Chán nản: Sai lầm khiến bạn tự đánh mất cơ hội

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Bạn phải lang thang tìm việc một mình trong khi bạn bè cùng trang lứa đang yên ổn với một vị trí công việc đáng để mơ ước. Tuy nhiên, càng những lúc này, bạn càng phải duy trì thái độ tích cực, tinh thần lạc quan, sự chán nản chỉ khiến bạn mất thêm cơ hội mà thôi.

Mặc dù có ý kiến cho rằng đã có những dấu hiệu ít nhiều cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế, tuy nhiên, thực tế, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao và vẫn còn nhiều chướng ngại vật cản trở người tìm việc trên con đường đến với công việc mới. Nhà tuyển dụng vẫn có nhiều lựa chọn giữa hàng trăm ứng viên tiềm năng trên thị trường lao động. Vì thế, bạn phải có phương pháp tiếp cận nhà tuyển dụng, chú ý tránh những sai lầm hoặc sửa chữa chúng trước khi quá muộn.

Sau đây là những điều không nên có trong quá trình tìm kiếm việc làm, bởi chỉ cần một chút sơ suất, nó có thể "giết chết" cơ hội lẽ ra nằm trong tầm tay của bạn.

- Không đọc lại CV

Hãy nhớ, CV là yếu tố được nhà tuyển dụng chú ý nhiều nhất và tạo những ấn tượng đầu tiên về bạn.Vì thế, đừng bao giờ cẩu thả trong khâu tổ chức CV. Nhiều ứng viên chủ quan rằng CV cũ của họ đã đầu tư nhiều công sức và trình bày hoàn hảo nên cứ thể gửi đi mà không kiểm tra lại hay bổ sung thêm những kỹ năng mới. Điều đó khiến bạn nhiều khi mắc phải sai lầm về ngày tháng ghi trên CV, thông tin thiếu cập nhật... và nhà tuyển dụng sẽ loại hồ sơ của bạn ngay từ vòng đầu vì không chuyên nghiệp.

Kể cả khi CV vừa mới viết, trước khi quyết định gửi đi, bạn vẫn cần rà soát lại một lần nữa từ lỗi chính tả, lỗi diễn đạt cho đến cách trình bài, căn dòng, căn lề... Chỉ mất vài phút thôi nhưng cũng đủ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.

chan-nan-sai-lam-khien-ban-tu-danh-mat-co-hoi.jpg

Ảnh minh họa

- Chán nản

Bạn phải lang thang tìm việc một mình trong khi bạn bè cùng trang lứa đang yên ổn với một vị trí công việc đáng để mơ ước. Quá trình tìm việc kéo dài, những cuộc phỏng vấn không có kết quả tốt đẹp khiến bạn cảm thấy chán nản. Tuy nhiên, càng những lúc này, bạn càng phải duy trì thái độ tích cực, tinh thần lạc quan, sự chán nản chỉ khiến bạn mất thêm cơ hội mà thôi.

Bạn nên kết nối với bạn bè, đồng nghiệp cũ và tham gia vào các nhóm trên mạng xã hội, rèn luyện kỹ năng, kiến thức cho bản thân để thêm vào CV của bạn. Những việc làm này sẽ giúp bạn có thêm động lực, tránh bị nản lòng.

- Cho cả thế giới biết bạn đang tìm việc

Nếu bạn đang thất nghiệp, nói cho cả thế giới biết bạn đang cần việc làm đôi khi cũng là một cách hay, tất nhiên sẽ không tránh khỏi gây phiền hà cho một số đối tượng không quan tâm đến điều đó. Tuy nhiên, khi bạn vẫn đang có việc làm nhưng lại muốn "nhảy việc", chắc chắn, bạn không nên cho quá nhiều người biết. Bởi sếp có thể nắm được thông tin này bất cứ lúc nào và chẳng vị sếp nào yên tâm với một nhân viên đang ngồi làm việc cho mình nhưng tâm trí lại để tận đẩu tận đâu. Bạn có thể sẽ phải đối diện với tình trạng thất nghiệp sớm hơn dự tính, trước khi bạn kiếm được công việc mới hoặc ít ra cũng phải gánh thêm nhiều việc, áp lực cao hơn từ phía công ty.

- Đánh giá thấp mạng xã hội

Thực tế, năm 2011 đã có tới 36 triệu người tìm được việc làm thông qua mạng xã hội và các phương tiện truyền thông. Nếu bạn cần việc làm nhưng lại bỏ qua facebook, Linkedln hay không thường xuyên kết nối với mọi người trong mạng lưới quan hệ của mình thì đó là một sai lầm đáng kể. Bạn muốn về đầu quân cho một công ty nào đó, dù không được vào vòng phỏng vấn nhưng khi kết nối với các thành viên của công ty ấy trên mạng xã hội, ít nhất bạn cũng là một gương mặt được chú ý và biết đâu, họ sẽ dành cơ hội cho bạn lần sau. Ngoài mạng xã hội, bạn có thể tham gia các hội chợ viêc làm để tìm kiếm tối đa cơ hội cho mình bằng cách nắm bắt những chiến lược, tình hình thị trường việc làm mới nhất.

- "Bỏ quên" tính chuyên nghiệp

Đây là lỗi nghe có vẻ hơi hiếm nhưng thực tế lại rất nhiều ứng viên mắc phải. Tính thiếu chuyên nghiệp này thể hiện ở mọi thao tác của bạn trong quá trình tìm việc chứ không riêng ở một phần cụ thể nào.

Từ lời chào qua điện thoại, cách viết chủ đề khi gửi email, sự xuất hiện của bạn trên các trang mạng xã hội, thái độ trong buổi phỏng vấn, lời cảm ơn sau khi phỏng vấn... đều là những căn cứ để đánh giá tính chuyên nghiệp của ứng viên. Nhiều nhà tuyển dụng còn điều tra ứng viên qua các thông tin trên mạng xã hội, vì vậy, nếu cảm thấy không muốn công bố một thông tin nào đó rộng rãi, tốt nhất là bạn nên thiết lập chế độ riêng tư để không cho phép nhà tuyển dụng nhìn thấy nó

Theo Afamily
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Đúng rồi, phải update CV thường xuyên chứ :)
 
×
Quay lại
Top