"Chỉ điểm" người đội MBH dỏm để phạt?

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Sáng nay, tại Tọa đàm Mũ Bảo hiểm do Bộ Công thương tổ chức, ông Trần Hùng - Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho biết: sẽ xuất thí điểm đứng chốt cùng CSGT, “chỉ” người đội mũ bảo hiểm "dỏm" cho lực lượng này xử lý.

Vấn đề mũ bảo hiểm thật – giả và câu chuyện xử phạt xung quanh nó khiến dư luận rất quan tâm trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là việc không thống nhất trong quan điểm xử phạt của các cơ quan chức năng khiến người dân vẫn mơ hồ về việc này.


Chưa bắt người dân định nghĩa “mũ dỏm”


Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp – Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia, thời gian này, tỷ lệ người đội MBH đã cao hơn nhiều so với năm 2008 – thời gian đầu buộc phải đội MBH khi ngồi trên xe máy. Tuy nhiên, số người đội MBH để chống đối và không đạt chuẩn cũng cao không kém. Cụ thể, chỉ có 26% số người đội mũ đạt chuẩn, trong khi có đến 74% là không đạt.


Mặc dù, tỷ lệ người đội MBH “dỏm” khi tham gia giao thông rất lớn nhưng Thượng tá Lê Xuân Đức - Phó phòng T6, Cục CSGT đường sắt, đường bộ khẳng định: chưa bắt người dân định nghĩa thế nào là mũ bảo hiểm (MBH). Điều này có nghĩa là sẽ chưa xử phạt những trường hợp đội mũ không phải là MBH.


882942-1367999022-thi-diem-phat-mbh-dom-1.jpg
Chưa bắt người dân định ngĩa "mũ dỏm"
Theo vị này, trước mắt, CSGT sẽ chỉ xử phạt đối với các trường hợp không đội MBH và đội mũ nhưng không cài quai.
Đồng tình với quan điểm trên, Cục CSGT, Phó Chủ tịch UB ATGT Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp cũng khẳng định: trong Thông tư 06 về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh MBH và trong tất cả các thông báo trước đó chưa bao giờ nói xử phạt người đội MBH “dỏm”.


“Để MBH dỏm tràn lan là trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Dân không có lỗi”, ông Hiệp nói.
Mặt khác, lý do chưa phạt người đội MBH dỏm còn được đại diện Cục CSGT đưa ra là do chưa có thống nhất rõ ràng trong việc nhận biết mũ thật – giả. Vị này cho rằng, ngoài việc kiểm tra giấy tờ người tham gia giao thông, CSGT không thể đề nghị họ “tháo mũ xuống kiểm tra xem có 2 hay 3 lớp như chuẩn hay không?”.


Không nhận biết được sẽ có người “chỉ, trỏ”?

Lời khẳng định “chưa phạt MBH dỏm” của đại diện Cục CSGT khiến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh MBH tỏ ra không đồng tình.


Theo các doanh nghiệp này, việc chưa xử phạt MBH dỏm khiến người dân không có ý thức mua và sử dụng MBH đạt chuẩn. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh và nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp chân chính cao.


Ông Lương Thanh Liêm, Giám đốc công ty TNHH Hùng Hậu – doanh nghiệp sản xuất MBH cho biết: nếu như các doanh nghiệp sản xuất MBH chất lượng chỉ cho ra đời 200 sản phẩm/ngày thì MBH dỏm có thể đạt 2.000 chiếc/ngày. MBH thật có giá cao hơn nên chỉ bán được 50%, còn lại là “tồn kho”, trong khi MBH dỏm bán được nhiều nếu không xử phạt.


882942-1367999083-thi-diem-phat-mbh-dom.jpg
Sắp tới sẽ thí điểm phạt người đội MBH "dỏm"
Để hỗ trợ lực lượng CSGT xử lý MBH “dỏm”, ông Trần Hùng – Cục phó Cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, sắp tới sẽ đề xuất thí điểm “đứng chốt” cùng CSGT để “chỉ” người đội mũ “dỏm” cho lực lượng này xử lý.


