Chiết khấu trong kinh doanh | Lợi ích và mặt trái của chiết khấu !

shopeelike

Thành viên
Tham gia
15/11/2022
Bài viết
18
pjl9EOfzlyygNAxyBk1bdtYpP4W4QquH3ldLdCtf6edmmfVL4D9Ddy9mKaLPLAmkNML65A5gbknFIuQAgq7Oja_4bIlvO7teIEomlZ4z6Ep9_bo_tIEIDr3EihIthkhNAGuEsYjOZHa_iIpStcJOvbE

Trong kinh doanh, chắc chắn không ít lần bạn đã từng nghe qua 2 từ “chiết khấu”. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ bản chất của khái niệm chiết khấu là gì? Cách tính chỉ số này như thế nào cho chính xác? Nếu vẫn còn băn khoăn những điều này thì bài viết sau đây chính là câu trả lời dành cho bạn.

Khái niệm chiết khấu là gì?​

Đây là một thuật ngữ thường xuyên gặp phải trong kinh doanh. Chiết khấu là hành vi giảm giá niêm yết của sản phẩm, dịch xuống thấp hơn mức bình thường để thu hút được nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp, từ đó cải thiện doanh thu.
Chiết khấu thường được sử dụng trong các chiến lược marketing. Cách này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng mới, nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Một số hình thức chiết khấu thường được sử dụng:

  • Chiết khấu cho khách hàng mới
  • Chiết khấu cho khách hàng sỉ
  • Chiết khấu tri ân khách hàng trung thành
  • Chiết khấu vào những dịp đặc biệt, ngày lễ

Lý do xuất hiện hình thức chiết khấu là gì?
Nguyên nhân dẫn tới việc chiết khấu ngày càng phổ biến chính là bởi tâm lý thích mua hàng giảm giá của người tiêu dùng. Ngày nay, rất ít người mua hàng nguyên giá. Món đồ với giá 100% thì dường như không thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Đó là lý do tại sao nếu không cần gấp mặt hàng đó thì mọi người sẽ chờ đợi đến các dịp siêu sale trong năm để mua hàng giá tốt, chẳng hạn như 1/1, 2/2, 3/3,... để tiết kiệm được khoản chi phí mua sắm.


Khái niệm chiết khấu trong kinh doanh là gì?​

Chiết khấu kinh doanh chỉ phần giá giảm mà người bán đặt cho người mua hàng. Cả 2 bên đều nhận được những lợi ích riêng cho mình. Ví dụ như người mua thì được mua hàng với giá thấp hơn, còn bên bán thì nhận lại được một số lợi ích đi kèm từ việc bên mua thỏa một số điều kiện để nhận chiết khấu, ví dụ như:

  • Đơn hàng với số lượng trên 100 sản phẩm
  • Số lượng đơn hàng mỗi tháng lớn hơn 10
  • Thanh toán 100% không nợ
  • Dùng tiền mặt trả tiền hàng
Lúc đó, thay vì bán từng đơn lẻ với giá cao thì người bán sẽ bán được nhiều hàng hơn, thu về một số tiền lớn hơn. Chẳng hạn như với kiện hàng giá 100 triệu đồng, người bán sẽ giảm 10% tổng hóa đơn nếu bên mua chấp nhận mua 2 kiện một lúc. Lúc này, giá người mua đáp ứng điều kiện này thì sẽ được chiết khấu 10%, thay vì mua 2 kiện giá 200 triệu thì chỉ cần phải trả 180 triệu đồng.

Mức chiết khấu là gì?​

Mọi người thường đặt mức chiết khấu tương đương với chi phí vốn bỏ ra. Tỷ lệ này có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, mọi người cần tính toán thật kỹ để đưa ra một mức chiết khấu phù hợp, vừa có thể kích thích khách hàng mua nhiều hơn, vừa mang lại lợi nhuận vừa đủ cho doanh nghiệp. Tránh tình trạng đặt mức chiết khấu mua hàng quá cao dẫn tới việc doanh thu không bù được chi phí, lợi nhuận gộp không đủ và gây thua lỗ. Hoặc nếu đặt quá thấp thì không tác động được đến tâm lý mua hàng của mọi người.

