và sự tự tin được tăng cường ấy đã cuốn

hút bạn bè đến với tôi. Tôi có rất nhiều bạn, cả nam lẫn nữ. Tôi thích s ự quan tâm

mà bạn bè dành cho tôi. Đời sống học đường của chúng tôi trở nên chan hoà và ấm áp.

Tất nhiên, bạn biết điều đó sẽ dẫn đến đâu – đến chính trị. Tôi tập trung can

đảm để tranh cử cho chức Chủ tịch Hội học sinh – vị trí đại diện cho toàn bộ 1.200

học sinh ở trường MacGregore State, một trường cấp hai và cấp ba và là một trong

những trường học lớn nhất ở Queensland.

Tôi không chỉ trở thành học sinh khuyết tật đầu tiên tranh cử chức Chủ tịch

Hội học sinh mà còn là đối thủ cạnh tranh của một trong những vận động viên thể

thao cừ khôi nhất trong lịch sử của trường – cậu Matthew McKay, người giờ đây đã

trở thành cầu thủ bóng đá nổi tiếng ở Australia. Cô giáo Hurley đã khuyến khích tôi

tranh cử cho vị trí đó sau khi tôi trải qua một phen kinh ngạc vì được các bạn trong

lớp đề cử. Tôi lấy vấn đề sự đa dạng hoá làm chủ đề vận động và chiến dịch tranh

cử của tôi bao gồm kế hoạch tổ chức một cuộc đua xe lăn vào ngày hội thể thao của trường.

Tôi đã thắng cử với số phiếu bầu rất cao (xin lỗi Matthew nhé). Mẹ tôi vẫn

còn giữ một bài báo được cắt ra từ tờ Courier-Mail, trong đó đăng bức ảnh khổ lớn

của tôi và bài viết ngợi ca tôi với tiêu đề “Cậu Chủ tịch dũng cảm”.

Khẩu hiệu của tôi trong thời niên thiếu có thể không phải là “Hãy can đảm

thực hiện việc bạn muốn làm!” nhưng khẩu hiệu đó đã rất có ích cho tôi. Bạn sẽ có

lúc phải đối mặt với thất bại bởi bạn là con ngƣời. Bạn sẽ vấp ngã bởi vì

đƣờng đời có những đoạn gập ghềnh. Nhƣng bạn nên biết rằng thất bại cũng

là một phần của quà tặng cuộc sống, vậy nên hãy tậ n dụng lợi ích từ thất bại

một cách tôi đa. Đừng đầu hàng. Hãy thử làm tất cả mọi điều!


8.Cậu học trò mới trốn trong bụi cây

Khi tôi 12 tuổi, gia đình chuyển từ Australia sang Mỹ. Tôi sợ kết hôn vì phải

bắt đầu cuộc sống mới ở một nơi mà tôi chẳng có lấy một người bạn. Ngồi trên

máy bay để đến xứ sở mới, ba anh em tôi tập nói giọng Mỹ để khi nói chuyện với

các bạn học ở trường mới chúng tôi không bị giễu.

Tôi không thể làm gì được với th.ân thể bất bình thường này, nhưng tôi có thể

điều chỉnh cái giọng ngoại quốc của mình. Rồi sau đó, tôi được biết rằng hầu hết

dân Mỹ đều thích giọng Australia. Bộ phim Crocodile Dundee từng gây tiếng

vang ở Mỹ vài năm trước. Vậy nên bằng cách cố gắng phát âm giống như các bạn

cùng lớp, tôi đã để mất mọi cơ hội gây ấn tượng với các bạn gái.

Đó là thách thức lớn đầu tiên trong cuộc đời tôi, và việc cố gắng nói giọng

Mỹ không phải là sai lầm duy nhất. Trường mới của tôi là Lindero Canyon, một

ngôi trường nằm dưới chân dãy núi Santa Monica, không xa nơi hiện nay chúng tôi

sống. Đó là ngôi trường tuyệt vời, nhưng khi mới chuyển đến đó tôi đã phải đấu

tranh rất vất vả để hoà nhập. Bất cứ đứa trẻ nào cũng gặp khó khăn khi phải chuyển

đến một nơi lạ lẫm cách xa nơi mình đã lớn lên, phải chuyển trường và kết bạn

mới. Ở vào hoàn cảnh ấy những đứa trẻ bình thường đã phải đối mặt với rất nhiều

thách thức, nói gì đến tôi, một đứa trẻ “đặc biệt”. Tôi là học sinh duy nhất cần sự

trợ giúp đặc biệt của một giáo viên. Hầu hết những đứa trẻ mới lớn chỉ bị một cái

mụn trên mặt thôi đã lo lắng lắm rồi. Bạn cứ thử nghĩ đến những nỗi lo của tôi mà xem.

Trước khi chuyển đến Mỹ, tôi đã phải nỗ lực đấu tranh để được chấp nhận ở

Australia, trước tiên là ở ngôi trường đầu tiên mà tôi theo học tại Melbourne, sau

đó là trường học ở Brisbane. Tôi đã phải mất rất nhiều công sức để thuyết phục các

bạn học tin rằng tôi đủ thú vị để họ kết bạn. Giờ đây, tôi lại buộc phải bắt đầu lần

nữa quá trình thuyết phục đó.

THAY ĐỔI CHÍNH MÌNH

Khi trải qua thay đổi, đôi khi chúng ta không ý thức được ảnh hưởng của

chúng đối với bản thân và cuộc sống của mình. Tâm lý căng thẳng, hoài nghi, thậm

chí chán nản thường phát sinh từ việc buộc phải chuyển hoặc bị đẩy ra khỏi môi

trường quen thuộc và thoải mái, cho dù sự thay đổi dễ dàng đến mức nào. Bạn có

thể ý thức sâu sắc về mục đích sống, có niềm hy vọng dạt dào, có niềm tin mạnh

mẽ, ý thức trân trọng bản thân, thái độ tích cực, lòng can đảm để đương đầu với nỗi

sợ hãi và khả năng đứng dậy sau thất bại. Nhưng nếu bạn gục ngã khi đối mặt với

những thay đổi không thể tránh khỏi trong cuộc sống thì bạn sẽ không bao giờ tiến

lên phía trước được.

Chúng ta thường không chịu thay đổi, nhưng thực sự ai mà không muốn có

một cuộc sống với những đổi thay, phải không bạn? Một số trải nghiệm, một số

tiến bộ và những phần thưởng quý giá nhất đến trong cuộc sống là kết quả của việc

chuyển tới một nơi ở mới, chuyển đổi công việc, chuyển đổi ngành học, hoặc

chuyển đổi sang một mối quan hệ mới tốt đẹp hơn.

Cuộc sống là một tiến trình chuyển đổi từ tuổi thơ đến tuổi mới lớn, rồi từ

tuổi mới lớn đến trưởng thành, từ trưởng thành đến tuổi gia. Thay đổi là không thể

tránh khỏi và nếu không có thay đổi thì cuộc sống của chúng ta nhàm chán biết

bao. Đôi khi chúng ta phải nhẫn nại. Chúng ta không thế lúc nào cũng kiểm soát

hoặc tác động tới sự thay đổi được, và không phải lúc nào thay đổi cũng xảy ra theo

ý muốn.

Có hai dạng thay đổi thách thức chúng ta, phá vỡ nhịp sống hàng ngày của

chúng ta. Dạng thay đổi thứ nhất xảy đến từ bên ngoài. Dạng thay đổi thứ hai xảy

ra ở bên trong. Chúng ta không thể điều khiển được những thay đổi thuộc dạng thứ

nhất, nhưng có thể và nên kiểm soát những thay đổi thuộc dạng thứ hai.

Tôi không thể nói “không” với quyết định chuyển đến sống ở Mỹ của cha

mẹ, cũng như không thể nào thay đổi được thực tế tôi sinh ra mà không có chân

tay. Những điều ấy nằm ngoài khả năng tác động của tôi. Nhưng cũng giống như

với khuyết tật của mình, tôi có khả năng quyết định cái cách tôi đương đầu với việc

gia đình chuyển đến Mỹ. Tôi chấp nhận điều đó và cố gắng hết sức để tận dụng

những mặt tích cực của nó.

Bạn cũng có khả năng đó để đương đầu với những thay đổi ngoài mong đợi

hoặc không ngờ tới trong cuộc đời mình. Thường thì bạn có thể cảm thấy bất ngờ

trước những thay đổi xảy ra đột ngột ngoài mong đợi – một người thân của bạn qua

đời, bị mất việc, bạn bỗng nhiên mắc bệnh, bị tai nạn – vậy nên thoạt đầu bạn có

thể không chấp nhận rằng một sự kiện lớn làm thay đổi cuộc đời bạn đang xảy ra.

Bước đầu tiên để kiểm soát một thay đổi đột ngột ngoài mong muốn là nhận biết về

thay đổi đó và sớm thừa nhận rằng bạn đang sắp sửa bước vào một giai đoạn mới,

tốt hơn hoặc tệ hơn. Chỉ cần ý thức được điều đó thôi cũng đã giúp bạn giảm được

căng thẳng rồi. Bạn hãy nghĩ như thế này: Được rồi, sự thay đổi này hoàn toàn

mới. Nó có vẻ hơi lạ lẫm một chút. Mình cần phải bình tĩnh, không hoảng sợ, và

hãy nhẫn nại. Mình biết tất cả mọi thay đổi xảy ra đều vì điều tốt đẹp nhất.

Khi chuyển đến Mỹ, tôi có thừa nhận thời gian để nghĩ về tất cả nhữung cách

mà cuộc sống của chúng tôi đang thay đổi, nhưng có lúc cảm thấy bị lấn át và mất

phương hướng. Đôi khi tôi muốn hét lên: “Con chỉ muốn quay về nhà, quay về với

cuộc sống thực của con thôi!”.

Có lẽ bạn cũng sẽ có những lúc như thế đấy. Giờ đây tôi nhìn lại những lúc

như thế trong đời mình và cảm thấy thật buồn cười, nhất là khi tôi đã yêu cuộc sống

ở California. Tôi hy vọng một ngày nào đó bạn có thể cười chính mình như tôi đã

từng khi nhớ lại những ngày đó. Bạn nên hiểu rằng chán nản và tức giận là cảm xúc

tự nhiên mà chúng ta phải trải qua khi đối mặt với một thay đổi lớn. Hãy cho phép

mình được uể oải chút ít và hãy cho mình đủ thời gian để thích nghi với thay đổi.

Làm như thế sẽ giúp bạn được chuẩn bị tinh thần trước những “cơn choáng” không

ngờ thỉnh thoảng xảy ra. Cơn choáng có thể là việc chuyển đến một thành phố mới:

bạn phải cho mình thời gian để tìm ra cách thích nghi, để hoà nhập với môi trường

mới.

TIÊN LIỆU ĐIỀU KHÔNG NGỜ

Chuyện sốc văn hoá hay xảy ra vào những ngày đầu và xảy ra thường xuyên

trong những tuần đầu tiên tôi đến Mỹ. Quả thực, ngay trong ngày đầu tiên đến

trường mới, tôi đã bị một phen hoảng sợ khi cả lớp đứng dậy đọc Lời thề trung

thành(Pledge of Allegiance). Ở Australia, chúng tôi không làm điều đó. Tôi cảm

thấy như thể mình vừa bước vào một câu lạc bộ mà mình không phải là thành viên.

Rồi một ngày tất cả chuông báo động ở trường đồng loạt reo inh ỏi và các

giáo viên báo chúng tôi chui xuống gần bàn! Tôi cứ nghĩ người ngoài hành tinh

đang tấn công, nhưng đó chỉ là một cuộc tập dượt phản ứng trước các cuộc động

đất. Động đất ư?

Tất nhiên tôi phải đương đầu với những cái nhìn lo lắng, những câu hỏi

khiếm nhã, những lời bình luận kỳ quặc về sự khuyết thiếu chân tay. Tôi không thể

tin nổi những đứa trẻ ở một trường học dành cho dân trung lưu của Mỹ lại tò mò

muốn biết đến việc tôi xoay xở thế nào ở phòng vệ sinh. Tôi cầu mong có một trận

động đất thật xảy ra, chỉ để chấm dứt tất cả sự tò mò về các mẹo sử dụng nhà vệ

sinh của tôi.

Tôi cũng đã phải thích nghi với việc chuyển lớp liên tục. Ở Australia, học

sinh có thể học tất cả các môn tại một phòng học cố định. Chúng tôi không phải di

chuyển cả ngày như những con kangaroo trong rừng sâu. Ở trường Lindero Canyon

dường như tất cả những gì chúng tôi làm là nhảy từ phòng này đến phòng khác.

Tôi đương đầu với thay đổi lớn đó không được tốt cho lắm. Ở Australia tôi

luôn là học sinh giỏi, nhưng ở trường mới tôi học thụt lùi một cách nhanh chóng.

Trường mới không có lớp dành cho học sinh lớp sáu bình thường vậy nên các giáo

viên xếp tôi vào lớp học nâng cao, nhưng điểm của tôi cứ thụt l ùi hoài. Nghĩ lại

những ngày đó, tôi có thể nhận ra rằng mình đã quá căng thẳng. Tại sao tôi lại

không căng thằng? Toàn bộ cuộc sống của tôi đã bị đóng gói và chuyển từ bên này

sang bên kia địa cầu.

Hồi ấy chúng tôi thậm chí không có nhà riêng. Cha tôi làm việc cho chú

Batta, và chúng tôi sống với gia đình chú trong một ngôi nhà lớn cho tới khi tìm

được một căn nhà. Tôi ít được thấy cha mẹ ở nhà hằng ngày bởi họ bận đi tìm việc

làm, bận đi làm, hoặc đi tìm chỗ ở.

Tôi ghét cảnh đó lắm. Tôi bị lấn át về mặt tinh thần, cảm xúc và cả thể chất

nữa. Vậy nên tôi phản ứng như một con rùa, thu mình vào trong cái mai. Trong giờ

giải lao và ăn trưa, tôi lủi thủi một mình, đôi khi giấu mình sau những bụi cây ở gần

sân chơi. Tuy vậy, chỗ ẩn mình ưa thích của tôi là một phòng học nhạc thuộc sự

quản lý của thầy McKagan, một giáo viên dạy nhạc.

Thầy McKagan thuộc biên chế của trường Lindero Canyon và là một giáo

viên xuất sắc. Thầy nổi tiếng lắm. Ở trường thấy giống như một ngôi sao nhạc rock,

(nghe đâu) dạy đến tám, chín lớp mỗi ngày. Duff, anh của thầy, là một tay guitar

bass huyền thoại từng biểu diễn với ban nhạc với ban nhạc lừng danh Guns

N‟Roses và những ban nhạc hàng đầu khác. Đó là một điều lạ lẫm của việc chuyển

từ Australia đến California. Tôi cảm thấy như thế chúng tôi đã bỏ lại phía sau sự

tồn tại của một gia đình bình thường và đặt chân đến một vương quốc văn hoá pop

siêu thực. Chúng tôi sống ở ngay ngoại vi Los Angeles và kinh đô điện ảnh

Hollywood, vậy nên luôn tình cờ gặp những ngôi sao điện ảnh và truyền hình ở các

cửa hàng và trung tâm thương mại. Một nửa bạn học cùng lớp với tôi là diễn viên

hoặc sắp trở thành diễn viên. Sau giờ học, tôi có thể bật ti vi và xem Jonathan Talor

Thomas, một cậu bạn điển trai ở lớp học lịch sử, diễn xuất trong bộ phim truyền

hình nổi tiếng Home Improvement.


Cuộc sống của tôi đã thay đổi nhiều góc độ đến nỗi tôi cảm thấy mình ngập

đầu giữa những điều lạ lẫm.Tôi mất tất cả sự tự tin mà tôi đã phải rất vất vả mới có

được. Ở Australia, bạn bè đã chấp nhận tôi, nhưng ở Mỹ tôi là kẻ xa lạ trên một

mảnh đất lạ, với giọng nói lạ lùng và thậm chí một th.ân thể lạ lùng. Chí ít đó cũng

là những gì tôi cảm thấy. Thầy McKagan đã phát hiện ra tôi đ ang trốn trong phòng

dạy nhạc, và ông cố động viên tôi ra ngoài hoà nhập với các học sinh khác. Nhưng

khi ấy tôi không thể cảm thấy mình được động viên.

Tôi đấu tranh với thay đổi mà tôi không thể kiểm soát được thay vì chú trọng

đến việc điều chỉnh thái độ và hành động của mình. Tôi nên khôn ngoan hơn mới

phải. Khi đó tôi mới 12 tuổi, nhưng trước đó đã biết tập trung vào những khả năng

của mình thay vì nghĩ đến những khuyết tật. Tôi đã chấp nhận sự khuyết thiếu chân

tay và đã có cố gắng để trở thành một đứa trẻ tự lập, sống khá vui vẻ. Nhưng bước

chuyển đó đã làm tôi bị sốc.

Bạn đã bao giờ nhận thấy rằng khi bước vào một giai đoạn của sự thay đổi

quan trọng trong cuộc đời, các giác quan của bạn dường như trở nên nhạy cảm

hơn? Khi bạn trải qua một sự tan vỡ tồi tệ, chẳng hạn mỗi bộ phim, mỗi chương

trình truyền hình dường như đều ẩn giấu một thông điệp nhằm vào bạn sao ? Chẳng

phải tất cả các bài hát trên sóng phát thanh dường như đều chạm đến con tim đang

đớn đau của bạn sao? Những cảm xúc được tôn lên và sự nhạy cảm của bạn có thể

là công cụ sinh tồn được châm ngòi khi bạn căng thẳng hoặc bị rơi vào hoàn cảnh

lạ lẫm. Chúng đặt bạn vào tình trạng báo động cao, và chúng có thể trở nên giá trị.

Tôi vẫn còn nhớ khi tôi buồn chán vì phải chuyển khỏi Australia, tôi luôn

tìm thấy cảm giác bình an và thoải mái khi nhìn lên những dãy núi hay ngắm mặt

trời lặn trên biển ở nơi ở mới. Tôi vẫn nghĩ California là một nơi tươi đẹp, nhưng

thậm chí khi ấy tôi cảm thấy nó đẹp hơn.

Dù tích cực hay tiêu cực, thay đổi có thể là một trải nghiệm đáng sợ tiềm ẩn

đầy sức mạnh, và chính vì thế phản ứng đầu tiên của bạn trước thay đổi là sợ hãi.

Khi theo học khoá kinh doanh ở trường đại học, tôi được biết rằng hầu hết các tập

đoàn lớn đều có nhà điều hành được bổ nhiệm như “những tác nhân thúc đẩy thay

đổi”. Công việc của họ là tập hợp các nhân viên bất đắc dĩ đằng sau những sự thay

đổi, cho dù đó là một liên doanh, một chi nhánh mới, hay một doanh nghiệp mới.

Là củ tịch của một công ty, tôi hiểu được rằng mỗi nhân viên đều có cách

đương đầu với những sáng kiến hoặc những thay đổi theo cách riêng. Sẽ luôn luôn

có một số người hào hứng, phấn khởi trước trải nghiệm mới, nhưng hầu hết đều tỏ

ra ngần ngại bởi vì họ đã quen và thấy thoải mái với điều kiện hiện tại, hoặc họ sợ

cuộc sống sẽ thay đổi theo hướng xấu đi.

ĐỪNG NGẠI THAY ĐỔI

Ai cũng biết rằng không có gì là vĩnh viễn bất biến, nhưng thật lạ lùng, khi

những tác nhân bên ngoài hoặc người khác buộc chúng ta phải rời khỏi môi trường

quen thuộc, thoải mái của mình, chúng ta thường trở nên sợ hãi và lo lắng. Đôi khi

chúng ta trở nên tức giận và phẫn nộ. Thậm chí khi rơi vào hoàn cảnh tồi tệ – một

mối quan hệ đầy bạo lực, một công việc bế tắc, hoặc một môi trường nguy hiểm –

chúng ta thường không chịu bước vào một con đường mới bởi chúng ta muốn

đương đầu với những gì đã biết hơn là những gì mình chưa biết.

Cách đây không lâu tôi gặp George, một huấn luyện viên thể hình và là nhà

vật lý trị liệu. Tôi nói với ông ấy rằng tôi bị đau lưng và rằng tôi cần tập thể dục để

khắc phục vấn đề đó, nhưng tôi không có đủ động cơ để tập do quá bận với các

chuyến diễn thuyết và bận điều hành công ty. Phản ứng của George không có gì lạ.

Ông ấy nói: “Này, nếu cậu muốn đương đầu với sự thật rằng chứng đau lưng của

cậu ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong suốt phần còn lại của cuộc đời, thì tôi chúc

cậu may mắn nhé”.

Ông ấy chế giễu tôi! Tôi muốn cho George xơi một quả đấm. Nhưng rồi tôi

hiểu ra rằng ông ấy đang thúc đẩy tôi, buộc tôi phải đối mặt với thực tế rằng nếu tôi

không sẵn sàng điều chỉnh lối sống thì sẽ phải chịu hậu quả.

Thực chất ông ấy muốn nói: “Nick, nếu không thích thì cậu không phải đổi

đâu, nhưng người duy nhất có thể giúp khắc phục chứng đau lưng của cậy chính là

cậu chứ không phải là ai khác”.

Tôi là một tấm gương tốt của một ví dụ tồi về sự ngại điều chỉnh lối sống.

Nhưng ngững người ở vào hoành cảnh tồi tệ hơn nhiều cũng ngần ngại trước thay

đổi có thể cải thiện cuộc sống của họ một cách đáng kể. Thường thì chúng ta cảm

thấy sợ phải từ bỏ hoành cảnh quen thuộc, ngay cả khi hoàn cảnh đó rất tồi tệ, nếu

như điều đó nghĩa là chuyển sang một hoàn cảnh mà chúng ta không biết được một

cách chắc chắn sẽ như thế nào. Và nhiều người trong chúng ta không chịu nhận

trách nhiệm về cuộc sống của chính mình. Tổng thống Barack Obama đã nhấn

mạnh tầm quan trọng của trách nhiệm cá nhân khi ông nói: “Chúng ta là sự thay đổi

mà bấy lâu chúng ta chờ đợi”. Tuy nhiên, vẫn có một số người vì không dám chấp

nhận thay đổi, cứ chôn chân trong những hoành cảnh tồi tệ, ngay cả khi hoàn cảnh

đó có thể nhấn chìm họ.

Đối với một số người, việc nhận trách nhiệm còn khó hơn cả việc từ chối

một cơ hội. Khi cuộc sống chia cho bạn một quân bài huỷ hoại bàn tay và làm hỏng

các kế hoạch của bạn, bạn có thể đổ trách nhiệm cho cả thế giới, cho cha mẹ, cho

cả cái đứa đã lấy trộm chiếc bánh sandwwich của bạn hồi bạn học lớp ba. Nhƣng

rốt cuộc, đổ lỗi và oán trách ngƣời khác có mang lại cho chúng ta điều gì đâu.

Nhận trách nhiệm là cách duy nhất để làm chủ những lối thoát và sự đổi thay

của hoàn cảnh trên đƣờng đời. Những kinh nghiệm của bản thân đã dạy tôi rằng

có năm bước cần thiết làm nên một thay đổi tích cực.

1. Thừa nhận sự cần thiết của thay đổi

Thật đáng buồn, chúng ta thường khá chậm chạp trong việc thừa nhận sự cần

thiết phải thay đổi. Chúng ta cứ gắn mình vào một nếp cũ, cho dù nó chẳng mang

đến cho ta sự thoải mái, và chúng ta chọn cách ù lì chứ không chọn hành động để

thoát ra khỏi sự lười biếng hoặc sợ hãi. Thường thì cần phải có điều gì đó thực sự

đáng sợ xảy ra mới có thể khiến chúng ta thừa nhận rằng mình cần một kế hoạch

mới. Cái lần tôi định tự vẫn chính là một trải nghiệm như thế. Tôi đã kiên trì cố

gắng trong nhiều năm, luôn tỏ ra can đảm, nhưng trong lòng bị ám ảnh bới ý nghĩ u

ám rằng nếu tôi không thể thay đổi th.ân thể thì nên kết thúc cuộc đời cho rồi. Khi

sắp sửa để mình chìm xuống nước, tôi bỗng nhận ra rằng đã đến lúc phải có trách

nhiệm đối với hạnh phúc của chính mình.

2. Hình dung ra điều mới mẻ

Ned, một người bạn của tôi, mới đây đã phải làm một việc thật buồn

là thuyết phục cha mẹ chuyển khỏi ng ôi nhà mà học đã sống trong suốt 40 năm để

đến ở tại một trung tâm dưỡng lão. Sức khoẻ của cha anh giảm sút, và việc chăm

sóc ông trở nên quá sức đối với bà mẹ. Cha mẹ anh không muốn rời nhà. Họ muốn

ở lại ngôi nhà đó, muốn sống cạnh nhữung người hàng xóm thân thuộc. “Ở đây cha

mẹ hạnh phúc. Vậy thì tại sao cha mẹ lại phải chuyển đi?”, họ nói.

Ned đã cố gắng bàn bạc chuyện đó với cha mẹ trong hơn một năm trời mới

thuyết phục được họ đến thăm một trung tâm dưỡng lão chất lượng cao cách nhà họ

chỉ vài tòa nhà. Trước khi đến thăm nơi đó, cha mẹ anh đã hình thành trong đầu

hình ảnh về “nhà dành cho người già”, và theo điều họ mường tượng thì những nơi

như thế thật lạnh lẽo, đáng sợ, và là “nơi người già đến đề chết”. Thế nhưng khi

đến thăm trung tâm ấy, họ nhận thấy đó là một nơi dễ chịu, ấm áp và sạch sẽ, nơi

mà nhiều hàng xóm cũ của họ đang sống và hưởng những ngày an vui của tuổi già.

Ở đó có cả một trung tâm y tế với các bác sĩ và y tá, chuyên gia trị liệu có thể chăm

sóc cho cha của Ned.

Khi cha mẹ của anh tận mắt thấy nơi ấy, họ đồng ý chuyển tới đó.“Cha mẹ

chưa bao giờ nghỉ nơi đó lại dễ chịu đến thế”, họ nói.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chuyển từ nơi bạn đang sống đến nơi cần

phải tới, thì việc có được hình ảnh rõ ràng về nơi bạn chuyển đến là điều có ích. Để

có được hình ảnh ấy bạn hãy tham quan nơi đó, cố gắng thiết lập các mối quan hệ

mới.Khi bạn đã quen với nơi bạn sắp chuyển tới, việc rời khỏi nơi ở cũ sẽ trở nên

dễ dàng hơn.

3. Chia tay với cái cũ

Đây là một giai đoạn khó khăn đối với nhiều người. Thử hình dung bạn đang

trèo lên một vách núi. Bạn đã leo lên được nửa chừng rồi, đã ở độ cao hàng trăm

mét so với thung lũng phía dưới. Bạn gặp một gờ đá nhỏ. Thật đáng sợ, và bạn biết

mình có thể gặp nguy hiểm nếu như trời nổi gió mạnh, nhưng dù sao ở trên gờ đá

đó chí ít bạn cũng có chút cảm giác an toàn.

Vấn đề là để tiếp tục leo lên, hoặc thậm chí leo xuống, bạn phải từ bỏ sự an

toàn mà gờ đá đó đã mang lại và phải tìm đến một điểm an toàn khác . Việc từ bỏ

cái cảm giác an toàn đó rõ rang là một thách thức, cho dù bạn đang leo núi hay

đang bước vào con đường mới trong cuộc đời. Bạn phải từ bỏ cái cũ và tìm đến cái

mới.Nhiều người cảm thấy đông cứng trong giai đoạn này, hoặc chỉ khi đang hoảng

sợ họ mới thực hiện thay đổi.Nếu bạn nhận thấy mình ở trong hoàn cảnh đó thì hãy

coi như bạn đang trèo lên một cái thang. Để bước lên nấc tiếp theo, phải buông tay

khỏi điểm bạn đang bám vào để với tay lên một điểm bám mới. Hãy buông tay khỏi

điểm cũ và vươn tay ra, vươn thẳng người lên, mỗi lần hãy bước lên một nấc thang

mới!

4. An cƣ

Đây có thể là một giai đoạn khó khăn khác đối với nhiều người. Họ có thể đã

chia tay cái cũ và vươn tới cái mới, nhưng khi chưa đạt một mức độ hài long nào

đấy, họ có thể vẫn bị cám dỗ bởi ý muốn quay lại. Đây chính là giai đoạn mà người

ta tự hỏi: “Được rồi, mình lên đến đây rồi, giờ thì sao nhỉ?”.


Chìa khóa để đạt được sự ổn định là phải rất thận trọng với những ý nghĩ lởn

vởn trong đầu.Bạn phải xem xét những ý nghĩ gây hoảng sợ như Trời ơi, mình đã

làm gì thế nhỉ?Và hãy tâm niệm Đây là một cuộc phiêu lưu quan trọng để tập trung

tinh thần tiến về phía trước!

Trong những tháng đầu tiên trên đất Mỹ, là một cậu bé, tôi vật lộn hết sức

vất vả để được chấp nhận. Nhiều ngày đêm tôi nằm co ro trên gi.ường, gặm nhấm

cảm giác buồn bực về môi trường mới, tôi tránh tiếp xúc với các học sinh khác ở

trường, lo sợ bị gạt bỏ, chế giễu.Nhưng dần dần tôi trở nên thích thú với nơi ở

mới.Trước khi đến Mỹ, tôi chưa hề được gặp những người em họ của mình.Hóa ra

họ rất thú vị. Ở nơi chúng tôi chuyển đến còn có bãi biển, những dãy núi và sa mạc,

những thắng cảnh thuận tiện cho chúng tôi đến tham quan.

Và khi tôi bắt đầu nghĩ rằng California của nước Mỹ không đến nỗi tệ, cha

mẹ tôi lại quyết định quay trở về Australia.Khi tôi lớn lên, học xong đại học, tôi lại

chuyển đến California. Bây giờ tôi cảm thấy nơi này giống như nhà của mình!

5. Phát triển ở môi trƣờng mới

Đây là giai đoạn tạo sự chuyển đổi thành công.Bạn đã thực hiện một bước

đột phá, giờ đã đến lúc bạn phát triển ở môi trường mới.Quả thực, bạn không thể

phát triển mà không thay đổi.Mặc dù quá trình thay đổi có thể gây căng thẳng,

thậm chí hết sức đau đớn về tinh thần và thể chất, sự phát triển luôn đáng để bạn nỗ

lực.

Tôi đã hiểu được điều đó qua công việc của chính mình.Vài năm trước, tôi

phải tái cấu trúc lại công ty.Điều đó đồng nghĩa với việc phải cho một số người thôi

việc.Tôi sợ phải cho bất cứ ai nghỉ việc.Tôi ghét điều đó vô cùng.Tôi là một người

luôn khích lệ người khác chứ không phải là một gã thích mang tin xấu đến cho

người mà mình quan tâm. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn gặp những cơn ác mộng liên

quan đến việc tôi cho một số nhân viên của công ty thôi việc, những người mà tôi

đã thân quen và yêu mến như bạn bè. Nhưng nhìn lại việc đó, tô i biết công ty sẽ

không bao giờ có thể phát triển được nếu như không thực hiện thay đổi đó.Chúng

tôi đã gặt hái được thành quả đáng kể.Tôi không thể nói rằng tôi vui mừng khi cho

thôi việc một số nhân viên cũ, cho đến bây giờ tôi vẫn rất nhớ họ.

Những đau đớn tăng lên là dấu hiệu cho thấy bạn đang vươn tới tầm cao mới.

Bạn không nhất thiết phải cảm thấy thích thú trước những đau đớn ấy, nhưng bạn

nên biết rằng trước khi tạo ra được bước đột phát dẫn tới những ngày tốt đẹp hơn,

bạn luôn phải trải qua gian nan, thử thách và đau đớn.


THAY ĐỔI THẾ GIỚI

Trong các chuyến đi tôi đã được thấy những con người đang trải qua các giai

đoạn khác nhau của thay đổi, đặc biệt là trong lần tới Ấn Độ năm 2008 mà tôi đã

từng nhắc tới. Tôi diễn thuyết ở Mumbai, thành phố lớn nh ất Ấn Độ và là thành

phố đông dân thứ hai trên thế giới. Từng được biết đến với cái tên Bombay,

Mumbai nằm ở bờ biển phía Tây, gần biển Ả Rập, và là trung tâm văn hóa, tài

chính của khu vực.

