Chipset là gì? Vai trò và phân loại chipset trong máy tính

gialapcamerahn

Thành viên
Tham gia
23/7/2019
Bài viết
1
Trong giới công nghệ có câu “Nhất CPU nhì Chipset” đủ đê chúng ta biết tầm quan trọng của ChipSet như thế nào khi chúng ta muốn sắm một bộ Case may tính. Vậy chipset là gì? vai trò và phân loại chipset trong máy tính như thế nào? cùng tìm hiểu bài viết lapcamerahanoi chia sẻ ngay dưới đây nhé!

Khái niệm Chipset là gì?
Chipset là thành phần có trên bo mạch chủ, bạn không mua rời như CPU. Cái tên chipset nghĩa là một “bộ” những con chip. Về cơ bản nó đóng vai trò là trung tâm giao tiếp của bo mạch chủ, là vi điều khiển mọi hoạt động truyền tải dữ liệu giữa các phần cứng và là thành phần xác định tính tương thích giữa các phần cứng với bo mạch chủ.

Chipset-l%C3%A0-g%C3%AC-500x400.jpg

Chipset là gì
Những phần cứng này bao gồm CPU, RAM, card đồ họa (GPU) và ổ cứng. Nó cũng cho biết về khả năng nâng cấp, mở rộng hệ thống, thứ gì nâng cấp được hay hệ thống có thể ép xung được hay không.

Vai trò của Chipset đối với hệ thống máy tính:
Chipset quyết định sự tương thích của phần máy tính:
Việc lựa chọn phần cứng khi rap máy rất quan trọng. Khi được lựa chọn thì Chipset luôn chọn đi với bo mạch chủ nên có thể nói CPU được chọn trước rồi mới đến bo mạch.Khi đã có chipset hay bo mạch chủ.

Chipset-quy%E1%BA%BFt-%C4%91%E1%BB%8Bnh-s%E1%BB%B1-t%C6%B0%C6%A1ng-th%C3%ADch-c%E1%BB%A7a-ph%E1%BA%A7n-m%C3%A1y-t%C3%ADnh-500x400.jpg

Chipset quyết định sự tương thích của phần máy tính
Chúng ta sẽ biết được phải chọn những phần cứng còn lại như thế nào. Chẳng hạn như loại RAM gì (DDR3 hay DDR4), tốc độ cao hay thấp; ổ cứng gì và số lượng ổ có thể gắn.

Các lựa chọn card đồ họa và có hỗ trợ nhiều card (thiết lập SLI hay CrossFire). Hay không cũng như các tùy chọn card mở rộng khác. Chính vì sự đa dạng này khiến chipset cũng có nhiều phiên bản. Phiên bản cao cấp nhất thì dĩ nhiên hỗ trợ nhiều thứ hơn và dĩ nhiên tiền cũng nhiều hơn.

Chipset quyết định các tùy chọn mở rộng:
Chipset quyết định các tùy chọn phần cứng mở rộng nhờ bus. Những thành phần phần cứng và thiết bị ngoại vi kết nối với bo mạch chủ thông qua các bus. Mọi bo mạch chủ đều hỗ trợ nhiều loại bus khác nhau và mỗi loại bus có tốc độ, băng thông khác nhau. Chúng ta có thể chia làm 2 loại bus: bus trong (internal bus) và bus ngoài (external bus).

Chipset quyết định khả năng OC của hệ thống:
Chipset hỗ trợ ép xung bắt buộc phải có khả năng điều khiển các yếu tố cần thiết trong khi ép xung như điện áp, multiplier, xung nhịp … trong UEFI hay BIOS để có thể đẩy tốc độ CPU lên cao hơn mức thiết kế.

Nếu chipset không thể ép xung. Những tính năng này sẽ không có hoặc nếu có thì cũng không dùng được và bạn sẽ chỉ có thể sử dụng con CPU đó với tốc độ theo nhà sản xuất thiết lập.

Phân loại chipset trong máy tính:
Khi chúng ta nói đến một chiếc máy tính cá nhân hay còn gọi là computer hay PC, chipset là từ để nói về 2 chip của bo mạch chính đó là : Chip Cầu Băc và Chip cầu Nam.

Chip-c%E1%BA%A7u-B%E1%BA%AFc-v%C3%A0-chip-b%E1%BA%AFc-c%E1%BA%A7u-nam-500x400.jpg

Chip cầu Bắc và chip bắc cầu nam
Chip cầu Bắc: Nó có tên gọi như vậy vì vị trí của nó nằm ở phía bắc của bo mạch chủ. Nó sẽ kết nối trực tiếp với CPU và đóng vai trò giao tiếp trung gian đối với các phần cứng hệ thống. Nó nắm vai trò điều khiển bộ nhớ RAM, vi điều khiển giao tiếp PCI Express. Trước đây nó còn có khả năng điều khiển AGP (Accelerated Graphics Port) với các phiên bản bo mạch chủ cũ. Tất cả các phần cứng nói trên muốn truyền hay nhận dữ liệu tới CPU thì bắt buộc phải thông qua nó.

Chip cầu nam: Nằm ở phía nam của bo mạch chủ. Nó chịu trách nhiệm quản lý kiểm soát các phần cứng như các khe cắm PCI mở rộng, kết nối SATA và IDE dành cho ổ cứng hay còn gọi là HDD, các cổng kết nối USB, cổng âm thanh tích hợp, mạng … Và cũng như Chip cầu bắc thì các phần cứng này muốn giao tiếp với CPU thì phải qua chip cầu nam, nhưng khác một điều là sau khi qua chip cầu nam sẽ phải qua cả chip cầu bắc mới có thể đến được CPU.
Qua đây có lẽ chúng ta đã hiểu sơ bộ về Chipset cũng như chức năng và công dụng của nó hy vọng sẽ mang đến cho các bạn một chút kiến thức về Chipset là gì.Chúc các bạn thành công!
Xem thêm thông tin: lapcamerahanoi.com
 
vậy mà bửa giờ mình tưởng chỉ có 1 chip :D thank bạn đã chia sẻ.
 
×
Quay lại
Top