Tỷ lệ chiết khấu là gì?​

Tỷ lệ chiết khấu là phần lãi suất được chiết khấu trên dòng tiền vào ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chỉ số này sẽ được tính tương đương chi phí vốn trong tài chính.
Xét về khía cạnh kinh doanh, mua bán thì tỷ lệ chiết khấu chính là tỷ lệ được giảm giá, khuyến mãi cho khách hàng để kích kích tâm lý mua sắm của người tiêu dùng.
Xét về khía cạnh đầu tư, tỷ lệ chiết khấu sẽ tính dựa trên chi phí bình tuần gia quyền về vốn mà doanh nghiệp phải chịu. Khi tính toán chỉ số này, bạn sẽ xác định được khoản đầu tư của mình có sinh lơi hay không.
Một số định nghĩa về tỷ lệ chiết khấu khác mà bạn cần biết:

  • Lãi suất được sử dụng trong phân tích dòng tiền chiết khấu.
  • Lãi suất của ngân hàng trung ương tại một nước áp dụng cho các ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản vay ngắn hạn.
  • Là phần giảm trừ đối với trường hợp khách tất toán trước hạn. Ngoài ra ý nghĩa đó còn được áp dụng với những trường hợp khách hàng mua nhiều hơn 1 số tiền nhất định.

Những loại chiết khấu trong kinh doanh thường gặp​

Có rất nhiều loại chiết khấu trong kinh doanh thường gặp. Sau đây là 3 hình thức phổ biến nhất:

  • Chiết khấu số lượng: Hình thức này là khi bạn mua hàng đạt một số lượng nhất định thì sẽ nhận chiết khấu từ nhà cung cấp.
  • Chiết khấu khuyến mại: Người bán sẽ dùng một khoảng trợ cấp hoặc nhượng bộ để kích thích bên mua đưa ra quyết định mua hàng trong một thời gian ngắn. Việc này sẽ giúp tối đa tỷ lệ chuyển đổi, một hình thức không thể thiếu khi bán hàng hiện nay.
  • Chiết khấu thương mại: Hình thức này áp dụng khi người bán muốn kích thích người dùng mua số lượng sản phẩm lớn. Dạng chiết khấu thương mại thường sử dụng đối với các nhà phân phối hàng hóa. Khách hàng cũng là những người mua đi bán lại, chẳng hạn như các siêu thị, đại lý, tạp hóa. Mức chiết khấu mua hàng sẽ cao cao khi số lượng sản phẩm mua càng nhiều.
Ngoài ra, còn một số hình thức chiết khấu bán hàng khác như: Giá chiết khấu theo mùa, chiết khấu cho nhân viên, đặt giá bán lẻ thấp hơn để quảng cáo sản phẩm, chiết khấu giá sỉ cho khách,...

Hai cách tính chiết khấu bán hàng thường được sử dụng nhất​

Cách tính chiết khấu bằng phương pháp tổng quát​

  • Bước 1: Xác định tỷ lệ chiết khấu. Bạn cần cân đối các yếu tố tương ứng, phù hợp với ngân sách bỏ ra để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Bước 2: Xác định phần giảm giá chiết khấu. Bạn lấy giá niêm yết (khi chưa chiết khấu) nhân với tỷ lệ chiết khấu.
  • Bước 3: Cuối cùng là xác định giá sau chiết khấu. Mọi người sẽ lấy giá niêm yết, trừ đi phần giảm giá.
Ví dụ cụ thể:

  • Sản phẩm A có giá 100.000 đồng
  • Tỷ lệ chiết khấu là 15%
Giá bán sản phẩm sau khi chiết khấu là 100.000 - 15% x 100.000 = 85.000 đồng.
>> Công thức tổng quát sẽ là: giá sau chiết khấu = A - qA = (1 - q) x A
Với A là giá niêm yết và q là % chiết khấu.


Cách tính chiết khấu bằng phương pháp tính nhẩm​

Sử dụng phương pháp này sẽ giúp bạn tính chiết khấu bán hàng một cách nhanh nhất mà không cần đến công cụ hỗ trợ. Cách tính chiết khấu này phù hợp với các tỷ lệ có đuôi bằng 0 hoặc 5 (ví dụ như 15%, 30%, 50%).

  • Bước 1: Tiến hành làm tròn về số gần hàng chục nhất, rồi lấy số đó chia cho 10 (gọi là số X).
  • Bước 2: Lấy phần trăm chiết khấu bán hàng chia cho 10 và lấy phần nguyên (gọi là số Y).
  • Bước 3: Lấy X x Y và cộng với X/2 được mức giá giảm.
  • Bước 4: Lấy giá gốc trừ đi mức giảm giá được giá sau chiết khấu.
Ví dụ cụ thể:

  • Sản phẩm A có giá 49.000 đồng.
  • Chiết khấu 25%
Lúc này, giá làm tròn là 50.000, bạn lấy đi chia cho 10 được 5.000 đồng.
Tỷ lệ chiết khấu 25%/10 = 2.5 lấy phần nguyên là 2.
Mức giá giảm sẽ là: 5.000 x 2 + 5000/2 = 12.500 đồng.
Suy giá mức giá sau chiết khấu bán hàng sẽ là 50.000 - 12.500 = 37.500 đồng.
>> Phương pháp này sẽ có một sai sót nhỏ ở kết quả nhưng cũng không ảnh hưởng quá nhiều. Cách tính chiết khấu này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định nhanh chóng.