Cái thành phố vừa là mảnh đất của sự giàu có vô cùng vừa là thế giới của sự

nghèo đói xác xơ này mới đây lại trở nên nổi tiếng khi được chọn làm bối cảnh cho

bộ phim đoạt giải Oscar Triệu phú khu ổ chuột. Có nhiều điều đáng nói về Mumbai

và bộ phim ấy chỉ đem đến cho khan giả vài lát cắt của tất cả những gì thực sự kinh

hoàng và tồi tệ về những khu ổ chuột cũng như nạn buôn bán nô lệ t.ình d.ục tràn lan

ở một thành phố có đa số dân là người theo đạo Hindu và đạo Hội, và chỉ có một tỉ

lệ nhỏ dân số theo đạo Cơ Đốc.

Theo ước tính, có hơn 500.000 người bị buộc phải bán thân ở Mumbai.Hầu

hết họ bị bắt cóc từ các làng nhỏ thuôc Nepal, Bangladesh và những vùng nông

thôn khác.Nhiều phụ nữ là devadast, tức nô lệ của nữ thần sinh sản, bị các “thầy tê‟

của họ đẩy vào nghề mại dâm.Một số người bị đẩy vào cảnh bán mình là những gã

trai chuyên mua vui cho các bữa tiệc, là những người đàn ông bị thiến. Họ chen

chúc nhau trong những ngôi nhà tồi tàn, bẩn thỉu và bị ép phải quan hệ t.ình d.ục với

ít nhất bốn người đàn ông một đêm. Họ làm lây nhiễm vi rút gây bệnh AIDS rất

nhanh, và hàng triệu người đã chết bởi căn bệnh này.

Trong chuyến đi đó tôi đã được đưa đến phố đèn đỏ, một nơi được biết đến

với cái tên “Phố của những cái chuồng”ở Mumbai để tận mắt chứng kiến sự khổ

đau và để nói chuyện với các nạn nhân của nạn buôn bán nô lệ. Tôi được mục sư

K.K. Devaraj, một người sang lập ra Trung tâm Bombay Teen Challenge, một tổ

chức hoạt động để cứu giúp các nạn nhân của nạn nô lệ t.ình d.ục và giúp họ tìm

thấy cuộc sống lành mạnh và tốt đẹp hơn.

Mục sư Dev cũng điều hành một trung tâm dành cho trẻ mồ côi bị AIDS,

điều hành các chương trình trợ giúp lương thực, các trung tâm y tế, một bệnh viện

dành cho người nhiễm HIV, và một cơ sở nhân đạo dành cho những trẻ em đường

phố nghiện ma túy. Ông đã xem qua các video về tôi, vậy nên ông hy vọng rằng

thông qua hoạt động diễn thuyết tôi sẽ đóng vai trò như một tác nhân thúc đẩy sự

thay đổi ở Mumbai.Ông muốn tôi thuyết phục những phụ nữ làm nghề mại dâm

trốn khỏi nhà chứa và tới các trung tâm nhân đạo của ông. Ông Devaraj nói rằng


mỗi phụ nữ bị buộc phải làm nô lệ là một “tâm hồn đáng quý và một hạt ngọc giá trị”.

Trung tâm Bombay Teen Challenge tạo được ảnh hưởng tốt đối với các khu ổ

chuột của Mumbai đến mức các chủ nhà chứa ở đó cho pehps mục sư Dev và cộng

sự của ông, những người theo Cơ Đốc giáo, đến để nói chuyện với các phụ nữ ở đó,

mặc dù hầu hết họ đều theo đạo Hindu. Họ hoan nghênh sự ảnh hưởng thầm lặng

đó mặc đù những người phụ trách Trung tâm Bombay Teen Challenge không

ngừng thuyết phục gái mại dâm chấp nhận Chúa và rời nhà chứa để tìm kiếm cuộc

sống tốt đẹp hơn.

Từng chút một, tổ chức này tác động để thay đổi trái tim những phụ nữ bị

đẩy vào con đường nô lệ t.ình d.ục. Thường thì các cô gái bị bắt ở độ tuổi từ mười

đến mười ba.Họ bị dụ dỗ khỏi những làng quê nghèo và hầu hết đều còn rất ngây

thơ.

Nếu cô gái nào có tinh thần cảnh giác hoặc ngần ngại, những kẻ đi mồi chài

cố thuyết phục cha mẹ cô, nói với họ rằng con gái họ sẽ kiếm được gấp 50 lần số

tiền cô có thể kiếm ở nhà. Hoặc, thật đáng buồn, bọn người đó mua những cô gái từ

chính cha mẹ đẻ của họ, và đó không phải là chuyện hiếm.Bọn người săn tìm và

tuyển mộ các cô gái, đưa họ đi khỏi làng quê, là những kẻ đầu tiên trong chuỗi lạm

dụng bất lương và tàn bạo. Một khi các cô gái đã bị nhốt trong nhà chứa, bọn dắt

khách sẽ khống chế họ, nói với họ: “Bây giờ phải làm việc cho chúng tôi, cho dù

các cô có thích hay không”.

Thời gian ở Mumbai, tôi đã nói chuyện với một số người từng là nô lệ tình

dục và đã được tổ chức Bombay Teen Challenge giải thoát khỏi các nhà

chứa.Chuyện của họ những câu chuyện khiến chúng ta đau xé lòng, đáng tiếc lại

không phải là chuyện hiếm gặp.Nếu từ chối làm gái điếm, họ sẽ bị đánh đập, cưỡng

hiếp, và bị nhốt vào những cái chuồng tối tăm và bẩn thỉu dưới lòng đất, nơi mà họ

thậm chí không thể đứng thẳng. Ở trong địa ngục trần gian đó, họ bị bỏ đói, bị hành

hạ, bị tẩy não bằng đủ mọi cách cho tới khi họ đầu hàng, Sau đó, họ bị đẩy lên nhà

chứa, nơi người ta bảo với họ rằng họ đã được mua với giá 700 đô la Mỹ và họ phải

làm gái điếm trong ba năm để trả nợ. Những người từng là nô lệ tìn h dục kể với tôi

rằng họ bị ép phải tiếp khách hàng tram lần, mỗi lần chỉ được trừ nợ hai đô la.

Hầu hết bọn họ nghĩ rằng mình không có sự lựa chọn nào khác.Bọn dắt

khách nói rằng gia đình họ sẽ không bao giờ chấp nhận họ nữa bởi họ đã làm gia

đình nhục nhã. Nhiều người mắc bệnh truyền qua đường t.ình d.ục hoặc có con trong

khi làm gái mại dâm và vì vậy họ cảm thấy không có nơi nào khác để đi.

Vì cuộc sống đối với những cô gái đó thật khủng khiếp, họ thường sợ phải

thực hiện thay đổi.Không có niềm tin, họ mất hy vọng, và rồi mất cả nhân tính.Họ

sợ phải sống ở bên ngoài nhà chứa và các khu ổ chuột.Các nhà tâm lý học thường

nhận thấy những phụ nữ bị xâm hại quá mức thường e sợ việc trốn chạy.Họ có thể

phải sống trong sợ hãi và đau đớn, nhưng thường từ chối rời bỏ kẻ ngược đãi bởi họ

còn sợ tương lai bất định hơn.Họ đã mất đi khả năng mơ về một cuộc sống tốt đẹp

hơ, vậy nên trong hoàn cảnh bi đát, họ không thế thấy bất kỳ một lối thoát nào dành

cho mình.

Bạn có thể thấy một cách rõ ràng rằng những nô lệ t.ình d.ục đó nên thoát ra

khỏi cái cuộc sống tồi tệ ấy, nhưng ở vào nghịch cảnh của riêng mình, bạn có luôn

nhận thức được một cách rõ ràng sự cần thiết phải thoát khỏi nó hay không? Bạn có

bao giờ cảm thấy mình bị mắc kẹt trong một hoàn cảnh nào đó, rồi sau đó phát hiện

ra rằng sự mắc kẹt duy nhất chính là thiếu tầm nhìn, thiếu lòng cam đảm, hoặc

thiếu khả năng hiểu rằng bạn vẫn còn có những lựa chọn tốt hơn?

Để tạo ra sự thay đổi, bạn chắc chắn phải có khả năng hình dung những gì

nằm ở mặt kia của vấn đề. Bạn phải hy vọng, phải tin vào Chúa và khả năng của

chính mình trong việc tim được những điều tốt đẹp hơn.

Tổ chức Bombay Teen Challenge nhận thấy những người phụ nữ bị buộc

phải làm nô lệ t.ình d.ục gặp khó khăn trong việc nhìn ra một lối thoát bởi họ đã bị

chà đạp một cách quá tàn nhẫn, bị cô lập và bị đe dọa nghiêm trọng.Một số người

không thể tin họ đáng được yêu thương, đáng được đối xử tử tế.

Tôi đã tận mắt chứng kiến nỗi tủi nhục và khổ đau tại các nhà chứa và khu ổ

chuột ở Mumbai, và tôi cũng đã được thấy những điều kỳ diệu mà mục sư Dev và

các đồng sự tận tâm của ông đã thực hiện được trong thế giới của những người phụ

nữ bị buộc phải làm nô lệ t.ình d.ục và con cái của họ, nhưng đứa trẻ được gọi là

“chim sẻ”, những đứa trẻ không nhà, ngày lại ngày lang thang trên phố.

Họ đã đưa tôi đi thăm hết nhà chứa này đến nhà chứa khác.Thoạt đầu tôi

được giới thiệu với một phụ nữ luống tuổi, người đã chậm chạp đứng dậy khỏi sàn

nhà khi chúng tôi bước vào.Bà ta là một chủ chứa và thông qua người phiên dịch,

bà ta mời tôi “thuyết giáo cho các cô gái điếm trong nhà chứa”.

Người đàn bà đó giới thiệu tôi với một phụ nữ trông như thể đã ngoài bốn

mươi.Người đó nói cho tôi biết cô bị bắt cóc và bị đưa đi khỏi làng khi mới mười

tuổi và từ đó bị đẩy vào nghề mại dâm.

“Tôi đã làm việc để trả hết nợ và được giải phóng năm tôi mười ba tuổi”, cô

kể qua người phiên dịch.“Sau khi được tự do tôi lang thang trên phố và bị đánh

đập, bị h.ãm hiếp. Tuy nhiên, tôi vẫn tìm cách để trở về với gia đình, nhưng gia đình

tôi không muốn nhìn mặt tôi nữa.Tôi quay trở lại đây, quay lại với cái nghề mại

dâm. Tôi có hai đứa con, một đứa chết rồi. Hai ngày trước tôi biết rằng mình đã bị

nhiễm AIDS, vậy nên tôi bị sa thải. Tôi phải nuôi con và tôi chẳng có nơi nào để đi

cả”.

Từ vị trí của mình, bạn và tôi có thể thấy rằng người phụ nữ đó có những lựa

chọn, nhưng trong điều kiện rất hạn chế của bản thân, cô ta nhận thấy dường như

không có một sự lựa chọn nào dành cho cô hết. Bạn nên hiểu rằng đôi khi bạn có

thể không thấy được một lối thoát nào, nhưng bạn cần phải biết thay đổi là điều

luôn luôn có thể xảy ra. Khi bạn không thể tìm được một con đường nào khác, hãy

tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Hãy tìm sự hướng dẫn, tư vấn của những người

có tầm nhìn rộng hơn. Đó có thể là một người bạn, một thành viên tron g gia đình,

hay một nhà tư vấn chuyên nghiệp, một nhân viên xã hội. Bạn đừng bao giờ để

mình sa ngã vào cái bẫy của ý nghĩ tiêu cực rằng không có lối thoát nào dành cho

bạn hết. Luôn luôn có lối thoát bạn ạ!

Người phụ nữ đó chỉ mới 20 tuổi.Tôi đã cầu nguyện cho cô ấy. Chúng tôi nói

với cô rằng cô có thể rời nhà chứa và sống tại Trung tâm Bombay Teen Challenge

và được điều trị tại bệnh xá của trung tâm. Khi chúng tôi giúp cô nhìn ra lối thoát

đó, chỉ cho cô cách thoát ra khỏi hoàn cảnh bế tắc để tìm đến một thế giới ấm áp

hơn, cô đã không chỉ sẵn sàng thay đổi mà còn tìm được đức tin cho mình.

“Nghe anh nói chuyện, tôi biết Chúa chọn không chữa khỏi bệnh HIV/AIDS

cho tôi bởi vì tôi có thể đưa những người phụ nữ khác đến với niềm tin ở Chúa”, cô

nói.“Tôi chẳng còn gì cả, những tôi biết chúa ở bên tôi”.

Sự thanh thản và niềm hy vọng ngời lên trong mắt người phụ nữ khiến tôi vô

cùng cảm động.Cô tin rằng mình thật đẹp.Cô nói cô biết Chúa không bỏ quên cô,

rằng Người có một mục đích dành cho cô dù cô đang phải đối mặt với cái chết.Cô

là một phụ nữ đã thay đổi, đã biến nỗi đau, tủi nhục của mình thành một nguồn lực

thúc đẩy cái tốt. Giữa cảnh đói nghèo, tuyệt vọng và tàn bạo như thế, cô là một tấm

gương ngời sáng về sức mạnh từ tình yêu của Chúa cũng như sức mạnh củ a tinh

thần con người.

Mục sư Dev và các cộng sự đã phát triển được nhiều phương pháp để thuyết

phục nô lệ t.ình d.ục ở Mumbai thoát khỏi hoàn cảnh sống nguy hại.Họ lập nên các

trung tâm chăm sóc trẻ em và các trường học để trẻ có thể hiểu về Chúa Jesus và v ề

tình yêu của Người. Sau đó, những em bé ấy nói cho mẹ của các em biết rằng tất cả

họ đều được yêu thương và rằng họ có thể vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi

khuyến khích bạn đón nhận sự thay đổi giúp nâng cuộc sống lên một tầm cao mới

và khích lệ bạn trở thành một nguồn thúc đẩy sự thay đổi để cải thiện cuộc sống

của người khác.

9.Hãy tin ngƣời khác dù ít hay nhiều

Khi tôi 11 tuổi, cha mẹ đưa tôi đến bãi biển ở thành phố Gold Coast của

Australia. Cha mẹ đi dạo dọc bãi tắm một lát, còn tôi chỉ đứng trên cát, đón những

làn gió mát rượi trong khi mắt dõi theo những con song. Tôi mặc chiếc áo thun dài

rộng đến mức chẳng có cơ hội để tắm nắng.

Có một cô gái trẻ đi dạo dọc bờ biển, và khi đến gần chỗ tôi, cô mỉm cười và

nói: “Khá ấn tượng đấy!”.

„”Cô nói gì cơ?”, tôi hỏi, biết rằng không phải cô đang nói đến những cơ bắp

cuồn cuồn của tôi.

“Phải mất bao lâu cậu mới giấu được đôi chân của cậu trong cát như thế?”, cô hỏi.

Tôi hiểu rằng cô nghĩ tôi giấu cả cẳng chân và bàn chân trong cát. Cảm thấy

thú vụ, tôi làm như cô ấy đã nghĩ đúng:

“À, tôi phải đào cát mất một lúc lâu đấy”.

Cô ấy cười và tiếp tục bước đi, nhưng tôi biết thế nào cô cũng ngoáy đầu lại

nhìn tôi lần nữa vậy nên tôi đợi.Quả nhiên đúng vậy, khi cô vừa ngoảnh lại, tôi

nhảy lên và nhảy lò cò ra phía mép nước.

Cô không nói gì cả, mặc dù bước đi hơi ngập ngừng một chút.

Hồi còn bé, đôi khi những lúc như thế khiến tôi phẫn nộ lắm, nhưng rồi tôi trở nên

kiên nhẫn hơn và hiểu người khác hơn. Giống như người phụ nữ kia, tôi đã học

được một điều rằng, đôi khi ở người khác có nhiều thứ hơn bạn nghĩ lúc thoạt nhìn,

và đôi khi có ít hơn.

Nghệ thuật hiểu người khác, hiều và cảm thông với họ, hòa nhập với họ, đặt

mình vào hoàn cảnh của họ, biết được ai là người để mình tin cậy và ai đáng tin đến

mức nào là điều cực kỳ quan trọng đối với sự thành công và hạnh phúc của bạn.

Một số người thành công mà không có khả năng xây dựng các mối quan hệ dựa

trên sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Chúng ta không chỉ cần có ai đó để yêu mà

còn cần có bạn bè, cố vấn, thần tượng, và người ủng hộ, những người đặt lòng tin

vào mơ ước của chúng ta và ủng hộ, giúp đỡ chúng ta đạt được ước mơ đó.

Để xây dựng được một đội ủng hộ những ước mơ của bạn, một đội gồm

những người bạn đặt lợi ích của bạn lên hàng đầu, trước hết phải chứng tỏ bản thân

mình là người đáng tin cậy bằng cách sát cánh bên họ. Bạn đối xử với bạn bè như

vậy. Nếu bạn góp phần làm nên thành công của họ, ủng hộ họ, khích lệ họ và góp ý

cho họ một cách thẳng thắn, thì bạn có thể mong đợi họ đáp lại bạn y như thế.Nếu

họ không đối xử tốt với bạn như bạn đã đối xử với họ thì bạn nên tiến về phía trước

và tìm kiếm ai đó muốn ở trong đội của bạn.

Tất cả chúng ta đều có bản năng kết giao với những người khác, nhưng nếu

những mối quan hệ của bạn không được như mong muốn, thì có thể là do bạn chưa

quan tâm đúng mức đến cách bạn tương tác với người khác, cũng như những gì bạn

đầu tư và những gì nhận được từ các mối quan hệ đó Một trong những sai lầm lớn

nhất mà bạn có thể phạm phải là cố thu phục những người bạn chỉ bằng cách nói

với họ về bản thân mình, về nỗi sợ hãi, nỗi chán nản, và những điều thú vị của bạn.

Đúng ra bạn phải giành được cảm tình của bạn bè bằng cách hiểu về họ, tìm ra các

mối quan tâm chung giữa bạn và họ để xây dựng nhưng mối lien kết tạo ra lợi ích

cho cả hai bên.

Việc xây dựng một mối quan hệ giống như việc lập ra một tài khoản tiết

kiệm, bạn không thể mong nhận được bất cứ điều gì từ một mối quan hệ nếu như

bạn không đầu tư gì vào nó.Ai trong chúng ta thỉnh thoảng cũng cần kiểm tra các

kỹ năng vun đắp quan hệ thông qua việc đánh giá cách tiếp cận của mình và kiểm

tra xem kỹ năng nào có hiệu qua, kỹ năng nào không.

ỨNG XỬ VỚI NGƢỜI KHÁC NHƢ THẾ NÀO?

Ý thức sâu sắc về mục đích sống, niềm hy vọng tràn đầy, niềm tin bền vững,

niềm yêu thương và trân trọng bản thân, thái độ tích cực, lòng dũng cảm, tính kiên

cường và khả năng làm chủ thay đổi sẽ đưa bạn đi suốt hành trình dài của cuộc đời.

Tuy nhiên, không một ai độc hành trên đời này cả.Tôi đánh giá cao khả năng tự

chăm sóc bản thân của tôi.Tôi đã nỗ lực để trở nên tự lập hết mức có thể. Nhưng tôi

vẫn phụ thuộc vào những người xung quanh, và con người chúng ta ai cũng phụ

thuộc vào người khác ở mức độ đáng kể.

Người ta thường hỏi tôi: “Dựa dẫm nhiều vào người khác chẳng phải rất cực

sao?”. Và tôi thường trả lời: “Bạn thẳng thắn đấy”. Dù bạn có ý thức được hay

không, nhưng rõ rang bạn cũng phụ thuộc vào những người xung quanh bạn nhiều

gần như tôi dựa vào những người xung quanh tôi. Có một số việc tôi phải cần đến

sự giúp đỡ của người khác mới thực hiện được, nhưng không ai trên trái đất này lại

đạt được thành công mà lại không khai thác những lợi ích từ sự sang suốt, lòng tốt

hoặc sự giúp đỡ của người khác.

Tất cả chúng ta đều cần có những mối quan hệ.Tất cả chúng ta đều phải gắn

bó với người ruột thịt. Để có được các mối quan hệ hiệu quả, chúng ta phải xây

dựng lòng tin và phải chứng minh bản thân mình là người đáng tin cậy. Chúng ta

phải hiểu rằng hầu hết mọi người về bản năng đều hành động theo lợi ích của bản

thân, nhưng nếu bạn chứng tỏ cho người khác thấy r ằng bạn quan tâm đến họ và

đầu tư vào thành công của họ, thì hầu hết họ sẽ đối xử với bạn như bạn đã đối xử

với họ.

XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ

Khi tôi còn nhỏ, mẹ thường đưa tôi đi mua sắm hoặc đến những nơi công

cộng. Trong khi mẹ lo việc của mẹ, tôi ngồi trên xe lăn hàng tiếng đồng hồ quan sát

những gương mặt trong đám đông. Tôi quan sát kỹ những người qua lại và cố đoán

xem họ làm công việc gì để kiếm sống và tính cách của họ thế nào. Tất nhiên, tôi

chẳng thể nào biết được những gì mình nghĩ về họ có đúng hay không, nhưng nhờ

thói quen quan sát kỹ mà tôi đã trở thành một nhà nghiên cứu ngôn ngữ cơ thể và

các biểu hiện qua khuôn mặt, có khả năng hiểu người khác nhờ quan sát biểu hiện

của họ.

Đó hầu như là một quá trình thuộc tiềm thức, nhưng khi nhìn lại và ngẫm

nghĩ, tôi hiểu ra rằng tôi có khả năng phát triển một số kỹ năng quan trọng theo bản

năng. Vì tôi không có hai cánh tay để tự bảo vệ, không có chân để chạy, nên việc

đánh giá nhanh mình có thể tin cậy vào ai đó hay không là điều quan trọng. Không

phải là tôi cứ nơm nớp lo mình sẽ bị người khác tấn công, nhưng tôi dễ bị tổn

thương hơn hầu hết mọi người, vậy nên tôi “mẫn cảm về còn người” hơn hầu hết

mọi người.

Tôi rất nhạy cảm trước những tâm trạng, cảm xúc, âm thanh xung quanh

mình. Điều này nghe có vẻ hơi lạ, nhưng quả thật cơ quan cảm giác của tôi nhạy

đến mức khi ai đó đặt tay lên thanh gác tay trên xe lăn của tôi là tôi có cảm giác

gần giống như cảm giác tôi và người đó đang cầm tay nhau. Tôi có cảm giác như

đang tiếp xúc bằng xương bằng thịt, như thể đang bắt tay hoặc nắm tay nhau vậy.

Mỗi khi bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình đặt tay lên xe lăn, tôi đều cảm

nhận được sự ấm áp và sự chấp nhận

Khi trở thành một diễn giả, tình trạng khuyết thiếu chân tay đã ảnh hưởng

đến cái cách tôi hiểu và cảm thông với mọi người. Tôi không phải lo lắng về một

trong những mối bận tâm cơ bản của hầu hết các diễn giả - phải sử dụng hai bàn tay

như thế nào trong lúc diễn thuyết. Tôi tập trung vào việc biểu lộ tâm tư tình cảm và

suy nghĩ qua gương mặt, đặc biệt là qua ánh mắt, chứ không phải đôi tay. Tôi

không thể thực hiện các cử chỉ bằng tay để nhấn mạnh quan điểm hoặc truyền đạt

cảm xúc. Tôi rèn luyện để đa dạng hóa sự biểu lộ qua ánh mắt và thay đổi về mặt

để chuyển tải cảm xúc, và để thu hút sự chú ý của khán giả.

Cách đây không lâu, em gái tôi trêu: “Nick, anh thực sự thích giao tiếp bằng

mắt. Khi anh nói chuyện với ai đó, anh luôn nhìn đăm đăm vào mắt họ.Đó là cách

duy nhất em có thể miêu tả kiểu giao tiếp bằng mắt của anh”.

Michelle rất hiểu tôi.Tôi nhìn sâu vào mắt người khác bởi đôi mắt là cửa sổ

tâm hồn.Tôi thích giao tiếp bằng mắt.Tôi ngưỡng mộ vẻ đẹp của những người tôi

tiếp xúc, và thường tìm thấy vẻ đẹp trong đôi mắt của họ.Tất cả chúng ta đều có thể

phát hiện thấy điều gì đó xấu hoặc không hoàn hảo ở người khác, nhưng tôi chọn

nhìn vào những điều tốt đẹp ở con người.

“Cái cách anh duy trì cuộc chuyện trò cnng rất thực và chân thành”, em gái

tôi nói. “Em có thể thấy điều đó khi em nói chuyện với các bạn. Anh hiểu rõ được

điều cốt lõi ở con người, và thu hút được sự chú ý của họ, làm cho họ thêm phấn

chấn tinh thần trước mỗi lời anh nói”.

Tôi đã biết tạo thiện cảm một cách nhanh chóng bằng cách nhìn sâu vào mắt

những người tôi gặp và hỏi những câu hỏi hoặc đưa ra lời bình luận giúp tìm ra mối

quan tâm chung của tôi và người tôi giao tiếp. Trước khi chứng đau lưng hạn chế

khả năng ôm người khác, tôi thường phá tan khoảng cách giữa mình và người khác

bằng câu: “Hãy lại đây ôm tôi nào”.


Bằng cách mời người khác đến gần và tiếp xúc với mình, tôi hy vọng khiến

họ cảm thấy thoải mái khi gặp tôi. Đến với người khác, giao tiếp với họ, tìm ra

điểm chung giữa bạn và họ là những kỹ năng tạo dựng quan hệ mà ai cũng nên nắm

vững. Những kỹ năng đó quyết định chất lượng của sự tương tác giữa chúng ta và

người xung quanh.

CÁC KỸ NĂNG

“Kỹ năng về con người” là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, nhưng hiếm

khi được định nghĩa một cách chuẩn xác. Tất cả chúng ta đều thích nghi rằng mình

có kỹ năng tốt về con người, cũng như hầu hết đều có ảo tưởng rằng chúng ta là

những lái xe giỏi. Em trai Aaron thường trêu rằng tôi là người lái xe ngồi ghế sau

tồi nhất thế giới mặc dù tôi chưa bao giờ có bằng lái xe hợp pháp. Theo em trai tôi,

kỹ năng về con người luôn không ngừng hoàn thiện.Các kỹ năng của bạn cũng nên

là những kỹ năng luôn được hoàn thiện.

Không ai nên coi nhẹ nhàng những kỹ năng có vai trò quan trọng đối với

thành công và hạnh phúc.Bạn có thể sống một cuộc sống không có rào cản và giới

hạn, nhưng bạn không thể sống một cuộc sống mà không có những mối quan hệ

đáng tin cậy. Đó là lý do tại sao bạn nên luôn luôn tự kiểm tra, đánh giá, nỗ lực

phát triển và chắt lọc các cách giúp bạn tạo dựng và duy trì quan hệ với người sống

xung quanh mình. Các nhà tâm lý học nói rằng khả năng tạo dựng lòng tin và các

mối quan hệ có tính ủng hộ đa phương của chúng ta phụ thuộc vào một số kỹ năng

cơ bản vê con người. Đó là các kỹ năng:

-Đọc cảm xúc và tâm trạng

-Lắng nghe những gì người khác nói và chú ý đến cách họ nói

-Đánh giá, hiểu, và phản ứng trước những tín hiệu không lời từ người khác

-Kiểm soát tình huống giao tiếp

-Liên kết một cách nhanh chóng với người khác

-Thể hiện sức hấp dẫn trong bất kỳ tình huống nào

-Thể hiện sức hấp dẫn trong bất kỳ tình huống nào

-Rèn cách ứng xử và tự kiểm soát bản thân

-Chứng tỏ sự quan tâm dành cho người khác bằng hành động

Nào bây giờ hãy xem xét từng kỹ năng về con người một cách chi tiết hơn.


Đọc cảm xúc và tâm trạng

Ai trong chúng ta, dù ít hay nhiều, cũng có kỹ năng đọc ngôn ngữ cơ thể, sắc

thái giọng nói, vẻ mặt, ánh mắt của người khác. Chúng ta thực sự không thể không

nắm bắt những dấu hiệu này.Hầu hết chúng ta đều có thể nhận biết được khi ai đó

đang giả vờ giận dữ, hoặc không, hoặc giả vờ đau để người khác phải quan tâm đến

mình.Các nhà tâm lý học nói rằng càng nhiều tuổi thì kỹ năng này của chúng ta

càng được nâng cao và nhìn chung kỹ năng này ở phụ nữ tốt hơn ở nam giới. Tôi

đã không hề ngạc nhiên khi biết rằng kỹ năng này ở những người phụ nữ có con

đặc biệt tốt. Mẹ tôi có thể hiểu được tâm trạng và cảm xúc của tôi qua việc đọc các

dấu hiệu nói trên như đọc một cuốn sách vậy.Dường như bà thường biết trước khi

nào tôi cảm thấy mệt mỏi, bị tổn thương, chán nản hoặc buồn bã.

Lắng nghe để hiểu

Lắng nghe để hiểu người khác là những gì cha mẹ chúng ta đề cặp đến khi

họ nói: “Chúa chỉ cho con một cái miệng thôi, nhưng Người cho con những hai cái

tai, vì thế con nên nghe nhiều gấp đôi nói”. Thường thì chúng ta không hay lắng

nghe để hiểu người khác. Thay vào đó, chúng ta chỉ nghe đủ để có thể phản ứng mà

thôi.Để kết nối một cách thực sự với người khác, bạn phải chú ý đến cảm giác ẩn

chứa đằng sau lời nói, chứ không chỉ chú ý đến bản thân lời nói.Không phải là

chuyên gia về các mối quan hệ, nhưng tôi từng thấy những người bạn trai của tôi

vất vả trong việc lắng nghe người khác.Phụ nữ được coi là thiên về trực giác hơn và

có thể trở nên thất vọng với những người đàn ông có xu hướng chỉ “nhạy” với bản

thân lời nói.Họ bắt sóng lời nói hơn là những cảm xúc ẩn chứa đằng sau lời nói.

Hiểu và hành động

Lắng nghe người khác và quan sát họ một cách chăm chú để hiểu họ là quan

trọng, nhưng quan trọng hơn là tiếp nhận những gì bạn nghe thấy và quan sát thấy,

đánh giá nó một cách chính xác nhất để rồi có cách hành xử thích hợp. Những

người làm tốt điều này thường có được những mối quan hệ tốt nhất và đạt được

thành công nổi bật.Đây cũng có thể là một kỹ năng quan trọng giúp chúng ta tồn

tại. Tờ New York Times đăng tải một bài báo kể về hai người lính Mỹ ở Iraq trong

một lần đi tuần tra đã nhìn thấy một chiếc xe hơi chở hai cậu bé. Cửa sổ xe được

đóng kín mít mặt dù nhiệt độ ngoài trời là gần 49oC. Một trong hai người lính hỏi

người kia, tức viên trung sĩ tuần tra, rằng liệu anh có thể mang cho hai cậu bé chút

nước không, và bước về phía chiếc xe.

Viên trung sĩ đưa mắt quan sát xung quanh và cảm thấy có nguy hiểm rình

rập. Anh ra lệnh cho đồng đội quay lại. Người lính của anh vừa mới quay gót thì

một qua bom phát nổ ở trong xe. Hai cậu bé bị giết. Người lính muốn mang nước

đến cho hai cậu bé bị mảnh đạn găm vào người nhưng đã may mắn thoát chết.

Sau này viên trung sĩ nhớ lại cảm giác khi anh thấy đồng đội bước về phía

chiếc xe: “Toàn thân tôi ớn lạnh, đó là cảm giác về sự nguy hiểm”. Trước đó cơ

quan cảm giác của anh đã cảm nhận được những dấu hiệu nguy hiểm một cách khá

tinh nhạy.Sáng hôm đó, không có vụ bắn tỉa nào n hằm vào họ, một điều không bình

thường, và các đường phố trở nên im ắng hơn ngày thường.

Các cuộc nghiên cứu về những cựu chiến binh cho thấy họ đã tin cậy như thế

nào vào khả năng đọc nhanh và diễn dịch những gì họ thấy ở môi trường xung

quanh dựa trên các cảm giác, ngôn ngữ cơ thể, hoặc những dấu hiệu bất bình

thường “không phù hợp”. Đây là điều tối quan trọng không chỉ đổi với các mối

quan hệ đối với cả sự sống còn, không chỉ đối với chúng ta mà cả đối với người

khác.

