Chuyện một gia đình

Hoani Nguyen

Thành viên
Tham gia
14/9/2022
Bài viết
16
Tôi có con bạn nó ế chồng. Năm nay hơn ba mươi tuổi vẫn chưa có mối tình vắt vai. Lúc nào hai đứa nhắn tin nó cũng than thèm yêu đương, muốn có một anh bạn trai tâm đầu ý hợp, kiểu như loại tình yêu đồng điệu đúng người đúng thời điểm. Tôi thì năm nay đã lập gia đình được ba năm, có một bé gái hai tuổi rưỡi và hiện đang có thai bé thứ hai mấy tuần. Con bạn tôi thường hay hỏi tôi về tình yêu của hai vợ chồng tôi. Nó nói mấy người chỗ nó làm mỗi khi nhắc đến chồng đều tỏ ra rất hạnh phúc và yêu thương. Nhưng sao tôi không có cảm giác ấy nhỉ?

Trong khi người ta càng sống với nhau thì càng yêu và thấu hiểu nhiều hơn, trường hợp của tôi thì ngược lại. Có lẽ cả cuộc đời của tôi cũng chẳng biết thế nào là tình yêu. Đầu tiên tôi đến với chồng tôi đã là một thứ tình cảm mơ hồ không rõ ràng nhưng chắc chắn không phải yêu. Hai chúng tôi khác biệt quá nhiều, từ lối sống đến lối suy nghĩ và cả những sở thích hằng ngày. Sau những năm tháng sống chung, chính vì không có tình yêu, lại không có sự đồng điệu của hai tâm hồn nên càng xa cách. Và hình như thay vì yêu thương, tôi càng ngày càng ghét người đàn ông đó hơn.

Anh ta hơn tôi mười tuổi, là người hiền lành, tử tế lương thiện, biết suy nghĩ, gánh vác, lo làm ăn, ít chơi bời. Và đặc biệt anh ta ở gần nhà tôi nên khi lấy anh tôi không phải chịu đựng cảnh lấy chồng xa nhà. Nhưng đằng sau tất cả, anh ta lại là một người nông cạn, vô tâm trong chuyện tình cảm, hờ hững trong mối quan hệ vợ chồng. Sau ba năm chung sống, tôi có thể kết luận rằng, anh ta chỉ là kẻ biết nghĩ cho gia đình và dòng họ của bản thân anh ta. Tức là chỉ có sự quan tâm thực lòng và chân thành hi sinh cho những người cùng huyết thống, mà tôi vốn mãi chỉ là người dưng tanh lòng.

Tôi sinh ra trong một gia đình tràn ngập tình yêu thương. Cái sự yêu thương quan tâm rõ ràng thể hiện giữa anh chị em, ba mẹ với con cái. Còn anh ta sinh ra ở một nơi còn duy trì chế độ gia trưởng hà khắc. Nếu nói dễ nghe thì là đặt người lớn tuổi lên trên, nói khó nghe là quen với nếp tôn thờ người quyền lực nhất trong gia đình, điển hình là ba anh.

Ngày xưa ba anh là người đàn ông trụ cột trong nhà, là người kiếm ra tiền nên vợ con phải khiếp sợ và e dè ông. Ông nói đông không ai dám nói tây, ông nói một không ai dám nói hai. Ông luôn là người được ăn trên ngồi trước, được hầu hạ và nhường nhịn bởi mọi người. Có cái gì ngon bổ đều dâng cho ông trước, một sự ưu tiên vô hình chung đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người.
Ông từng trải qua một trận thập tử nhất sinh, sau đó ông khỏe lại, bắt đầu chay trường và từ đó phước báu cũng trở nên dồi dào. Cùng tuổi với vợ nhưng ông có vẻ khỏe khoắn dồi dào sức sống hơn, lại đi đây đi đó, hơn bảy mươi vẫn kiếm ra tiền như thanh niên do làm dịch vụ tang lễ. Bà vợ quen nếp cung phụng ông nên ở nhà chăm lo từng miếng ăn giấc ngủ, làm hậu phương vững chắc cho ông để ông yên tâm đi kiếm tiền và giải trí. Hàng ngày nếu ông không phải đi làm dịch vụ thì ngủ dậy cà phê cà pháo, tám chuyện thời sự với mấy ông hàng xóm xong rồi về là chăn mền gối chiếu đã gấp gọn, cơm sáng nóng hổi đã lên mâm, nước trà đã pha sẵn. Bà chỉ chực ông ăn xong đứng dậy là lao vào dọn, còn không quên hỏi món ăn hôm nay thế nào thế kia.

Ông còn một nghề đặc thù nữa là làm thầy cúng. Bởi vậy lối sống cũng đặc thù riêng biệt. Ông chay trường nên tất cả các dụng cụ nấu ăn như nồi niêu xoong chảo, muỗng đũa mâm chén đều riêng biệt. Chưa kể quần áo của ông dù là đồ thường ngày hay đồ lễ, cái quần đùi áo lót hay chiếc khăn mặt đều phải để trong một cái thau riêng, dùng móc treo, cây phơi đồ riêng, thậm chí tậu hẳn một máy giặt riêng chứ không lẫn lộn đồ của ai khác để khỏi ô uế.

Bà chăm bà ưu ái ông còn hơn chăm con nít, vậy mà khi bà đau xuống chỉ có thể quấn mền đợi cơn đau tự qua chứ tuyệt nhiên không được ông đưa đi viện hay mua thuốc thang. Có lúc thấy bà đau quá tôi đề nghị chồng gọi taxi đưa bà đi bệnh viện kiểm tra mà ông cũng ngăn lại không cho.

Tôi đang mang thai đứa thứ hai, vỡ kế hoạch. Mấy tháng đầu nghén nặng đầu óc lao lư liên tục, mà đói bụng liên miên. Bụng dạ cồn cào bắt ăn nhưng ác cái thấy đồ ăn là nôn mửa. Cơ thể mệt rã rời mới mua yến về chưng cất để húp qua ngày. Rứa mà chồng tôi đi tới đi lui bắt nấu trong nồi chay, nồi chay á để ba ăn một miếng. Trong khi ba anh ta đâu có ốm đau bệnh tật hay liệt gi.ường liệt chiếu? Sữa thuốc bổ gì cũng có, thậm chí có cả sâm ngậm mỗi khi mệt người. Chẳng qua ông ăn chay nên mọi người sợ thiếu chất. Nhưng thực tế ông vẫn khỏe mạnh mấy chục năm nay đó thôi.

Tất cả chẳng qua là tư tưởng cung phụng của ngon vật lạ cho ông ấy. Nhưng yến chưng cho bà bầu thôi chứ có gì mà của ngon vật lạ phải đem cống hiếm?

Bà mẹ chồng tôi đi mua đường, chồng tôi pha mấy cốc nước chanh. Thế là cả nhà ba người họ ngồi chia nhau uống chóp cha chóp chép, còn tôi không thẻ ăn hay uống bất cứ gì được do bị trào ngược dạ dày thì ngồi canh bếp lửa chưng mẻ yến.
 
×
Quay lại
Top