Cuộc sống hiện giờ của Nguyễn Thị Bình năm nào

C.I.A

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
16/10/2011
Bài viết
105
(Phunutoday) - 4 năm về trước, dư luận bất bình trước hành động bất nhân của cặp vợ chồng Chu Minh Đức và Trịnh Hạnh Phương chủ quán phở ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, với người giúp việc suốt 13 năm. Em Nguyễn Thị Bình, nạn nhân của một hành trình bị đày đọa đã được giải thoát nhờ mọi người xung quanh.
images568996_Binh3_443.jpg
Em Nguyễn Thị Bình, nạn nhân của một hành trình bị đày đọa Cuộc đời tự do của Bình thực sự bắt đầu 4 năm qua nhưng cũng có nhiều niềm vui lẫn nỗi buồn. Cô bé Bình ngây thơ ngày nào nay đã là một thiếu nữ xinh đẹp. Cô đang có một cuộc sống khá ổn định tại Hà Nội. Và cô đang có những mơ ước cho mình.

Cuộc sống địa ngục

Hẹn gặp Bình vào một ngày mưa gió, Bình đến đúng hẹn trong một bộ quần áo đúng mốt và trang điểm nhẹ nhàng. Nhìn Bình xinh hơn rất nhiều nhưng đôi mắt của cô lúc nào cũng buồn buồn. Cuộc sống hiện tại của cô tuy đã khá hơn nhiều những ngày ở hàng bán phở nhưng vẫn còn bao khó khăn trước mắt mà cô phải vượt qua. Những người thân Bình không nhận được sự giúp đỡ gì. Giờ đây, Bình phải một mình bươn chải kiếm sống ở mảnh đất mà Bình đã bị gia đình chủ hành hạ suốt 13 năm.

Dù tất cả đã là quá khứ nhưng mỗi lần nhớ lại, Bình không khỏi rùng mình về khoảng thời gian bị hai vợ chồng chủ quán phở hành hạ. “Em rất muốn quên đi quá khứ nhưng nhiều lúc nghĩ lại vẫn thấy sợ. Đến giờ em vẫn không hiểu sao mình lại có thể chịu đựng suốt quãng thời gian đó” - Bình nói. Bình nhớ lại, hai mẹ con ở cùng quán phở được 1 năm thì mẹ để Bình lại quán phở giúp việc một mình. Mẹ hy vọng ở đây, trước mắt Bình sẽ có chỗ làm nuôi sống bản thân, sau học được một nghề cho tương lai. Mẹ Bình cũng không ngờ con gái mình sau này phải chịu những tháng ngày khổ cực.

"Hàng ngày, em phải dậy từ 4h30 để đi xách nước. Cô không cho em gánh vì nghĩ mất thời gian, em phải xách bằng hai tay hai thùng 20 lít từ nhà ra tới cửa hàng khoảng vài trăm bước chân, thời gian gánh nước đó chỉ cho 5 phút, nếu quá, em sẽ bị đánh. Kết thúc một ngày làm của em là sau khi chờ cho con cô chú ngủ. Khoảng 10h 30’ tối em mới được đi ngủ.

Em rất muốn xem phim nhưng cô chú không cho xem, nếu em ngoái lên xem cũng bị đánh. Ăn thì em được ăn no nhưng thức ăn chỉ được 2 miếng thịt và thường phải ăn thừa sau khi cô chú đã ăn xong. Hồi ở với chú Đức, cô Phương, ngày nào cũng phải xách nặng, em bị thoái hóa đốt sống chị ạ. Có lẽ vì thế mà giờ em muốn đi thẳng cũng không được", Bình nhớ lại những ngày tháng địa ngục mà cô đã trải qua.

Còn nhiều trận đòn roi mà Bình không nhớ hết. Chỉ biết rằng, trên cơ thể Bình lúc mới thoát khỏi quán phở có tới hàng trăm vết sẹo mới và cũ, tỷ lệ thương tật 37%. “Trở giời, những vết thương cũ của em vẫn tái phát”, Bình nói. th.ân thể bé nhỏ của em dường như là nơi trút bực tức của nhà chủ. “Hồi đó, em bị cô chú chủ cầm kìm kẹp vào sườn lôi đi, dùng dây điện vụt vào người, hắt nước nóng vào mặt. Hầu như không ngày nào không bị đánh, bất cứ lý do gì cũng có thể khiến Bình bị ăn đòn.