Tạo tƣơng tác

Biết hành động một cách thích hợp và phù hợp – dù tại một buổi hội họp nhỏ

tại nhà thờ, một câu lạc bộ thể thao, một chuyến dã ngoại cùng các đồng nghiệp,

hoặc một bữa tối đơn giản – là một kỹ năng quan trọng khác về con người. Bạn

phải tôn trọng nơi mà bạn đang có mặt.Khi đi thăm nước khác, tôi thường nhờ

những người tổ chức sự kiện và phiên dịch viên giúp hiểu các phong tục tập quán

của địa phương để đảm bảo rằng tôi không phạm phải bất cứ sai lầm nào khiến tôi

và khán thính giả trở nên cách biệt.

Có một số hành động bạn thực hiện trong khi ăn tại nhà nhất thiết không nên

xảy ra trong các bữa ăn ở một số nước. Ở hầu hết mọi nơi việc ợ hơi được coi là rất

bất lịch sự, nhưng ở một số nơi người ta quan niệm rằng phát ra tiếng ợ trong bữa

ăn là một sự khen ngợi dành cho chủ nhà. Có những chủ đề bạn nên tránh đề cập

đến ở một số nơi nhất định.Việc đề cập đến những xung độ trong quá khứ, những

vấn đề chính trị, thậm chí trong một số trường hợp là việc đề cập đến tôn giáo, chỉ

dẫn đến phiền toái mà thôi.

Tuy vậy, bạn luôn có thể tìm thấy những điểm chung để giao tiếp với người

khác. Khi trường thành, tôi hiểu được rằng lắng nghe là kỹ năng giá trị nhất trong

việc quan hệ với người khác, nhất là khi bạn đang tạo sự tương tác trong đám đông.

Khả năng giao tiếp


Ai trong chúng ta cũng tiếp xúc với người khác không chỉ thông qua lời nói

mà còn thông qua vẻ mặt và ngôn ngữ cơ thể, và những điều đó cho thấy chúng ta

đặt mình vào mối quan hệ với người khác như thế nào.Chúng ta thường không ý

thức được về việc đó cho tới khi ai đó xâm phạm vào không gian riêng của chúng

ta.Chẳng hạn, những người ghé sát vào người khác khi nói chuyện, có thể đang cố

gắng tạo sự tiếp xúc, nhưng họ có xu hướng khiến người khác muốn bỏ chạy.Cũng

thật khó để đánh giá, bởi vì chúng ta hoan nghênh một số người vào trong không

gian riêng của chúng ta hơn những người khác.Có lần, tại một bữa tiệc, một người

bạn đã ném cho tôi một cái nhìn vô cùng hoảng sợ bởi anh bị bốn người dồn vào

một góc phòng và cả bốn người đó ganh đua nhau để giành được sự chú ý của

anh.Họ vây lấy anh, và anh trong giống như một con cáo bị những con chó săn dồn

vào đường cùng.

Thu hút sự chú ý

Tôi không gặp khó khăn trong việc thu hút sự chú ý của bất cứ ai, nhưng duy

trì được khả năng đó là một thách thức. Khi tôi gặp gỡ mọi người, họ thườ ng ngạc

nhiên trước hình thể của tôi, nhưng không phải lúc nào họ cũng thấy thoải mái khi

nhìn thân hình tôi.Tôi chỉ có vài giây để vượt qua thách thức đó bằng cách thể hiện

sự lôi cuốn. Với trẻ em, đặc biệt là các em ở tuổi mới lớn, tôi nói đùa về việc

“mượn một bàn tay” hoặc về một chuyện gì đó đã khiến tôi phải trả giá bằng “một

cánh tay hoặc một bên chân”, để họ có thể thấy rằng tôi đã nghe thấy tất cả những

lời bình luận của họ và rằng tôi có thể cười cùng họ. Tôi nghĩ bí quyết thực sự để

thu hút sự chú ý là khiến cho mỗi con người bạn gặp cảm thấy rằng người đó nhận

được toàn bộ sự chú ý của bạn khi giao tiếp với bạn.

Rèn cách ứng xử

Tất cả chúng ta đều có xu hướng nghĩ rằng mình khéo ứng xử và biết quan

tâm đến người khác, nhưng tôi biết thỉnh thoảng mình thất bại trong việc đó. Em

trai tôi thích kể lại chuyện hồi còn nhỏ tôi rất hay sai vặt nó. Aaron đã phải chịu

đựng rất nhiều.Ngay cả khi cha mẹ tôi có mặt ở nhà, nó vẫn phải giữ vai trò là

người chăm sóc cho tôi bởi vì chúng tôi luôn ở cùng nhau như hình với bong.Aaron

sẽ nói với bạn rằng hồi nhỏ tôi hơi điên rồ trong việc đòi hỏi. Chẳng hạn, một buổi

sang, Phil, bạn của nó, đến nhà chúng tôi chơi. Cậu ta bước vào bếp đúng vào giờ

ăn sang, vậy nên tôi hỏi Aaron và Phil liệu họ có muốn ăn thịt muối x ông khói và

trứng không.

“Có, cảm ơn anh Nick!”, Phil nói.

Tôi chuẩn bị hối lộ cậu ta món thịt muối xông khói và trứng. Tôi làm điều đó

bằng cách gào lên: “Được rồi, Aaron, em lấy cho anh mấy quả trứng, và tiện đấy

em mang cho anh cái chảo rán nhé. Em đặt chảo lên bếp nhé.Đập trứng vào chảo,

sau đó anh sẽ lật trứng”.

Khi Aaron lớn lên, nó tìm cách đối phó với các kiểu sai khiến của tôi.Mỗi

khi cho rằng đòi hỏi của tôi là quá đáng, nó dọa sẽ tống tôi vào tủ, khóa cửa lại, để

mặc tôi trong đó. Vậy nên tôi phải phát triển các kỹ năng về con người trong ứng

xử, nếu không tôi có lẽ đã bị khóa trong tủ mãi mãi rồi!

Lời nói đi đôi với việc làm



Ai trong chúng ta cũng từng nghe nói tới típ người “lời nói không đi đôi với

việc làm”. Bạn có thể là một người biết lắng nghe, giàu lòng cảm thông, dễ gần, có

sức lôi cuốn và ứng xử tế nhị, nhưng nếu bạn không tìm đến với người khác để

giúp đỡ họ trong những lúc khó khăn, thì tất cả những kỹ năng ấy đều trở nên vô

nghĩa. Nói suông “Tôi thương bạn lắm” chưa đủ.Hành động của bạn có thể khẳng

định điều đó một cách mạnh mẽ hơn.

Trong các mối quan hệ công việc, lời nói đi đôi với việc làm không chỉ có ý

nghĩa là thực hiện công việc của bạn và vươn tới thành công mà còn là giúp người

khác hoàn thành công việc của họ và khuyến khích họ vươn tới thành công.

HÕA HỢP VỚI NGƢỜI KHÁC

Để nắm chắc các kỹ năng về con người, bạn phải đình hoãn nhưng lợi ích

của bản thân, những mối quan tâm, những vấn đề của riêng bạn và hướng tới mọi

người xung quanh. Đó không phải là việc có gắng trở thành trung tâm chú ý hoặc

trở thành người thú vị nhất trong phòng mà là việc tiếp xúc với người khác trong

điều kiện, hoàn cảnh của họ và làm cho họ cảm thấy đủ thoải mái để mời bạn bước

vào cuộc đời họ.

Chiều sâu của các mối quan hệ thường có mức độ khác nhau tùy thuộc vào

những người chúng ta tiếp xúc, từ những cuộc tiếp xúc ngắn ngủi – với người thu

ngân ở quầy thanh toán của cửa hàng, người phục vụ ở quán ăn, người đưa thư,

người ngồi cạnh bạn trên máy bay – đến những người chúng ta tiếp xúc thường

xuyên – hàng xóm, đồng nghiệp, khách hàng – và những người giữ vai trò là một

phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta – những người bạn thân nhất, vợ

hoặc chồng, và các thành viên trong gia đình. Mỗi mức độ của một mối quan hệ, dù

thân hay sơ, đều đòi hỏi kỹ năng con người, khả năng hiểu và cảm thông, khả năng

tương tác để hòa hợp với người khác.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Có một số kỹ năng về con người bị chúng ta xem nhẹ và coi thường. Một

trong số những kỹ năng đó rất quen thuộc đối với tôi, đó là: Sẵn lòng và khiêm

nhường để nhờ người khác giúp đỡ khi cần. Chúa Jesus, con của Chúa Trời, lúc còn

ở cõi trần hiếm khi đơn độc. Người luôn có một hoặc nhóm tông đồ bên cạnh.Bạn

đừng bao giờ nên cảm thấy rằng mình bắt buộc phải độc hành.Tìm kiếm sự giúp

đỡ ở ngƣời khác không phải là một dấu hiệu của yếu kém.Đó là một dấu hiệu

của sức mạnh. Kinh Thánh dạy rằng: “Hãy xin sẽ được, hãy tìm sẽ thấy, hãy gõ

cửa sẽ mở ra cho các con”.

Vài năm trước, lịch diễn thuyết dày đặc đã khiến tôi đi đến quyết định quay

trở lại với việc nhờ người chăm sóc mình, điều mà tôi đã cố gắng tránh trong một

thời gian dài.Khi còn nhỏ tôi muốn chứng minh rằng mình có thể sống từng ngày,

từng ngày mà không phụ thuộc vào người khác.Sống độc lập là rất quan trọng đối

với tôi.Vì sự thanh thản và bình yên trong lòng và vị tự trong, tôi cần phải biết

rằng, nếu cần, tôi có thể sống độc lập.

Nhưng khi bắt đầu sự nghiệp diễn thuyết và khi những lời mời đi diễn thuyết

được gửi đến tới tấp từ khắp nơi trên thế giới, tôi hiểu rằng mình đã làm tiêu hao

quá nhiều năng lượng vào việc tự chăm sóc bản thân, đặc biệt là trong các chuyến

đi. Để có thể diễn thuyết trước nhiều người ở nhiều nơi, bạn phải tập trung vào

đó.Vậy nên tôi lại sử dụng người chăm sóc cho dù vẫn hy vọng rằng, một ngày nào

đó tôi có vợ, có gia đình và lại có thể tự chăm sóc bản thân như trước.

Khi có một người chăm sóc, bạn không thể thiếu các kỹ năng về con người.

Không thể mong ai đó cho bạn ăn uống, đi đây đi đó cùng bạn, cạo râu cho bạn,

thay quần áo cho bạn, đôi khi bế bạn từ chỗ này đến chỗ khác nếu như người đó

không thật sự quý mến bạn, cho dù bạn trả lương cao. Thật may mắn, tôi luôn giữ

được quan hệ tốt với người chăm sóc mình – mặc dù đôi lúc họ cũng phải trải qua

thử thách. Tôi không có một người chăm sóc toàn thời gian cho tới năm 2005 , khi

Craig Blackbrun, người đã rất xúc động trước bài diễn thuyết của tôi tại một nhà

thờ, lien lạc với tôi. Anh ấy đề nghị được làm người chăm sóc và điều phối cho tôi

trong chuyến đi diễn kéo dài ba tuần ở các khu dân cư dọc bờ biển đầy nắng ấm của

Queenslan. Tôi hơi ngại khi nghĩ đến việc ở chung với một người không quen biết,

nhưng tôi kiểm tra các thông tin cá nhân của Craig và quyết định rằng tôi có thể tin

anh ấy. Craig đã chứng minh anh là một người có thể chăm sóc tôi, giúp tôi tiết

kiệm năng lượng cho diễn thuyết và các nhiệm vụ khác.

Trong nỗ lực đầy quyết tâm nhằm chứng minh khả năng vừa có thể sống độc

lập vừa có thể tạo dựng một sự nghiệp đòi hỏi phải đi đây đi đó nhiều, tôi từng quá

kiêu hãnh nên không tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác, ngay cả khi sự tìm kiếm

đó là hoàn toàn hợp lý. Bạn không nên mắc phải sai lầm tương tự.Bạn nên biết các

hạn chết của mình. Hãy bảo vệ sức khỏe và sự minh mẫn bằng cách làm những gì

phù hợp với con người. Hãy tìm đến người khác khi hoàn cảnh đòi hỏi. Nhưng hãy

nhớ rằng, việc nhờ vả điều gì đó ở bạn bè hoặc đồng nghiệp là bất lịch sự, trừ khi

trước đó bạn đã chứng minh sự quan tâm của bạn đối với họ. Không một ai trên đời

này nợ bạn nhiều hơn những gì bạn đã cho họ.


Một số người chăm sóc của tôi trong những năm qua là bạn bè, người thân

trong gia đình,người tình nguyện, nhưng hầu hết họ đều được trả công để chăm sóc

tôi bởi vì công việc của họ có những đòi hỏi khắt khe, xét trên lịch diễn thuyết rất

dày của tôi. Tôi bắt đầu sử dụng người chăm sóc một cách thường xuyên trong khi

đi diễn thuyết ở nhiều nơi trên đất Mỹ vào năm 2006. George, một người bạn của

tôi, đã tình nguyện làm lái xe kiêm người chăm sóc của tôi trong chuyến đi đó,

nhưng cậu ấy lại xuất hiện với một chiếc xe cũ phát ra tiếng ồn rất khó chịu cùng

mùi ẩm mốc và thật ngạc nhiên, có cả một lỗ thủng to tướng ở sàn xe! Tôi hơi bị

sốc. Tôi mường tượng ra cảnh mình lọt xuống cái lỗ thủng đó và bị một chiếc xe tải

cán nát. Ở trên chiếc xe đó, tôi chưa bao giờ cảm thấy an toàn, nhưng George đã

chứng tỏ mình là một người trợ giúp tận tụy.

Bryan, một trong những người chăm sóc cho tôi hiện nay, được một phen trải

qua thử thách to lớn trong chuyến tôi đi diễn thuyết ở châu Âu vào mùa hè năm

2008. Dịp ấy chúng tôi đã đi không ngừng nghỉ trong khoảng một tuần, tr ước khi

dừng chân một đêm tại khách sạn ở Timisoara, Romani, một thành phố xinh đẹp

được mệnh danh là “Thành Vienna thu nhỏ”, thuộc Transylavania. Trước đó tôi đã

nghe nói nơi ấy là một góc đáng sợ của hành tinh này, và sự khi ngờ của tôi đã

được khẳng định.

Mệt muốn chết do thiếu ngủ, tôi không còn sức mà sợ hãi nữa. Đó là đêm

đầu tiên trong chuyến đi dài tôi dự định nghỉ ngơi thực sự. Do tôi khó ngủ, Bryan

đưa cho tôi một viên thuốc an thần melatomin, loại thuốc cũng có công dụng giúp

cơ thế của chúng ta chống lại sự mệt mỏi sau một chuyến bay dài.

Thoạt đầu tôi nói với cậu ấy rằng tôi không nên uống thuốc.Tôi thỉnh thoảng

bị phản ứng với một số loại thuốc. Bryam thuyết phục tôi rằng thuốc đó an toàn, và

vì thận trọng, tôi chỉ dung nửa liều. Thật may mắn là tôi đã không nuốt cả viên

thuốc. Chẳng bao lâu sau khi uống thuốc, tôi chìm vào giấc ngủ sâu.

Trong một số chuyến đi thỉnh thoảng tôi bị mệt lử, và mặc dù khi thức thôi

phải vất vả lắm mới ngồi dậy được từ tư thế nằm, tôi lại có thể tự dựng người dậy

trong khi đang ngủ, và sau đó bắt đầu nói như thể tôi đang diễn thuyết trước các

khán thính giả. Đêm đó tôi đã khiến Bryan ở phòng kế bên thức giấc bởi vì tôi cứ

nói thao thao trong khi ngủ! Tôi diễn thuyết bằng tiếng Serbia!

Bryan đã kịp làm cho tôi tỉnh trước khi tôi đánh thức cả nước Romania dậy

bằng bài diễn thuyết trong lúc ngủ của mình, và sau đó cả hai chúng tôi đều nhận ra

người mình ướt đẫm mồ hôi.Chúng tôi bị nướng trong cái nóng mùa hè bởi vì trong

khi chúng tôi ngủ, máy điều hòa nhiệt độ trong phòng không được bật.Tất nhiên

chúng tôi mở cửa sổ để không khí tự nhiên tràn vào phòng.Sau đó trong tình trạng

mệt mỏi rã rời, chúng tôi lên gi.ường ngủ tiếp.

Một giờ sau chúng tôi lại bị đánh thức, lần này là lũ muỗi khổng lồ của vùng

Transylvania tới hút máu. (Chí ít chúng tôi hy vọng đó là muối!). Lúc ấy tôi mệt

quá, nóng quá, và ngứa ngáy khắp người, mà – thật bất lợi – tôi thì chẳng có tay để

gãi. Quả đúng là tra tấn!

Theo gợi ý của Bryan, tôi tắm cho bớt ngứa. Sau đó cậu ấy xịt thuốc trị ngứa

lên các vết muỗi đốt sưng đỏ trên người tôi. Tôi quay về gi.ường, nhưng chỉ mười

phút sau lại réo gọi Bryan. Khắp người tôi bỏng rát như bị nướng! Tôi bị dị ứng

thuốc trị ngứa.

Bryan lồm cồm bò lên gi.ường, bế tôi vào buồng tắm lần nữa, và trong khi

chúng tôi loay hoay ở trong đó thì cậu ấy bị trượt ngã, đập đầu vào bệ nhà tắm!

Kiệt sức, chúng tôi chỉ muốn ngủ, nhưng nỗi kinh hoàng trong đêm ấy vẫn chưa

chấm dứt.Vì máy điều hòa không hoạt động, chúng tôi cảm thấy quá nóng bức.Lúc

đó tôi suy nghĩ không được tỉnh táo, nên bảo Bryan lấy cho tôi một cái gối.

“Điều hòa nhiệt độ ở ngoài hành lang đang chạy, vậy nên tớ sẽ ra ngoài đó

ngủ”, tôi nói với người chăm sóc đang khá ủ ê và bối rối của mình.

Bryan không còn sức để tranh cãi.Cậu ấy đổ sập xuống gi.ường, còn tôi thì

chuồn ra khỏi phòng, để cửa mở để cậu ấy có thể nghe thấy tiếng tôi gọi khi

cần.Chúng tôi ngủ chập chờn như thế trong khoảng một hoặc hai giờ thì bỗng nhiên

một người lạ bước qua chỗ tôi, tiến thẳng vào phòng mắng nhiết Bryan bằng thứ

tiếng Anh rất khó nghe.

Sau khi ông ta nói một thôi một hồi, chúng tôi mới hiểu ra rằng vị khách

không mời mà đến đó tức giận vì ông ta nghi Bryan đã ném tôi ra ngoài hành lang

buộc tôi phải ngủ trên sàn!. Phải vất vả lắm chúng tôi mới thuyết phục được con

người nhân hậu đó tin rằng tôi tự ý ra ngủ ở hàng lang chứ không phải bị Bryan

tống ra khỏi phòng.

Người lạ ấy vừa đi khỏi là tôi trườn trở lại gi.ường ngủ, Bryan về gi.ường cậu

ấy. Nhưng chúng tôi chỉ vừa mới thiếp đi thì điện thoại của Bryan đổ chuông. Khi

cậu ấy trả lời điện thoại, những tiếng nói của người ở đầu dây bên kia đập vào tai

cậu như đạn nổ. Đó là người điều phối chuyến đi diễn thuyết của chúng tôi. Rõ

rang kẻ không mời mà đến lúc trước đã không tin chúng tôi. Ông ta phản ánh với

ban an ninh của khách sạn rằng tôi bị bỏ mặc ở ngoài hành lang cả đêm, và thế là

họ dựng người điều phối của chúng tôi dậy. Người điều phối dọa sẽ cho Bryan lãnh đủ.

Đấy, bạn có thế thấy tại sao tôi lại thuê những ba người để luân phiên chăm

sóc tôi bảy ngày trong tuần. Bây giờ Bryan và tôi có thể cười về cái đêm ác mông ở

Transylvania ấy, nhưng phải mất vài đêm ngủ trong phòng có điều hòa, không bị

một con muỗi nào đốt chúng tôi mới vượt qua được chuyện đó.

Một trong những bài học đầu đời của tôi là, tìm kiếm sự giúp đỡ không phải

là việc xấu. Cho dù có một cơ thể hoàn toàn lành lặn hay không, vẫn có nhƣng

lúc bạn không thể tự giải quyết đƣợc vấn đề mà bạn phải đổi mặt. Đúng vậy, ý

thức đƣợc mình bé nhỏ, khiêm nhƣờng là một kỹ năng về con ngƣời và là một

món quà mà Chúa ban cho chúng ta.

Bạn phải đủ khiêm nhường mới có thể tìm kiếm sự giúp đỡ ở người khác,

cho dù đó là sự giúp đỡ từ một người chăm sóc, một người cố vấn, một thần tượng,

hoặc một thành viên trong gia đình. Khi ai đó đủ khiêm nhường để tìm kiếm sự

giúp đỡ, hầu hết mọi người đều đáp lại bằng cách chìa tay ra với người đó. Nếu bạn

tỏ ra là người có tất cả mọi câu trả lời và bạn không cần bất cứ ai khác cả, thì bạn ít

có khả năng thu hút sự ủng hộ và giúp đỡ từ người khác.

KHÔNG QUẦN, KHÔNG DIỄN THUYẾT


Hồi nhỏ tôi được dạy rằng mọi vinh quang đều thuộc về Chúa Trời, và khi

trưởng thành, tôi hiểu rằng bất cứ điều tốt đẹp nào đạt được đều không phải do tôi

tạo ra mà là được tạo ra thông qua tôi. Dường như Chúa tin rằng thỉnh thoảng tôi

cần học một bài học về sự khiêm nhường để tôi không bao giờ mất đi khả năng tiếp

xúc và kết giao với người khác.Đôi khi những bài học về sự khiêm nhường không

dễ đâu.Có những lúc rất tức cười.

Tôi vẫn sống ở Australia vào năm 2002, khi anh họ của tôi, Nathan Poljak, đi

cùng tôi sang Mỹ để diễn thuyết tại một hội trại của thanh niên theo đạo Cơ Đốc.

Chúng tôi đến vào đêm trước hôm diễn ra buổi diễn thuyết và thật sự rất mệt sau

một chuyến bay dài. Chúng tôi ngủ mê mệt.

Tôi đã lên lịch dậy sớm để giảng Kinh Thánh cho các bạn trẻ ở hội trại,

nhưng không ai nỡ đánh thức tôi.Tôi thức dậy trước giờ giảng chỉ khoảng

15‟.Chúng tôi ở gần nơi diễn ra buổi giảng Kinh, vậy nên tôi nghĩ vẫn còn

kịp.Chúng tôi vội vã tới trại, nhưng khi đến nơi, tôi cảm thấy muốn đi vệ sinh.Bạn

tin hay không thì tùy, tôi tự làm việc đó được.Tôi sẽ không bao giờ tiết lộ các bí

quyết của mình đâu, nhưng tôi chỉ muốn nói rằng sử dụng khóa dính Velcro thay

cho khóa quần thông thường rất có ích trong trường hợp của tôi.Nathan đề nghị

giúp tôi bởi vì lúc đó chúng tôi đang vội.Anh ấy đưa tôi vào một phòng vệ sinh

công cộng và để tôi ở trong đó.

Sau khi tôi đi vệ sinh xong, Nathan quay vào giúp tôi, và khi chúng tôi sắp

sửa hoàn tất thì không may anh ấy lại đánh rơi quần của tôi vào bồn cầu! Chúng tôi

cứng người vì hoảng sợ, há hốc miệng khi sự đứng đắn của tôi biến mất trong dòng

nước xoáy.Tôi đứng đó trong tình trạng không có quần trong khi biết mình đã bị

muộn buổi giảng Kinh.Tôi nhìn anh họ trừng trừng qua gương.Vẻ mặt của anh ấy

phản ánh sự bàng hoàng của tôi. Rồi an hem tôi cười phá lên như hai gã rồ. Chúng

tôi thậm chí không thể khều chiếc quần lên bởi vì còn mải cười như điên dại, và

cơn cười càng khiến chúng tôi trở nên ngốc nghếch hơn. Nathan dễ lây cười lắm và

một khi anh ấy bắt đầu cười thì tôi cũng không nhịn được. Tôi chắc chắn rằng

người ở phòng vệ sinh bên cạnh lúc ấy đã tự hỏi không biết ở phòng vệ sinh số ba

có chuyện gì buồn cười đến thế.

Em trai, em gái, và các anh chị em họ đã giúp tôi học cười trong những tình

huống tức cười, và những gì tôi vừa kể là một trong những tình huống như thế.Họ

cũng dạy tôi biết dựa vào những người sẵn lòng giúp đỡ, dạy tôi tìm kiếm sự giúp

đỡ khi tôi cảm thấy mình thực sự cần sự giúp đỡ từ người khác.Tôi cũng khuyến

khích bạn làm như thế.


NHỮNG NGƢỜI BẠN THỰC SỰ

Những người chăm sóc cho tôi trong mấy năm qua đều rất tuyệt vời, và tôi

may mắn giữ được mối quan hệ bạn bè với họ sau khi họ chuyển sang làm công

việc khác. Trước khi tới làm việ cho tôi, hầu như tất cả họ đều đã là bạn hoặc đã

gặp tôi tại các buổi diễn thuyết.Luôn có một giai đoạn làm quen với công việc, và

giai đoạn đó thường khá buồn cười.

Những người đã quen biết tôi được một thời gian thường nói rằng họ nhanh

chóng quên rằng tôi không có chân tay và khuyết tật của tôi chẳng là vấn đề gì cả.

Điều đó thật tuyệt! Tốt thôi, trừ khi người có suy nghĩ trên lại tình cờ trở thành

người chăm sóc của tôi. Tôi không thể nói cho bạn biết đã bao nhiêu lần tôi nhờ

người chăm sóc lấy giúp chút nước và người đó cứ cố đưa cho tôi một chiếc ly như

thể tôi có tay để cầm ly nước. Trong tình huống đó, người chăm sóc thường ngây

người ra môt lát, trong khi tay vẫn chìa ly nước ra và đợi tôi đón lấy. Sau đó người

ấy sẽ đỏ mặt khi hiểu ra: Ôi! Lạy Chúa! Mình cứ cố đưa ly nước cho anh chàng

không có tay! Mình đang nghĩ gì thế này?

“Không sao đâu”, tôi nói.“Tôi quen với chuyện này rồi”.

Có khả năng bạn không cần một người thạo việc ở bên để trợ giúp bạn 24 giờ

mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần. Nhưng tất cả chúng ta, dù ít hay nhiều, đều cần có

người chăm sóc, đều cần ai đó chia sẽ những suy nghĩ với mình, cần ng ười cho

chúng ta lời khuyên chân thành, người khích lệ, người cố vấn hoặc thần tượng để

noi theo.

Cẩn phải khiêm tốn và cam đảm để thừa nhận rằng không phải cái gì bạn

cũng biết hoặc bạn có thể tự làm được mọi việc. Trong những phần trước của cuốn

sách, tôi đã khẳng định rằng khi có ý thức về mục đích sống, tận tâm theo đuổi

những ước mơ, bạn sẽ luôn phải đối mặt với vài kẻ gièm pha. May mắn thay những

đối tượng khác cũng sẽ xuất hiện – đôi khi họ xuất hiện trong những tình huống ít

ngờ tới nhất – để khích lệ bạn, hoặc để dẫn dắt bạn. Nên sẵn sang đón nhận họ bởi

việc kết giao với họ có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn.

Có ba loại đổi tượng dẫn dắt, nhưng người có các mối quen hệ tác động đến

cuộc sống của tôi: đó là người cố vấn, thần tượng và bạn đồng hành.

Người cố vấn là những người đã và đang ở vị trí mà bạn muốn vươn tới,

nhưng họ cũng là người giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ ước mơ của bạn và thực sự muốn

bạn đạt được thành công. Cha mẹ bạn hiển nhiên là người cố vấn, nhưng nếu may
mắn bạn sẽ tìm được những người khác sẵn lòng giữ vai trò đó trong suốt cuộc đời

bạn. Một trong những người cố vấn đầu tiên mà tôi có được là anh trai của mẹ tôi,

bác Sam Radojevic, người hiện vẫn đang sống ở Australia cùng với người vợ tuyệt

vời và những đứa con tuyệt vời. Bác có trái tim của một nhà doanh nghiệp, sự khôn

khéo của một nhà đầu tư, tầm nhìn của một nhà thám hiểm. Bác Sam luôn sẵn sàng

đón nhận trải nghiệm mới, và khi tôi còn nhỏ bác luôn khuyến khích tôi vươn lên.

Bác nói với tôi rằng trở ngại thực sự trong cuộc sống là những trở ngại mà chính

chúng ta tự tạo ra.Sự dẫn dắt và ủng hộ của bác đã mang đến cho tôi lòng cam đảm

để mở rộng tầm nhìn.

Tôi quen biết không ít người luôn mang trong mình gánh nặng nuối tiếc

trong suốt cuộc đời, nhưng bác Sam thì chẳng có gán h nặng nuối tiếc nào khi bác

nhìn lại những gì đã trải qua. Ngay cả khi mắc sai lầm, bác luôn hướng về phía

trước, đến với cơ hội tiếp theo với tinh thần háo hức của một đứa trẻ yêu đời.

Bác thích thiết kế và lắp ráp xe máy, xe đạp, nhưng bác không làm việc đó vì

bản thân. Bác giúp chính quyền bang Victoria triển khai một chương trình giúp

người tù sửa chữa và đại tu xe đạp cũ để tặng trẻ em nghèo kém may mắn và cả

người trưởng thanh không có tiền mua xe đạp. Nhờ chương trình này, hàng nghìn

chiếc xe đạp đã đến được với những người đang cần phương tiện đi lại.

Bác Sam đã khuyến khích tôi luôn nhìn về phía trước giống như bác, và luôn

tin tưởng ở tôi, ngay cả khi tôi không tin vào chính bản thân mình. Khi tôi 13 tuổi,

bác nói với tôi: “Nicholas, một ngày nào đó cháu sẽ bắt tay các tổng thống, các

hoàng đế, nữ hoàng”. Thậm chí ngay từ hồi đó bác đã tin rằng Chúa Trời có một kế

hoạch dành cho tôi. Đúng là một người cố vấn tuyệt vời!

Tôi khuyến khích bạn tìm kiếm những người cố vấn cho mình.Tuy nhiên,

bạn nên hiểu rằng người cố vấn thực sự không chỉ là người lúc nào cũng khen ngợi,

cổ vũ bạn – họ sẽ nói cho bạn biết bạn đang đi chệch đường, nếu sự thật đúng là

như vậy. Bạn phải sẵn sàng lắng nghe lời góp ý, cũng như lời khen ngợi của họ, và

nên biết rằng họ làm thế vì lợi ích của bạn.

Tôi cũng kính trọng người anh họ Duncan Jurisic.Khi còn nhỏ, tôi thường sợ

phải phiền ai đó đưa mình vào nhà vệ sinh, và anh ấy đã giúp tôi khám phá ra một

quy tắc cần ghi nhớ. Anh ấy nói: “Bất cứ khi nào cần sự giúp đỡ, em hãy nói cho

người khác biết”. Không chỉ anh ấy mà cả những người anh em họ khác của tôi đều

luôn yêu thương và giúp đỡ tôi, như Duncan và mẹ anh ấy, bà Dunilka, đã giúp tôi

chiến thắng nỗi sợ hãi trong những ngày đầu bước vào sự nghiệp diễn thuyết. Gia

đình họ, những người điều hành tập đoàn Australian Hospitality ở Mellbourne, đã

dành cho tôi sự dẫn dắt sáng suốt và quý giá.

