Có nên chia ổ cứng thành nhiều phân vùng? Ưu và nhược điểm của việc chia ổ cứng?

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Nhiều bạn thường có thắc mắc là có nên chia ổ cứng máy tính thành nhiều phân vùng (ổ C, ổ D, ổ E...) hay không? Chia phân vùng ổ cứng có lợi hay có hại? Dựa trên cấu tạo, cách làm việc của ổ đĩa cứng và hệ thống (đặc biệt là Windows), ta cùng phân tích một số ưu nhược điểm của việc phân vùng trong bài viết này.

chia-o-cung-2.jpg

Các phân vùng ổ cứng

Ưu điểm của việc phân chia ổ đĩa thành nhiều phân vùng:


  • Tách ổ chứa Hệ điều hành (VD: ổ C chứa Windows) và dữ liệu cá nhân (VD: ổ D, ổ E chứa dữ liệu phim, nhạc...) sẽ giúp việc quản lý, sao lưu, phục hồi, cài đặt lại hệ điều hành (Windows) mà không ảnh hưởng tới các dữ liệu khác.
  • Giúp có thể cài nhiều Hệ điều hành trên cùng một đĩa cứng, ổ C cài Windows, ổ D cài Linux chẳng hạn.
  • Tạo khu vực riêng cho việc lưu trữ dữ liệu, ví dụ một ổ dùng chứa dữ liệu, một ổ dùng chứa phim nhạc...
  • Quản lý các vùng dữ liệu độc lập, một phân vùng lỗi sẽ không làm ảnh hưởng tới các phân vùng khác: Windows bị lỗi phải cài lại thì dữ liệu trên các ổ khác cũng không mất, 1 phân vùng bị lỗi Bad Sectors thì không ảnh hưởng phân vùng khác hoặc giả có Format nhầm một ổ thì ổ khác vẫn an toàn.
  • Dễ quản lý dữ liệu riêng tư bằng các biện pháp cần thiết cho cả một phân vùng (VD: mã hóa, đặt mật khẩu hoặc cho ẩn 1 ổ nào đó)
  • Tăng tốc độ truy xuất dữ liệu trong cùng một phân vùng: Về mặt phần cứng, đầu từ dễ dàng hoạt động liên tục hơn trong phạm vi hẹp. Về mặt phần mềm, truy xuất tập tin từ bảng quản lý tập tin (ví dụ như $MFT của NTFS) càng nhỏ thì càng nhanh.

Tuy nhiên, việc phân vùng ổ cứng cũng có một số nhược điểm:


  • Giảm dung lượng lưu trữ của HDD (tăng dung lượng - ngầm - cần để quản lý lưu trữ cho từng phân vùng)
  • Giảm năng lực lưu trữ thực của đĩa (ví dụ HDD bạn có 2 phân vùng, mỗi phân vùng còn trống 10GB, bạn không thể copy một file 15GB vào đâu mặc dù HDD của bạn thực sự còn trống đến 20GB).
  • Tăng khả năng phân mảnh dữ liệu -> giảm tốc độ truy xuất chung, giảm khả năng cứu dữ liệu nếu lỗi phân vùng.
  • Chậm quá trình di chuyển tập tin trong đĩa (nếu cùng phân vùng, Windows sẽ thực hiện sửa địa chỉ trên MFT - thao tác move coi như xong, nhưng nếu khác phân vùng Windows sẽ phải thực hiện việc move khối dữ liệu thực sự). Tốc độ đọc và ghi giữa 2 phân vùng sẽ chậm hơn tốc độ đọc ghi giữa 2 ổ cứng độc lập. Do cả 2 phân vùng đều nằm trên một ổ cứng vật lý, chúng sẽ phải chia sẻ tốc độ đọc/ghi, và bởi vậy việc copy dữ liệu giữa 2 phân vùng sẽ chậm hơn việc copy dữ liệu giữa 2 ổ cứng độc lập.
  • Giảm tốc độ truy xuất dữ liệu trung bình toàn hệ thống: Các khu vực dữ liệu thường xuyên được truy xuất trên toàn bộ đĩa (theo thống kê của Windows) sẽ không gom được vào 1 vùng, giảm khả năng tối ưu đường đi của đầu đọc.