Chỉ cần chậm trễ không mang kịp nước dùng, hoặc bát đũa bày ra quán phở là Bình bị chủ quán phở hắt ngay nước trần phở đang sôi vào người, vào mặt. Bị bỏng hết cả tay, một vùng mặt nhưng Bình vẫn phải làm việc quần quật từ sáng sớm đến đêm khuya. Cách ông bà chủ thường dùng trong “dạy bảo” Bình là dùng dây điện thắt nút quất liên tiếp vào mặt, lưng; dùng kìm kẹp vào mạng sườn; bắt Bình quỳ ngoài sân giữa đêm khuya, trời lạnh nhiều giờ liền.

Thậm chí, có lần không may làm nước bắn vào người bà chủ, lập tức bà ta dùng dao chọc tiết lợn đâm thẳng vào đùi rồi dùng gót guốc nhọn nện tiếp vào “vùng kín” gây thương tích, khiến Bình nhiều ngày không đi tiểu được…” Bình kể lại mà nước mắt vẫn trực muốn rơi ra.

Còn rất nhiều trận đòi roi nhớ đời nữa mà Bình không muốn nhớ lại và không thể nhớ được hết. Cô chỉ muốn quên đi quá khứ buồn đau và hướng tới một tương lai tươi sáng. Bảo là muốn quên nhưng để quên hẳn thì không thể. Dù sao đó cũng là một phần cuộc đời mà Bình đã đi qua.

Ngày định mệnh

Cuộc sống của Bình có lẽ sẽ gắn bó với những trận đòn roi, những lần tra tấn dã man của nhà chủ không biết tới bao giờ. Cả tuổi thơ Bình sống giữa thủ đô mà chưa biết Hà Nội là gì. Con đường quen thuộc từ nhà tới quán phở có lẽ sẽ chẳng bao giờ Bình quên. Thậm chí, ngõ phố, nơi Bình ở là đâu Bình cũng chẳng biết. Công việc cuốn Bình đi từng ngày, thậm chí, Bình còn không biết tới ngày tháng, tới tuổi của mình. Những ngày Tết quán phở đóng cửa nhưng Bình vẫn không được nghỉ ngơi.

Em vẫn phải lo chuyện cơm nước, giặt giũ hầu nhà chủ. Suốt 13 năm, em không hề có ý nghĩ nào về việc mình là một người làm công, có lương nhưng cũng không bao giờ biết mặc dù chỉ một đồng tiền công. Dường như chuyện cho Bình ăn đòn là việc làm hàng ngày của ông bà chủ. Một ngày họ không được đánh Bình thì họ không chịu được.

Bình kể: " Trong các loại hình phạt, em sợ nhất 2 loại, một là hình phạt bằng cách bắt cởi quần áo nằm lên gi.ường để bị vụt dây điện. Cách thứ hai là cô chú bắt quỳ xuống đất, rồi dùng chân đạp vào miệng". Cả tuổi thơ của Bình đã bị đánh cắp, Bình chưa từng được cắp sách tới trường nên đến giờ Bình vẫn chưa biết mặt chữ.

Suốt một thời gian dài bị chủ hành hạ những hàng xóm xung quanh đều biết và góp ý nhưng vợ chồng Đức – Phương không những không sửa chữa mà còn to mồm chửi lại hàng xóm. Cũng là con người sống trong xã hội, khi thấy những việc làm quá đáng của vợ chồng quán phở nhiều người đã không thể làm ngơ. Bà Hà Kim Bình, một người biết chuyện đã bàn với chị Oanh (người cung cấp thịt bò cho quán phở nhà Đức - Phương) tìm cách giúp Bình chạy trốn.

