Chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa đến với thành công

dongsapa

Thành viên
Tham gia
25/6/2019
Bài viết
7
Sau một quá trình dài học hỏi, làm việc trong một môi trường hoàn toàn mới, tiếp xúc với những con người ban đầu hoàn toàn lạ lẫm, sẽ thật lãng phí nếu như bạn thiếu đi mất một bản đánh giá cho bản thân mình để có thể cô đọng nhất những kinh nghiệm, những bài học quý giá mà bạn đã rất nhiều công sức mới có được trong thời gian qua, cũng như những dự định sắp tới sau kì thực tập vừa rồi. Sau những tháng ngày thực tập, nhìn lại bản thân mình, bạn thấy có gì khác...

Đừng quá tin tưởng vào trí nhớ của mình mà hãy thực sự viết nó ra. Vậy trong bản Tự đánh giá này, bạn cần viết những gì?




vtsq-XtT1m7U4dXKC2YbIwKQLPj1DkxYlA2h7uPldvz9s8LR64azI-N_sssFIWFD0NiNbz7k8N1vLRlESnt4E7fEAOXuhc3IW47i56PyXsR49jnm-yxRTSvRYs8A-LkXD7UhW8bn




#1: Bạn đã học được những gì?



Việc liệt kê ra những gì bạn đã làm được, đã học được sau cả một quá trình dài chắc chắn sẽ đem lại cho bạn cảm giác đầy tự hào, dù ít hay nhiều. Đồng thời đây cũng là căn cứ để bạn so sánh với bản mục tiêu trước đó, để xác định mình đã hoàn thành được bao nhiêu phần trăm so với những mình mong muốn. Hay là một thước đo hoàn hảo để bạn biết mình đang thiếu sót những thứ vũ khí cần thiết nào để hoàn thiện bản thân mình hơn trong những lần chinh chiến phía trước.



#2: Bạn đã thực hiện công việc như thế nào?



“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, ngay từ xưa Tôn Tử đã chỉ ra sự tự nhận thức đánh giá bản thân là rất quan trọng. Hãy xuống bút những ưu điểm, nhược điểm của mình một cách khách quan nhất.

Khi đề cập đến ưu điểm, hãy lạc quan và dành những lời có cánh cho mình sau những cố gắng không ngừng nghỉ vừa rồi. Nhưng đồng thời cũng cần nghiêm khắc và thành thực nhìn lại những vấn đề khó khăn vừa qua để rút ra nhược điểm của bản thân. Hay khi kết thúc kỳ thực tập, hãy nói chuyện với người đã trực tiếp hướng dẫn bạn đánh giá bạn, để có được cái nhìn khách quan nhất về bản thân. Từ đó có thể khắc phục hay phát huy bản thân hoàn thiện hơn trên con đướng sự nghiệp sau này. Chỉ qua trải nghiệm thực tế bạn mới hiểu thêm mình thực sự là ai, giới hạn của mình là đâu.



#3 Cách khắc phục:



Nếu chỉ liệt kê ra nhược điểm rồi để đấy thì cũng không ích gì. Vì vậy khi đã rõ nhược điểm của mình là gì, việc cần làm lúc này là tìm ra những nguyên nhân để từ đó có thể tự vạch ra những phương án giúp bạn từng bước khắc phục chúng, ngày càng hoàn thiện bản thân hơn nữa để tiếp tục sẵn sàng chinh chiến chặng đường sự nghiệp phía trước.



#4 Kế hoạch sắp tới:



Dành một chút thời gian để nhìn lại những gì đã qua nhưng đừng quá đắm chìm vào nó. Sa đà vào hối tiếc vì những gì chưa làm hay ngủ quên trên chiến thắng đều nguy hiểm như nhau. Thay vào đó hãy học cách nhận thức và chấp nhận, cố gắng tập trung vào hiện tại, và tiếp tục tiến lên bằng cách đề ra những mục tiêu mới cho mình, bạn nhé!



tU3ydUQuYjf8TTTcoyqTakpX6pdd-EeKLXI81fJmIOi4hNOy1yoPtruMhn7Kwy8_ncEivjGVKFPbqAQXz9nMOowlhq4FKOIHJLi8zijvOUjPQAqJQcyt_H0XvI5RM7fX55ko3fL0
 
×
Quay lại
Top