Thần tượng là người đã đạt tới vị trí mà bạn mong muốn vươn tới, nhưng

thường thì họ không gần gũi với bạn như người dẫn dắt. Thường thì b ạn chiêm

ngưỡng họ từ xa, theo dõi bước tiến của họ, đọc cuốn sách của họ, và nối gót họ

trong sự nghiệp, coi họ là thần tượng của bạn. Thường những người đó nổi tiếng

trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi, là những người nổi dah với thành công và được

kính trọng. Một trong những thần tượng chung của tôi trong một thời gian dài,

người tôi luôn muốn gặp, là mục sư Billy Graham. Ông sống theo lời dạy của câu

Kinh Mark 16:15, và cũng là câu Kinh đã khích lệ tôi rất nhiều: “Hãy đi khắp thế

gian, giảng Tin Lành cho tất cả mọi người”.

Chắc hẳn phải có người cố vấn và thần tượng giống Vic và Elsie Schaltter,

hai nhân vật mà gần như cứ mỗi năm tôi lại đến thăm một lần.Họ luôn khuyến

khích tôi trở thành một người Cơ Đốc tốt hơn, hoàn thiện hơn. Họ sống ở Australia,

nhưng đã xây dựng được 65 nhà thờ và hội truyền giáo ở những vùng xa xôi hẻo

lánh của Nam Thái Bình Dương. Họ là thần tượng của tôi trong việc tạo ra sự thay

đổi tích cự cho thế giới trong vai trò của người truyền giáo. Họ làm việc thầm lặng,

không phô trương, và không bao giờ tự thổi phồng mình lên, nhưng họ đã tạo ra

một thế giới mới tốt đẹp hơn cho rất nhiều mảnh đời.

Khi còn là một cô bé mới lớn, Elsie đã hình dung thấy Chúa Jesu đứng trước

mặt bà, bảo bà hãy “đi”. Elsie hiểu rằng Chúa muốn bà thực hiện sứ mệnh của

người truyền giáo. Vic làm việc cho hãng General Electric tại một nhà máy điện

hạt nhân sau khi họ kết hôn, nhưng khi đó ông và Elsie cũng lắp lên một nhà thờ,

bắt đầu sứ mệnh truyền giáo – truyền giáo cho người dân Papus New Guinea, một

quốc gia nhỏ gồm nhiều bộ tộc ở phía Nam Thái Bình Dương và là một khi xứ hầu

như chưa biết đến đạo Cơ Đốc. Mặc dù đó là một đứa nhỏ, ba triệu người dân của

nước đó lại mang lại thuộc nhiều dân tộc vào với nhau, nói hơn 700 thứ tiếng.

Vic và Elsie đã yêu memens xứ sở đó và giờ đây đang sống ở bờ biển Bắc

của Australia. Từ căn cứ của mình, họ chỉ đạo công việc truyền giáo khắp các vùng

thuộc Nam Thái Bình Dương. Ngoài việc viết một số sách về tôn giáo, Vic đã dịch

Kinh Thánh sang tiếng anh đơn giản và một số ngôn ngữ địa phương để phục vụ

các bộ lạc mà ông Elsie mất

Định nghĩa thế nào là một ngƣời đồng hành là việc khóa cửa khó khăn đối

với tôi bởi vì cuộc sống của tôi diễn ra theo một hành trình khá đặc biết, Nhưng

người đóng hành thường là bạn bè, đồng nghiệp và người có mục đích giống mục

đích, đích của bạn, song hành với bạn trên đường đời. Họ thậm chí có thể là đối thủ

của bạn, nhưng là đối thủ thân thiện. Bạn và những con người đồng hành khuyến

khích, động viên và giúp đỡ lẫn nhau bằng cách làm phong phú đời s ống tinh thần

của nhau chứ không làm nó nghèo đi.

Khi tin vào sự phong phú, bạn tin rằng trên đời này có đủ những món quà

của Chúa – đủ sự mãn nguyện, dù cơ hôi, dù hạnh phúc, và dù tình yêu – dành cho

tất cả mọi người. Tôi khuyến khích bạn tiếp nhận quan điểm này bởi vì nó khiến

bạn cởi mở với mọi người hơn.Nếu bạn nghĩ thế giới là một nơi khan hiếm nguồn

vui, nơi các cơ hội là sẽ có hạn thì bạn sẽ coi người đồng hành của mình là mối đe

dọa, người sẽ chiếm mất những gì tồn tại và chẳng để lại gì cho bạn h ết.Cạnh tranh

có thể là một điều mạnh bởi vì nó thúc đẩy bạn, và ở trên đời này bạn sẽ luôn tìm

thấy những người khác muốn những gì bạn muốn. Với ý thức về sự phong phú, bạn

tin rằng có đủ phần thưởng cho tất cả mọi người, vậy nên sự cạnh trang có ý nghĩa

thúc đẩy bạn cố gắng hết sức và khuyến khích người khác cũng cố gắng như thế.

Ý thức về sự phong phú cho phép bạn và người đồng hành cùng tiến lên phía

trước với cảm giác rõ ràng về sự giúp đỡ lẫn nhau và tình bằng hữu. Tôi hiểu được

điều đó qua tình bạn của tôi và Joni Eareckson Tada, người cùng đi trên một con

đường giống như con đường tôi đã chọn. Như tôi đã miêu tả ở những phần trước,

Joni đã là thần tượng của tôi trong một thời gian dài trước khi tôi quen biết bà, bà

trở thành một người cố vấn, giúp t ôi tạo dựng sự nghiệp ở Mỹ, và bây giờ bà là bạn

đồng minh, giúp tôi tạo dựng sự nghiệp ở Mỹ, và bây giờ bà là bạn đồng hành của

tôi, luôn đưa ra lời khuyên sáng suốt và luôn dành cho tôi sự lắng nghe đầy cảm

động.

Một người khác luôn sát cánh bên tôi trên mọi bước đường là Jackie

Davison, người sống gần nhà chúng tôi khi tôi còn là một cậu bé mới lớn. Ngày đó

Jackie đã kết hôn và có hai cô con nhỏ, nhưng chị luôn dành thời gian để nghe tôi

tâm sự về bất cứ chuyện gì ám ảnh tâm trí tôi, cả đêm chuyện tốt l ẫn chuyện xấu.

Chị và tôi dù gần gũi về tuổi tác nên chị đối với tôi giống như một người bạn sáng

suốt hơn là một người trưởng thành có óc xét đoán. Tôi yêu quý gia đình chị, và tôi

trở thành một người anh cả không chính thức đổi với những đứa con của chị,

thường giúp chúng làm bài tập hoặc chơi đua với chúng.

Vào năm 2002, tôi trải qua một giai đoạn khó khăn cả về việc học ở trường

đại học lẫn trong cuộc sống, và cảm thấy mình xao nhãng. Khi đó tôi vừa mới chia

tay người bạn gái đã bắ bó trong một thời gi an dài và đang rất buồn. Vậy nên tôi

tìm đến Jackie, nhờ chị ấy giúp tôi hiểu chuyện gì đã xảy ra.Tôi dốc bầu tâm sự,

còn chị chỉ ngồi yên lặng nghe tôi nói mà không hề động chạm hay phản ứng

gì.Bỗng nhiên tôi chợt hiểu ra rằng tôi đang chát gánh nặng cảm xúc đó lên chị mà

chị không hề phản ứng. Cuối cùng tôi ngừng kể, và nói: “Em nên làm gì đây? Hãy

nói cho em biết đi!”. Chị mỉm cười, đôi mắt ánh lên sự ấm áp rồi nói một cách đơn

giản: “Hãy tạ ơn Chúa”.

Thất vọng và chẳng hiểu gì, tôi hỏi: “Tạ ơn Chúa vì điều gì?”.

“Cứ tạ ơn Chúa đi, Nick a”.

Tôi nhìn đăm đăm xuống sàn nhà và nghi.Đó là tất cả những gì chị ấy phải

nói ư? Người phụ nữ này đã thay đổi rồi!

Thế rồi tôi chợt hiểu ra rằng Jackie bảo tôi hãy tin tưởng ở Chúa và rằng

Chúa không quên tôi. Chị nói thế nghĩa là chị muốn bảo rằng tôi nên đặt niềm tin

không phải vào sự khôn ngoan của con người mà vào sức mạnh của Chúa. Chị bảo

tôi hãy quy thuận Chúa và tạ ơn Người, mặc dù trong hoàn cảnh đó tôi cảm thấy

Người không đáng nhận những lời tạ ơn. Chị đã bảo tôi hãy tạ ơn Chúa trước vì

những món quà sẽ đến với tôi qua nỗi đau này. Chị có đức tin mạnh mẽ, chị đều

nhắc nhở hãy quy thuận trước Chúa, bởi vì Chúa có một kế hoạch dành cho tất cả

chúng ta.

HƢỚNG ĐI CUỘC ĐỜI

Những mối quan hệ “hướng dẫn” không phải lúc nào cũng dễ chịu. Trên thực

tế, bạn muốn có những người kiểm nghiệm tính đúng sai cho bạn, hay đẩy bạn về

phía trước. Bạn muốn có những người đủ quan tâm đến bạn khiến bạn phải suy

nghĩ một cách nghiêm túc bạn đang làm gì, đang ở đâu, tại sao bạn lạ i theo đuổi

việc này, và điều gì sẽ đến với bạn tiếp theo.

Khi quyết định đi theo con đường diễn thuyết và truyền giáo, tôi đã chia sẻ

quyết định này với những người bạn thân nhất và với gia đình. Một số người rất lo

lắng, trong đó có cha mẹ tôi. Trong nhiều năm, Hội thánh Tin Lành của chúng tôi

đã sản sinh ra nhiều nhà truyền giáo. Hội đã xây dựng được các trung tâm dành cho

trẻ mồ côi, giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn. Khi tôi nói với cha mẹ

rằng mình muốn nói về đức tin với các giáo phái khác t rong nhà thờ trên khắp thế

giới, cha mẹ đã không khỏi lo ngại cho sức khoẻ của tôi và băn khoăn không biết

đó có thực sự là sứ mệnh mà Chúa muốn tôi thực hiện hay không.

Tôi lắng nghe băn khoăn của họ bởi chắc chắn cha mẹ muốn tôi thành công.

Bạn cũng nên làm thế khi nhóm ủng hộ mơ ước của bạn đưa ra những ý kiến liên

quan đến các kế hoạch của bạn, đặc biệt nếu bạn muốn họ vun đắp cho thành công

của mình. Hãy thể hiện sự kính trọng đối với họ và suy nghĩ kỹ về những lời

khuyên và sự hướng dẫn của họ. Bạn không nhất thiết phải chấp nhận những lời

khuyên và sự hướng dẫn đó, nhưng hãy nhớ rằng có thực sự quan tâm đến bạn thì

học mới nói với bạn cả những điều mà bạn không muốn nghe.

Tôi tôn trọng những băn khoăn, lo lắng của cha mẹ tôi, nhưng cũng cảm thấy

Chúa đang kêu gọi tôi trở thành một nhà truyền giáo. Nhiệm vụ khi đó là vâng lời,

nhẫn nại và cầu mong rằng qua thời gian cha mẹ sẽ đồng cảm và có chung suy nghĩ

với tôi. Ơn Chúa, không chỉ cha mẹ mà cả giáo hội cuối cùng cũng đã chấp nhận

nguyện vọng của tôi. Những người đứng đầu giáo hội đã ủng hộ và giúp đỡ tôi,

phong tôi làm Mục sư truyền Phúc âm bậc một.

Không có sự hứa hẹn hay đảm bảo rằng tất cả mọi người bạn gặp đều muốn

giúp bạn. Một số người thậm chí cố làm bạn nhụt chí. Có thể họ có mục đích tốt, lý

do thích hợp để lo lắng. Không một nỗi lo sợ nào của cha mẹ là vô lý, nhưng hồi ấy

tôi đã cầu mong rằng đức tin của họ sẽ chiến thắng nỗi lo.

Các bậc cha mẹ và những đứa con đã trưởng thành của họ thường phải chấp

nhận sự bất đồng để tiến lên phía trước. Các thành viên trong nhóm ủng hộ mơ ước

của bạn cũng vậy thôi. Bạn có thể chứng tỏ rằng mình đúng, nhưng rốt cuộc, đúng

không phải là điều quan trọng.

Tôi cảm thấy mình rất may mắn vì cha mẹ và tôi có thể tôn trọng ý kiến và

quyết định của nhau. Ơn Chúa, quan hệ của chúng tôi không những đã đứng vững

qua thử thách đó mà còn trở nên gần gũi hơn trước nhờ tình yêu thương sâu sắc và

tôn trọng lẫn nhau. Nếu hồi đó chúng tôi không bàn bạc một cách cởi mở về những

cảm xúc của mình, thì kết quả đạt được có lẽ sẽ không tốt đẹp như bây giờ.

Tôi chăm chỉ thực hiện các bổn phận tại nhà thờ của giáo hội và làm hết sức

để chia sẽ kinh nghiệm cho các bạn trẻ ở đó. Nhưng tôi cũng bắt đầu phát triển sự

nghiệp riêng, nói chuyện ở các nhà thờ khác, tìm đến với những người ở các khu

dân cư khác. Tôi vui mừng được cho các bạn biết rằng nhiều bạn trẻ ở những nơi

tôi đi tới đã đạt được tiếng bộ trong quan hệ với Chúa, và tôi cảm ơn Người về điều đó.

Cha mẹ đã cầu nguyện cho tôi và đã ở bên tôi trong cái ngày tôi chính thức

được phong làm nhà truyền Phúc âm vào năm 2008, và trải nghiệm đó đã đưa

chúng tôi lên một tầm cao mới của tình yêu thường và sự tôn trọng lẫn nhau. Cha

mẹ biết rằng tôi đã tận tâm và cống hiến cho việc truyền bá lời Chúa. Được cha mẹ

và tất cả những người ủng hộ cầu nguyện cho mình trước toàn thể giáo đoàn là một

điều mà mãi mãi tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi phải nói rằng cha mẹ là những

người ủng hộ tôi mạnh nhất, và trong những quyết định quan trọng của đời tôi họ

thường đúng hơn là sai.

Bạn đừng bao giờ nên xem nhẹ các mối quan hệ, đặc biệt là những mối quan

hệ với các thành viên gần gũi nhất trong gia đình. Coi trọng các mối quan hệ đó sẽ

mang lại cho bạn phần thường trong suốt cuộc đời.

Nào, bây giờ hãy dành thời gian đánh giá các kỹ năng về con người của

mình, đánh giá chất lượng của các mối quan hệ, và những gì bạn đầu tư vào các

mối quan hệ đó. Bạn có thực sự đáng tin cậy không? Bạn có tin những người thân

thiết nhất đối với bạn không? Bạn có thu hút được người khác tự nguyện vun đắp

cho thành công của bạn không? Bạn có tôn trọng họ không? Bạn có đầu tư vào các

mối quan hệ nhiều như những gì bạn nhận được từ các mối quan hệ đó không? Mỗi

lần vui và hài lòng với gia đình, tôi hiểu rằng tôi đã sống cho những phút giây hạnh

phúc đó nhiều đến mức nào. Niềm hy vọng của tôi là bằng cách nào đó thuyết phục

gia đình tin rằng bãi biển ở San Diego đẹp hơn bãi biển ở Australia để tôi có thể

luôn có gia đình ở bên cạnh. Hãy làm tất cả những gì có thể để người bạn yêu

thương ở càng gần bên bạn càng tốt, càng lâu càng tốt.

Chất lượng các mối quan hệ có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng cuộc sống

của chúng ta, vậy nên hãy trân trọng các mối quan hệ mà bạn đang có. Đừng xem

nhẹ chúng. Kinh Thánh dạy: “Hai người hơn một, bởi vì họ sẽ được kết quả tốt:

Nếu người này vấp ngã, thì người kia sẽ đỡ bạn mình lên; nhưng thương thay cho

kẻ ở một mình mà vấp ngã, không có ai đỡ mình lên!”.



10.Nắm bắt cơ hội

Joshua và Rebekah Weigel là những nhà làm phim ở Los Angeles từng giành

được một số giải thưởng danh giá, luôn cống hiến tài năng và công sức để làm ra

những bộ phim có tính giải trí cao đồng thời có tác dụng khích lệ tinh thần khán

giả. Tôi chưa bao giờ gặp họ, nhưng sau khi họ xem các video về tôi, họ có cảm

hứng viết một kịch bản phim, trong đó tôi là nhân vật chính. Trong khi viết kịch

bản đó, họ cố liên lạc với tôi qua nhiều kênh khác nhau, nhưng vì tôi bận đi diễn

thuyết nên họ không thể liên lạc ngay được. Thế rồi vào một ngày chủ nhật, trong

khi đang dự lễ nhà thờ ở làng Westlake, họ tình cờ gặp một người bạn cũ tên l à

Kyle.

“Anh hiện giờ đang làm gì?”, họ hỏi Kyle.

“Tôi làm người chăm sóc cho một chàng trai tên là Nick Vujicic”, Kyle nói.

Tất nhiên, Joshua và Rebekah rất kinh ngạc.

Thật ngạc nhiên đúng không bạn? Nghe có vẻ như là một cơ hội bằng vàng

nhỉ? Liệu có thường xảy ra chuyện hai nhà làm phim đầy nhiệt huyết viết kịch bạn

về một người mà họ chưa bao giờ gặp mặt, rồi bỏ công ra tìm kiếm anh ta và đề

nghiê làm một bộ phim về anh ta? Thật tuyệt vời, đúng không bạn? Một giấc mơ

thành hiện thực?

Bạn đã bao giờ để lỡ mất một cơ hội vì bạn sắp xếp các hoạt động của mình

một cách không hiệu quả chưa? Bạn đã bao giờ trải nghiệm nỗi thất vọng khi thấy

ai đó bước qua một cánh cửa mà bạn đã bỏ qua chưa? Hãy học lấy bài học từ chính

những trải nghiệm đó, và hãy hăng hái lên, bạn ạ! Walter Chrysler, người sáng lập

ra hãng xe hơi Chrysler, từng nói rằng lý do mà rất nhiều người chẳng thể tiến bộ

được trong cuộc sống là khi cơ hội gõ cửa, họ lại đang ở sân sau mải tìm một thứ

cỏ may mắn. Ngày nay tôi thấy nhiều người mua xổ số hay vì đầu tư vào tương lai.

Hãy đầu tư vào tương lai bằng cách làm việc chăm chỉ, dốc toàn tâm toàn lực cho

những mục đích của bạn, và chờ đợi thời điểm thích hợp để tạo ra bước nhảy vọt.

Nếu cảm thấy mình chưa bao giờ đạt được mục tiêu nào đó, thì đó là bởi vì

bạn chưa thực sự nạp đạn và sẵn sàng khai hoả. Bạn chịu trách nhiệm về sự

thành công của chính bạn. Hãy nhìn nhận trách nhiệm đó bằng cách chuẩn bị

sẵn sàng để cố gắng hết sức vì mục tiêu đặt ra. Khi bạn vƣơn lên đƣợc vị trí

thích hợp, những cơ hội sẽ đến. Nếu mặc cảm hoặc tự ti, bạn không thể mong

các cơ hội sẽ đến với mình. Hãy tin vào chính bản thân (Tôi đã đề cập đến điều

này rồi, đúng không?) Hãy tin vào các khả năng và cơ hội dành cho bạn trong cuộc

đời này. Hãy tin vào giá trị của bạn trên hành tinh này. Nếu bạn không cảm nhận

được giá trị của đôi cánh thì bạn sẽ chẳng bao giờ cất cánh khỏi mặt đất được.

Hãy lao động chăm chỉ và nghiêm túc. Hãy để cho đôi bàn tay của bạn thấm

đẫm sự nhọc nhằn của lao động. Hãy học hành thật siêng năng. Thomas Edison

từng nói rằng, các cơ hội thường bị bỏ lỡ bởi chúng thường ẩn sâu trong cuộc sống

bình thường và tẻ nhạt. Bạn có sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần phải làm không?

Phải thú nhận rằng khi vợ chồng Weigel liên lạc với tôi lần đầu, tôi không

chú ý đến họ lắm. Anh bạn Kyle tội nghiệp lại rất hào hứng. Anh cố nói với tôi về

những bạn làm phim của anh và dự án của họ. “Tôi có mấy người bạn có ý tưởng

làm phim về cậu”, anh mới nói đến đó tôi đã vội ngắt lời anh.

“Kyle, tôi bận lắm, không thể nói chuyện với các bạn của anh bây giờ đâu”,

tôi cáu kỉnh.

Chẳng là tôi vừa mới trải qua một chuyến đi dài và đang cảm thấy mệt mỏi.

Vả lại, trước đó không lâu tôi đã bị mất thời gian và tiêu hao năng lượng vì một đề

nghị làm phim. Sau khi nghe người ta tóm tắt kịch bản (của một bộ phim truyện!),

tôi đã háo hức suốt mấy tháng. Thế rồi họ gửi kịch bản cho tôi. Hoá ra nhà sản xuất

muốn tôi đóng vai một nhân vật lúc nào cũng nhai thuốc, ăn nói thô tục, và trong

phần lớn thời gian của bộ phim chỉ làm một kẻ vô công rỗi nghề.

Dù để bắt đầu hay kết thúc sự nghiệp điện ảnh của mình tôi cũng không

muốn nhận vai diễn đó. Vậy nên tôi đã từ chối. Không phải mọi cơ hội đều đáng

để chúng ta tận dụng. Bạn phải trung thành với những giá trị của mình, tích

luỹ chúng cho mục đích lâu dài. Bạn muốn để lại dấu ấn gì trên cõi đời này?

Bạn muốn đƣợc mọi ngƣời nhớ đến nhƣ thế nào? Tôi không muốn một ngày

nào đó các cháu của tôi phát hiện ra một DVD của bộ phim trong đó ông Nick của

chúng luôn miệng chửi thề, chảy dãi nhề nhề xuống cằm do nhai thuốc, và sống

như một kẻ suy đồi. Vậy nên tôi nói cảm ơn, nhưng tôi từ chối lời mời đóng phim

đầu tiên đó.

Tôi thích tham gia đóng phim, nhưng tôi không sẵn sàng từ bỏ các giá trị của

mình để làm điều đó cho bằng được. Có thể cũng có lúc bạn phải đưa ra quyết định

tương tự. Hãy mạnh mẽ lên. Hãy giữ vững các nguyên tắc của mình, nhưng đừng

phạm sai lầm mà tôi đã phạm phải: khi đóng cánh cửa thứ nhất lại, tôi cũng đồng

thời sập các cánh cửa khác.

Đó là lý do tại sao tôi lại dập tắt sự nhiệt tình của anh bạn Kyle tốt bụng mà

không suy nghĩ một giây khi anh nói về dự án làm phim của vợ chồng Weigel. Tôi

không nhìn thấy tương lai trong việc đó bởi đang mải nhìn về quá khứ. Đó là một

sai lầm lớn.

May mắn thay, vợ chồng Weigel không dễ nản lòng. Họ nhờ một người bạn

khác liên lạc với người phụ trách truyền thông của tôi. Ông ấy đọc kịch bản, thấy

thích, và mang nó đến cho tôi. Đọc kịch bản đó tôi hiểu rằng Kyle đáng được nhận

một lời xin lỗi từ phía tôi. Kịch bản của Weigel chứng đựng niềm hy vọng, sự cứu

chuộc, các chủ đề gần gũi với trái tim và tinh thần tôi.

Thế thì còn ai vào vai nhân vật chính trong bộ phim đó tốt hơn tôi chứ? Nhất

và vì nhân vật chính họ tạo ra cho tôi là “anh chàng Will không tay chân”. Mở đầu

bộ phim, nhân vật đó là một “quái nhân”, đầy chán nản và cằn nhằn trong một buổi

diễn xiếc phục vụ người nghèo. Sau đó, nhờ có lòng tốt của mọi người, Will được

mời tham gia một đoàn xiếc chuyên biểu diễn vì mục đích từ thiện, và cậu trở thành

ngôi sao của nghệ thuật nhảy trên không đầy mạo hiểm và thú vị.

Tôi hiểu rằng đây chính là cơ hội không nên bỏ lỡ. Tôi cảm ơn Kyle và nhờ

ông ấy sắp xếp một cuộc gặp với vợ chồng Weigel. Những việc quan trọng mau

chóng được thực hiện. Chúng tôi gặp nhau. Chúng tôi kết giao. Và tôi ký hợp đồng

với họ. Nhiệt huyết tăng lên khi tôi hiểu ra rằng nhiều diễn viên giàu kinh nghiệm

đã đồng ý tham gia bộ phim.

Đó là một dự án phim được triển khai nhanh với kinh phí thấp, vậy nên tôi

chỉ phải dẹp các việc khác của mình để dành ra một tuần cho các cảnh quay. Bạn s ẽ

phải đọc các bài viết về bộ phim đó mới có thể biết tôi có tương lai trong lĩnh vực

điện ảnh hay không, nhưng, thực tế, bộ phim The Butterfly Circus của Weigel đã

giành được giải thường trị giá 100.000 đô la Mỹ của Doorpost Film Project, một

quỹ hỗ trợ và tôn vinh những nhà làm phim tạo ra những bộ phim mang lại hy vọng

cho cuộc đời. Bộ phim nhỏ của chúng tôi (mà bạn có thể xem trên trang The Doorpost Project - if opportunity doesn't knock... build a door) được chọn từ hơn một trăm bộ phim ngắn có cùng

chủ đề. Giải thưởng của Doorpost khiến phim thu hút được đông đảo công chúng,

và vợ chồng Weigel hiện đang nghĩ tới việc chuyển thể nó thành một bộ phim truyện dài.

Có thể tôi cũng sẽ tham gia dự án làm phim đó. Suy cho cùng, không nhiều

diễn viên có thể đóng vai một người không tay chân mà lại có thể nhảy cầu, bơi, và

nói giọng Australia chuẩn như tôi!

HÃY HÀNH ĐỘNG!

Hành động sẽ được tưởng thưởng. Hãy thực hiện ngay nếu không muốn thua

cuộc. Hãy chủ động tiến hành nếu không muốn bị thụ động. Nếu bạn không có

được những gì mình muốn, thì hãy nghĩ đến việc tạo ra chúng. Chúa sẽ thắp sáng

con đường bạn đi. Vận may của cuộc đời bạn, cánh cửa dẫn đến những giấc mơ

đang rộng mở. Con đƣờng dẫn đến mục đích sống có thể hiện ra bất cứ lúc

nào. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để bƣớc trên con đƣờng đó. Hãy làm tất cả những

gì bạn cần phải làm. Hãy học tất cả những gì bạn cần phải biết. Nếu cơ hội

không tìm đến với bạn thì hãy chủ động tìm đến với các cơ hội. Một ngày nào

đó bạn sẽ vƣơn tới đƣợc cuộc sống mà bạn hằng ao ƣớc.

Hãy dám dấn thân vào con đường vươn tới ước mơ, hãy nắm bắt cơ hội. Hồi

mới khởi nghiệp, trước khi bị chứng đau lưng, tại mỗi buổi diễn thuyết tôi đều sẵn

sàng ôm tất cả những ai muốn ôm tôi. Thật ngạc nhiên, nhiều người xếp hàng để

được nói vài lời với tôi và để ôm tôi. Tôi rất ngạc nhiên bởi vì mỗi con người tôi

gặp trong những buổi diễn thuyết đó đều có cái gì đó độc nhất vô nhị để tặng, một

món quà mà tôi có thể nhận lấy và mang theo mình. Bạn cũng cần có sự cảm nhận

tương tự về các cơ hội. Ngay cả những cơ hội thoạt đầu không có vẻ hứa hẹn cũng

có thể trở nên quý giá khi bạn chủ động nắm bắt lấy nó.

BIẾT TẠO RA CƠ HỘI

Ngay cả khi đã xác lập được mục đích sống mạnh mẽ và đã phát triển được

nguồn hy vọng lớn lao, niềm tin sâu sắc, lòng tự tôn, thái độ sống tích cực, lòng

dũng cảm, tính kiên cường, khả năng thích nghi và những mối quan hệ tốt, bạn

không thể chỉ ngồi đó và chờ đợi vận may đến với mình. Trên con đường vươn tới

thành công, bạn phải nắm bắt từng cơ hội. Đôi khi bạn nhận thấy rằng trở ngại

xuất hiện trên con đƣờng của bạn không vì mục đích nào khác ngoài mục đích

mở ra cơ hội để đƣa bạn tới vị trí cao hơn. Nhƣng bạn phải có l ng dũng cảm

và sự quyết tâm để vƣơn lên.

Một trong những khẩu hiện của tôi tại tổ chức Life Without Limbs là “một

ngày mới, một cơ hội mới”. Không có những khẩu hiệu được đóng khung trên

tường – chúng tôi cố gắng tạo ra những khẩu hiệu từ chính các hành động của

mình. Bác sĩ Cara Barker, một nhà tâm lý học và là một chuyên gia hướng dẫn

nghệ thuật lãnh đạo, đã nhận xét như thế này trong bài viết của bà đăng trên tờ

Huffington Post: “Nick Vujicic đã chứng minh rằng anh có thể đánh thức trái tim,

khích lệ người khác vươn lên qua một tình huống mà gần như tất cả mọi người trên

trái đất này cho là có rất ít hy vọng. Vujicic, một người anh hùng, đã tìm được cơ

hội trong một hoàn cảnh mà hầu hết mọi người nhận thấy hoàn toàn chẳng còn cơ

hội nào hết”.

Tôi cảm thấy bối rối trước những lời bà ấy viết. Khi còn bé, thậm chí có nằm

mơ tôi cũng không dám mơ được ai đó gọi là anh hùng, một nguồn khích lệ đối với

bất cứ ai. Hồi còn bé, tôi hiểu rằng tức giận về những gì mình không có hoặc chán

nản về những gì mình không thể làm chỉ khiến mọi người xa lánh tôi mà thôi,

nhưng khi tìm kiếm các cơ hội để giúp ích cho người khác, tôi có thể làm cho mọi

người đến gần tôi hơn. Tôi đã tự biết không thể ngồi đợi mà phải tiến về phía trước

và tự tạo ra cơ hội cho chính mình bởi vì dường như một cơ hội luôn dẫn đến một

cơ hội khác. Mỗi lần đi diễn thuyết hoặc tham dự một sự kiện nào đó hoặc đi thăm

một vùng đất mới trên thế giới, tôi lại có cơ hội gặp gỡ mọi người, biết thêm những

tổ chức mới và thu thập được thông tin giúp mở ra cơ hội mới trên con đường vươn

lên.

TRONG CÁI RỦI CÓ CÁI MAY

Bác sĩ Barker đã nhận xét một cách xác đáng rằng, khi tôi thôi không chú ý

đến thách thức do khuyết tật th.ân thể của mình mà chuyển sang chú ý đến món quà

mà các thách thức ấy mang tới, cuộc sống của tôi đã thay đổi một cách bất ngờ theo

hướng tích cực hơn. Bạn cũng có thể làm như vậy. Nếu bạn có thể công nhận rằng

th.ân thể mà Chúa đã ban cho tôi, xét theo nhiều khía cạnh, là một món quà quan

trọng và kỳ lạ, thì liệu bạn có thể nhận thức được rằng ẩn chứa trong chuyện tưởng

như không may của bạn là những món quà, và những món quà đó thậm chí nằm

trong chính bản thân bạn, trong chính những điều mà bạn cho là điểm yếu lớn nhất

của mình hay không?

Điều đó phụ thuộc vào cách nhìn của bạn? Bạn không thể lẩn tránh cuộc

sống. Trên đường đời thế nào cũng có lúc bạn gặp thất bại. Bạn sẽ trở nên chán

nản, tức giận, buồn rầu: Mình đã được nếm mùi thất bại. Tuy nhiên, tôi khuyến

khích bạn loại bỏ sự chán nản và cay đắng. Bạn có thể bị vùi lấp bởi một con sóng

lớn, nhưng cũng có thể cưỡi con sóng đó vào bờ. Những sự kiện đầy thách thức

trong cuộc đời có thể đẩy bạn xuống dốc hoặc nâng bạn lên một tầm cao mới. Nếu

bạn vẫn c n có thể thở, thì hãy biết ơn vì điều đó. Hãy sử dụng l ng biết ơn đó

để vƣợt lên sự chán nản và cay đắng. Hãy tiến lên phía trƣớc, từng bƣớc từng

bƣớc một, tập trung động lực, và tạo dựng cuộc sống mà bạn mong muốn.


