Chuyên đề tốt nghiệp Công tác quản trị nhân lực ở công ty cổ phần công nghệ thép bắc việt

tailieumau

Banned
Tham gia
5/12/2013
Bài viết
0
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh
1. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA ĐƠN VỊ
Hiện nay phòng hành chính nhân sự quản lí hồ sơ của 145 cán bộ, công nhân viên trong công ty bao gồm nhân viên các phòng ban, nhân viên dưới các phân xưởng. Bộ phận công nhân lao động theo hợp đồng và thời vụ dưới các xưởng được giao quyền trực tiếp cho tổ trưởng phân xưởng, không thuộc quyền quản lí của công ty.


3.1 Số lượng lao động và biến động số lượng lao động của Công ty cổ phần công nghệ Bắc Việt trong những năm qua
Công ty cổ phần công nghệ Bắc Việt là một doanh nghiệp có quy mô vừa phải nên lực lượng lao động chưa được đông đảo lắm và lực lượng này tăng đều qua các năm.
Bảng 1.3: Số lượng lao động tại C.Ty cổ phần công nghệ Bắc Việt



Năm2008200920102011
Tổng số LĐ97117129145
Chênh lệch tuyệt đối (người)-201216
Chênh lệch tương đối (%)-20.6%10.3%12.4%
(Nguồn: Báo cáo lao động hàng năm – Phòng Tổ chức lao động)
Qua bảng số liệu này có thể nhận thấy lực lượng lao động của công ty luôn có sự thay đổi qua các năm, đặc biệt lực lương lao động có sự biến động mạnh nhất từ năm 2008 đến năm 2009 tăng 20.6% do công ty mở rộng quy mô sản xuất. Trong các năm sau quy mô lực lượng lao động vẫn tiếp tục tăng nhưng chậm hơn.
1.2. Số lượng lao động phân theo trình độ và chức danh theo đặc thù của ngành nghề tại công ty cổ phần công nghệ Bắc Việt
Bảng 2.3 : lao động phân theo trình độ và chức danh đặc thù nghành nghề năm 2011
TTChức danh ngành nghềSố lượng
1Cán bộ quản lý

1.1Thạc sĩ kinh tế01
1.2Cử nhân kinh tế02
1.3Kỹ sư xây dựng02
1.4Kỹ sư chế tạo máy02
1.5Kiến trúc sư01
1.6Nhân viên quản lý01
2Lao động trực tiếp
2.1Cao đẳng06
2.2Trung cấp cơ khí sửa chữa06
2.3Công nhân xây dựng32
2.4Công nhân cơ khí40
2.5Công nhân điện CN17
2.6Lao động phổ thông22
2.7Lái xe05
2.8Bảo vệ08
Tổng số145
( báo cáo lao động hàng năm – phòng tổ chức lao động)
1.3. Cơ cấu lao động và sự biến động cơ cấu lao động trong những năm qua:
1.3.1. Cơ cấu lao động theo giới tính :

Bảng 3.3 : cơ cấu lao động phân chia theo giới tính
Chỉ tiêu200920102011
Số người%Số người%Số người%
Tổng LĐ
117100129100145100
Nam105881148812687
Nữ121215121913
( báo cáo lao động hàng năm – phòng tổ chức lao động)
Do đặc thù của công ty là kinh doanh và chế biến thép nên số lao động nam chiếm tỉ lệ cao hơn số lao động nữ, lao động nữ chủ yếu phục vụ cho khối văn phòng.
Năm 2009, số lao động trong công ty là 117 người trong đó số lao động nam là 291 người chiếm 88% tổng số lao động trong toàn công ty, số lao động nữ là 12 người chiếm 12 % tổng số lao động.
Năm 2011 số lao động trong công ty tăng lên 28 người nâng số lao động của toàn công ty lên là 145 người trong đó số lao động nam là 126 người chiếm 87% và số lao động nữ là 19 người chiếm 13 %.
1.3.2. Cơ cấu lao động phân chia theo trình độ