Cuộc giải cứu thành công, Bình thoát khỏi trốn địa ngục. Vợ chồng chủ quán phở Đức – Phương đã phải ra hầu tòa chịu hình phạt đích đáng. Nhờ những con người dũng cảm, Bình đã được trở về cuộc sống làm người theo đúng nghĩa. Nếu như không có sự giúp đỡ của những người xung quanh, không biết giờ này cuộc đời Bình sẽ đi về đâu. Bước chân ra khỏi quán phở thì Bình đã 25 tuổi.

Về với tự do

Đó là chuyện của 4 năm về trước. Thời điểm đó, Bình được nhiều người biết tới và cảm thông. Các mạnh thường quân dang tay giúp đỡ Bình. Lần đầu tiên trong đời, Bình nhận được tình thương của những người xung quanh, dù họ không phải là máu mủ.

Ngay cả những người thân trong gia đình Bình, Bình cũng không được sự quan tâm trọn vẹn. Bình kể, ngày trở về với gia đình, người xuống đón cô không phải là bố mẹ mà là bác. Rồi Bình kể về gia đình mình. Bố đẻ Bình từ lâu đã chẳng quan tâm đến Bình. Họ nội chẳng thừa nhận nên Bình cũng chỉ là người thừa trong mắt họ. Mẹ đẻ Bình cũng là người phụ nữ bất hạnh. Người chồng đầu tiên là bố của Bình bỏ rơi, mẹ đã đi bước nữa. Người bố dượng sau này nuôi Bình được vài năm cũng qua đời vì già yếu.

Sau khi cuộc sống gia đình không hạnh phúc, mẹ đã đưa Bình xuống Hà Nội làm thuê rồi bỏ Bình lại, dẫn tới những tháng ngày đau khổ cho Bình.. “Lâu lắm rồi em không gặp mẹ. Có lần mẹ em quay lại, em tưởng mẹ đón em về. Mẹ bảo Tết sẽ về đón em nhưng chờ mãi không thấy mẹ. Lúc đó, em hận mẹ lắm. Vì sao mẹ không quay lại đón em để em phải chịu cuộc sống khổ cực như vậy. Nhưng bây giờ em đã nghĩ khác, đời mẹ em cũng quá khổ. Nghe nói bây giờ mẹ em đã có gia đình mới bên Trung Quốc. Em cũng mừng cho mẹ”, Bình nói.

Dù bao chuyện xảy ra nhưng đến khi nhắc lại gia đình chủ quán phở, Bình vẫn một điều cô chú, hai điều cô chú. Bình bảo, lâu rồi Bình cũng không biết thông tin gì về cô chú ấy. Nghe nói sau khi hết thời gian đi tù về cô chú mở lại quán phở nhưng Bình không muốn đi qua con đường đó nữa. Bình cũng không oán giận gì cô chú. Mọi chuyện đã qua cho qua thôi. “Nhiều lúc nghĩ lại em cũng không hiểu sao hồi đó em chịu đòn giỏi thế. Lúc nhỏ không nói làm gì đến khi đã lớn mà cũng không dám nói gì cứ chăm chỉ làm việc” - Bình nói.

Lại nói về những ngày mới được tự do, Bình vui lắm. Trước mắt Bình bao nhiêu dự định. Về quê lập nghiệp hay ở lại Hà Nội? Thế rồi, Bình quyết định về Hải Dương làm việc cho một doanh nghiệp bánh đậu xanh. Ở đó, Bình được tạo điều kiện rất tốt từ vật chất đến nơi ăn chốn ở. Nhưng được một thời gian ngắn, Bình nhớ quê – nơi mà Bình mới chỉ được trở về một thời gian ngắn nhưng cô luôn có cảm giác thân thương bởi trong lòng cô muốn được cảm nhận sự yêu thương của người thân.

Bình quyết định về quê với số vốn gần 100 triệu được các nhà hảo tâm giúp đỡ. Hy vọng số tiền này sẽ là số vốn để Bình bắt đầu cuộc sống mới của mình.
(Còn tiếp)

  • Bảo Châu
 
×
Quay lại
Top