Khuyết tật về th.ân thể đã khiến tôi trở nên can đảm và thôi thúc tôi nói

chuyện với mọi người để tương tác. Và nhờ khuyết tật, tôi đã tập trung phát triển sở

trường của mình trong toán học, để nếu việc diễn thuyết không thành công thì tôi

luôn có một công việc dự phòng. Tôi thường nghĩ rằng ngay cả những nỗi đau xé

lòng mà tôi phải chịu đựng do khuyết tật cũng giúp ích tôi bằng cách khiến tôi dễ

động lòng trắc ẩn trước nỗi đau của người khác. Những thất bại mà tôi đã trải qua

khiến tôi biết trân trọng thành công của mình hơn và thêm cảm thôn g với những

người đang phải đấu tranh với nghịch cảnh, đã và đang gặp phải thất bại trên đường

đời.

ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI

Không phải tất cả mọi cơ hội đều như nhau. Ở đầu chương này tôi đã viết về

việc tôi nắm lấy cơ hội đóng phim đầu tiên sau khi đã từ chối mộ t lời đề nghị đóng

phim trước đó.

Bây giờ nếu xem bộ phim Butterfly Circus, bạn sẽ thấy rằng Will, nhân vật

mà tôi thủ vai, ở đầu bộ phim không phải là một anh chàng thú vị. Thực tế, anh ta

có phần đáng ghét bởi sự cay đắng và chán nản ẩn náu trong tim. Nhưng tôi nhận

vai diễn đó bởi Will đã trải qua một sự thay đổi để chiến thắng nỗi bất hạnh và oán

hận của chính anh. Giống như một con sâu bướm biến đổi thành một con bướm có

thể cất cánh bay, Will dần dần loại bỏ được hoài nghi và ngờ vực để trở thành một

con người thú vị, đầy tình yêu thương và được cứu chuộc.

Tôi muốn mình được biết đến trên hành tinh này theo cách đó. Bạn muốn

bản thân được mọi người biết đến theo cách nào? Trong những chương trước,

chúng ta đã bàn về tầm quan trọng của việc có được một mục đích sống. Khi cơ hội

và những lời đề nghị đến, hoặc khi có thể tự tạo ra cơ hội cho chính mình, bạn phải


luôn tự đặt ra câu hỏi: Cơ hội này có phù hợp với mục đích sống và các giá trị

của mình không?

Một cơ hội tốt là cơ hội như thế nào? Là bất cứ điều gì đưa bạn tiến thêm

một bước tới gần mơ ước của bạn. Tất nhiên cũng có những cơ hội không tốt. Đó

có thể là việc đêm qua bạn được bạn bè rủ đi chơi và bị say xỉn. Hoặc có thể bạn đã

chơi trò chơi điện tử thay vì chuẩn bị cho một cuộc họp hoặc đọc một cuốn sách để

nâng cao các kỹ năng. Sự lựa chọn của bạn trƣớc các cơ hội quyết định chất

lƣợng cuộc sống mà bạn đang hƣớng tới.

Hãy suy nghĩ thật chín chắn trước khi quyết định nắm lấy một cơ hội nào đó.

Hãy phát triển những tiêu chuẩn sao cho việc đánh giá cách bạn đầu tư thời gian và

năng lượng của mình. Bạn hãy lựa chọn cơ hội dựa trên cái tốt nhất phục vụ

mục tiêu cuối cùng của bạn chứ không phải dựa trên cái mà nhất thời bạn

cảm thấy tốt. Hãy đánh giá các lựa chọn theo những giá trị và nguyên tắc sống của

bạn. Tôi sử dụng Nguyên Tắc Ông Nick: Sau này các cháu của mình sẽ tự hào về

quyết định này, hay chúng sẽ nghĩ ông của chúng lẩm cẩm?

Nếu bạn cần tạo ra một thói quen bền vững, có kỷ luật cho việc đánh giá cơ

hội, thì hãy ngồi trước máy tính hoặc dùng giấy bút để làm một bản đánh giá. Với

mỗi cơ hội đến với bạn, hãy viết ra những cái lợi và bất lợi của cơ hội đó rồi đánh

giá xem mỗi cơ hội phù hợp với các giá trị, các nguyên tắc và mục tiêu mà bạn đã

lựa chọn cho cuộc sống của mình như thế nào. Sau đó hãy cố hình dung điều gì sẽ

xảy ra nếu bạn lựa chọn một cơ hội cụ thể, và điều gì sẽ xảy ra nếu không lựa chọn

cơ hội đó.

Nếu vẫn cảm thấy khó đi đến quyết định, thì hãy đem bản đánh giá đó đến

gặp một người cố vấn mà bạn tin cậy, hoặc người bạn luôn tin tưởng ở bạn và luôn

mong muốn bạn đạt được thành công. Hãy nói cho người đó biết những cái lợi và

bất lợi của cơ hội đến với bạn, và lắng nghe sự đánh giá của người cố vấn. Hãy cởi

mở, nhưng bạn cũng nên biết rằng trách nhiệm quyết định hoàn toàn thuộc về bạn.

Đó là cuộc sống của bạn, chứ không phải của ai khác. Bạn sẽ gặt hái được những

thành công hoặc phải trả giá cho quyết định của chính mình, vậy nên hãy lựa chọn

một cách sáng suốt.

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG?

Khả năng lựa chọn đúng thời điểm là một điều đáng quan tâm khác khi bạn

đưa ra những đánh giá. Đôi khi, nhất là khi còn trẻ, những lời đề nghị đầy cám dỗ

thường đến với bạn, nhưng bạn lại không có được khả năng lựa chọn đúng thời

điểm. Bạn không nên chấp nhận một công việc mà bạn không có đủ trình độ để

đảm nhận hoặc không được chuẩn bị để thực hiện tốt. Tương tư, bạn không nên

quyết định thưởng cho mình một kỳ nghỉ xa xỉ khi không có đủ tiền để chi trả cho

các chi phí. Các giá phải trả cho quyết định vội vàng thường rất đắt. Nó sẽ khiến

bạn phải mất rất nhiều thời gian và công sức để trả giá.

Một trong những sai lầm lớn nhất mà tôi phạm phải trong thời gian bắt đầu

sự nghiệp diễn thuyết là việc nhận lời đến nói chuyện trước một đám đông khán

thính giả mà bản thân tôi lại chưa có sự chuẩn bị kỹ càng để làm điều đó. Không

phải là tôi không có gì để nói, mà là khi đó tôi chưa có được sự sắp xếp khoa học

và hợp lý cho bài diễn thuyết. Kết quả là, tôi thiếu sự tự tin để có thể hoàn thành tốt

bài diễn thuyết.

Trong suốt quá trình diễn thuyết, tôi cứ lúng búng hoài. Mọi người tốt với

tôi, còn tôi thì phung phí lòng tốt của họ. Nhưng tôi đã học được điều quý giá từ

trải nghiệm đó, và đã hiểu ra rằng tôi chỉ nên nắm bắt những cơ hội mà tôi thực sự

được chuẩn bị kỹ càng để làm chủ chúng. Nói vậy không có nghĩa là tôi khuyên

bạn không nên lao vào một cơ hội có thể sẽ đẩy bạn vươn lên. Đôi khi chúng ta

được chuẩn bị tốt hơn chúng ta nghĩ, vậy nên Chúa tạo ra một cú hích cho phép

chúng ta vươn lên và thực hiện những bước nhảy vọt tới gần ước mơ của chúng ta.

American Idol, một chương trình truyền hình nổi tiếng, được xây dựng dựa trên

khái niệm đó. Trong mỗi phần của chương trình đều có những bạn trẻ dự thi đầu

hàng trước sức ép, hoặc hiểu ra rằng họ đơn giản chưa sẵn sàng trở thành người nổi

tiếng. Nhưng thỉnh thoảng vẫn có một tài năng mới xuất hiện và bừng nở dưới sức

ép vô cùng lớn. Một số gương mặt tài năng nhưng Carrie Underwood, Jennifer

Hudson, Chris Daugherty và Kelly Clarkson đã khởi đầu sự nghiệp tuyệt vời của

mình qua cuộc thi đó bởi họ đã vượt lên chính mình, phát triển bản thân và tiếp tục

vươn tới những tầm cao.

Bạn cần phải đánh giá các cơ hội và tính toán một cách kỹ lưỡng xem viên

đá lát đường nào sẽ dẫn bạn tới mục tiêu, và viên đá nào có thể khiến bạn trượt

chân. Giống như tôi và vai diễn đầu tiên mà người ta đề nghị, bạn sẽ gặp các cơ hội

phục vụ cho mục tiêu ngắn hạn nhưng lại không phù hợp với mục tiêu lâu dài của

bạn. Những quyết định ngày hôm nay sẽ theo bạn vào tương lai. Những người trẻ

tuổi thường lao vào các mối quan hệ mà không cân nhắc kỹ ngư ời mà họ quyết

định quan hệ có thích hợp với họ trong cuộc sống lâu dài hay không. Chúng ta

thường được nhắc nhở cần phải ý thức về sự an toàn khi tham gia thế giới mạng,

cho dù đó là các hoạt động liên quan đến tài chính, danh tiếng trước công chúng,

hay đời sống riêng tư mà chúng ta cần phải bảo vệ. Bạn phải thừa nhận rằng tất cả

những gì chúng ta làm – mọi bức ảnh và mọi đoạn phim của bạn, mọi bức thư điện

tử bạn gửi, mọi trang blog bạn viết, mọi lời bình luận của bạn trên các trang mạng –

sẽ xuất hiện qua một công cụ tìm kiếm ở một nơi nào đó, tại một thời điểm nào đó,

và sẽ tồn tại trên đời này lâu hơn chính cuộc đời bạn. Bạn cũng cần phải suy nghĩ

kỹ càng về khả năng những gì bạn đưa lên mạng mà không suy nghĩ kỹ có thể sẽ

quay trở lại ám ảnh bạn. Hãy nhớ rằng điều tương tự cũng xảy ra trong cuộc sống

khi chúng ta đánh giá các cơ hội đến với mình. Những lợi ích trước mắt có vẻ tuyệt

đấy, nhưng những hậu quả lâu dài là gì?

Hãy lùi lại và nhìn bao quát bức tranh rộng lớn. Hãy nhớ rằng, bạn thường

xuyên trải qua những cuộc thử nghiệm, nhưng bản thân cuộc sống không phải là

một cuộc thực nghiệm. Cuộc sống là thực. Những quyết định mà bạn thực hiện mỗi

ngày ảnh hưởng đến chất lượng của cả cuộc đời bạn. Hãy đánh giá một cách cẩn

thận, sau đó kiểm tra lòng can đảm và trái tim của bạn. Nếu trực giác mách bảo

rằng điều bạn đang nghĩ tới là một ý tưởng tồi, thì hãy nghe theo trực giác. Nhưng

nếu trái tim mách bảo bạn rằng hãy nắm lấy cơ hội – nó phù hợp với các giá trị và

mục tiêu lâu dài của bạn – thì hãy nắm lấy cơ hội đó! Đôi khi một lời đề nghị đến

với tôi khiến tôi phấn khích đến nỗi muốn chộp lấy nó ngay lập tức. Nhưng rồi tôi

hiểu ra rằng tôi cần hít thở thật sâu và cầu nguyện để mình có được sự sáng suốt

cho một quyết định đúng đắn.

MÔI TRƢỜNG THÍCH HỢP

Nếu đã được chuẩn bị sẵn sàng với khả năng tốt nhất nhưng chưa có một

cánh cửa nào mở ra cho bạn, thì có thể cần phải đặt bản thân và tài năng của bạn và

một môi trường mới. Nếu bạn ước mơ trở thành nhà vô địch thế giới môn lướt

sóng, thì rõ ràng Alaska không mang đến cho bạn nhiều con sóng lớn để luyện tập,

đúng không bạn? Đôi khi cần phải dịch chuyển vị trí để nắm bắt cơ hội. Vài năm

trước tôi hiểu ra rằng nếu muốn có các cơ hội diễn thuyết trước khán thính giả trên

khắp thế giới, thì tôi cần phải rời khỏi Australia để đến Mỹ. Tôi yêu Australia. Hầu

hết bà con thân thuộc của tôi đang sống ở đó. Nhưng Đất Nước Phía Dưới quá xa

xôi hẻo lánh, không mang đến cho tôi những cơ hội như ở Mỹ.

Thậm chí đặt chân lên đất Mỹ rồi, tôi vẫn phải nỗ lực hết sức để tạo ra cơ hội

cho chính mình. Một trong những thay đổi tốt nhất mà tôi đã thực hiện là kết nối

được với những người có cùng niềm đam mê diễn thuyết và khích lệ người khác.

Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết mọi người biết được các cơ hội mở ra

cho công việc thông qua mạng lưới bạn bè, và đồng nghiệp. Trong hầu hết lĩnh vực,

bạn biết được cơ hội qua hệ thống thông tin nội bộ trước khi các thông tin đó được

công khai. Dù đang tìm kiếm tình yêu, việc làm, một cơ hội đầu tư, một nơi để làm

tình nguyện hay nơi để chia sẽ tài năng, bạn đều có thể tạo ra cơ hội cho chính

mình bằng cách tham gia các hội nghề nghiệp, các câu lạc bộ địa phương, phòng

thương mại, tổ chức tôn giáo, từ thiện và tổ chức phục vụ cộng đồng. Internet hoàn

toàn thích hợp để tạo ra các kết nối hữu ích, với những mạng xã hội như Twitter,

Facebook, LinkedIn và Plaxo. Phạm vi kết nối của bạn càng rộng thì càng có nhiều

cơ hội tìm thấy một cánh cửa mở ra cho ước mơ của mình.

Bạn không nên giới hạn bản thân trong những kết nối với những cá nhân, tổ

chức và những website liên quan đến lĩnh vực mình quan tâm. Ai cũng có thể là

đầu mối dẫn đến những quan hệ mới cho bạn. Vậy nên bạn hãy tìm đến bất cứ ai có

đam mê và tâm huyết dành cho một ước mơ, cho dù ước mơ của họ hoàn toàn khác

ước mơ của bạn. Tôi yêu quý những con người có đam mê bởi họ có khả năng thu

hút các cơ hội giống như thỏi nam châm vậy.

Mặt khác, nếu bạn kết giao với một đám đông những người không có cùng

ước mơ với bạn, hoặc không chia sẽ mong muốn làm cho cuộc sống của bạn trở

nên tốt đẹp hơn, thì tôi khuyên hãy tìm một nhóm bạn mới. Những người thường

giết thời gian ở quán rượu, những hộp đêm hay phòng trò chơi điện tử hiếm khi tiến

bộ được bạn ạ.

Nếu không thu hút được các đề nghị và cơ hội mà mình khao khát, có lẽ bạn

cần tìm vị trí cao hơn thông qua sự giáo dục cao hơn. Nếu bạn không được nhận

vào một trường cao đẳng hoặc đại học, thì hãy vươn lên qua những trường cộng

đồng hoặc một trường dạy nghề. Có nhiều chương trình hỗ trợ và cấp học bổng hơn

bạn nghĩ đấy, vậy nên đừng để trở ngại về tài chính làm bạn nản chí. Nếu đã kiếm

được một tấm bằng đại học rồi, thì có thể bạn muốn học thạc sĩ hoặc tiến sĩ, hoặc

tham gia các cơ hội nghề nghiệp, các cộng đồng mạng, hoặc các diễn đàn trên

mạng, các phòng chát dành cho người đang hoạt động trong lĩnh vực của bạn. Nếu

cơ hội không đến, bạn cần phải tim đến nơi mà các cơ hội có thể tìm thấy bạn, hoặc

nơi bạn có thể thấy chúng.

THỜI ĐIỂM CỦA CƠ HỘI

Albert Einstein đã nói rằng trong mỗi khó khăn đều ẩn chứa các cơ hội. Cuộc

khủng hoảng tài chính diễn ra gần đây đã khiến hàng triệu người thất nghiệp. Vô số

người khác bị mất nhà cửa, mất các khoản tiết kiệm. Điều tốt đẹp nào xảy đến trong

những lúc khó khăn như thế?

Trong số các công ty lớn đi vào hoạt động trong giai đoạn khủng hoảng và

suy thoái kinh tế, có Hewlett Packard, Wrigley, UPS, Microsoft, Symantec, Toy

“R” US, Zippo và Domino‟s Pizza. Trong khi khủng hoảng đang hoành hành,

những nhà sáng lập của các công ty kể trên tìm kiếm những các mới mẻ và tiến bộ

hơn để phục vụ khách hàng bởi vì các mơ hỉnh tồn tại trước đó đã tỏ ra thất bạn. Họ

đã nắm bắt được cơ hội để tạo ra những hướng đi riêng cho hoạt động kinh doanh

của mình.

Không nghi ngờ gì, cuộc suy thoài kinh tế năm 2006 – 2009 đã gây ảnh

hưởng sâu sắc và lâu dài làm thiệt hại cho nhiều cá nhân, gia đình và doanh nghiệp.

Nhưng không ít người bị sa thải khỏi các tập đoàn, bị tước mất công việc mà họ đã

gắn bó lâu dài đã phản ứng bằng cách mở doanh nghiệp riêng, quay trở lại trường

học để đạt được học vị cao hơn, hoặc theo đuổi đam mê trong cuộc sống, cho dù

đam mê của họ là việc mở một tiệm bánh mì, một dịch vụ làm vườn, thành lậo ban

nhạc hay viết một cuốn sách.

Bị mất việc làm trong cuộc suy thoài đó có hàng nghìn nhà báo. Cuộc suy

thoái đã gây khó khăn và thiệt hại lớn cho ngành công ng hiệp báo chí bởi rõ ràng

các tờ báo trên khắp thế giới đã để nguồi thu nhập ổn định và đáng kể rơi vào tay

các dịch vụ trên mạng như trang quản cáo Craigslist. Thật thú vị khi thấy các cựu

nhà báo, những người luôn tự hào về tài xoay xở và sự sàng tạo của mình, đã có

phản ứng tích cực trước khủng hoảng. Một số người tôi quen đã tạo lập sự nghiệp

mới trong lĩnh vực quan hệ công chúng, sáng lập ra các tổ chức phi lợi nhuận, và

những trang truyền thông dựa trên các website và các blog. Một trong những người

tôi khâm phục là một cựu biên tập viên đã rời khỏi một toà soạn báo đang phải

giảm biên chế ở California và trở thành phó chủ tịch công ty quản lý khủng hoảng,

chuyên xử lý “thông tin phá sản” cho doanh nghiệp. Đây là triết lý nhận lấy trái

chanh mà số phận cho bạn và pha lấy một ly nước chanh ngọt, cái triết lý nói về

việc nỗ lực tìm ra một giải pháp sáng tạo thay vì chỉ ngời than vãn. Bạn phải mềm

dẽo, quyết tâm và sẵn sàng biết một tình huống tiêu cực tiềm tàng thành một tình

huống tích cực. Một trong những chuỗi kinh doanh bán lẻ lớn của Mỹ đã dạy nhân

viên của mình coi lời phàn nàn của khách hàng như những gợi ý về việc xây dựng

quan hệ tốt hơn giữa người bán và người mua.

Đó là vấn đề tái cấu trúc. Tôi thực hiện điều đó mỗi khi lịch hoạt động của

mình vấp phải khó khăn bằng cách tự nhắc nhở: “Chúa không lãng phí thời gian

của Người, vậy nên Người cũng không phải lãng phí thời gian của tôi”. Nói một

cách khách, mọi sự xảy ra đều hướng đến điều tốt đẹp. Tôi thực sự tin điều đó, và

bạn cũng nên tin như thế. Khi tán thành triết lý đó, bạn hãy cứ đợi để kiểm chứng.

Tôi đã thấy thực tế chứng minh tính đúng đắn của triết lý đó hết lần này đến lần

khác.

KHÔNG LÃNG PHÍ THỜI GIAN

Vải năm trước tôi thực hiện một chuyến đi bằng máy bay xuyên đất nước

cùng với người chăm sóc mình. Chuyến bay của chúng tôi bị trễ (đó không phải

điều ngạc nhiên), và cuối cùng khi lên được máy bay, và khi máy bay bắt đầu khởi

động trên đường băng, tôi nhìn ra cửa sổ và thấy khói toả ra từ động cơ.

Một chiếc xe cứu hoả rầm rạy chạy tới. Nhân viên cứu hoả nhảy ra khỏi xe

và xịt chất chống cháy vào động cơ máy bay. Hành khách được thông báo: Vì có sự

cố cháy nhỏ ở động cơ máy bay, chúng tôi sẽ tiến hành sơ tán khẩn cấp.

Ôi, tốt rồi, tôi nghĩ. Động cơ máy bay bị cháy chẳng có gì hay ho, nhưng

việc chúng tôi vẫn còn ở mặt đất khi “sự cố cháy nhỏ” ấy xảy ra lại là điều may

mắn. Khi người ta thông báo rằng chuyến bay sẽ bị hoãn thêm hai giờ nữa, nhiều

hành khách cùng chuyến bay với tôi phàn nàn ầm ĩ và cay đắng. Tôi cũng bực mình

vì chuyến bay trễ, nhưng mừng vì đã tránh được tình huống khẩn cấp có thể xảy ra

trong khi máy bay đang ở trên cao.

Tuy nhiên, tôi đã phải vất vả để duy trì ý nghĩ tích cực đó bởi vì thời gian

biểu của chúng tôi rất căng. Hãy nhớ rằng Chúa không lãng phí thời gian, tôi tự

nhỉ. Sau đó chúng tôi nghe thấy một thông báo khác: Mọi hành khách xếp hàng tại

một cổng khác để lên máy bay khác và khởi hành ngay lập tức. Quả là một tin tốt

lành!

Chúng tôi vội tìm đến cổng mới, lên một chiếc máy bay khác, và sẵn sàng

cho chuyến bay. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm cho tới khi nhận thấy người phụ nữ ngồi

bên cạnh mình đang lặng lẽ khóc.

“Tôi có thể làm gì giúp bà không?”, tôi hỏi.

Người phụ nữ ấy giải thích rằng mình đi thăm đứa con gái 15 tuổi đang bị đe

doạ tính mạng sau một cuộc phẫu thuật thông thường được thực hiện không đúng

cách dẫn đến hậu quả tồi tệ. Tôi cố gắng hết sức để an ủi người mẹ. Chúng tôi nói

chuyện trong gần như suốt chuyến bay. Tôi thậm chí đã khiến cho bà ấy cười sau

khi bà nói với tôi rằng bà rất sợ đi máy bay.

“Bà có thể nắm tay tôi nếu bà muốn”, tôi nói đùa.

Khi máy bay hạ cánh, người mẹ cảm ơn tôi đã an ủi bà. Tôi nói với bà rằng

tôi cảm thấy mình rất may mắn được ngồi cạnh bà trên máy bay sau một loạt những

căng thẳng do trễ giờ và thay đổi cổng hàng không.

Ngày hôm đó Chúa đã không lãng phí thời gian của tôi. Người biết rõ người

đang làm gì. Người đã sắp xếp cho tôi ngồi cạnh người phụ nữ đó để giúp bà vượt

qua hoảng sợ và nỗi buồn. Càng nghĩ về ngày hôm đó, tôi càng cảm thấy biết ơn

cái may mắn được dành cho người phụ nữ ấy sự lắng nghe đầy cảm thông và chia

sẻ.

TẦM NHÌN SÁNG TẠO

Một người thân qua đời, một mối quan hệ bị đổ vỡ, một thất bại về tài chính,

hay một căn bệnh có thể làm bạn suy sụp nếu bạn để cho nỗi đau và sự thất vọng

lấn át mình. Một cách để vượt qua những thách thức nói trên là luôn sẵn sàng cho

những cơ hội giúp bạn đi lên, ngay cả khi cuộc sống dường như đang đẩy bạn đi

xuống.

Tôi đã gặp nhiếp ảnh gia Glennis Siverson trong thời gian tham gia bộ phim

The Butterfly Circus. Mặc dù Glennis sống ở Orlando, bà đã đến California để chụp

ảnh phục vụ quá trình làm phim theo lời mời của các đạo diễn và vợ chồng Weigel,

những người bạn của bà. Glennis là một nhiếp ảnh gia từng đoạt nhiều giải thưởng

quan trọng, người có các tác phẩm được nhiều tờ báo, tạp chí, các tập đoàn, các

website đặt hàng. Bà cũng chụp ảnh chân dung và ảnh thiên nhiên. Bà yêu thích

nhiếp ảnh. Chụp ảnh là đam mê của bà.

Glennis đã làm việc trong lĩnh vực phát triển nguồn lực con người cho các

công ty lớn trong hơn 20 năm. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bà đã mất “công

việc an toàn và ổn định” của mình. Glennis đã biến cái rủi thành cái may, biến khó

khăn thành động lực giúp bà theo đuổi đam mê. Và bà đã trở thành một nhiếp ảnh

gia chuyên nghiệp.


“Tôi ý thức được rằng bây giờ hoặc không bao giờ!”, bà nói.

Một câu chuyện ý nghĩa, phải không bạn? Glennis là một ví dụ thực tế về

một con người biết biến cái rủi thành cái may, biết coi những gì không may mắn

như một cơ hội để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thật xuất sắc! Thật tuyệt vời!

Nhưng không chỉ có vậy. Bạn biết không, Glennis, một nhiếp ảnh gia từng

giành được giải thưởng lớn, lại là người hầu như không thể nhìn được. Bà ấy gần

như bị mù.

“Từ khi còn nhỏ tôi đã có vấn đề về thị lực”, bà kể. “Lên năm tuổi tôi đã phải

đeo kính và thị lực cứ ngày một giảm đi. Vào khoảng năm 1995, tôi được chuẩn

đoán mắc bệnh giác mạc. Giác mạc bị biến dạng và bị thoái hoá. Bệnh nặng đến

mức mắt trái của tôi không nhìn thấy gì nữa. Do bị cận thị rất nặng, tôi đã phải chịu

phẫu thuật bằng Lasik rồi. Lựa chọn duy nhất còn lại là ghép giác mạc”.

Năm 2004, Glennis trải qua một cuộc phẫu thuật ghép giác mạc. Bác sĩ nói

với bà rằng cuộc phẫu thuật ghép giác mạc sẽ giúp mắt trái của bà có được thị lực

20/40 mà không cần đeo kính. “Thế nhưng điều tồi tệ đã xảy ra – tôi bị mất con

mắt trái”, bà nói. “Cuộc phẫu thuật đã khiến cho thị lực của tôi trở nên kém đi. Tôi

còn bị thêm bệnh tăng nhãn áp nữa. Mắt trái của tôi thì tệ như vậy rồi, thế mà,

không liên quan đến cuộc phẫu thuật, mắt phải của tôi lại bị chứng tăng nhãn áp.

Vậy là bên mắt đó của tôi có điểm mù”.

Bị hất ra khỏi công việc mà bà đã gắn bó trong 20 năm, và bị mù sau cuộc

phẫu thuật không thành công, phải chịu đựng thêm chứng tăng nhãn áp, Glennis khi

ấy nếu có rơi vào thất vọng hoặc có đầu hàng số phận thì cũng chẳng ai trách. Nếu

bạn nghĩ ở vào hoàn cảnh đó bà ấy trở nên cay đắng và tức giận thì cũng chẳng có

gì là khó hiểu.

Nhưng thay vì để mình rơi xuống vực thẳm của sự tuyệt vọng, bà lại vươn

cao, vươn xa.

“Tôi không nghĩ mình là người khuyết tật. Tôi nghĩ mình là một người có

khả năng, bởi tình trạng gần như bị mù đã khiến tôi trở thành một nhiếp ảnh gia

giỏi hơn”, bà nói.

Bà không thể nhìn rõ được các chi tiết, nhưng thay vì cảm thấy mình bị thiệt

thòi, bà lại cảm thấy biết ơn vì bà khô ng còn bị ám ảnh bởi những điều nhỏ nhặt nữa.

“Trước khi mất gần như toàn bộ thị lực, nếu chụp ảnh chân dung, thì tôi sẽ

để ý đến từng lọn tóc, từng tư thế của đối tượng. Như thế công việc của tôi sẽ khó

khăn bởi tôi quá tập trung vào bố cụng và các tiểu tiết. Nhưng bây giờ cách tiếp cận

Cuộc Sống Không Giới Hạn Nick Vujicic

E-BOOK VTBT

của tôi thiên về phản ứng trực giác Tôi cảm nhận đối tượng. Tôi nhìn, và tôi chụp.

Công việc của tôi thiên về bản năng hơn, và tôi tương tác với mọi người và môi

trường xung quanh nhiều hơn.”

Glennis nói rằng các bức ảnh của bà giờ đây không được nét nhưng chúng

giàu tính nghệ thuật hơn, hấp dẫn hơn. “Một cô gái đã kêu lên đầy kinh ngạc khi

ngắm những bức ảnh chân dung tôi chụp cô bởi cô cảm thấy tôi đã nắm bắt rất tốt

thần thái của cô”, bà nói. “Tôi chưa bao giờ khiến cho ai xúc động đến như thế”.

Từ khi gần như bị mù, Glennis đã giành được mười giải thưởng quốc tế cho

những tác phẩm nhiếp ảnh chân dung và phong cảnh. Một trong những bức ảnh của

bà đã được chọn từ 16.000 bức ảnh để tham gia một cuộc triển lãm làm chỉ gồm

111 tác phẩm. Bà có ảnh được chọn cho bốn cuộc triễn lãm tại Trung tâm ảnh nghệ

thuật ở Fort Collins, Colorado.

Cho dù Glennis không bị mất việc do khủng hoảng kinh tế, tình trạng mù loà

của bà cũng không cho phép bà tiếp tục công việc trong lĩnh vực phát triển nguồi

lực con người. Nhiều nghệ sĩ vĩ đại như Monet và Beethoven đã phát triển tài năng

bất chấp những khuyết tật bởi họ đã biến khuyết tật đó thành cơ hội để khám phá

nghệ thuật theo những cách mới mẻ và sáng tạo. Tràn ngập lòng biết ơn, Glennis đã

nói cho tôi biết câu Kinh Thánh mà bà luôn tâm niệm. Đó là câu: “Chúng ta sống

nhờ niềm tin chứ không phải nhờ những gì con mắt ta nhìn thấy”.

“Điều đó quả là đúng với cuộc sống của tôi bây giờ. Tôi đã phải thực hiện

những điều chỉnh. Tôi lo mình sẽ bị mù hoàn toàn. Điều đó rất đáng sợ. Không có

cẩm nang nào dành cho hoàn cảnh này hết”.

Bà đang đi trên con đường mới, nhưng thay vì coi điều đó như một sự xáo

trộn trong cuộc đời, bà lại coi là điều may mắn. “Trước khi mắt bị như thế này, tôi

là người sống khá dè chừng. Bây giờ tôi cố gắng sống từng ngày một và tận hưởng

từng khoảnh khắc của cuộc sống”, bà nói. “Tôi cũng cảm thấy biết ơn số phận vì

còn có mái nhà che đầu, tôi vẫn sống và mặt trời vẫn chiếu sáng. Tôi không lo lắng

gì về ngày mai bởi chúng ta chẳng thể biết được ngày mai rồi sẽ ra sao”.

Glennis là một phụ nữ tuyệt vời, một người biết tận dụng cơ hội, đúng không

bạn? Bà đã khích lệ tôi vươn lên, và tôi hy vọng rằng, qua những gì vừa kể, bạn

cũng cảm thấy mình được bà khích lệ để tìm ra cách chắp cánh cho những ước mơ,

lựa chọn đúng một cách sáng suốt, và hành động để theo đuổi những gì bạn mơ ước

khi trái tim của bạn nói “hãy tiến tới!”.

Cuộc Sống Không Giới Hạn Nick Vujicic



11.Những quy tắc điên rồ

Hồi đó chúng tôi đang đi diễn thuyết tại 5 thành phố của Indonesia, nơi tôi

thực hiện 35 cuộc nói chuyện trong 9 ngày. Tôi mệt lử. Thỉnh thoảng giữa những

lúc bận ngập đầu tôi lại muốn được vui đùa và tôi không thể nào dẹp nhu cầu đó đi

được. Chúng tôi đang trên đường tới Java, và vừa mới lên máy bay từ Jakarta để

đến Samarang thì cơn phấn khích dâng lên.

