Cách vượt qua những câu hỏi “khó nhằn” trong tuyển dụng

rakhoi_8x

Thành viên
Tham gia
21/4/2011
Bài viết
9
2015_03_03_interviu_rsz_crp.jpg

Phỏng vấn xin việc (Ảnh: Facebook)



Bạn đang tìm kiếm một công việc và cảm thấy hồi hộp trước vòng phỏng vấn? Bài viết này nhằm giúp bạn trả lời thành công trong vòng phỏng vấn tuyển dụng. Chúng tôi giới thiệu cho bạn những câu hỏi “bẫy” mà bạn có thể gặp phải.

Bạn nên biết rằng với mỗi một vị trí tuyển dụng, bạn không phải là người duy nhất, vì thế bạn phải đảm bảo mình sẽ làm tất cả những gì cần thiết để chiến thắng các ứng cử viên khác!

Trong thời gian phỏng vấn, cần chứng minh cho người tuyển dụng rằng bạn sẵn sàng trả lời tất cả các câu hỏi và có thể đối mặt với mọi tình huống. Khi các công ty tiến hành phỏng vấn, họ đã lập một bảng các câu hỏi, mà phần lớn nhằm gây khó khăn cho các ứng cử viên. Bạn có thể từ chối trả lời một câu hỏi rất riêng tư hoặc không thoải mái, nhưng trước hết bạn phải trung thực.

Các câu hỏi “khó nhằn” phổ biến nhất trong các cuộc phỏng vấn:
1. “Hãy nói cho tôi điều gì đó về bạn”.

Một câu trả lời tốt có thể được đưa ra nếu bạn biết người tuyển dụng muốn nghe điều gì. Đó là một bản tóm tắt kinh nghiệm của bạn và lý do tại sao bạn nghĩ rằng bạn là ứng viên thích hợp cho công việc. Bạn có thể làm một “quảng cáo” ngắn gồm: tóm tắt kinh nghiệm gần đây (trong vòng 10 năm), học vấn và các bằng cấp thích hợp cho vị trí đang phỏng vấn, các kỹ năng và thành tựu cụ thể phù hợp với yêu cầu công việc.

Câu trả lời kém: Ông/ bà muốn biết về gì?

2. “Bạn hãy mô tả về mình trong một từ?”

Tại sao nhà tuyển dụng hỏi vậy? Bởi vì họ muốn biết cá tính của nhân viên có phù hợp với yêu cầu của công ty không và nhận thức về sự tự tin của bạn.

Câu hỏi có thể được xem như là một thách thức bởi vì không ai thực sự biết người tuyển dụng tìm kiếm loại tính cách gì.

Hầu hết các nhà tuyển dụng hiện nay tìm kiếm những ứng viên có thể ứng phó trước các tình huống về áp lực, luôn lạc quan, trung thực, đáng tin cậy và tận tâm với công việc của họ.

Câu trả lời kém: Một từ không thể diễn tả được.

3. “Thế mạnh của bạn là gì?”

Các chuyên gia cho rằng trả lời cần bao gồm các kỹ năng cụ thể và có thể chứng minh bằng các ví dụ có liên quan đến nội dung công việc.

Ví dụ: Tôi có khả năng tạo ra doanh số bán hàng: tôi đã kéo được 10 khách hàng mới cho công ty cũ, nhờ đó doanh thu đã tăng 10% so với mục tiêu trong năm đầu tiên.

Câu trả lời kém: “Tôi biết làm việc nhóm, tôi giỏi giao tiếp, v.v. “. Đây là những câu thường được dùng, không có nội dung và khó chứng minh bằng ví dụ.

image-5.jpg

Phỏng vấn (Ảnh: Internet)



4. “Điểm yếu của bạn là gì?”

Dẫn một ví dụ về kỹ năng mà bạn đã thành thạo theo thời gian, nhưng khi bắt đầu sự nghiệp bạn đã gặp khó khăn với kỹ năng đó.

Câu trả lời kém: “Tôi không có điểm yếu nào” hay “Tôi là một người cầu toàn, tôi có quá nhiều niềm tin vào người …” là những câu được dùng quá nhiều.