Vì vậy, tùy từng trường hợp, dựa vào ưu nhược ở trên ta có thể quyết định nên chia ổ cứng thành nhiều phân vùng hay không. Với các ổ cứng gắn trong máy nên chia thành vài phân vùng để quản lý nhưng đừng quá nhiều, trừ các phân vùng hệ điều hành thì các phân vùng dữ liệu: mỗi phân vùng nên để khoảng 20-25% dung lượng của toàn ổ đĩa cứng là tốt nhất. Còn với các ổ cứng di động gắn ngoài, thì nếu không cần thiết ta có thể để nguyên 1 phân vùng để sao chép, di chuyển cho nhanh cũng được.

Khi thực hiện phân vùng ổ cứng, bạn sẽ cần phải phân biệt được sự khác nhau giữa 3 loại phân vùng Primary, Extended và Logical. Thông thường, một ổ cứng sẽ chỉ có thể được chia ra làm 4 phân vùng chính (Primary), và nếu muốn có nhiều hơn 4 phân vùng, bạn sẽ phải cần tới các phân vùng dạng Extended và Logical để vượt qua giới hạn này.

Nếu chỉ cần tối đa 4 phân vùng (hoặc ít hơn) trên ổ cứng, bạn có thể chia ổ cứng của mình thành các phân vùng Primary.

Nếu bạn muốn chia ổ cứng của mình thành 5 phân vùng trở lên, bạn sẽ phải tạo ra 3 phân vùng Primary và 1 phân vùng Extended. Ví dụ, nếu muốn chia ổ cứng thành 7 phân vùng, bạn sẽ phải chia ổ cứng thành 3 phân vùng Primary và 1 phân vùng Extended, sau đó tiếp tục chia phân vùng Extended này thành 4 phân vùng Logical. Phân vùng Extended có thể coi là một "hộp chứa" lớn để bạn có thể chia làm nhiều phân vùng nhỏ (Logical).

Nếu muốn có 7 phân vùng, bạn cũng có thể chia ổ cứng thành 1 phân vùng Primary và 1 phân vùng Extended bao gồm 6 phân vùng Logical, hoặc chia ổ cứng thành 2 phân vùng Primary và 1 phân vùng Extended được chia làm 5 phân vùng Logical. Có rất nhiều cách để tạo ra số lượng phân vùng mong muốn, và bạn sẽ chỉ gặp giới hạn duy nhất là không thể có quá 4 phân vùng Primary mà thôi.

Tham khảo BKAV Forum và vnReview​
 
vậy nếu mình có 1 ổ SSD 256Gb thì có nên chia ra 2 phân vùng ko?
(1 win 1 data)
 
vậy nếu mình có 1 ổ SSD 256Gb thì có nên chia ra 2 phân vùng ko?
(1 win 1 data)
256G chia 2 thì ổ chứa win chỉ dc khoảng 120G quá ít, cài win với vài cái phần mềm cơ bản office pts... là hết, mà nếu có xài zalo thì tầm vài tháng là đầy. Nên để nguyên ổ SSD 256G đó chứa win, gắn thêm HDD 500gb (chỉ khoảng 300k) để lưu dữ liệu cá nhân như video, hình ảnh, game phần mềm nặng...
 
256G chia 2 thì ổ chứa win chỉ dc khoảng 120G quá ít, cài win với vài cái phần mềm cơ bản office pts... là hết, mà nếu có xài zalo thì tầm vài tháng là đầy. Nên để nguyên ổ SSD 256G đó chứa win, gắn thêm HDD 500gb (chỉ khoảng 300k) để lưu dữ liệu cá nhân như video, hình ảnh, game phần mềm nặng...
e vẫn dùng vậy, 1 ổ 100g chưa win, 1 ổ 120 gb lung tung
 
Có bạn nào có tài liệu học Photoshopcs6 dạng file PDF cho mình xin với!
 
×
Quay lại
Top