Nămg người cùng đi với tôi, trong đó có Vaughan, người chăm sóc của tôi,

một anh chàng cao lớn, khoẻ mạnh, vui tính. Các nữ tiếp viên hàng không khá ấn

tượng với anh, và chúng tôi đã đá qua đá lại những lời bông đùa. Họ để chúng tôi

lên khoang trươc tiên bởi tôi phải ra khỏi xe lăn và di chuyển tới ghế của mình. Khi

đang di chuyển giữa lối đi trên máy bay cùng với Vaughan đi theo sau, tôi bỗng có

cảm giác thôi thúc muốn làm chuyện điên rồ mà tôi đã nghĩ đến.

“Vaughan, khẩn trương lên, trước khi bất cứ ai khác lên khoang – hãy nhấc

tôi lên cao và xem liệu người tôi có vừa ngăn để hành lý trên kia không!”

Chúng tôi thường nói đùa về chuyện này. Vài ngày trước, lúc khởi hành, tôi

đã bảo Vaughan đặt tôi vào bên trong một cái ngăn chứa hành lý ở sân bay để xem

liệu người tôi có vừa ngăn chứa hành lý ở trên máy bay không. Người tôi vừa với

cái ngăn để hành lý, vậy là tôi bắt đầu được gọi đùa là “Gã bỏ túi”.

Ngăn chứa hành lý ở bên trên khá cao, và tôi không chắc ai đó có thể nhấc

th.ân thể nặng hơn 40 kilogram của tôi lên trên đó. Thế nhưng Vaughan đã làm việc

đó ngon ơ. Anh nhấc tôi lên cao, nhẹ nhàng đặt tôi vào ngăn để hành lý ở phía trên

ghế của tôi như thể tôi là một chiếc túi Vuitton chứ không phải là một gã Vujicic.

“Được rồi, bây giờ hãy đóng cửa lại”, tôi nói, “và hãy đợi xem hành khách

phản ứng thế nào”.

Vaughan nhét một chiếc gối xuống dưới đầu của tôi rồi đóng cửa ngăn chứa

hành lý lại, để mặc tôi nằm trên đó. Những cô tiếp viên phát hiện ra việc chúng tôi

làm, bắt đầu cười khúc khích. Chúng tôi cứ cười khúc khích hệt những đứa học trò

tinh nghịch, vậy nên tôi không chắc có thể thực hiện trọn vẹn cái trò tinh quái đó.

Nhưng những hành khách khác cứ thảnh nhiên bước tới ghế mình, không hề hay

biết về kẻ đi lậu vé đang ở phía trên đầu họ.

Đoàn hộ tống của tôi và những cô tiếp viên hầu như không thể nhịn cười

được khi một người đàn ông lớn tuổi bước dọc lối đi ở giữa khoang máy bay và

vươn tay lên để đặt chiếc túi của ông vào ngăn đựng hành lý có tôi ở trong. Ông ấy

mở cửa ngăn đựng hành lý ra – và gần như nhảy dựng lên đến tận trần máy bay.

Tôi thò đầu ra nói: “Thưa ông, tôi không tin nổi ông thậm chí không gõ cửa!”.

May mắn thay, ông ấy là một người tốt bụng , và tất cả chúng tôi được một

trận cười sảng khoái. Sau đó, trong khi vẫn nằm ở bên trên, tôi phải chụp hàng trăm

kiểu ảnh với ông ấy, với các hành khách khác và các nữ tiếp viên hàng không. Tất

nhiên Vaughan liên tục doạ sẽ bỏ mặc tôi ở trên đó, cảnh báo rằng “trong một

chuyến bay một số chuyện có thể thay đổi”.

TẬN HƢỞNG

Trong mười chương đầu của cuốn sách này, tôi đã mang đến cho bạn sự

khích lệ và hướng dẫn để bạn tìm thấy mục đích sống, giữ được niềm hy vọng, tin

tưởng vào bản thân mình, duy trì thái độ tốt, hành động can đảm, rèn luyện sự kiên

cường, làm chủ sự thay đổi, xây dựng những mối quan hệ đầy sức mạnh và hành

động theo những cơ hội đưa bạn đến gần với ước mơ của mình.

Bây giờ tôi muốn bạn trở nên điên rồ một chút. Giống như tôi vậy.

Tôi điên rồ, tất nhiên rồi. Quả thực, tôi muốn bạn cũng điên rồ một chút. Tôi

là người sáng tạo ra Những Quy Tắc Điên Rồ, những quy tắc cho rằng mỗi con

người đang thở, đang sống trên hành tinh này nên làm điều gì đó thật điên rồ ít nhất

mỗi ngày một lần, cho dù đó là điều điên rồ để theo đuổi ước mơ hoặc đơn giản là

để giải trí.

Những Quy Tắc Điên Rồ của tôi được gợi cảm hứng từ một trong những câu

nói mà tôi yêu thích: “Sự không hoàn hảo là vẻ đẹp, sự điên rồ là thiên tài, và thà

cực kỳ điên rồ còn hơn là vô cùng tẻ nhạt”.

Tác giả của câu nói thú vị trên không hẳn là một torng những thần tượng của

tôi, nhưng tôi nghĩ khi nữ minh tinh quá cố Marilyn Monroe thốt ra câu nói đó, bà

đã hiểu rõ tầm quan trọng của nó. Tất nhiên, tôi đồng ý rằng sự không hoàn hảo là

vẻ đẹp, tại sao không? Bạn cũng không thể không công nhận rằng điên rồ là thiên

tài – xét theo nghĩa bất cứ ai dám liều làm điều gì đó để trở thành kẻ điên rồ trong

mắt một số người, và trở thành thiên tài trong mắt người khác. Và, đúng vậy, tôi

nghĩ thà cực kỳ điên rồ còn hơn là vô cùng tẻ nhạt.

Bạn có thể nắm vững mọi bài học khác trong cuốn sách này, nhưng nếu

không sẵn sàng đánh liều hoặc dám để những người hoài nghi về thiên tài của bạn

gọi bạn là điên rồ, thì bạn có thể sẽ không bao giờ đạt được tất cả những gì bạn mơ

ước. Vì bản thân, và vì hành tinh này, hãy dám trở thành một người vui nhộn, thích

bông đùa. Đừng quên cười chính bản thân bạn và thỉnh thoảng đừng quên nhảy

cẫng lên để được tận hưởng cảm giác thích thú với cuộc sống.

Cũng như bất cứ ai, tôi hối hận vì đã để mình bị cuốn theo cách sống quá bận

rộn, quá mải mê với công việc và không đủ thời gian cho thư giãn và vui đùa. Tôi

đã quyết tâm trở thành nhà truyền giáo và diễn giả thành công, người có thể khích

lệ tinh thần cho nhiều người. Để nâng cao kỹ năng diễn thuyết, tôi đã lên đường,

nhận lời mời diễn thuyết bất cứ khi nào tôi có thể thu xếp được. Sau tám năm đi

diễn thuyết khắp nơi không ngừng nghỉ, tôi đã trở nên biết lựa chọn hơn. Tôi cần

phải đạt được sự cân bằng hơn nữa.


Chúng ta dễ dàng bị mắc kẹt trong trạng thái tinh thần gọi là “một ngày nào đó”.

Một ngày nào đó mình sẽ có đủ tiền mình cần để có thể tận hưởng cuộc sống.

Một ngày nào đó mình sẽ có thể dành nhiều thời gian cho gia đình hơn.

Một ngày nào đó mình sẽ có thời gian để nghỉ ngơi và làm những gì mình thích.

Với Những Quy Tắc Điên Rồ, tôi khuyến khích bạn tận dụng sự tự do mà

bạn có được để trở nên điên rồ trong cả cách bạn tận hưởng cuộc sống và cách bạn

theo đuổi ước mơ.

Trong hành trình theo đuổi những ước mơ, bạn đừng ngại sự mạo hiểm điên

rồ: Đừng để ý những người hoài nghi và những kẻ bất tán thành một cách tiêu cực.

Hãy dám mạo hiểm sống với ước mơ. Một số người có thể nói rằng bạn thật điên

rồ. Trong trường hợp đó bạn nên phản ứng bằng cách nói: Thì đã sao nào? Phải,

tôi điên rồ đấy! Việc bạn làm những gì bạn thích có thể là điều điên rồ đối với

những người không có chung tầm nhìn hoặc đam mê với bạn. Bạn không thể vì sự

giễu cợt của họ mà từ bỏ ước mơ. Thay vì thế, hãy biến sự giễu cợt đó thành động

lực giúp bạn vươn tới đỉnh cao.

Bạn hãy cho phép bản thân được tận hưởng sự vui vẻ điên rồ trong cuộc

sống: Hãy dành thời gian để tận hƣởng cuộc sống và dành thời gian cho những

ngƣời bạn yêu thƣơng. Hãy cƣời, hãy yêu, và hãy tạo ra sự vui vẻ điên rồ để

những ngƣời khác có thể chia sẻ niềm vui với bạn. Nếu bạn nghĩ cuộc sống là

nghiêm túc, thì hãy hình dung ra cái chết! Trong cuộc đời vô cùng quý giá

này, hãy nghiêm túc khi cần phải nghiêm túc, nhƣng cũng hãy tận dụng cơ hội

để đƣợc vui đùa, bạn nhé.

MẠO HIỂM ĐIÊN RỒ

Hellen Keller, người phụ nữ vừa mù vừa điếc từ khi mới chập chững biết đi

nhưng đã vươn lên trở thành một nhà hoạt động xã hội và một tác giả nổi tiếng,

từng nói rằng không có cái gọi là “cuộc sống an toàn”. “Cuộc sống đó không tồn tại

trong tự nhiên… Cuộc sống hoặc là một cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm hoặc chẳng

là gì cả”. Vậy thì mạo hiểm không chỉ là một phần của cuộc sống. Nó là bản thân

cuộc sống. Cái điểm nằm giữa phạm vi thoải mái và ƣớc mơ của bạn chính là

nơi cuộc sống diễn ra. Nó là một phạm vi chứa đựng sự lo âu ở mức cao,

nhƣng nó cũng là nơi bạn khám phá ra mình là ai. Karl Wallenda, nam diễn

viên xiếc huyền thoại của môn đi trên dây, khẳng định: “Đi trên dây nghĩa là đang

sống; mọi điều khác đang chờ đợi”.

Mọi vận động viên môn thể thao nhảy dù, môn dù lượn, đều biết rằng lần đầu

tiên họ bước ra cửa máy bay đối diện với độ cao chóng mặt thường rất đáng sợ,

nhưng những người đó vẫn phải tiến ra cái điểm nguy hiểm đó nếu họ muốn trải

nghiệm cảm giác bay với chiếc dù. Hãy đối mặt với nguy hiểm – mỗi ngày bạn

sống có thể là ngày cuối cùng của bạn, vậy nên bạn phải đánh liều mà nhắc

mình ra khỏi giƣờng, không thể làm khác đƣợc. Bạn không thể trở thành

ngƣời chiến thắng trừ khi sẵn sàng đƣơng đầu với thất bại. Bạn thậm chí

không thể đứng ra mà không phải đƣơng đầu với nguy cơ bị ngã.

Từ khi chào đời, cuộc sống thường ngày của tôi đã bấp bênh lắm rồi. Nhiều

người hoài nghi liệu có bao giờ tôi có thể tự chăm sóc cho mình được không. Cha

mẹ còn lo lắng gấp bội bởi vì đứa con không tay chân của họ lại là một đứa ưa tìm

kiếm thú vui mạo hiểm. Tôi luôn đặt mình vào tình thế nguy hiểm bởi vì tôi không

chịu đựng nổi việc ngồi một chỗ hoặc làm một đứa trẻ lười hoạt động. Tôi trượt

ván. Tôi chơi bóng đá. Tôi bơi. Tôi lướt sóng. Tôi quăng các thân hình bất bình

thường đi khắp nơi như một quả tên lửa không điều khiển. Thật điên rồ!

DÁM MẠO HIỂM VỚI NHỮNG ĐIỀU MỚI MẺ

Vào mùa thu năm 2009, tôi đã thử làm một việc mà ai cũng bảo rằng rất

nguy hiểm: lặn biển với bình nén khí. Như bạn có thể đoán được, tôi đã có một trải

nghiệm tuyệt vời. Tôi có cảm giác như thể mình đang bay, nhưng bay với những cú

hạ cánh thật êm. Trước đó khoảng ba năm, tôi đã thử cái trò lặn có sử dụng bình

nén khí rồi, nhưng người hướng dẫn khi đó chỉ để tôi khoả nước vòng quanh bể

trong bộ đồ lặn được trang bị bình nén khí. Tôi nghĩ ông ấy lo cho bảo hiểm của

ông ấy hơn là cho sự an toàn của tôi. Ông ấy sợ phải giải thích tại sao một gã kỳ

quặc tên là Nick lại bị lôi đi bởi một con cá mập đang tìm kiếm một gã vừa đủ cho

miếng ngoạm của nó.

Lần này người hướng dẫn Felipe nghĩ thoáng hơn. Ông ấy là hướng dẫn viên

lặn biển tại một hòn đảo nhỏ thuộc Colombia, Nam Mỹ. Tôi được những người sở

hữu khu nghỉ dưỡng Punta Foro trên hòn đảo Mucura gần Cartagena mời đến diễn

thuyết. Câu hỏi duy nhất Felipe dành cho tôi khi tôi đến để học lặn với bình nén khí

là: “Cậu có biết bơi không?”.

Khi tôi chứng minh được khả năng chịu đựng sóng nước, Felipe truyền cho

tôi những kiến thức cấp tốc của kỹ thuật lặn sử dụng bình nén khí dành cho khách

du lịch. Chúng tôi thực hành một chút ngôn ngữ ký hiệu để có thể giao tiếp với ông

ấy ở dưới nước: Bằng cách cử động đôi vai hoặc đầu, tôi có thể cho ông ấy biết tôi

cần sự giúp đỡ. Sau đó ông ấy yêu cầu tôi thực hiện một cuộc lặn thử ở ngay sát bờ.

Chúng tôi tập luyện một chút, thử giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu ở dưới nước và

kiểm tra kỹ càng thiết bị lặn.

“Được rồi, tôi nghĩ cậu đã sẵn sàng đến vỉa đá ngầm rồi”, ông ấy nói.

Felipe ôm quanh thắt lưng tôi, sử dụng chân vịt bơi để đưa tôi tới vỉa san hô

đủ màu sắc sặc sỡ đến loá mắt. Sau đó ông buông tôi ra, bơi lên phía bên trong khi

tôi khám phá vỉa san hô. Ông chỉ phải giúp tôi duy nhất một lần khi một con cá

chình Moray dài tới hơn một mét rưỡi bất thình lình chui ra từ một khe nứt của vỉa

san hô. Tôi đọc ở đâu đó rằng những con cá chình ăn thịt đó có bộ răng rất đáng sợ

được bao phủ bởi vi khuẩn, vậy nên tôi ra hiệu cho Felipe đưa tôi sang một chỗ

thân thiện hơn của vỉa san hô. Tôi không muốn trở thành món sushi.

Trải nghiệm đó đã mở ra trước mắt tôi một thế giới hoàn toàn mới. Bạn có

thể sẽ hỏi rằng liệu tôi mạo hiểm một cách điên rồ như thế có đáng không. Đáng

chứ, không nghi ngờ gì! Việc bước ra khỏi môi trường thoải mái và quen thuộc

mang đến cho bạn khả năng mở rộng và phát triển bản thân. Chắc chắn có một số

việc mạo hiểm mà bạn rất muốn thử, đúng không? Tôi khuyến khích bạn làm đ iều

đó, hãy thử làm đi, và hãy đưa cuộc sống của bạn lên một tầm cao mới. Hãy bơi

cùng những chú cá heo. Hãy bay cùng những con đại bàng. Hãy trèo lên đỉnh núi

cao. Hãy khảo sát một hang động! Hãy điên rồ như Nick!

Có sự khác nhau giữa mạo hiểm điên rồ và mạo hiểm ngu ngốc đơn thuần.

Sự mạo hiểm ngu ngốc đơn thuần là sự mạo hiểm quá điên rồ. Bạn không bao giờ

nên lao vào một sự mạo hiểm mà trong đó khả năng thất bại của bạn cao hơn khả

năng chiến thắng. Tuy nhiên, mạo hiểm điên rồ là việc nắm lấy một cơ hộ i nhìn

hoặc nghe có vẻ điên rồ hơn nó vốn có bởi vì:

1. Bạn đã có sự chuẩn bị kỹ càng cho nó.

2. Bạn đã giảm bớt rủi ro hết mức có thể.

3. Bạn có một kế hoạch dự phòng nếu mọi chuyện diễn ra không như mong muốn.

PHÂN LOẠI MẠO HIỂM


Tôi đã nghiên cứu về việc làm giảm rủi ro trong khi theo học chuyên ngành

kinh tế và hoạch định tài chính ở trường đại học. Trong thế giới kinh doanh cũng

như trong cuộc sống, nhìn chung người ta thừa nhận rằng bạn không thể hoàn toàn

tránh được rủi ro, nhưng có thể kiểm soát và giảm thiểu rủi ro bằng cách lường

trước được mức độ rủi ro trước khi bạn thực hiện một việc gì đó – cho dù đó là việc gì.

Có hai loại rủi ro trong cuộc sống: rủi ro của việc thử làm và rủi ro của việc

không thử làm. Nói một cách khác, luôn có rủi ro, cho dù bạn có thể cố tránh nó

hoặc có bảo vệ mình. Giả dụ bạn đang muốn hẹn hò với ai đó. Liên lạc để hẹn hò là

một trò chơi may rủi. Bạn có thể bị từ chối. Nhưng nếu bạn không thử thì làm sao

bạn biết được người đó có nhận lời hay không? Biết đâu con người tuyệt v ời đó lại

đồng ý. Biết đâu hai bạn lại tâm đầu ý hợp và sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.

Bạn hãy nhớ rằng bạn hầu như không có cơ hội sống “hạnh phúc bên nhau mãi

mãi” trừ khi bạn dám thử. Chẳng lẽ điều lớn lao đó lại không đáng để bạn chấp

nhận rủi ro hay sao?

Đôi khi bạn sẽ thất bại. Bạn sẽ vấp ngã. Nhưng vinh quang nằm ở ý thức

“mỗi lần ngã là một lần đứng dậy”, ngã rồi đứng dậy cho đến khi bạ thành công!

Để sống, bạn phải sẵn sàng vươn xa, vươn cao. Để sống tốt, bạn phải học

kiểm soát rủi ro bằng cách ý thức đầy đủ về việc mình đạt được gì và sẽ mất gì.

Bạn không thể kiểm soát được tất cả những gì xảy ra với bạn, xảy ra xung quanh

bạn, vậy hãy tập trung chú ý vào những gì bạn có thể kiểm soát, đánh giá mọi khả

năng bạn có thể đánh giá, và sau đó đi đến quyết định.

Đôi khi trái tim và trực giác bảo bạn hãy nắm lấy cơ hội, thâm chí khi tỷ lệ

thành công trên lý thuyết có vẻ thấp. Bạn có thể sẽ thất bại.Bạn có thể sẽ chiến

thắng.Nhưng tôi không nghĩ rằng khi nhìn lại những gì bạn đã trải qua, bạn sẽ hối

tiết vì mình đã dám thử.Tôi coi bản thân mình là một chủ doanh nghiệp, một nhà

diễn thuyết, một nhà truyền giáo. Trong những năm qua, tôi đã thực hiện một số dự

án kinh doanh bất dộng sản. Tôi đã đọc nhiều sách nói về chủ doanh nghiệp, và

trong các cuốn sách đó luôn có phần nói về sự rủi ro. Mặc dù quan niệm cho rằng

chủ doanh nghiệp là “Những người dám chấp nhận rủi ro”, những chủ doanh

nghiệp thành công lại không thực sự giỏi trong việc chấp nhận rủi ro; họ giỏi kiểm

soát và giảm thiểu rủi ro để sau đó tiến lên phía trước, ngay cả khi họ biết trong

trường hợp họ đã tính toán kỹ vẫn tồn tại nhưng rủi ro.

Để giúp bạn đương đầu với rủi ro trong cuộc sống, sau đây tôi xin đưa ra

Những quy tắc kiểm soát rủi ro điên rồ của Nick. Bạn hãy đọc và tự chịu rủi ro

của việc đọc chúng nhé.

1. Thử nghiệm

Người châu Phi có một ngạn ngữ cổ như sau: Không ai thử dò độ sâu của

sông bằng hai chân. Nếu bạn đang suy nghĩ về một mối quan hệ mới, đang tính

chuyển đến một thành phố khác, tìm một công việc khác, hoặc sơn màu sơn mới

cho phòng khách của của bạn, thì hãy làm một cuộc thử nghiệm nhỏ trước khi thực

hiện một thay đổi lớn. Đừng vội lao vào mà không biết rõ việc mình đang lao vào là gì.

2. Hành động dựa trên những gì bạn biết

Nói thế không có nghĩa tôi khuyên bạn đừng bao giờ thử những trải nghiệm

mới hoặc thử kết giao với người xa lạ; tôi chỉ muốn nói một cách đơn giản rằng bạn

có thể giảm tỷ lệ rủi ro bằng cách chuẩn bị kỹ càng để biết được những gì bạn cần

phải biết. Khi nghĩ rằng mình có thể kiểm soát được tủi ro, và mọi khía cạnh của

một cơ hội, thì bạn nên tự tin thực hiện thay đổi. Cho dùkhông biết tất mọi điều về

cơ hội đó, bạn nên xác định rõ điều mình không biết là gì – và đôi khi chỉ bấy nhiêu

thôi cũng đủ rồi.

3. Tính toán thời điểm

Thường thì bạn có thể cải thiện đáng kể khả năng thành công bằng cách đợi

thời điểm thích hợp để thực hiện một bước tiến. Chắc hẳn bạn không muốn khai

trương một cửa hàng bán kem giữa mùa đông, đúng không? Lời mời đóng phim

đầu tiên tôi nhận được không hợp với tôi, nhưng vài tháng sau, vai diễn tôi được

mời là một vai hoàn hảo và lời mời đến đúng lúc. Đôi khi sự kiên nhẫn có thể có

tác dụng. Bạn đừng phải sợ gác một cơ hội đến ngày mai.Trước khi đi ngủ, hãy viết

ra những thuận lợi và bất lợi của cơ hôi đó, và sáng hôm s au bạn đọc lại nó.Bạn sẽ

thấy cơ hội đó khác đến mức nào khi nó được gác lại qua đêm. Tôi đã thực hiện

điều đó nhiều lần rồi. Và trước khi thực hiên một bước tiến bên bờ may rủi của một

cơ hội, bạn hãy luôn tính toán thời điểm một cách cẩn thận và suy nghĩ kỹ xem liệu

có thời điểm nào tốt hơn để chấp nhận cơ hội đó hay không.

4. Sử dụng ý kiến của ngƣời thứ hai

Đôi khi chúng ta chấp nhận những cơ hội vượt quá sức mình bởi niềm tin

rằng chúng ta nhất định phải làm một việc gì đó ngay lập tức. Nếu bạn nhận thấy

mình đang vội vã lao vào một việc gì đó mà bạn cần phải thận trọng thì hãy thụt lùi

lại vài bước, gọi cho một người bạn hoặc một người cố vấn mà bạn tin, nhờ người

đó giúp đánh giá tình hình, bởi vì các cảm xúc có thể áp đảo lý trí sáng suốt của

bạn. Trong những tình huống như thế, ở Mỹ tôi luôn tìm đến Batta, còn ở Australia

tôi luôn tìm đến cha. Bạn có thể tìm thấy sự cố vấn sáng suốt ở nhiều người. Nếu

rủi ro tiềm năng cao, bạn không nhất thiết phải mạo hiểm đâu.

5. Chuẩn bị cho những hậu quả không thể lƣờng trƣớc

Luôn luôn, tôi xin nhấn mạnh hai chữ luôn luôn, có những hậu quả không thể

lường trước được dành cho hành động của chúng ta, đặc biệt là những hậu quả vượt

quá giới hạn cho phép. Bạn không bao giờ có thể lường trước được mọi hậu quả,

vậy nên hãy cố gắng hết sức để tính toán mọi khía cạnh và sau đó chuẩn bị tinh

thần cho những điều không thể ngờ tới. Khi lặp một kế hoạch kinh doanh, tôi luôn

đánh giá các chi phí cao hơn thực tế và đánh giá lợi nhuận mình thu được thấp hơn

để phòng khi công việc không tiến triển tốt như tôi hy vọng. Nếu mọi việc tiến triển

tốt, thì việc thu thêm lợi nhuận có sao đâu, phải không bạn?

SỰ VUI VẺ ĐIÊN RỒ

Đừng giả vờ rằng bạn chưa từng đứng chờ hành lý tại một sân bay và chưa

từng nghĩ tới việc nhảy lên băng tải hành lý để chu du. Tất nhiên, có lúc điên rồ, tôi

đã làm việc đó.

Lần đó chúng tôi đi diễn thuyết ở châu Phi. Khi xuống sân bay và cảm thấy

buồn chán khi phải đợi lấy hành lý, vậy nên tôi nói với Kyle, người chăm sóc của

tôi, rằng tôi muốn nhảy lên băng tải hành lý dạo chơi một chuyến.

Anh ấy tròn mắt nhìn tôi như muốn nói: Này, cậu điên rồi sao?

Nhưng Kyle lại bước tới. Anh nhấc tôi lên, và đặt xuống bên cạnh một chiếc

va li hiệu Samsonite. Thế là tôi cùng những chiếc túi xách, chiếc va li được băng tải

đưa đi. Tôi ở trên cái băng tải điên rồ ấy, dạo chơi khắp khu đón khách của sân bay,

và với cặp kính râm tôi giả vờ làm một bức tượng khiến nhiều người trố mắt nhìn

và chỉ tay đầy sửng sốt vì không dám chắc tôi là:

A. Một người thật

B. Chiếc túi du lịch trông lạ mắt nhất thế giới

Cuối cùng, chiếc băng tải đưa tôi tới một cái cửa nhỏ dẫn tới khu xếp hành lý

ở phía sau của sân bay, nơi tôi được đón chào bởi những người làm nhiệm vụ

khuân vác. Họ cười nụ, rồi bật cười thành tiếng trước cái gã người c điên rồ dạo

chơi trên băng tải hành lý.

“Chúa phù hộ cho cậu!”, họ nói bằng giọng khích lệ.

Những người Phi làm nhiệm vụ khuân vác hiểu rằng đôi khi cả người lớn

cũng muốn đi trên băng tải hành lý. Trẻ con không bao giờ lãng phí chất hồn nhiên.

Các em tận hưởng từng phút của tuổi trẻ.Bạn và tôi nên làm tất cả những gì có thể

để giữ cho niềm của vui tuổi trẻ tồn tại càng lâu càng tốt.Nếu cuộc sống quá nhàm

chán, bạn chớ có tức giận. Hãy quay trở lại với bất cứ tr chơi nào khiến bạn

vui thích khi bạn c n nhỏ.Hãy nhảy thỏa thích trên tấm bạt nhún l xo.Hãy

trèo lên yên ngựa. Hãy để cho cái ngƣời lớn trong bạn đƣợc tạm nghỉ.

Tôi khuyến khích bạn tận dụng giây phút của cuộc sống để làm vui bản thân.

Thỉnh thoảng tôi cho phép mình tự do làm một điều gì đó chỉ để lấy vui. Tôi

khuyến khích bạn sống theo cách đó trong hành trình theo đuổi tất cả những điều

kỳ diệu mà Chúa ban cho chúng ta trên trái đất này.

Sống sôi nổi là sống với sự hội tụ hy vọng và khả năng, nắm bắt mục đích

của Chúa và kế hoạch của Người. Phần hai của Những Quy Tắc Điên Rồ là một

phần nói về vụ vui chơi điên rồ, vượt ngoài sự mong đợi, vượt ngoài những giới

hạn. Đó là trải nghiệm hành trình của cuộc sống, nắm bắt cơ may, luôn tiến vươn

lên không phải chỉ để sống mà để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.

Trong những buổi diễn thuyết của mình, tôi thường đứng ngay trên mép của

bục diễn thuyết trong thế chênh vênh như thể sắp sửa ngã lộn nhào đến nơi.Tôi nói

với khán thính giả rằng ở trên cái điểm chênh vênh như thế không phải tệ lắm đâu

khi mà bạn đã có niềm tin bản thân mình và ở Đấng Sáng Tạo. Đó không chỉ là nói

suông.Tôi đã dấn thân vào mọi hướng của cuộc sống mà tạo hóa mở ra cho tôi, cả

khi làm lần khi chơi.Cảm giác tuyệt vời đến với tôi khi làm và chơi là một. Tôi

khuyến khích bạn không hướng tới cảm giác đó.

DIỄN VIÊN ĐÓNG THẾ

Khi nhận lời vào vai diễn đầu tiên, trong phim The Butterfly Circus, tôi đã

không đoán trước đây rằng mình sẽ đàm nhận luôn phần đóng thế cho vai diễn.

Còn ai có thể đóng thế tôi tốt hơn chính tôi? Dường như trên thế giới này không có

nhiều diễn viên đóng thế chuyên nghiệp chuyên nghiệp không có tay chân đang cần

việc làm.

Tôi dám làm lắm chứ. Nếu anh chàng đồng hương Russel Crowe

có thể thực hiện những cảnh nhảy lao đầu xuống nước mà không cần người đóng

thế, tại sao tôi lại không nhỉ? Còn nữa, Russell chưa bao giờ bị George Lực Sĩ tung

lên ném xuống như một quả bóng đâu. Trong phim The Butterfly Circus, một

diễn viên đóng thế và nam diễn viên Matt Allmen dảm nhận cái vai cơ bắp

đó.Trong một cảnh quan trọng của phim, Matt, vào vai George, nhấc tôi lên và nắm

xuống một cái hồ nhỏ.Matt rất căng thẳng khi đóng cảnh đó.Tôi còn căng thẳng hơn.

Chúng tôi thực hiện cảnh quay đó ở cái hồ tự nhiên trong một thung lũng hẹp

thuộc núi San Gabriel ở hoang mạc Cao Nguyên của California. Nước ở hồ rất

lạnh, nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất. Trong cảnh phim, tôi vô tình bị ngã

xuống hồ và mọi người sợ rằng tôi đã bị chết đuối, nhưng tất nhiên, cuối cùng tôin

đã nhô đầu lên và chứng tỏ khả năng bơi lội của mình.

Thấy tôi còn sống, Georger Lực Sĩ phấn khích đến nổi gã nhấc tôi lên và

ném xuống hồ, làm tôi suýt chết đuối thật.

Khi đóng vai Georger trong cảnh đó, Matt sợ rằng anh ấy sẽ ném tôi quá xa

hoắc quá mạnh khiến tôi đau.Trong chuỗi cảnh đầu tiên, anh ấy hơi sợ bởi vì nước

hồ chỉ sâu khoẳng một mét rưỡi mà thôi. Đạo diễn Joshua Weigel khuyến khích

anh ném tôi mạnh hơn, và tôi đã văng ra khỏi tay Matt như một quả ngư lôi! Sợ

rằng mình sẽ bị va vào đáy hồ toàn đá, tôi cong lưng lên, và động tác đó đã cứu

mạng tôi, khi tôi nhô lên khỏi mặt nước, mọi hoặt động của đoàn phim đều ngừng.

Tất cả mọi người trong đoàn, đặt biệt là Matt, thực sự vui mừng khi thấy tôi nhô

đầu lên khỏi mặt nước để thở.

Dẫu vậy, mạo hiểm hơn là các cảnh tôi nhảy cầu, trong đó tôi được kéo lên

độ cao tương đương tòa nhà ba tầng trong một chiếc yên cương trước một “tấm

phông nền xanh”. Việc treo mình trên cao bằng sợi dây tạo ra những khoảnh khắc

sợ hải. Tất nhiên, rủi ro của vai diễn đó được giảm bớt với sự tham gia của những

người điều phối chuyên nghiệp cho hoặt động đóng thế trong đoàn làm phim. Họ

chuẩn bị chu đáo lưới an toàn và dây bảo hiểm, vậy nên ngay cả những cảnh đáng

sợ nhất cũng trở nên thú vị.Thực ra việc chấp nhận một rủi ro về thể chất ở mức

vừa phải cho dù đó là leo núi, lướt sóng, hay trượt tuyết, có thể kiến cho bạn trở

nên mạnh mẽ hơn, cảm thấy rõ ràng hơn là mình đang sống. Trẻ em và người lớn

thường chấp nhận mạo hiểm trong các hình thức giải trí yêu thích, cho dù đó chỉ là

sự mạo hiểm của việc trở nên có vẻ điên rồ trong khi giải phóng cái tuổi lên tám

của bạn qua một trò chơi.