Cách tính tỷ lệ phần trăm chiết khấu của sản phẩm​

Nhiều bạn khi có một số tiền giảm giá nhất định nhưng muốn quy về phần trăm nhưng không biết làm thế nào cho chính xác? Nếu vận thì sau đây là cách giúp bạn tính tỷ lệ phần trăm chiết khấu mua hàng của sản phẩm chính xác.

  • Bước 1: Lấy giá trước chiết khấu trừ giá bạn thực mua.
  • Bước 2: Chia số đó cho giá niêm yết chưa được chiết khấu.
  • Bước 3: Lấy kết quả vừa tính nhân với 100 là được số phần trăm bạn cần tìm.
Ví dụ: Một chiếc váy được niêm yết với giá 135.000 nghìn đồng. Bạn mua với nó với giá 110.000 nghìn đồng thì tỷ lệ phần trăm chiết khấu sẽ bằng: (135.000 - 110.000) x 100 /135.000 = xấp xỉ 18.5%.

Lợi ích khi áp dụng chiết khấu bán hàng trong kinh doanh​

UfLMO9pFYz9T12MGaf1m5Dr5qNF-tGmPfZcLeKj-PU_MqflXPXQs7QoVZDgnWyUDRTmPqAnsVc8oohDk8b3StOHlDgoUKf0CUqLj0XTTfUPj29G1PliFcvS5z0mzkTs5xgTajYmUpCqz3LY1u3xE9Ig

Nâng cao doanh số bán hàng trong ngắn hạn​

Lợi ích dễ thấy nhất khi áp dụng chiết khấu bán hàng là doanh số sẽ được cải thiện đáng kể. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy đây là một cơ hội tốt không thể bỏ qua, vì vậy sẽ cố gắng mua ngay khi có thể. Mọi người sẽ không mất quá nhiều công sức thể thuyết phục người tiêu dùng.

Kích thích người dùng mua một sản phẩm mới​

Đối với những sản phẩm mới đang ở giai đoạn xâm nhập thị trường thì mọi người có thể dùng chiết khấu để kích cầu. Nếu không, người tiêu dùng đang dùng quen một sản phẩm thì họ ít có thói quen mua thử những mặt hàng mới. Vì vậy, người bán cần có một chiến lược để thu hút sự chú ý của người dùng về sản phẩm của mình, mang lại thị trường cho sản phẩm đó.

Kích cầu một nhóm khách hàng cụ thể​

Mọi người cũng có thể áp dụng chiết khấu để nhắm đến một mục tiêu nhất định. Chẳng hạn như tháng này bạn nhắm đến đối tượng này, tháng sau nhắm đến đối tượng khác, từ đó mang về nhiều khách hàng hơn. Ví dụ là ra chính sách chiết khấu cho những khách hàng có ngày sinh trong tháng. Thực hiện tốt sẽ giúp cửa hàng luôn có một lượng khách hàng ổn định, ổn tiền được sử dụng phù hợp nhất, kết quả kinh doanh sẽ cao hơn.

Thanh lý hàng tồn kho nhanh chóng​

Khi kho hàng còn quá nhiều sản phẩm mà mọi người không còn ưa thích chúng, bạn có thể dùng chiến lược chiết khấu bán hàng để nhanh chóng thanh lý hết đống hàng tồn này để nhập thêm những mẫu mới tiếp tục kinh doanh. Cách này giúp bạn thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu chứ không mất trắng hoàn toàn.
>> Tuy nhiên, việc để hàng tồn kho quá nhiều là không nên, vì vậy mọi người nên xem xét lại việc tính toán vòng quay hàng tồn kho cho hợp lý, tránh tình trạng tương tự xảy ra.


Mặt trái của việc sử dụng chiết khấu là gì?​

Chiết khấu là một trong những yếu tố giúp kích thích sự quan tâm của người tiêu dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng thì sẽ để lại những hệ lụy nghiêm trọng, chặng hạn như:

  • Khách hàng sẽ không còn tin vào chương trình giảm giá của bạn.
  • Mọi người sẽ cảm thấy nhàm chán, không còn hứng thú mua hàng.
  • Nghi ngờ chất lượng sản phẩm.
  • Lợi nhuận bị hao hụt.
Vì vậy, để tránh những bất lợi này, mọi người nên tìm nhiều phương pháp để gây sự chú ý với khách hàng hơn. Đa dạng các chiến lược bán hàng thì mới đem lại hiệu quả cao nhất.

Theo dõi fanpage shopeeliketrang chủ shopeelike để nhận nhiều thông tin chia sẻ hữu ích
 
×
Quay lại
Top