Cấp cứu trong các trường hợp cụ thể

nhipcautre0904

Keep moving forward
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/3/2012
Bài viết
4.114
Mỗi trường hợp chấn thương đều có một cách sơ cứu khác nhau. Dưới đây, MHX 2013 xin trình bày nguyên tắc chung khi sơ cứu và giới thiệu phương pháp cầm máu khi bị tổn thương tĩnh mạch.
1. Nguyên tắc chung
1.1 Chăm sóc vết thương: Đừng để cho vết thương bị nhiễm trùng, đừng để cho ruồi bọ đậu vào, nhất là loại ruồi rừng (loại này không đẻ trứng mà đẻ trực tiếp ra ấu trùng là những con giòi, lớn rất nhanh, đục khoét vết thương của các bạn).
1.2 Sát trùng vết thương:
- Rửa vết thương bằng nước đun sôi để nguội với xà phòng (nếu có), hoặc
- Hy với dung dịch nấu sôi: Tô mộc + Hoàng đằng + Phèn chua + nước (nếu có thể). Hay với dung dịch: lá Trầu không còn tươi + phèn chua + nước, hoặc
- Nấu nước với một trong những loại cây thuốc sau: cây Cỏ hôi, cây Sầu đâu, Chó đẻ… , hoặc
- Đắp tươi các cây thuốc như: Dâm bụt, Ké hoa vàng (cỏ chổi), lá Móng tay, Liên kiều, Ba chạc, lá Trầu không…
- Ngoài ra, sát trùng bằng nước muối cũng là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả.
14338.jpg

Sát trùng nước muối đơn giản mà hiệu quả
1.3 Điều trị vết thương: Bằng cách đắp một trong các cây thuốc sau:
- Lá mỏ quạ tươi, bỏ cọng, rửa sạch giã nát đắp lên. Lúc đầu, rửa (bằng các dung dịch kể trên) và thay băng hàng ngày, sau 3-5 ngày, nếu thấy vết thương đã nhẹ thì hai ngày thay băng một lần.
- Lá cây Bông ổi (cứt lợn) giã nát đắp lên, vừa cầm máu, vừa sát trùng và mau lên da. Hoặc giã nát vỏ và lá Bời lời nhớt, Tơ mành, Ké hoa vàng, Hạ khô thảo, Cải trời, Chó đẻ. Rau diếp cá, Thuốc bỏng (sống đời), Thuốc giấu, lá Thường sơn…
- Khi vết thương đã sạch, đang trong giai đoạn phát triển tổ chức hạt nhưng không đều, cần bôi một trong các loại thuốc sau: Nghệ già, củ ráy (chóc), Dầu mè, Sáp ong…
17124-img2614nnkl7.jpg

Cây Bông ổi (cứt lợn) có rất nhiều trong tự nhiên.
2. Cầm máu.
Có hai dạng là đứt tĩnh mạch và động mạch. Đứt động mạch có cách xử lý phức tạp hơn rất nhiều so với đứt tĩnh mạch. Ở đây, MHX 2013 xin trình bày cách băng bó cơ bản cho việc bị đứt tĩnh mạch. Trường hợp đứt động mạch sẽ được cập nhật đầy đủ vào kỳ sau.
*Nguyên tắc chung:
Khi bị một vết thương chảy máu, các bạn phải nhanh chóng tìm mọi cách làm ngưng chảy máu, để hạn chế mất máu nhiều có thể gây choáng nặng dẫn đến tử vong.
2.1 Đứt tĩnh mạch, động mạch nhỏ hay mao quản:
- Trường hợp này, máu chảy tràn ra ít thì vết thương tự cầm máu. Nếu máu chảy nhiều thì hãy đắp một trong những loại thuốc sau đây rồi băng ép lại:
- Giã nát và đắp lên vết thương một trong các cây thuốc sau: Thuốc bỏng (sống đời), Thuốc giấu, Bông ổi, Huyết dụ, Tam thất, Bách thảo sương (nhọ nồi), Bại hoại (móng rồng), Cà kheo (sừng hươu, sống đời lá rách), rau Cần (cải rừng tía), Củ chóc (bán hạ Nam, Ráy), Quế rành (Trèn trèn, Quế trèn), Tai hùm, Thài lài trắng, Tu hú trắng…
cay-la-bong-chua-tri-1.jpg

Giã lá cây sống đời đắp lên vết thương để cầm máu.
- Giã nát và vắt nước uống các cây: nhọ nồi, nghể…
- Theo kinh nghiệm dân gian, người ta còn cầm máu bằng các chất liệu như tóc, lông, mạng nhện, thuốc rê… tuy hiệu nghiệm nhưng không bằng dùng cây cẩu tích.

7156_538723699507438_1728491164_n.jpg

Cây cẩu tích: Còn gọi là cây lông cu li, kim mao cẩu tích, cẩu tồn mao, cây lông khỉ, (tên khoa học là cybotium barometz). Có nhiều ở Bạch Mã (Thừa Thiên), Đà Lạt… Các bạn hãy tìm kiếm hoặc mua một gốc cẩu tích (hình bên) rồi vặt lông tẩm cồn 90o phơi khô. Khi gặp vết thương máu ra nhiều thì lấy đắp vào vết thương rồi băng ép lại, máu sẽ cầm rất nhanh. Cây cẩu tích sẽ ra lông trở lại nếu các bạn phun rượu trắng vào gốc rồi mang để vào nơi thoáng mát.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top