Bảng 4.3: Cơ cấu lao động phân bổ theo trình độ
Chỉ tiêu200920102011
Số người%Số người%Số người%
Tổng số LĐ
117100129100145100
Đại học và trên đại học659796
Cao đẳng và trung cấp87119128
LĐ phổ thông100881098412486
(Nguồn: Báo cáo lao động hàng năm – Phòng Tổ chức lao động)
Nhìn vào bảng trên ta thấy trình độ lao động của công ty tăng tương đối đồng đều qua các năm :
Trình độ đại học và trên đại học chiếm tỉ lệ thấp, và thường giữ các vị trí chủ chốt trong công ty. Năm 2009, trình độ đại học có 6 người chiếm 5% trong tổng số lao động toàn công ty, đến năm 2011 số lao động trình độ đại học tăng lên 9 người chiếm 6% trong tổng số lao động.
Trình độ cao đẳng và trung cấp : số lao động ở trình độ này cũng khá khiêm tốn, năm 2009 số lao động ở trình độ cao đẳng và trung cấp có 8 người chiếm 7% tổng số lao động, đến năm 2011 số lao động ở trình độ này tăng lên 12 người chiếm 8% tổng số lao động.
Lao động phổ thông, đây là số lao động chiếm phần lớn trong tổng số lao động toàn công ty, tập trung chủ yếu ở các nhà xưởng. Lực lượng lao động này được công ty đào tạo và tuyển thêm qua các năm do đây là sự cần thiết để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Năm 2009 số lao động phổ thông ở công ty là 100 người chiếm 88% tổng số lao động, đến năm 2011 số lao động này tăng lên 124 người chiếm 86% tổng số lao động.
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC :
1. Bộ máy thực hiện nhiệm vụ chuyên trách công tác quản trị nhân lực.
1.1. Tên gọi : Phòng Hành Chính Nhân Sự
1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức phòng nhân sự


1.3. Chức năng, nhiệm vụ chính của phòng :
Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý công tác lao động, tiền lương, chế độ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đời sống xã hội của Công ty.
Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu, xây dựng các hình thức và phương pháp tổ chức lao động khoa học trong Công ty ; các hình thức và phương pháp trả lương, thưởng và các hình thức khuyến khích vật chất kích thích tăng năng suất lao động
+ Lập kế hoạch hàng năm và dài hạn về nhu cầu lao động, xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương của Công ty.
+ Lập kế hoạch cải cách hàng năm kiểm tra việc thực hiện công tác cải thiện đời sống, nâng cao phúc lợi tập thể , phát triển xã hội toàn Công ty bao gồm việc đi lại, ăn ở, vui chơi giải trí…
1.4. Cán bộ nhân viên trong phòng :
1.4.1. Số lượng cán bộ chuyên trách công tác quản trị nhân sự :
Có 2 người chiếm 1,4% trong tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Do số lượng công nhân viên trong công ty tương đối nhỏ - 145 người nên số lượng cán bộ chuyên trách công tác quản trị nhân lực của công ty không lớn.
1.4.2. Năng lực cán bộ đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực trong phòng :
· Trưởng phòng : + họ và tên : Nguyễn Văn Vọng
+ giới tính : nam
+ trình độ : kĩ sư
+ kinh nghiệm : 5 năm
· Nhân viên : + họ và tên : Nguyễn Thị Linh
+ giới tính : nữ
+ trình độ : cao đẳng
+ kinh nghiệm : 2 năm.
Với số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty không lớn, lực lượng công nhân tại các xưởng sản xuất nhỏ và được các chủ quản, tổ trưởng quản lí trực tiếp nên nhìn chung công việc quản lí nhân viên không quá đồ sộ nên với số lượng cán bộ đảm nhiệm công tác quản lí nhân sự ở trình độ đại học và cao đẳng có khá nhiều năm kinh nghiệm vẫn có thể đảm đương được công việc trong công tác quản lí nhân sự.
1.5. Thực trạng phân công công việc trong bộ phận chuyên trách quản trị nhân lực :
Bảng 6 : Bảng phân công công việc hàng tuần
STTNội Dung Công ViệcNgười Đảm Nhiệm
1· Tổng hợp báo cáo nhân sự hàng ngày để báo cơm hàng ngày
· Tổng hợp báo cáo tăng ca hàng tuần
· Báo cáo sản lượng sản xuất
· Thực hiện các thủ tục giấy tờ tuyển dụng người lao động
· Thực hiện các thủ tục giấy tờ về tăng lương, bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên
· Xử lí các bưu phẩm chuyển đến
· Tổng hợp danh sách người lao động được thưởng, bị phạt trong tuần.Nguyễn Thị Linh
2· Kiểm duyệt các báo cáo hàng ngày, hàng tuần
· Lập các kế hoạch công việc hàng tuần, hàng tháng
· Tổng hợp báo cáo gửi về công ty mẹ hàng tháng, hàng quý.
· Tiếp đón các khách hàng, các đoàn kiểm tra
· Quản lí chung các nhân viên bảo vệ, nhân viên nhà ănNguyễn Văn Vọng

Nhìn chung, công tác phân công công việc được thực hiện khá cụ thể, chi tiết không bị chồng chéo đảm bảo công việc luôn trôi chảy. Các cán bộ nhân viên ở trình độ đại học và cao đẳng và có kinh nghiệm tại vị trí công tác nên công việc phân công khá hợp lý đảm bảo không ai phải gánh quá nhiều công việc và không ai quá ít việc để làm.






Xem chi tiết và tải tài liệu tại ĐÂY


xem thêm tài liệu khác tại: https://tailieumau.vn/
 
Quay lại
Top