5. Bạn có biết làm thế nào để nói “không”?

Các nhà tuyển dụng muốn biết khả năng đưa ra quyết định của bạn, xem bạn có biết bảo vệ quyết định của mình khi không được đồng nghiệp đánh giá cao. Hãy đưa ví dụ một cách chuyên nghiệp.

6. “Bạn có thể cho chúng tôi một lý do tại sao một người sẽ không muốn làm việc trong nhóm cùng với bạn?”

Các chuyên gia cho rằng các nhà tuyển dụng muốn biết bạn có tính cách rõ ràng không và bạn nhìn nhận về làm việc theo nhóm như thế nào. Trả lời cho câu hỏi này phải được suy nghĩ kỹ, sao cho người nghe cảm thấy bạn là người khiêm tốn.

Một câu trả lời tốt có thể là:. “Nói chung tôi đã may mắn được làm với với các đồng nghiệp tốt. Tuy nhiên, vấn đề duy nhất mà tôi đã có trong một tình huống là khi tôi muốn thay đổi đội hình, bởi vì tôi muốn công việc tiến triển. ”

Câu trả lời kém: Một phản ứng như “không thể tìm ra lý do tại sao một người sẽ không muốn làm việc trong nhóm cùng với tôi” sẽ xúc phạm người phỏng vấn vì ông đã đưa ra câu hỏi như vậy.

7. “Nếu bạn có thể làm việc cho một công ty khác, đó sẽ là công ty nào?”

Nhà quản lý muốn xác định bạn có nghiêm túc không, và mức độ trung thành. Nó cũng có thể là một câu hỏi bẫy để xác minh bạn có gửi hồ sơ tới các công ty khác cho cùng công việc này.

Họ có thể nắm bắt về bạn qua trao đổi về những mặt tích cực của các công ty khác, và điều này có thể khơi dậy sự nghi ngờ về bạn.

Một câu trả lời tốt sẽ là “Tôi đã nghiên cứu nghiêm túc và công ty của bạn phù hợp nhất với vốn hiểu biết của tôi cho đến nay”.

Câu trả lời kém: nêu tên một công ty đối thủ.

Interview.jpg

(Ảnh: Internet)



8. “Bạn kỳ vọng mức lương nào?”

Cố gắng tránh các câu trả lời nếu câu hỏi đặt ra từ rất sớm trong quá trình tuyển chọn (ví dụ như cuộc phỏng vấn qua điện thoại). Hãy ứng xử linh hoạt và tỏ ra quan tâm tới cơ hội nghề nghiệp của vị trí tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu cần phải cung cấp thông tin này, bạn hãy đưa ra mức lương trong một phạm vi rộng hơn và thêm rằng bạn sẵn sàng thảo luận tại thời điểm chốt hợp đồng.

Câu trả lời kém: “Tôi không chấp nhận một mức lương thấp hơn 3.000 euro. Các ngài trả bao nhiêu? ”

9. “Tại sao bạn rời khỏi công ty trước đây?”

Ý định của nhà tuyển dụng muốn biết về những khía cạnh tiêu cực, đặc biệt khi thời gian làm việc đối với vị trí bạn đang làm hoặc đã làm là ngắn. Họ sẽ tìm hiểu nếu bạn có vấn đề tại nơi làm việc hoặc nếu bạn là người chóng chán.

Những người tuyển dụng hy vọng bạn đang tìm kiếm một vị trí thách thức hơn nhưng phù hợp tốt hơn với những kỹ năng bạn hiện có.

Nếu được hỏi, bạn hãy nói chính xác những gì là thực tế: “Công ty đã sắp xếp lại một số phòng ban, phòng ban tôi đang làm đã bị bãi bỏ. Điều này không liên quan đến hiệu suất cá nhân. ”

“Tôi nhận thấy tôi đã làm tất cả những gì có thể trong công ty đó và đang tìm kiếm một công việc cho phép tôi phát triển hơn nữa”.