Giải thích thêm về đề xuất này, trao đổi với phóng viên Khám phá chiều cùng ngày, ông Hùng cho biết: Đây là đề xuất của Cục QLTT dựa trên sự đồng thuận của Tổng Cục Tiêu chuẩn, Đo lường, chất lượng (TCĐLCL). Theo đó, nếu Cục CSGT đồng ý cho phép Cục QLTT và Tổng Cục TCĐLCL cùng tham gia phối hợp xử lý MBH "dỏm" thì sẽ có lực lượng "chỉ, trỏ" đâu là MBH "dỏm" cho CSGT bắt giữ. Dự kiến, nếu được Cục CSGT đồng ý, "đội chỉ, trỏ" sẽ thí điểm tại ngã tư Daewoo và quận Hoàn Kiếm.
"Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm về việc bắt giữ này", ông Hùng nói. "Nếu Cục CSGT không đồng ý, chúng tôi sẽ thí điểm tại các tỉnh, thành phố khác".


Thừa nhận việc để thị trường xuất hiện loại MBH có đủ 3 bộ phận như tiêu chuẩn nhưng kém chất lượng là lỗi của cơ quan mình, tuy nhiên, ông Hùng không thừa nhận những loại mũ "không phải MBH" (mũ nhựa không có đầy đủ 3 bộ phận) là lỗi của Cục QLTT. Theo ông Hùng, Cục QLTT chỉ quản lý trên tem, nhãn mác trong khi người bán không thừa nhận đó là MBH dành cho xe máy nên không xử lý được. Mặt khác, việc xử lý những cơ sở sản xuất rất khó bởi mũ được làm nhỏ lẻ, từng bộ phận nên không dễ "bắt".


Theo ông Hùng, những loại mũ "không phải MBH" thì cơ quan chức năng nào cũng biết rõ bởi nếu dựa vào tiêu chuẩn công bố, MBH phải có đầy đủ 3 bộ phận cơ bản là: vỏ mũ, đệm hấp thụ và quai đeo. Vì thế, loại mũ nhựa đang được lưu thông nhiều trên thị trường không thể gọi là MBH.


"Đội mũ không phải MBH không khác gì không đội mũ thì CSGT phải bắt chứ", ông Hùng nói. "Chúng tôi đang đi mua việc của CSGT".


Theo đề xuất của vị Phó cục trưởng này, các cơ quan ban ngành cần có sự phối hợp đồng bộ hơn nữa để ngăn chặn MBH "dỏm" để bảo vệ tính mạng cho người dân khi tham gia giao thông cũng như bảo vệ những doanh nghiệp chân chính.


Chủ trương “đổi mũ” giúp bình ổn giá MBH
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp – Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, hiện nay đã có gần 15 doanh nghiệp tham gia chương trình “đổi MBH” cho người dân. Quan điểm của chương trình là giúp người dân tiếp cận trực tiếp với nhà sản xuất và hưởng mức giá ưu đãi nhất.


“Nếu không có chương trình đổi mũ, giá MBH chắc chắn sẽ tăng cao”, ông Hiệp nói.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc có hay không MBH được đổi không đạt chất lượng, ông Hiệp khẳng định: không có chuyện MBH đổi không đạt tiêu chuẩn.
Nguồn :hn.24h.com.vn
 
MBH "dỏm" bán chạy hơn MBH thật=> mất tính cạnh tranh lành mạnh=> phạt những người dân mua phải MBH giả, đội MBH giả...để các DN sx mũ thật không bị phá sản... đây gọi là cạnh tranh lành mạnh, DN chân chính :KSV@19:

Bác Trần Hùng định thí điểm cắm chốt chỉ trỏ MBH giả để lực lượng CSGT xử lí người tham gia gt đội mũ giả thế nào? không có văn bản PL nào quy định xử phạt người tham gia giao thông đội mũ giả......
theo bác Hùng thì: đội mũ giả như không đội mũ=> xử về tội không đội mũ bảo hiểm khi tham gia gt.
nhưng về thực tế người tham gia gt vẫn đội mũ, mua phải mũ giả đâu có thuộc về trách nhiệm của người dân, pl không thể bắt người dân phải nhận thức thế nào là giả, thật đk vì cần có các kĩ năng, biện pháp nghiệp vu mới có thể phát hiện ra hàng giả, hàng nhái...
Ông Trần Hùng chỉ là bên QLTT lấy tư cách gì đứng ra "chỉ trỏ" người tham gia giao thông đội mũ giả hay thật... bị xử lí hay không...?
 
×
Quay lại
Top