Cần nâng cao tính chuyên nghiệp trong đào tạo phiên dịch - dịch thuật

kieutrang101292

Thành viên
Tham gia
28/2/2015
Bài viết
0
Dịch là một môn học có trong hầu hết các chương trình dạy-học ngoại ngữ từ trước đến nay. Điều đó thể hiện phần nào vai trò của dịch thuật trong giao tiếp quốc tế. Ở nước ta, các cơ sở, từ cơ quan nhà nước cho đến các trung tâm phiên dịch dịch thuật, cung cấp các loại hình như dịch thuật các loại, phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Trung, Hàn...ngày càng chuyên nghiệp. Tuy nhiên vẫn có nhiều câu hỏi được đặt ra như "Có dịch được không ?" hay "Có thể dạy nghề dịch được không ?" Ngày nay, dịch vụ đào tạo phiên dịch đang nở rộ, và đang dần đi theo chuyên nghiệp. Nhưng tại sao cần đào tạo dịch chuyên nghiệp và làm thế nào để có thể làm được điều này ? Bản tham luận này sẽ cố gắng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này.

Thế nào là dịch?
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ, "Dịch" là "chuyển nội dung diễn đạt từ ngôn ngữ (hoặc hệ thống tín hiệu) này sang ngôn ngữ (hoặc hệ thống tín hiệu) khác".
- Dịch có thể là thao tác chuyển mã (transcodage) thuần túy như dịch gạo, cơm từ tiếng Việt sang tiếng Pháp là "riz" dịch tiếng hàn là "쌀"...
- Dịch có thể là chuyển tải nội dung của các tác phẩm triết học, tôn giáo như kinh thánh,
- Dịch có thể là các hoạt động chuyển nội dung từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác nhờ vào công nghệ thông tin như dịch máy,
- Dịch cũng có thể là các hoạt động chuyền ngữ bằng giọng nói như dịch tiếp xúc, hội nghị.
Hình như chính sự đa nghĩa của thuật ngữ này đã gây ra nhiều sự hiểu lầm không đáng có. Trên thực tế hiện nay có hai kiểu quan niệm trái ngược nhau :
- Cách quan niệm thứ nhất cho rằng dịch là một công việc hoàn toàn đơn giản và chỉ cần biết ngoại ngữ là có thể dịch được.
- Cách quan niệm thứ hai lại cho rằng dịch là một công việc vô cùng khó khăn nên muốn dịch được thì người ta cần phải được đào tạo tại trung tâm chuyên biệt.

Làm thế nào để dịch được một cách tốt nhất?
Để tránh cả hai quan niệm cực đoan này, và cũng là vì dịch thuật bao gồm nhiều loại hình hoạt động khác nhau với những yêu cầu hết sức đa dạng ở nhiều cấp độ nên cần xác định cụ thể các yêu cầu về chuyên môn, những kỹ năng cần có ở người dịch.
Trong đào tạo biên - dịch vụ phiên dịch chuyên nghiệp, dịch được coi là một hoạt động giao tiếp, ở đây mục đích không phải là đối chiếu hai ngôn ngữ vì người dịch đóng vai trò trung gian, là cầu nối giữa các bên tham gia giao tiếp nhưng lại không có phương tiện ngôn ngữ chung.

Sự cần thiết của việc đào tạo biên - phiên dịch một cách chính quy
Việc chuyên nghiệp hóa công tác đào tạo sẽ được tiến hành ở 3 góc độ : đội ngũ giáo viên, nội dung chương trình đào tạo và quá trình học tập của học viên. Việc đào tạo biên-phiên dịch chính quy cần có một đội ngũ giảng viên không chỉ thông thạo về nghiệp vụ sư phạm mà còn phải hiểu biết về nghề dịch. Nếu chỉ giỏi về nghiệp vụ sư phạm, người dạy dễ coi việc đào tạo nghề dịch là đào tạo thuần túy về ngoại ngữ mà không quan tâm đến những yêu cầu chuyên môn của nghề cũng như những vận động biến đổi của thực tiễn.

Tóm lại, đã đến lúc cần có sự chung sức của các nhà chuyên môn và các nhà sư phạm để xây dựng chương trình đào tạo chính quy cho một nghề tưởng chừng đã cũ nhưng lại đang trên đường hình thành. Để việt nam có thể hòa nhập với thế giới đa ngôn ngữ, góp phần vào công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
 
×
Quay lại
Top