Câu trả lời kém: “Tôi bị sa thải vì không hòa hợp với làm việc nhóm.” Hoặc “Đó là trả thù cá nhân của sếp của tôi.”

10. “Bạn làm gì trong thời gian rảnh rỗi? Những sở thích của bạn là gì?”

Trong phỏng vấn, nhà tuyển dụng cố gắng làm mọi người thư giãn, nhưng bạn nên cẩn thận vì người ta vẫn đang phân tích và cố gắng tìm hiểu cá tính của bạn.

00-a3a99.jpg

Phỏng vấn tuyển dụng (Ảnh: Internet)



Một số câu hỏi “khó nhằn” từ các công ty nổi tiếng thế giới
Không phải bất kỳ cuộc phỏng vấn tuyển dụng nào cũng là dự đoán được, còn những câu hỏi bẫy thậm chí có thể gây sốc.

Google, Microsoft, Facebook được biết đến với những câu hỏi bẫy để xem những ứng viên xử trí thông minh như thế nào. Ngoài ra, trang web GlassDoor.com đã lập một top các câu hỏi bẫy bất thường nhất trong phỏng vấn tuyển dụng:

Procter & Gamble - “Hãy Bán cho tôi một cây bút vô hình”

Facebook - Người ta đưa ra 25 con ngựa ở trường đua và phải tính giờ của chúng trong năm vòng không dùng đồng hồ. Chọn ba con ngựa đua nhanh nhất với số vòng đua ít nhất.

Citigroup – “Bạn có chiến lược gì cho môn bóng bàn?”

Google - “Bạn đang leo cầu thang. Mỗi lần, bạn có thể đi một hoặc hai bước. Cầu thanh này có “n” bước. Có bao nhiêu cách để bạn có thể leo lên?”

GOOGLE-008.jpg

Công ty Google (Ảnh: Internet)



Gryphon - “Có bao nhiêu cái ô dù cắm ly cocktail ở Mỹ vào cùng một thời điểm?”

Enterprise Rent-A-Car - “Sẽ là OK nếu 7 trong số 10 khách hàng trả lời “không” với bạn?”

Pottery Barn - “Nếu tôi là thần đèn và tôi có thể cho bạn công việc trong mơ của bạn, nó sẽ là gì?”

Tập đoàn Kiewit – “Đồ chơi của bạn là gì khi còn là một đứa trẻ?”

Hãng bảo hiểm Brown & Brown - “Bạn hãy đánh giá về cuộc sống của bạn trên thang điểm từ 1-10?”

Gần đây, nhiều công ty đã không đưa ra những câu hỏi bẫy trong phỏng vấn, vì các chuyên gia nguồn nhân lực đã kết luận rằng những câu hỏi như vậy là vô dụng, bởi nó không hiển thị tí nào tiềm năng của các nhân viên tương lai.

“Chúng tôi thấy rằng các câu hỏi bẫy là một sự lãng phí thời gian. Có bao nhiêu trạm xăng ở Manhattan? Có bao nhiêu quả bóng golf rơi vào một máy bay? Một sự ngu ngốc. Nó không giúp một chút nào để chúng ta biết về kỹ năng của ứng viên, mà chỉ làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy mình cao cấp hơn”, Laszlo Bock, Phó chủ tịch bộ phận nhân sự tại Google cho biết như vậy. Thay vào đó, các công ty Mỹ hiện nay đưa ra các câu hỏi có cấu trúc liên quan đến chỗ làm cũ.

Nhiều câu hỏi bẫy đưa ra là nhắm vào việc tự đánh giá. Một ứng cử viên không thừa nhận mình có những điểm yếu sẽ được coi là không trung thực. Sẽ tốt hơn khi một ứng viên thừa nhận lĩnh vực mà họ đã có cải tiến và đưa ra ví dụ để chứng tỏ đã làm về việc này.

Nguồn Thời báo Đại Kỷ Nguyên: https://vietdaikynguyen.com/v3/40217-cach-vuot-qua-nhung-cau-hoi-kho-nhan-trong-tuyen-dung/
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top