Cây cóc mẳn vị thuốc chữa viêm mũi dị ứng hay

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
Viêm mũi dị ứng là một bệnh đặc biệt của đường hô hấp do bệnh rất dễ tái phát sau chữa trị , có những dấu hiệu bệnh dễ gây nhầm lẫn với viêm xoang gây khó khăn trong quá trình chữa trị

Muốn chữa dứt điểm hẳn căn bệnh này ta cần hiểu rõ về nó mới có được phương pháp chữa bệnh hiệu quả nhất

Bệnh tuy không đe doạ tính mạng, nhưng viêm mũi dị ứng lại gây những khó chịu đáng kể cho người bệnh trong thời gian kéo dài. Bệnh này làm ảnh hưởng tới hiệu suất tại nơi làm việc cũng như tại trường học, cản trở các họat động thể thao, giải trí. Đa số những người bị viêm mũi dị ứng là dưới 45 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi 21-30. Theo những thông báo về dịch tế học tỉ lệ mắc các bệnh dị ứng đường hô hấp chiếm từ 10-15% dân số Thế giới. Việt Nam viêm mũi dị ứng chiếm khoảng 32 % trong các bệnh lý về tai mũi họng.

benh-viem-mui-di-ung-300x200.jpg


Chất gây dị ứng có thể là:

– Bụi nhà, lông súc vật, phấn hoa, thời tiết thay đổi, ô nhiễm môi trường,…

– Thực phẩm: trứng, sữa, các loại hải sản (tôm, cua, sứa….),

– Các loại thuốc: kháng sinh các loại.

Ngoài ra cũng còn do cơ địa dị ứng, do yếu tố di truyền mà sự quá mẫn của từng cơ thể cũng có vai trò cơ bản, cùng một dị nguyên có xảy ra hiện tượng dị ứng hay không và phản ứng mạnh hay nhẹ.

Các biểu hiện của viem mui di ung

1. Hắt hơi

Triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng. Những cơn hắt hơi mang tính đột ngột, nhiều lần, hắt hơi liên tục, kéo dài nhiều phút và thường xuyên tái phát trong đợt dị ứng

khóa khách sạn | bàn học sinh | dich vu ve sinh | ve sinh cong nghiep

2. Ngứa mũi

Cơn ngứa mũi thường xuất hiện sớm, nhất là ở trẻ em. Đôi khi, người bệnh ngứa cả mũi, mắt, họng hoặc cả ngoài da vùng cổ, da ống tai ngoài.

3. Chảy nước mũi

Chảy nước mũi thường đi kèm với hắt hơi hoặc sau hắt hơi. Người bệnh bị chảy cả 2 bên, nước màu trong suốt, không có mùi.

4. Tắc ngạt mũi

Do chảy nhiều nước mũi và sự phù nề của niêm mạc làm cho ngạt mũi, có khi ngạt hoàn toàn cả hai bên mũi. Người bệnh phải thở bằng miệng và ở trẻ em có thể bị cảm giác ngạt thở. Trường hợp nặng có thể mất mùi hoàn toàn.

5. Đau

Ngoài cảm giác đầy trong mũi, ngạt cứng trong mũi, vì thiếu thở nên người bệnh có cảm giác nhức đầu, mệt mỏi, uể oải, giảm khả năng lao động chân tay, trí não. Một số trường hợp của đau ở vùng mũi, vùng xoang mặt và kèm theo cả rối loạn vận mạch vùng mặt.



6. Chảy nước mắt, ngứa mắt, phù nề thâm quầng mí mắt

Trong cơn dị ứng mũi thường kèm theo dị ứng vùng mắt, vùng họng.

Thuốc chữa viêm mũi dị ứng

Thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng phải nhắc đến một vị thuốc cổ truyền đó là cây Cóc mẳn. Loại cây này có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo mỗi vùng miền như: cúc mẳn, cúc ma, cỏ the. Trong Đông y lại được gọi với cái tên là: Nga bất thực thảo.

Loại cây này thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang. Nói đúng hơn đây là một loại cây cỏ mềm, mọc bò lan trên mặt đất, phân ra rất nhiều cành, ở ngọn có lông mịn trắng, nhưng toàn thân trông nhẵn bóng, lá đơn mọc so le.

Do đây là một vị thuốc rất cần thiết trong Đông y nên nó được nhiều người thu hái lúc cây ra hoa, có thể dùng tươi hay phơi khô. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cóc mẳn có tác dụng giảm ho, long đờm và chống dị ứng khá mạnh.

Theo Đông y loại cây này có vị cay, tính ấm, không độc, có công dụng trừ phong, tán hàn, tiêu viêm, giải độc, thông mũi họng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như cảm mạo, viêm đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng, sốt rét, ho gà, mắt đau sưng đỏ có màng mộng, bệnh chốc đầu, rắn cắn…

Khi thời tiết thay đổi chứng viêm mũi dị ứng tái phát thì vị thuốc này là lựa chọn khuyên dùng. Cách dùng cụ thể như sau:

Sưu tầm cóc mẳn tươi rửa sạch, vò nát rồi nút (nhét) vào lỗ mũi từng bên trong khoảng 30 phút, mỗi ngày chỉ cần làm 2 lần sẽ đỡ rất nhiều.

Ngoài ra, có thể làm theo một cách khác là dùng cóc mẳn phơi khô, tán thành bột rồi thổi vào lỗ mũi, mỗi ngày vài lần. Có thể dùng bông gòn lăn qua bột cóc mẳn rồi nhét vào lỗ mũi từng bên một, sau 30 phút thì lấy ra, mỗi ngày làm 1 lần. Hoặc dùng cóc mẳn sắc đặc thành dạng cao rồi tẩm vào bông gòn vô khuẩn và nút vào lỗ mũi, sau 1 giờ thì lấy ra, mỗi ngày làm 1 lần. Để kết quả càng rõ hơn, có thể kết hợp cả sắc uống, sắc cóc mẳn 20g khô hoặc 40g tươi chia uống vài lần trong ngày.

Chua viem mui di ung theo dân gian có nhiều vị thuốc và tùy theo cơ địa của mỗi người mà hợp hay không hợp. Nếu bạn đọc đã áp dụng nhiều phương thuốc mà vẫn không hết chứng viêm mũi dị ứng thì bài thuốc với cây Cóc mẳn rất đáng để áp dụng vì là thuốc dân gian nên không hề có tác nhân phản ứng, gây hại cho sức khỏe.
 
×
Quay lại
Top