CHƠI ĐỂ SỐNG HẠNH PHÖC

Stuart Brown, một bá sĩ tâm lý và là người sáng lập ra Viện Giải Trí Quốc

gia, nói rằng con ngƣời có bản năng chơi và việc xem nhẹ nhu cầu chơi tự

nhiên có thể gây ra tác hại chẳng kém gì việc cƣỡng lại bản năng ngủ. Bác sĩ

Brown đã nghiên cứu trường hợp của các tử tù và những kẻ giết người hàng loạt và

phát hiện ra rằng gần như tất cả những người đó đều có tuổi thơ ít hoạt động vui

chơi. Ông nói rằng đối lập với chơi không phải là làm, mà là trầm cảm, vậy nên

chơi có thể được coi như một kỹ năng để sống còn.

Theo bác sĩ Brown, người tin rằng chúng ta thậm chí nên thử kết hợp làm và

chơi hơn là dành riêng thời gian để giải trí, chơi những trò chơi có chút mạo hiểm

giúp trẻ em và người lớn phát triển các kỹ năng về thể chất, cảm xúc, nhận thức và

kỹ năng xã hôi.

Tôi từng biết những người đã dành toàn bộ năm tháng tuổi trẻ của mình để

theo đuổi danh vọng giàu có, để rồi sau đó hiểu ra rằn g họ đã chạm tới điểm cuối

của một cuộc hành trình mà họ không hề thích. Đừng để điều đó xảy ra với bạn.

Hãy làm những gì cần phải làm dể tồn tại, nhưng hãy làm những gì bạn yêu thích

một cách thường xuyên nhất có thể!

Cái cách chúng ta bận bịu thực hiện các thủ tục hàng ngày và vật lộn để kiếm

sống mải miết đến nỗi không thể để ý đến chất lượng cuộc sống của mình thật là

đáng sợ. Sự cân bằng không phải là điều mà bạn đạt được vào “một ngày nào đó”.

Vậy nên đừng quên làm cho bản thân mình được vui vẻ bằng cách tận hưởng bất kỳ

hoạt động vui chơi nào hấp dẫn đến mức kiến bạn quên cả thời gian và nơi chốn.

Các cuộc nghiên cứu cho thấy được “chìm đắm” hoặc hoàn toàn tập trung

vào một hoạt động mà bạn yêu thích, dù đó là trò chơi Monopoly, việc vẽ một bức

tranh phong cảnh hoặc chạy marathon, có thể đưa bạn đến gần hạnh phúc thực sự

mà chúng ta có thể có được trên trái đất này. Tôi thường rơi vào trạng thái ”trôi”

khi câu cá – hoạt động giải trí mà tôi ưa thích.

Tôi được cha mẹ đưa đi câu cá lần đầu tiên khi lên sáu tuổi. Mẹ tôi đưa cho

một chiếc cần câu cầm tay có mồi bằng hạt ngô. Mẹ thả câu, và tôi dùng ngón chân

giữ cần câu. Tôi là một đứa nhóc đấy quyết tâm.Tôi nghĩ mình có thể đợi đến

chừng nào cá cắn câu. Sớm muộn gì thì cá cũng cắn mồi bởi vì tôi sẽ không bỏ

cuộc cho đến khi nào câu được một con cá to.

Chiến lược của tôi đã thành công. Cuối cùng một con cá dài tới nửa mét đã

ăn mồi câu của tôi bởi vì nó mệt với cái bóng nhỏ lảng vảng trên mép nước của tôi.

Khi con cá khổng lồ ấy đớp mồi và vùng vẫy , nó giật cái cần câu mà tôi đang giữ

bằng hai ngon chân và làm cho tôi đau điếng. Thay vì buông cần câu ra để mặc cho

con cá lôi cần đi, tôi thực hiện một hành động thể hiện sự nhanh trí: tôi ngồi lên cần

câu, dù khi con cá tiếp tục giật cần câu, mông tôi đau như phát bỏng.

“Con bắt được một con cá rồi. Ôi mong con đau quá. Nhưng con bắt được

một con cá rồi!”. Tôi kêu toán lên.

Cha mẹ và các em họ của tôi chạy tới giúp kéo con cá lên, một con cá dài

bằng người tôi. Đấy là con cá to nhất chúng tôi bắt được trong ngày hôm đó. Câu

được một con cá to chừng ấy thì bị đau mông thế cũng đáng. Tôi thích cấu cá từ đó.

Bây giờ tôi không chỉ sử dụng loại cần câu tay cầm nữa. Tôi sử dụng thành

thạo máy câu để không phải chịu cảm giác đau như phát bỏng ở mông nữa. Nếu có

con cá nào cắn mồi câu, tôi cũng đủ sức khỏe để giữ cần câu bằng cách kẹp nó giữa

vai và cằm. Tôi giữ dây câu bằng răng và thả ra đúng lúc. Thật đấy, tôi có thể vừa

vệ sinh răng vừa câu cá cùng lúc!

THIÊN HƢỚNG ÂM NHẠC

Nếu bạn nghĩ câu cá là một trò tiêu khiển kỳ quặc dành cho tôi, thì hãy nghĩ

xem mọi người phản ứng như thế nào khi tôi nói với họ rằng tôi không chỉ là một

tay trống của ban nhạc ở trường mà còn là một nhạc trưởng! Đó là sự thật. Tôi nhạy

cảm với nhịp nhạc. Từ nhỏ tôi đã nắm vững thuật đánh trống đệm cho những bài

hát thánh ca của nhà thờ hát. Tôi có mặt trong hàng dài những tay trống đầy khao

khát, trong đó có em họ tôi Ian Pasula, tay trống đầu tiên của dàn nhạc nhà thờ. Tôi

có khả năng tự nhiên không thể phủ nhận trong việc giữ nhịp điệu đến mức hai

người chú của tôi và những người bạn của họ trong giáo hội góp tiền lại mua cho

tôi một bộ máy đánh trống hiệu Roland. Món quà tuyệt vời đó đã biến tôi thành

một dàn nhạc công chơi trống chỉ gồm một người, không tay chân. Tôibắt đầu với

dàn trống lười và trống cái, sau đó tiến đến chơi phối hợp xập xòa đóng và xập xòa

mở.

Ngày đó người chơi piano, người chơi organ và những người chơi trống của

nhà thờ thường chơi cùng tôi và khiến tôi có cảm giác mình là một phần của ban

nhạc. Bây giờ tôi sử dụng một máy đánh trống phiên bản mới được tôi nâng cấp lên

với chương trình Mac keys. Với chương trình đó, tôi có thể sử dụng máy đánh

trống như một nhạc cụ điện tử tổng hợp, thậm chí tôi có thể chơi guitar điện. Đối

với tôi, âm nhạc có thể xoa diệu tâm hồn. Dù nghe nhạc hay chơi nhạc, tôi có thể

chìm đắm hàng giờ trong những làn sóng âm thanh.

Tình yêu âm nhạc được nuôi dưỡng khi tôi tham gia các ban nhạc jazz của

trường trung học. Có lẽ thành tích nỗi bật về âm nhạc trong cuộc đời cho đến nay

đó chính là việc tôi có thể đảm nhận vai trò chỉ huy dàn nhạc. Bạn chắc hẳn không

thể ngờ một người không có tay như tôi lại có thể đảm nhận vai trò đó. Thật khó tin

phải không?

Dạo đó giáo viên dạy nhạc của chúng tôi có vấn đề về sức khỏe, và cô không

thể tổ chức các buổi tập cho ban nhạc, vậy nên tôi tình nguyện làm nhạc trưởng dẫn

dắt 60 nhạc công trong dàn nhạc. Tôi biết tất cả những bài hát chúng tôi chơi, vậy

nên tôi đứng trước dàn nhạc chỉ huy các nhạc công bằng cách cử động đôi vai. Tôi

dám mạo hiểm nói rằng ngày hôm đó dàn nhạc đã chơi rất tốt.

HÃY DÁM VƢỢT QUA CÁC GIỚI HẠN

Hầu hết chúng ta đều có được chút ít đầu mối giúp hé lộ kế hoạch của Chúa

dành cho chúng ta qua từng ngày, từng tháng, từng năm, hoặc cả cuộc đời. Nhưng

mỗi chúng ta đều có khả năng theo đuổi mục đích, đam mê, thú vui của mình bằng

tự do mạo hiểm và nhiệt tình điên rồ. Riêng trong chương này, tôi đã kể lại chi tiết

những cuộc phiêu lưu của mình, chẳng hạn như chuyện tôi ngồi trong ngăn hàn h lý

trên máy bay, đi trên băng tải ở sân bay, lặn dưới lòng đại dương, tự đóng thế cho

mình trong phim, và chuyện đi câu cá, chơi trống, làm nhạc trưởng. Câu hỏi tôi

dành cho bạn bây giờ là: Nếu tôi, một con người khiếm khuyết về hình thể đến mức

này, mà vẫn có thể vui chơi một cách điên rồ và thoải mái như thế, nếu như ngay

đến tôi còn có thể đẩy lùi các giới hạn và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn,

thì bạn sẽ thế nào?

Hãy sống để tụng ca Chúa, và đừng để lãng phí một găm năng lượng nào,

đừng quên lãng sự độc đáo của bạn dù chỉ tí chút. Hãy dám trở nên điên rồ, và bạn

sẽ rất hạnh phúc đấy, bạn ạ.


12.Thực hiện sứ mệnh của mình

Khi tôi 20 tuổi, tôi quyết định sang Nam Phi thực hiện chuyến diễn thuyết

kéo dài hai tuần được sắp xếp bởi một người mà tôi chưa từng gặp mặt, cha mẹ tôi

không vui lắm bởi họ lo cho sự an nguy và sức khỏe của tôi, và lo cả về chi phí của

chuyến đi. Bạn có thể hình dung ra không? Một người tên là John Pingo đã xem

video đầu tiên về tôi và rủ tôi sang nói chuyện với những người đang cần được

động viên nhất ở những vùng nghèo nhất Nam Phi. Người đó sắp xếp cho tôi diễn

thuyết tại một loạt các giáo đoàn, trường học, trại trẻ mồ côiqua mạng lưới các nhà

thờ Doxa Deo.

John viết thư, gọi điện, gủi email, năn nỉ tôi đến đất nước của mình. Sự kiên

trì của người này đã làm dấy lên một điều gì đó trong lòng tôi. Hồi tôi mới lớn,

những lúc bất an về hoàn cảnh hiện tại và tương lai, ngoài việc cầu nguyện, có một

hành động khác dường như đã giúp tôi cảm tháy nhẹ lòng phần nào là tìm đến với

người khác và làm điều gì đó cho người ấy. Càng nghĩ đến khó khăn, thách thức

của mình, tôi càng cảm thấy tồi tệ hơn, nhưng khi chuyển sang tập trung vào việc

phục vụ nhu cầu của người khác, tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn và hiểu rằng không

một ai trên đời này đơn độc.

Dù giúp người khác được nhiều hay ít, hãy nhớ rằng những hành động thể

hiện lồng tốt dù nhỏ cũng tao ra sức mạnh lớn lao chẳng kém gì những khoản hiến

tặng giá trị. Nếu bạn có thể tạo ra sự thay đổi ý nghĩa cho cuộc đời, thì như thế

nghĩa là bạn đã làm một việc trọng đại rồi, bởi lòng tốt có tác dụng làm lan tỏa và

khơi gợi những hành động tương tự, và kết quả ban đầu mà nỗ lực của bạn tạo ra sẽ

được nhân lên nhiều lần. Đã bao lần bạn được ai đó làm điều tốt đẹp cho bạn, khiến

bạn tràn ngập lòng biết ơn, và rồi bạn lại làm điều tốt giúp người khác? Tôi tin rằng

cách ứng sử đó là một phần bản chất mà Chúa ban tặng cho chúng ta.

Ở phần trước tôi đã kể cho bạn biết lời nhận xét giản dị và chân thực mà một

cô bạn học ở trường đã truyền cho tôi lòng tự tin như thế nào giữa lúc tôi cảm thấy

mình thật vô dụng và không được ai cần đến. Cô bạn ấy đã mang đến sự khích lệ

đến cho những người đang gặp khó khăn trên khắp thế giới. Lòng tốt giản dị của cô

bạn ấy đã được lân lên gấp nhiều lần.

Vậy nên tôi nói rằng giá mà bạn có nhiều hơn thì bạn sẽ làm được nhiều hơn,

tôi khuyến khích bạn đơn giản hãy làm những gì mà hiện tại bạn có thể làm và hãy

làm như thế hằng ngày. Tiền không phải là sự chia sẻ, đóng góp duy nhất mà bạn

có thể mang đến cho người khác. Bất cứ thứ gì Chúa đã cho bạn, bạn hãy chia sẻ nó

theo các cách khác nhau để giúp ích chó người khác. Nếu bạn có nghề mộc hoặc

những kỹ năng nghề nghiệp khác, hãy sử dụng nó để phục vụ giáo hội của bạn, cho

trung tâm nhân đạo, hoặc cho các nạn nhân thảm họa động đất ở Haiti và cho

những nơi đang cần đến những kỹ năng đó. Có nhiều cách để bạn nhân rộng tài

năng của mình dù đó là tài may vá, khiếu ca hát, khả năng làm tính giỏi hay thành

thạo trong việc sửa ô tô.

Một học sinh trung học ở Hong Kong mới đây đã gửi thư điện tử tới website

của tôi, chứng minh ai trong chúng ta cũng có thể tạo ra sự thay đổi không kể tuổi

tác, giàu nghèo.

“Tôi có một cuộc sống rất may mắn, nhưng mặc dầu thế, vẫn có những lúc

cảm thấy mình vô dụng và hoang mang. Tôi sợ phải bước vào trung học sau khi

nghe chuyện học sinh lớp trên bắt nạt học sinh lớp dưới. Trong ngày đầu tiên ở

trường trung học. Tôi cùng các học sinh khác tham gia lớp học về lòng nhân đạo

được thể hiện bằng hành động và chúng tôi được một cô giáo rất tuyệt vời dạy

rằng đừng coi đó là một lớp học mà hãy coi đó là một gia đình.

Qua thời gian chúng tôi đã học được nhiều điều. Chúng tôi được giới thiệu

cho biết về các sự kiện quan trọng xảy ra ở những nơi khác trên thế giới, như nạn

diệt chủng Rwanda năm và nạn diệt chủng đang diễn ra ở Darfur, Sudan . Tôi

và các bạn trong lớp trải qua cái cảm xúc mà chúng tôi chưa từng cảm thấy: niềm

đam mê. Niềm đam mê thúc giục chúng tôi tìm hiểu những gì đã xảy ra ở Darfur và

tìm cách giúp đở người dân ở đó.Mặc dù chẳng ai mong đ ợi nhiều từ những đứa

trẻ tuổi, chúng tôi đã tìm ra cách chứng minh cho thế giới thấy chúng tôi có thể

tạo ra sự thay đổi.

Chúng tôi thực hiện một buổi biểu diễn nghệ thuật qua đó cho khán giả biết

những gì đang xảy ra ở Darfur.chúng tôi tìm được niềm đam mê đủ để thắp lên

ngọn lửa nhiệt huyết trong những tâm hồn. Nhờ đó mà chúng tôi đã có thể làm

được điều vượt ngoài mong đợi, quyên góp đủ tiền để mua nhu yếu phẩm gửi sang

giúp đở người dân ở Darfur.”

Đó là những lời đầy khôn ngoan từ một bạn trẻ, đúng không bạn? Niềm đam

mê phục vụ người khác có thể là món quà lớn nhất mà Chúa có thể ban tặng cho

con người. Tôi chắc chắn rằng người dân Darfur, khi nhận được, dù lớn hay nhỏ.

Sức mạnh to lớn của chúa được phản ánhqua thực tế rằng, nếu chúng ta muốn làm

điều gì đó cho người khác, sự sẵn lòng cũng quan trọng như khả năng của chúng ta

vậy. Khi chúng ta tìm đến để giúp đở người khác, ấy là lúc chúa hành sự thông qua

chúng ta. Khi bạn sẵn lòng làm việc thiện, hãy đoánxem bạn có thể dựa vào khả

năng của ai? Của Chúa! Kinh thánh dạy: “Ta có thể làm tất cả mọi điều thông qua

chúa, người làm cho ta trở nên mạnh mẽ”.

Bạn muốn làm điều gì cho bản thân, thì hãy làm điều đó cho ngƣời khác.

Nếu biến việc thực hiện những hành động nhỏ thể hiện l ng trắc ẩn trở thành

thói quen hằng ngày, bạn sẽ cảm thấy mình có thêm sức mạnh và đƣợc giải

phóng khỏi nỗi đau và sự thất vọng của riêng mình.Không nên mong được đền

đáp cho lòng hào phóng và sự giúp đở của bạn đối với người khác, những những

việc thiện có thể mạng đến những phần thưởng đầy bất ngờ.

Tôi là người tán thành sự hào phóng vô điều kiện bởi vì nó thể hiện sự tôn

kinh Chúa và giúp nhân rộng hơn ơn phước của Người. Tuy nhiên tôi cũng tin rằng

khi làm điều gì đó cho người khác, bạn cũng nhận được phước lành từ việc làm của

mình. Vậy nên nếu bạn không có một người bạn, thì hãy trở thành một người bạn

của người khác. Nếu bạn đang có một ngày tồi tệ, thì hãy làm cho ngày của người

khác được vui vẻ. Nếu bạn đang bị tổn thương, thì hãy hàn gắn vết thương lòng của

người khác.

Bạn không bao giờ biết được có thể tạo ra sự thay đổi lớn lao như thế trên

thế giới này đơn giản bằng cách thực hiện một hành động nhỏ thể hiện lòng tốt.

Những gợn sóng nhỏ có thể tạo thành con sóng lớn. Người bạn học, người nhận ra

tôi buồn khi bị trêu chọc và nói với tôi rằng tôi trông dễ coi, đã không chỉ xoa dịu

nỗi đau trong lòng của tôi mà còn thắp lên một tia sáng làm bừng lên nhiệt huyết

của tôi đối với sự nghiệp diễn thuyết và sứ mạng tìm đến với mọi người trên khắp

thế giới.

NIỀM ĐAM MÊ SẺ CHIA

Đừng lo lắng về việc bạn có thể giúp người khác được bao nhiêu. Hãy cứ tìm

đến những ai cần giúp đỡ và bạn nên biết rằng những hành động nhỏ của lòng tốt

thường được nhân lên và có tác dụng lớn lao vượt trên cả những gì bạn mong đợi.

Càng nghe những gì John Pingo nói, tôi càng muốn đến Nam Phi hơn.

Trong ba tuần tôi cầu nguyện để xin sự chỉ dẫn của Chúa cho chuyến đi đến

Nam Phi.Sau đó, tôi thực sự hiểu rằng trong tôi có một tiêng gọi thôi thúc thực hiện

chuyến đi đó. Tôi muốn mang đến cho người khác sự khích lệ không giới hạn, và

chuyến đi đó dường như là một bước đầu tiên tốt đẹp hướng tới sứ mệnh truyền

giáo khắp thế giới. Tôi biết rất ít về về Nam Phi, và chưa bao giờ đi xa như thế mà

không có cha mẹ đi cùng. Cha tôi có những người bạn sống ở đó, và sau khi nói

chuyện với họ, ông không yên tâm. Họ nói cho ông biết bạo lực là một vấn đề

nghiêm trọng ở quốc gia này và rằng du khách đến đây thường bị tấn công cướp

giật, thậm chí bị giết chết.

“Đó không phải là một nơi an toàn để đến đâu , Nick ạ”, cha tôi nói. “Con

thậm chí không biết cái người tên là John Pingo đó là ai. Tại sao con lại tin tưởng

ông ta mà đi sang đó chứ?”

Cũng giống như các bậc làm cha làm mẹ khác, cha mẹ luôn bảo vệ tôi. Vì tôi

không có chân tay, họ cảm thấy có đầy đủ mọi lý do để lo lắng cho sự an nguy của

tôi. Nhưng tôi khao khát thực hiện chuyến đi đó, khát khao đi theo tiếng gọi ở trong

lòng, mong muốn được dấn thân trong sự nghiệp của một nhà truyền giáo và một

diễn giả.

Cha mẹ tôi chỉ mới có vài sợi tóc bạc và những cuộc phiêu lưu của đứa con

trai cứng cỏi này quả là đáng ngạc nhiên. Khi tôi đề xuất chuyện đi đến Nam Phi,

những mối lo trên hết của cha mẹ tôi là vấn đề sức khỏe và tài chính.Tôi vừa mua

ngôi nhà đầu tiên bằng chính những đồng tiền của tôi kiếm được, và họ cảm thấy

rằng tôi nên trả các khoản nợ từ việc mua nhà thay vì rong ruổi khắp địa cầu.

Những mối lo của họ tăng lên một cách đang kể khi tôi cũng tiết lộ với họ

rằng:

1. Ở Nam Phi, tôi sẽ hiến tặng hoen 20.000 đô la tiền tiết kiệm cho các

trại trẻ mồ côi.

2. Tôi muốn đưa em trai đi cùng.

Giờ đây, đứng ở vị trí của cha mẹ mà nhìn lại chuyện đó, tôi có thể hiểu và

cảm thông hơn với những nỗi lo của họ ngày ấy. Nhưng khi ấy tôi đã quyết đi.

Kinh Thánh dạy: “Nếu trên đời này ai có của cải, thấy anh em mình đang cùng túng

mà không thấy mủi lòng, thì làm thế nào lòng yêu mến Đức Chúa ngụ trong con

người ấy được?”. Tôi muốn hành động theo đức tin bằng cách giúp đỡ người khác.

Mặc dù khuyết tật, tôi cảm thật tràn đầy khả năng nhờ đức tin mà tôi có, và cảm

thấy rằng đã đến lúc phục vụ mục đích của mình.

Tôi vẫn phải thuyết phục cha mẹ rằng tôi sẽ an toàn. Lúc đầu thậm chí em

trai tôi không hào hứng về chuyến đi. Nói cho đúng, khi rủ nó đi, nó từ chối vì

những thông tin về bạo lực ở Nam Phi và vì nó “Không muốn bị một con sư tử ăn

thịt”. Tôi tiếp tục thôi thúc và khích lệ em, cố giải thích về những con sư tử.Trước

đó, tôi đã rủ hai người anh em họ đi cùng; một người đã rút lui.Cuối cùng Aaron

cảm thấy nó có bổn phận cùng đi và giúp đở tôi trong chuyến đi.Họ vẫn lo lắng

lắm, nhưng họ tin Chúa Sẽ phù hộ cho chúng tôi.

SỨ MỆNH PHỤNG SỰ THẾ GIỚI

Khi tôi đặt chân tới Nam Phi sau một chuyến bay dài, người tổ chức và buổi

diễn thuyết đón chúng tôi ở sân bay như đã hứa, những vì lý do nào đó tôi cứ nghĩ

John Pingo là một người đàn ông lớn tuổi, không lớn tuổi như cha mẹ tôi thì chí ít

cũng xấp xỉ bốn mươi.

Hóa ra John Pingo 19 tuổi! Cậu ấy còn kém tôi một tuổi.

Có lẽ chuyến đi này không phải là một ý tưởng hay, tôi nghĩ khi chúng tôi

gặp nhau tại sân bay. May mắn thay, John đã chứng minh cậu là một người rất

chín chắn và có năng lực, người đã mở mắt cho tôi thấy sự đói nghèo và khó khăn

trên diện rộng mà tôi chưa từng chứng kiến ở bất cứ đâu. Cậu ấy nói cho tối biết

cậu đã xúc động và cảm thấy được khích lệ như thế nào khi xem vid eo về tôi,

nhưng tôi khám phá ra chuyện đời của cậu quả thực khá cuốn hút và sự hiến dân

cho đức tin của cậu khiên tôi thấy mình nhỏ bé.

Cậu lớn lên trong một trang trại nuôi gia súc ở Orange Free State thuộc miền

Nam của Nam Phi. Khi còn nhỏ cậu giao du với một đám thanh niên hư, nhưng rồi

cậu đã trở thành một tín đồ Cơ Đốc đầy nhiệt huyết và khi gặp tôi cậu đã là chủ của

một công ty xe nhỏ. Cậu biết ơn chúa đã giúp cậu thay đổi cuộc đời, đã ban phước

cho cậu.

John có quyết tâm cao trong việc mời tôi sang diễn thuyết về đức tin và

khích lệ người dân ở đây dến mức cậu bán cả xe hơi để trang trải chi phí cho các

chuyến đi của chúng tôi đến nhà thờ, trường học, trại mồ côi và nhà tù. Sau đó cậu

ấy mượn chiếc xe tải nhỏ của người cô để đưa tôi đến các địa điểm diễn thuyết ở

Cape Town, Pretoria, Johannesburg, và tất cả các nơi khác.

Đó là một lịch diễn thuyết cực kỳ dày đặc, và vào thời gian đó chúng tôi

thường chỉ ngủ bốn hoặc năm tiếng mỗi ngày. Nhưng chuyến đi đã mang đến cho

tôi cơ hội gặp gỡ những con người, khám phá những vùng đất, những điều khiến

cho cuộc đời tôi thay đổi mãi mãi. Nó giúp tôi hiểu mình muốn làm gì trong phần

còn lại của cuộc đời: Tôi muốn mang những thông điệp về lòng dũng cảm và đức

tin chia sẻ với mọi người trên khắp địa cầu.

Aaron và tôi nghĩ rằng trong thời thơ ấu của mình ở Australia và trong giai

đoạn ngắn sống ở California, chúng tôi đã biết chút ít về nghèo khó và bạo lực.

Nhưng trong chuyến đi này, chúng tôi đã hiểu ra rằng mình còn ngây thơ lắm.

Những gì chúng tôi biết trước đó đã thực sự trở nên ít ỏi khi chúng tôi rời sân bay,

lái xe xuyên qua Johannesburg. Tại một ngã ba, Aaron nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy

một tắm biển khiến nó hoảng sợ. Tấm biển ghi: “Khu vực đập vỡ và chiếm lấy”.

Aaron hoảng hốt hỏi người lái xe: “John, tấm biển đó có nghĩa gì vậy?”.

“Ồ, có nghĩa là ở vùng này bọn họ sẽ đập vỡ cửa kính xe của cậu, cướp hết

đồ rồi lượn mất tăm”, John nói.

Chúng tôi đóng chặt cửa xe và bắt đầu đưa mắt quan sát xung quanh. Chúng

tôi nhận thấy rằng nhiều người dân ở đó sống trong những ngôi nhà được bao

quanh bằng xi măng cho chăng dây thép gai. Một số người dân tôi gặp trong những

ngày đầu tiên ở đó nói rằng họ từng bị bóp cổ hoặc bị trấn lột, nhưng rốt cuộc

chúng tôi nhận thấy Nam Phi không nguy hiểm hơn những vùng đất khác, nơi mà

sự nghèo khó và tình trạng tội phạm là những mối lo thường trực.

Quả thực, Aaron và tôi đều cảm thấy yêu đất nước nam Phi và người dân ở

đó. Mặc dù đất nước này có những vấn đề của nó, chúng tôi thấy người dân Nam

Phi thật tuyệt vời, tràn đầy hy vọng và niềm vui, bất chấp mọi hoàn cảnh. Chúng tôi

chưa bao giờ được tận mắt chứng kiến sự tận cùng của cái nghèo và tuyệt vọng,

cũng như niềm vui không thể lý giải nổi, đức tin đầy kiên định như những gì chúng

tôi đã thấy ở Nam Phi.

Những trại trẻ mồ côi vừa khiến chúng tôi buồn đến xé lòng vừa khiến chúng

tôi cảm thấy được khích lệ. Chúng tôi đã đến thăm một trại trẻ mồ côi dành cho trẻ

em bị bỏ rơi, những đứa trẻ bị bỏ trong thùng rác, trên ghế đá công viên.Hầu hết trẻ

em ở đó đều ốm yếu và suy dinh dưỡng. Những đứa trẻ ấy khiến chúng tôi mủi

lòng đến nổi chúng tôi đã quay trở lại trại ngay ngày hôm sau, mang đến cho các

em đồ chơi, những quả bóng, nước ngọt, bánh pizza cũng những món quà đơn sơ

khác. Các em rất vui khi nhận được quà.

Ở đó chúng tôi cũng đã thấy những đứa trẻ bị lở loét, thương tích do nhiêm

trùng, những trẻ em và người lớn đang chết dần chết mòn vì AIDS, các gia đình

phải vật lộn kiếm miếng ăn và nước sạch để uống mỗi ngày. Tận mắt chứng kiến

những cảnh đó, cảm nhận mùi của bệnh tật và cái chết vây quanh những người

đang sống trong đau đớn cùng cực và biết rằng mình chẳng thể làm gì hơn là cầu

nguyện để giúp họ được thanh thản là một trải nghiệm khiến chúng tôi thức tỉnh.

Tôi chưa bao giờ thấy ở đâu con người lại phải chịu đựng sự túng quẩn và khổ sở

đến nhường ấy. Điều tôi đã tận mắt chứng kiến tồi tệ hơn bất cứ điều gì tôi từng

phải chịu đựng, và nó khiến tôi cảm thấy so với những người dân ở đó tôi dường

như có cuộc sống quá sung sướng. Tôi bị lấn át bởi những cảm giác giằng xé: lòng

trắc ẩn khiến tôi muốn hành động không chậm trể để cứu giúp tất cả những người

tôi có thể cứu giúp, và cảm giác tức giận trước sự tồn tại của nổi khổ sở tột cùng

bất biến.

Cha tôi thường kể về thời thơ ấu của ông ở Serbia, cái thời mà ông thường

chỉ có một miếng bấnh mì và một chút nước, một ít đường cho bữa tối. Cha ông,

tức ông nội tôi, từng là thợ cắt tóc của một mỹ viện, nhưng rồi bị mất việc. Mỗi

năm gia đình cha tôi lại phải chuyển nơi ở một hoặc hai lần. Khi ông nội bị bệnh

lao không thể làm việc được nữa, bà tôi, với nghề thợ may, phải gồng mình nuôi

sáu đứa con.

Sau khi chứng kiến sự bần cùng và đói khát ở Nam Phi, tôi cảm thấy những

chuyện cha tôi kểt về cuộc vật lộn để sinh tồn của gia đình đã mang một ý nghĩa

mới; tôi đã thấy nỗi thống khổ trong ánh mắt của những bà mẹ đang hấp hối, đã

nghe những đứa con của họ bật ra tiếng gào thét xé lòng vì đau đớn và đói khát,

chúng tôi đến thăm những khu ở chuột, nơi những gia đình sống chen chúc trong

những cái lán chật hẹp chẳng khác gì gian buồng kho, dùng báo cũ làm tường ngăn,

không có nước để sinh hoạt, tôi đã đến diễn thuyết ở một nhà tù, nơi các tù nhân

đứng chật kín trong phòng cầu nguyện và cả ở bên ngoài. Chúng tôi biết được rằng

nhiều tù nhân vẫn đang chờ xét xử và rằng loại tội phạm chiếm đa số trong nhà tù,

đó là những đối tượng nợ tiền của những người có thế lực đủ để buộc những ai vay

nợ của nọ mà không có khả năng trả phải vào vong lao lý. Chúng tôi đã gặp một tù

nhân phải lãnh án mười năm tù chỉ vì mắc nợ 200 đô la Mỹ. Ngày hôm đó, những

người tù đã hát cho chúng tôi nghe, và trong cái chốn lao tù bị cô lập ấy, giọng hát

của họ ngân lên, tràn đầy niềm vui.

TẠO RA THAY ĐỔI

Tôi đã đến Nam Phi như một chàng thanh niên đầy tự mãn, hoàn toàn chắc

chắn rằng mình có thể tạo ra sự thay đổi ở cái xứ sở rộng lớn đó.Nhưng chính đất

nước Nam Phi đã tạo ra sự thay đổi trong tôi.

Khi bạn bƣớc ra ngoài bản thân mình, dứt ra khỏi những vấn đề của cá

nhân để đến với ngƣời khác, việc làm đó của bạn sẽ thay đổi chính bạn. Bạn sẽ

cảm thấy mình thật nhỏ bé. Bạn sẽ cảm thấy mình được khích lệ. Hơn bất cứ điều

gì và hơn bất cứ lúc nào, bạn sẽ bị lấn át bởi cảm giác rằng mình là một phần của

cái gì đó lớn hơn bản thân bạn. Không chỉ vậy, bạn cũng sẽ hiểu ra rằng bạn có thể

tạo ra sự đóng góp cho cuộc đời. Tất cả mọi điều bạn làm để khiến cuộc sống

của ngƣời khác trở nên tốt đẹp hơn đều khiến cho cuộc sống của bạn trở nên ý

nghĩa hơn.

Sau vài ngày đầu tiên ở Nam Phi, tôi đã hiểu tại sao John Pingo lại tận tâm

và nhiệt tình giúp tôi truyền những thông điệp của hy vọng và niềm tin đến với

người dân của đất nước cậu đến thế. Cậu đã thấy nhiều hơn những gì tôi đã thấy.

Tôi hiểu ra rằng tôi đã chỉ nghĩ đến bản thân, đã sống một cuộc sống ích kỷ; một gã

không chân tay hay đòi hỏi đã không thể tưởng tượng được bất cứ ai trên đời này

lại bất hạnh như mình.

Từ sau chuyến đi, mỗi khi ở trong cửa hàng thực phẩm tôi không khỏi suy

nghĩ. Thậm chí sự phong phú về thực phẩm ở trong cửa hàng nhỏ cạnh nhà tôi cũng

vượt ngoài sự tưởng tượng của những đứa trẻ mồ côi và người dân sống trong các

khu ổ chuột mà tôi gặp ở Nam Phi. Thậm chí giờ đây khi tôi được hưởng cái cảm

giác dễ chịu ở trong văn phòng có điều hòa nhiệt độ, hoặc khi được mời ly nước

mát, tôi vẫn chạnh lòng nghĩ về chuyện đó; ở nơi ấy những thứ đem lại cảm giác dễ

chịu hơn đơn giản hơn đó thạt hiếm hoi.

Aaron, giờ đây trở thành một giáo viên dạy khoa học tự nhiên ở một trường

trung học Australia, vẫn nói về những trải nghiệm thực tế từ chuyến đi đó. Chúng

tôi không khỏi buồn lòng trước những cảnh đời mà mình đã tận mắt chứ ng kiến,

nhưng cũng rất ngạc nhiên bởi nhiều điều khác. Chúng tôi đồng ý với nhau rằng đó

là chuyến đi hữu ích nhất trong cuộc đời. Về nhà, cả hai anh em đều tự hỏi: Chúng

ta có thể làm gì để xoa dịu đau khổ của người k hác? Cách gì là tốt nhất để đóng

góp? Làm sao mình có thể sống ích kỷ như trước, khi biết rằng nhiều người đang

phải chịu đựng đau khổ đến nhường ấy?

Bạn không nhất thiết phải đi thật xa để tìm một ai đó cần giúp đỡ. Thực tế,

chuyến đi Nam Phi đã khiến chúng tôi ý thức về những người cần giúp đỡ ngay

trong chính cộng đồng, trên chính quê hương đất nước của mình. Bạn có thể dễ

dàng tìm thấy những nơi để đóng góp thời gian, tài năng, t iền bạc tại giáo hội của

bạn, tại những nhà thương. Hội Chữ thập đỏ, Hội Cứu tế, trung tâm dành cho người

vô gia cư, ngân hàng lương thực, trạm cung cấp thức ăn miễn phí cho người nghèo.

Bất cứ thứ gì bạn chia sẽ đều có thể tạo ra sự thay đổi, dù là tiền bạc, thời gian, tài

năng hoặc mạng lưới bạn bè và đồng nghiệp.

Chuyến đi đầu tiên đến Nam Phi đã khiến tôi trở nên hào hứng bất đầu sứ

mệnh của mình và tôi đã đem tặng phần lớn khoản tiền tiết kiệm 20.000 đô la ấy;

trong khi đó chúng tôi quyên góp được thêm 20.000 đô la nữa để đem tặng những

người khó khăn! Chúng tôi dành thời gian mua quà cho các em nhỏ mồ côi, cho các

em ăn uống, quyên góp sách vở, chăn ấm và gi.ường ngủ. Chúng tôi đã tặng các trại

trẻ mồ côi những chiếc tivi, đầu DVD, tặng tiền cho người có hoàn cảnh khó khăn

qua hơn một chục mạng lưới từ thiện.

Giờ đây, 20.000 đô la vẫn còn là một số tiền khá lớn đối với tôi, nhưng nhìn

lại, tôi ước gì mình có nhiều hơn nữa để hiến tặng. Mới chỉ có thể mủi lòng trước

vài mảnh đời ở một vài nơi đã khiến tôi có ý thức sâu sắc về hạnh phúc hơn bất cứ

khi nào từng ý thức được. Mẹ tôi không được vui khi tôi trở về từ Nam Phi mà

“chẳng còn gì” trong tài khoản tiết kiệm, nhưng bà hiểu rằng cuộc sống của tôi đã

trở nên phong phú và ý nghĩa hơn qua chuyến đi đó.

TẠO NÊN PHÉP MÀU


Một trong những cảnh tượng không thể quên, gây xúc động nhất trong

chuyến đi đến Nam Phi là cảnh mà tôi chứng kiến khi diễn thuyết tại một nhà thờ.

Hàng trăm người ốm đau, tàn tật và những người đang chờ chết xếp hàng ở đó để

tìm kiếm phép màu có thể cứu sống họ, giúp họ lành bệnh. Tôi thường buông mấy

câu đùa liên quan đến tình trạng khuyết thiếu tay chân của mình, chì để mọi người

thấy thoải mái. Ở nhà thờ đó không ai cười hết! Họ đến để được chữa lành những

vết thương, để được giải phóng khỏi đau đớn. Họ muốn có phép màu.

Tối tối họ lại đến nhà thờ đó và hy vọng được chữa khỏi bệnh. Có người phải

mang nẹp cổ, người phải đi nạng, người ngồi xe lăn. Hai người bệnh AIDS được

kéo đến nhà thờ trên những tấm đệm. Có người phải cuốc bộ bốn hoặc năm cây số

để đến. Phía cuối nhà thờ xắp đầy nạng và xe lăn, những thứ mà theo như người ta

nói, của những người đã được chữa khỏi bênh bỏ lại. Em trai tôi và tôi đã nói

chuyện với một người đàn ông có một bên chân và một bàn chân bị sưng to gắp đôi

bình thường. Ông ấy đau lắm, nhưng vẫn cố lê bước đến nhà thờ để được chữa trị.

Bất cứ ai chứng kiến cảnh tượng này cũng phải ước ao có một sức mạnh nào

đó giúp chữa lành bệnh cho những người đang phải chịu đau đớn ấy. Tôi đã từng

giống như họ. Đã từng cầu mong phép màu mang đến cho tôi chân tay. Nhưng lời

thỉnh cầu của tôi chưa bao giờ đượ c đáp ứng, và hầu hết những người tôi gặp ở nhà

thờ đó cũng đã không có được phép màu mà họ ao ước. Nhưng như thế không có

nghĩa rằng các phép màu không thể xảy ra. Một ngày nào đó cộc sống của tôi có

thể đạt đến mức như một phép màu, xét trên thực tế tôi đã có thể đến được với

nhiều khán thính giả, có thể nói về niềm tin và sự khích lệ. Việc tôi, một thanh niên

theo đạo Cơ Đốc người Australia gốc Serbia không chân, không tay, nhận đ ược

nhiều lời mời diễn thuyết từ các lãnh đạo chính phủ ở Costa Rica, Colombia, Ai

Cập, và Trung Quốc không phải là một phép màu nhỏ. Tôi đã gặp Giáo hoàng

Shenouda III của giáo hội Coptic, đã diện kiến lãnh tụ tinh thần của người Hồi giáo

ở Ai Cập Sheikh Mohammed Sayed Tantawi, ấy là chưa kể đến những lãnh tụ của

Giáo hội các thánh hữu ngày sau của Chúa Jesus. Cuộc đời tôi là minh chứng cho

thấy không có giới hạn nào khác ngoài những giớ i hạn chúng ta tự áp đặt cho mình!

Sống không có giới hạn có nghĩa là biết đƣợc rằng bạn luôn có thứ gì để

cho, luôn có thể làm điều gì đó để giảm nhẹ ghánh nặng của ngƣời khác. Ngay

cả những cử chỉ nhỏ thể hiện l ng tốt, thậm chí vài đô la, cũng có thể tạo ra tác

động to lớn. Sau trận động đát kinh hoàng ở Haiti năm 2010, Hội Chữ thập đỏ Mỹ

đã nhanh chóng thực hiện một chương trình nhân đạo để moi người giúp đở các

nạn nhân của trận động đất. Họ tạo cơ hội cho bất chứ ai cũng có thể ủng hộ 10 đô

la bằng cách gửi tin nhắn có hai chữ “HAITI” qua điện thoại di động tới số 90999.

Hiện nay 10 đô la không phải là nhiều, và gửi tin nhắn đó là việc rất đơn

giản. Đó là một hành động nhỏ của việc làm từ thiện. Nhưng nếu là một trong

những người tham gia, bạn sẽ tạo ra sự thay đổi lớn. Tìm hiểu qua Hội Chữ thập

đỏ, tôi được biết rằng có tới hơn ba triệu người đã ủng hộ các nạn nhân của trận

động đất bằng việc nhắn tin qua điện thoại di động. Kết quả là, Hội Chữ thập đỏ đã

nhận được hơn 32 triệu đô la để giúp đỡ người đân Haiti!

LÀM ĐIỀU BẠN THÍCH ĐỂ GIÖP NGƢỜI KHÁC

Tổ chức phi lợi nhuận tên Life Without Limbs của tôi đã giúp đỡ hơn mười tổ

chức từ thiện khác nhau, trong đó có Quỹ Cơ Đốc giáo Apostolic, một tổ chức đã

gữi nhiều đoàn truyền giáo đi khắp thế giới cũng như điều hành các trại trẻ mồ côi

và nhà thờ; và và trung tâm Bombay Teen Challenge ở Ấn Độ mà tôi đã nhắc tới

trong phần trước của cuốn sách này. Chúng tôi cũng hợp tác với tổ chức Joni và

Những Người Bạn để tặng hàng nghìn xe lăn đã được tân trang cho những người

cần đến.

Bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn thích, và hãy làm điều đó vì lợi ích của

người khác. Bạn có chơi quần vợt không? Bạn có đạp xe không? Bạn có thích

khiêu vũ không? Hãy biến hoạt động mà bạn yêu thích thành hoạt động thiện

nguyện: Hãy tham gia thi đấu quần vợt để đóng góp cho tổ chức Hiệp hội thanh

niên Cơ Đốc giáo (YMCA) ở địa phương, tham gia một cuộc đua xe đạp gây quỹ từ

thiện, hoặc một cuộc khiêu vũ để quyên tiền mua quần áo cho trẻ em nghèo.

Hilary Lister thích chèo thuyền. Ở tuôit 37, cô quyết định một mình thực

hiện chuyến đi bằng thuyền buồm vòng quanh nước Anh. Cô lập kế hoạch thực

hiện chuyến đi bằng thuyền buồm kéo dài 40 ngày để gây quỹ từ thiện cho tổ chức

ớc Mơ của Hilary, một tổ chức chuyên giúp trẻ em khuyết tật và người trưởng

thành gặp khó khăn học cách điều khiển thuyền buồm. Cô tự tin rằng đi thuyền

buồm có thể giúp nâng cao tinh thần và sự tự tin ở người khuyết tật.

Niềm tin của Hilary rằng việc đi thuyền buồm giúp nâng cao sức mạnh tinh

thần dựa trên kinh nghiệm của bản thân cô. Cô bị liệt tứ chi từ khi 15 tuổi do một

căn bệnh gây rối loạn thần kinh vận động. Sau khi tốt nghiệp đại học Oxford, cô lái

chiếc thuyền được thiết kế riêng cho mình, chiếc thuyền sử dụng hề thống điều

khiển thông qua cơ thể truyền tín hiệu bằng sức ép không khí với ba ống hút nước.

Cô là thủy thủ bị liệt cả chân lẫn tay đầu tiên đi thuyền buồm vượt qua Eo biển Anh

và đi vòng quanh nước Anh.

MỖI LẦN BẠN HÃY GIÖP MỘT NGƢỜI

Hai năm sau trải nghiệm đầy ngạc nhiên ở nam Phi, tôi nhận được lời mời

đến diễn thuyết ở Indonesia. Lời mời được gửi qua thư điện tử, từ một người đàn

ông ở Perth có tên thân mật là Han-Han. Ông ấy là người gốc Hoa và là mục sư của

một nhóm các nhà thờ người Indonesia ở Australia.

Nhận được thư của Han-Han, tôi gọi đến cho ông ngay và chúng tôi nhanh

chóng bàn về đề nghị của ông qua điện thoại trong nhiều tiếng đồng hồ. Ông nói

rằng việc truyền giáo của tôi được nhiều người ở Indonesia biết đến qua những

video của tôi trên internet. Ông ngỏ ý muốn tổ chức một chuyến diễn thuyết trong

đó mỗi tuần tôi sẽ được diễn thuyết trước khoảng 10.000 người. Cha mẹ và tôi cầu

nguyện để xin sự dẫn dắt của Chúa và cuối cùng họ ủng hộ tôi.

Tôi chưa bao giờ mệt mỏi với việc khám phá những vùng đất mới của thế

giới, gặp gỡ những con người ở những xứ sở khác, trải nghiệm văn hóa tinh thần và

văn hóa ẩm thực của họ. Trước đó Han-Han đã lập một thời gian biểu khắc khe,

nhất là khi phát hiện ra rằng người chăm sóc mà họ thu xếp cho tôi không biết nói

tiếng Anh. Rào cản ngôn ngữ trở thành một vấn đề lớn khi tôi bị nhiễm vi rút

đường tiêu hóa. Do người chăm sóc không hiểu tôi nói gì còn tôi thì không có tay

để ra giấu hiệu nên chúng tôi rơi vào những tình huống rất khó chịu và khó xử.

Những người bạn ở nước chủ nhà đã tổ chức một buổi tiệc rất chu đáo để

mừng sinh nhật lần thứ 23 của tôi, nhưng khi ấy cái dạ dày của tôi và tôi không có

tâm trạng cho các hoạt động vui vẻ. Tôi đau bụng đến mức phải cầu cứu Chúa. Khi

tôi cầu nguyện, tôi hình dung ra cảnh Chúa Jesus bị đóng đinh câu rút, và thế là đau

đớn dịu đi.Tôi tạ ơn chúa và tận hưởng phần còn lại của buổi tiệc. Ngày hôm sau

tôi được chăm sóc ý tế và bệnh tình thuyên giảm nhanh chóng trước khi tở về

Australia.

Vài năm sau Han-Han mời tôi quay trở lại Indonesia để thực hiện một

chuyến diễn thuyết nữa. Lần này tôi đi cùng người chăm sóc của mình và quyết tâm

chỉ dùng nước đóng chai không có đá để tránh bị đau bụng. Một doanh nhân ở

Indonesia tên là pa Chokro sắp xếp cho tôi diễn thuyết trước gần 40.000 người tại

các sân vận động ở năm thành phố.Các buổi diễn thuyết đó được đưa lên sóng phát

thanh và truyền hình.

Một buổi sáng chủ nhật, sau khi thực hiện ba buổi diễn thuyết tại một nhà

thờ, chúng tôi tranh thủ nghỉ ngơi chút ít bởi tối h ôm đó tôi có kế hoạch diễn thuyết

ở ba nơi. Tôi đói và mệt, nhưng quyết định giải quyết cơn đói trước. Chúng tôi tìm

đến một nhà hàng ở gần địa điểm diễn thuyết. Một nhóm nhà lãnh đạo địa phương

và các nhà tài trợ cho chuyến diễn thuyết đi cùng chúng tôi. Tôi vào nhà hàng với

sự trợ giúp của Vaughan.

Nhà hàng đó không vui mắt cho lắm, sàn thì bằng xi măng và chẳng có gì

ngoài những chiếc bàn ghế gỗ.Khi chúng tôi vừa mới ngồi xuống, một người phụ

nữ trẻ bước tới, đứng dựa người vào khung cửa. Cô vừa khóc vừa nói gì đó với tôi

bằng tiếngs Indonesia.Tôi cảm thấy sự thương cảm dành cho cô dâng lên trong

lòng.Tôi không biết cô đang nói gì, nhưng có thể thấy rằng cô đang dùng ngôn ngữ

ký hiệu để bày tỏ rằng cô muốn ôm tôi.

Các doanh nhân và lãnh đạo của cộng đồng ngồi cùng tôi dường như rất xúc

động những gì cô nói. Họ giải thích với tôi rằng người phụ nữ đó tên là Esther.Cô

lớn lên trong một cái lán lợp tôn, được che phủ bằng bìa cứng. Cô sống với mẹ và

hai người em ở cạnh một bãi rác và hằng ngày bới rác để tìm thức ăn và lượm đồ

nhựa phế thải để bán cho nhà máy tái chế. Cô có đức tin mạnh mẽ ở Đức Chúa

Trời, nhưng khi người cha bỏ rơi gia đình, Esther đã rất thất vọng và đã từng tính

đến chuyện tự tử. Cô tin rằng cuộc đời của mình không đáng sống. Cô cầu nguyện,

nói với Chúa rằng cô không thể đi nhà thờ được nữa. Đúng vào ngày hôm đó, mục

sư của giáo xứ cho giáo đoàn xem một trong những DVD của tôi. Đó là bản DVD

lậu, một trong 150.000 bản DVD được sao chép bất hợp pháp và được bán ở

Indonesia.

Lần đầu tiên khi Han-Han cho tôi biết rằng các DVD của tôi được in sao bất

hợp pháp và được bán tràn lan ở Indonesia, tôi đã bảo với ông ấy: “Đừng lo về

chuyện đó. Hãy tạ ơn Chúa”. Tôi quan tâm đến việc mọi người nghe được thông

điệp của tôi hơn việc kiếm lợi nhuận. Như Esther đã xác nhận, ngay cả trên thị

trường băng đĩa lậu chúa cũng thực hiện công việc của người.

Thông qua người phiên dịch, Esther nói với tôi rằng DVD của tôi đã khích lệ

cô loại bỏ thất vọng và buồn chán. Nhờ đó mà cô tìm được mục đích sống và niềm

hy vọng.Cô cảm thấy rằng “nếu Nick có thể tin tưởng ở Chúa, thì mình cũng có

thể”. Cô cầu nguyện để mình kiếm được việc làm và cô ăn chay trong sáu tháng

liền. Cuối cùng cô đã tìm được việc làm tại chính nhà hàn Trung Hoa đó, cái nhà

hàng đã đưa chúng tôi đến với nhau!

Sau khi nghe câu ch.uyện ấy, tôi ôm Esther và hỏi về kế hoạch cho tương lai

của cô.Cô cho biết đã quyết định rằng mặc dù chuẩn bị sẵn sàng để trở thành một

người giảng đạo cho trẻ em.Cô hy vọng được vào học ở tường dòng, mặc dù không

chắc cô có được cơ hội đó hay không. Hiện cô đang sống ngay tại nhà hàng, ngủ

trên sàn bởi không đủ tiền thuê chỗ ở.

Nghe cô bộc bạch tôi suýt rơi khỏi ghế. Khi tới nhà hàng đó tôi không thực

sự cảm thấy thoải mái khi ăn.Tôi không thể tưởng tượng nổi người phụ nữ khốn

khổ này lại phải ngủ ở đó. Tôi khuyến khích cô tìm nơi khác để sống và theo đuổi

giấc mơ trở thành người giảng đạo cho các trẻ em mà cô ấp ủ.

Một trong những thành viên của đoàn là mục sư. Sau khi Esther trở về với

công việc của mình, vị mục sư nói với tôi rằng chi phí ch o việc học tại trường dòng

ở địa phương rất cao, và chỉ để được dự tuyển sinh người ta đã phải đợi tới 12

tháng, và rất ít người dự thi đỗ.

Một đĩa thức ăn bốc khói nghi ngút được đặt trước mặt tôi, nhưng tôi không

có cảm giác muốn ăn. Tôi cứ nghĩ về người phụ nữ khốn khổ phải ngủ dưới sàn

nhà. Lúc mọi người trong đoàn nói lời tạ ơn Chúa trước khi dùng bữa. Tôi cầu

nguyện cho Esther. Lời cầu nguyện của tôi linh nghiệm gần như ngay tức khắc. Vị

mục sư ngồi cạnh nói với tôi rằng nhà thờ của ông có thể cung cấp cho Esther chỗ

ăn ở nếu như tôi có thể đóng góp một khoản tiền ký quỹ đảm bảo. Tôi hỏi liệu

Esther có thể trả tiền thuê chỗ ở hay không, vị mục sư nói rằng có. Vậy là tôi đồng

ý. Tôi nóng lòng muốn nói với Esther tin tốt lành đó, nhưng trước khi cô trở lại bàn

một doanh nhân nói rằng ông sẽ trả tiền thuê chỗ ở cho cô.

Tôi rất cảm ơn đề nghị của ông, nhưng tôi nói với nhà doanh nghiệp đó rằng

tôi muốn chính mình làm việc đó.

Thế rồi một người trong đoàn lên tiếng. “Tôi là hiệu trưởng của trường dòng

đây”, ông ấy nói: “Tôi sẽ tạo điều kiện cho Esther dự thi vào trường dòng trong

tuần này, và nếu cô ấy đỗ, tôi sẽ tác động để cô ấy được nhận học bổng”.

Kế hoạch của Chúa mở ra ngay trước mắt tôi. Esther thi đỗ vào trường dòng

với số điểm tuyệt đối. Cô tốt nghiệp trường dòng năm 2008. Bây giờ cô là nữ chủ

nhiệm trẻ củaban truyền giáo thuộc một trong những nhà thờ lớn nhất ở Indonesia.

Hiện cô đang có kế hoạch thành lặp một trại trẻ mồ côi tại cộng đồng của cô.

Trong suốt cuốn sách này tôi đã nói với bạn về sức mạnh của mục đích sống.

Chuyện của Esther là một minh chứng cho sức mạnh ấy. Người phụ nữ này không

có gì ngoài ý thức về mục đích sống và đức tin vào nới Chúa. Mục đích và đức tin

của cô đã tạo ra từ trường đầy sức mạnh thu hút tôi và những người đi cùng tôi,

khiến chúng tôi tin tưởng vào giấc mơ cao đẹp của cô.

SỨC MẠNH CỦA MỤC ĐÍCH VÀ NIỀM TIN

Tôi thấy mình nhỏ bé trước Esther, trước ý thức về mục đích sống thật mạnh

mẽ, trước niềm hy vọng bất diệt về một cuộc sống tốt đẹp hơn, trước niềm tin vào

Chúa, sự quý trọng bản thân, thái độ tích cực, sự can đảm và kiên cường, tinh thần

sẵn sàng chấp nhận tủi ro và khả năng tìm đến với người khác của cô.

Câu chuyện của Esther khiến tôi cảm thấy kinh ngạc và được khích lệ. Tôi

hy vọng rằng bạn cũng cảm thấy như vậy. Mục đích của tôi khi viết cuốn sách này

là thắp lên những ngọn lửa của niềm tin và hy vọng trong bạn để bạ n cũng có thể

sống một cuộc sống không giới hạn. Có thể hoàn cảnh của bạn khó khăn hơn hoàn

cảnh của tôi. Có thể bạn đang có những thách thức về sức khỏe, kinh tế, hoặc

tình cảm. Những với ý thức về mục đích sống, niềm tin vào tƣơng lai, tinh thần

quyết tâm không đầu hàng trƣớc khó khăn, bạn hoàn toàn có thể vƣợt qua bất

cứ trở ngại nào.

Esther đã chiến thắng nghịch cảnh.Bạn cũng có thể vượt qua những thách

thức của chính mình. Khi tôi còn nhỏ, sự khuyết thiếu tay chân dường như là một

gánh nặng không thể rũ bỏ được, nhưng bằng nhiều cách, thực tế đã chứng minh

“khuyết tật” của tôi chính là một món quà. Là một điều may mắn bởi tôi đã biết đi

theo con đường của Chúa.


Có thể bạn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, nhưng bạn nên

biết rằng bất cứ lúc nào bạn cảm thấy mình yếu đuối, thì Chúa luôn mạnh mẽ.

Người đã đưa tôi từ chỗ khuyết tật đến chỗ đầy năng lực, tạo cho tôi niềm đam mê

chia sẻ câu chuyện đời mình, niềm tin của mình để giúp những người khác đương

đầu với những thách thức của chính họ.

Tôi hiểu được rằng mục đích của tôi là biến cuộc đấu tranh của mình thành

những bài học ca ngợi Chúa và sự khích lệ, động viên người khác vươn lên trong

cuộc sống. Chúa đã ban phước cho tôi, tạo ra tôi như một món quà dành cho người

khác. Hãy chia sẻ những món quà của bạn với lòng nhiệt tình, và nên biết rằng bất

cứ điều gì bạn làm đều được nhân lên gấp nhiều lần. Suy cho cùng, Chúa thực hiện

công việc của Người để mang điều tốt đẹp nhất cho những ai yêu quý Người. Chúa

thương bạn, và tôi cũng yêu thương bạn.

Người theo đạo Cơ Đốc thường được dạy rằng con người chúng ta là “những

bàn tay, bàn chân của Chúa” trên trái đất. Nếu tôi hiểu câu nói đó theo nghĩa đen,

thì có lẽ tôi cảm thấy mình là kẻ lạc loài. Nhưng tôi đã hiểu câu nói đó theo nghĩa

tinh thần. Tôi phụng sự Người bằng cách khích lệ nhiều phận người nhất có thể

thông qua hành trình vượt khó của chính mình. Mục đích của tôi là phản ảnh tình

yêu của Chúa dành cho tất cả chúng ta. Người mang đến cho chúng ta cuộc sống để

chúng ta có thể chia sẻ những món quà của mình với nhau. Điều này đã khiến cho

niềm vui tràn ngập trong tôi, và nó cũng sẽ làm cho niềm vui tràn ngập trong bạn.

Tôi hy vọng rằng những câu chuyện và những thông điệp của tôi gửi đến bạn qua

cuốn sách này đã giúp ích cho bạn, khích lệ bạn tìm ra mục đích sống của mình để

luôn hy vọng, luôn có niềm tin, để yêu quý và trân trọng bản thân, có thái độ s ống

tích cực, luôn can đảm và kiên cường, đầy quyết tâm, chấp nhận sự thay đổi, luôn

đáng tin cậy, sẵn sàng chào đón các cơ hội, sẵn sàng chấp nhận những rủi ro và sẵn

lòng giúp đỡ người khác.

Bạn hãy giữ liên lạc với tôi nhé, và hãy chia sẻ những câu chuyện, những ý

nghĩ của bạn về cuốn sách này bằng cách thăm website của chúng tôi tại địa chỉ NickVujicic.com, hay trang LifeWithoutLimbs.org và trang AttiudeIsAltitude.com.

Bạn hãy ghi nhớ điều này: Chúa có một mục đích quan trọng thực sự dành cho cuộc đời của bạn! Hãy sống cuộc sống không giới hạn!

Với tình yêu mến và niềm tin

Nick



PHỤ LỤC

ĐIỀU KỲ DIỆU ĐƯỢC MONG CHỜ NHẤT

Khi sắp xuất bản cuốn tự truyện này của Nick Vujicic ở Việt Nam, chúng tôi nhận được một tin tuyệt vời: Nick đã cưới vợ! Người bạn đời của Nick tên là Kanae Miyahara, một cô gái xinh đẹp, hoàn toàn bình thường. Đám cưới của họ diễn ra vào ngày 10 tháng 2 năm 2012 ở California, Mỹ. Hàng trăm tờ báo trên thế giới đã đưa tin về đám cưới của Nick. Người ta gọi đám cưới của Nick là đám cưới của thế kỷ, là sự kiện tuyệt vời nhất, thông điệp hy vọng có sức thuyết phục nhất của năm 2012
Trước đây, tại các buổi diễn thuyết cũng như trong cuốn tự truyện này, Nick Vujicic luôn bày tỏ niềm tin rằng anh sẽ gặp được một người con gái mà Chúa gửi đến cho anh. Anh sẽ kết hôn với người đó, sẽ sinh con và có một gia đình hạnh phúc. Niềm tin của anh giờ đây đã trở thành hiện thực. Với những gì Nick đã sống, anh xứng đang được hưởng hạnh phúc tuyệt vời này. Với đám cưới này, Nick Vujicic, chàng trai không chân tay, một lẫn nữa đã chứng minh rằng ai trong chúng ta cũng có thể tìm thấy hạnh phúc của mình, rằng trong cuộc sống chúng ta không có rào cản, giới hạn nào ngoài những raò cản mà chúng ta tự đặt ra cho chính mình. Qua sự kiện vui mừng này, một lần nữa Nick Vujicic đã chia sẻ với thế giới điều kỳ diệu của cuộc sống.Đó là điều ký diệu khôn tả, là hạnh phúc đáng mong chờ nhất, gây xúc động sâu sắc nhất đối với những người yêu quý Nick. Thật đáng khâm phục, đáng ngưỡng mộ người phụ nữ đã trở thành bạn đời của Nick. Yêu một người như Nick Vujicic nghĩa là biết yêu một tâm hồn ấm áp,giàu tình cảm, yêu vẻ đẹp đáng trân trọng nhất của con người. Nhưng tự nguyện làm bạn đời của Nick Vujicic cũng có nghĩa là tự nguyện chia sẻ với anh vô vàn khó khăn trong cuộc sống hằng ngày của một người không chân, không tay, chia sẻ những ước vọng, những sứ mạng cao đẹp đòi hỏi nhiều nỗ lực của anh. Tự n guyện làm bạn đời của Nick Vujicic nghĩa là tự nguyện làm người đồng hành của anh trong hành trình mới đầy thách thức nhưng cũng đầy hạnh phúc và niềm vui.Hành trình ấy, cuộc sống mới của Nick Vujicic và người bạn đời đ ã bắt đầu, đẹp như một câu chuyện cổ tích.

Những hình ảnh đầu tiên về đám cƣới của Nick Vujicic xuất hiện trên mạng internet đã khiến hàng triệu ngƣời yêu quý anh trên khắp thế giới xúc động và vui mừng. Hàng nghìn ngƣời đã bày tỏ cảm xúc của mình trước tin vui của Nick qua các trang báo mạng, các blog.
Bạn Ashlynn Prowse ở Canada đã viết: “Tôi mừng cho bạn đến nỗi không thể diễn tả bằng lời…bạn xứng đáng có được người phụ nữ tuyệt nhất trên thế giới này”.

Bạn Ua Khaled ở Ai Cập dã viết: “Chúc mừng hai bạn! Tôi chúc hai bạn có một hành trình thật tuyệt vời khi các bạn cùng nhau xây dựng cuộc sống mới!”.

Bạn Angelas Wu ở Trung Quốc đã viết: “Chắc hẳn Thượng Đế đã gửi cho bạn một thiên thần tuyệt vời, Nick ạ”.

Bạn Diana Passos ở Brazil đã viết: “Tuyệt vời quá Nick ạ. Chúng tôi mừng cho bạn!”.

Bạn Anna ở Australia đã viết: “Một món quà tuyệt vời của cuộc sống! Chúc Nick hạnh phúc!”.

Nhiều bạn đọc ở Việt Nam cũng bày tỏ sự vui mừng của mình trƣớc hạnh phúc tuyệt vời này của Nick. Dƣới đây là một số lời chúc của bạn đọc được đăng trên trang vnexpress:
“Khâm phục. Mỗi lần xem clip về anh là mình lại khóc. Thật sự anh ấy quá tuyệt. Chúc Nick mãi hạnh phúc ”

“Chúc mừng anh! Phép màu đã thành hiện thực!”

“Thật đáng ngưỡng mộ.Cuộc sống sẽ tốt đẹp bao nhiêu nếu ai cũng được một phần như Nick.Tôi khâm phục ý chí, nghị lực và niềm tin vào cuộc sống của anh.Chúc cho hạnh phúc này sẽ bù đắp những mất mát trong cuộc đời.”

“Cảm ơn anh đã cho thế giới một bài học về nghị lực sống, chúc gia đình anh hạnh phúc.”

 
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top