Cách sơ cứu người bị điện giật

xuanhung_xd9

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2011
Bài viết
1.979
Tai nạn điện giật thường xảy ra đột ngột, do vô tình hoặc không nắm vững những nguyên tắc đề phòng tai nạn khi tiếp xúc với điện, hậu quả là nạn nhân có thể bị bỏng ở các mức độ khác nhau, thậm chí tử vong do ngừng hô hấp và tuần hoàn. Bởi vậy, sơ cứu ban đầu có vai trò quan trọng trong việc cứu sống nạn nhân.

>>> Cách sơ cứu người bị bỏng
>>> Cách sơ cứu người bị đuối nước, chết đuối
>>> cách sơ cứu chuột rút chân vào ban đêm
>>> Cách sơ cứu người bị đột quỵ


KenhSinhVien.Net-tai-xuong.jpg

* Chất lượng sơ cứu tai nạn điện phụ thuộc nhiều vào sự nhanh nhẹn, tháo vát và cứu chữa đúng cách. Khi có tai nạn điện xảy ra, phải nhanh chóng tách người bị giật ra khỏi nguồn điện và nhanh chóng cứu chữa, không để lãng phí thời gian vào việc xem người đó đã chết chưa.

Biểu dưới đây mô tả sự quý giá của từng phút, mỗi phút chậm sơ cứu là khả năng cứu sống giảm xuống, trong đó 5 phút đầu tiên có vai trò quyết định nhất.

  • Thời gian 1 phút khả năng cứu sống là 98%
  • Thời gian 2 phút khả năng cứu sống là 90%
  • Thời gian 3 phút khả năng cứu sống là 70%
  • Thời gian 4 phút khả năng cứu sống là 50%
  • Thời gian 5 phút khả năng cứu sống là 25%
Cách sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật:

1. Tách nạn nhân khỏi nguồn điện



Khi dòng điện qua người lớn tới mức các cơ bị co giật mạnh không thể tự gỡ ra khỏi phần mang điện, không thể kêu cứu được. Khi đó đòi hỏi người cứu phải nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

* Điện áp cao: Nhất thiết phải cắt điện cầu dao trước đó, sau đó mới lại gần và tiến hành sơ cứu.

- Riêng thợ điện có thể :

+ Dùng găng tay cách điện, đi ủng cách điện, dùng sào cách điện có chất lượng cách điện phù hợp với cấp điện áp ở nơi người bị nạn để tách dây điện ra khỏi người bị nạn;

+ Dùng phương pháp ngắn mạch: ném các vật kim loại lên các dây dẫn điện trần, hoặc dùng dây kim loại có một đầu được nối đất, đầu kia ném lên dây điện trần (đây là công việc khó khăn, nguy hiểm, chỉ có thợ điện được luyện tập chu đáo mới làm)

Nếu người bị nạn ở trên cao khi cắt điện phải bố trí đỡ người bị nạn rơi.

* Mạng Hạ áp:

- Ngắt điện bằng cầu dao, rút phích cắm, ngắt công tác, rút cầu chì

- Dùng dao các gỗ khô để chặt đứt dây điện

- Dùng vải khô lót tay kéo ngưòi bị nạn ra

- Dùng sào tre khô, gậy khô gạt dây điện ra

* Chú ý:

- Không va chạm vào các phần dẫn điện, nhất là dây dẫn ở gần ngưòi bị nạn.
- Không nắm vào ngưòi bị nạn bằng tay không, hay tiếp xúc với cơ thể để trần của người bị nạn;
- Phải tranh thủ từng dây, từng phút, nhanh trí, sáng tạo, tuỳ tình hình thực tế và dụng cụ có trong tay để xử trí.

KenhSinhVien.Net-a67t28.jpg

- Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát.

2. Quyết định giữa cái sống và chết của ngưòi bị nạn nằm trong tay người cứu.



- Trước hết phải làm cho 2 bộ phận tim, phổi hoạt động, sau đó mới cứu các bộ phận khác: bỏng, gãy xương, dập nát.

* Ngưòi bị nạn vẫn tỉnh: Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại. Động viên, an ủi để nạn nhân yên tâm.

* Người bị nạn bị ngất: Lúc đầu tim mạch và phổi vẫn làm việc bình thường, sau đó do rối loạn chức năng não ----> ngừng thở. Khi đó phải tiến hành hô hấp nhân tạo:

- Hô hấp nhân tạo:

+ Nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng.

+ Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi đối với người lớn, một hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp.

+ Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt từ 20 - 30 lần (H2).

KenhSinhVien.Net-t281.jpg

- Ép tim ngoài lồng ngực:

+ Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra.

+ Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần (H3).

- Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.


Những tổn thương do điện giật



- Nếu dòng điện tác động thẳng tới lồng ngực làm co cứng các cơ hô hấp, hoặc kích thích thần kinh điều khiển chức năng hô hấp ở một vị trí nào đó, áp lực không khí trong phổi tăng lên đột ngột, các phế nang bị vỡ, tổ chức kẽ nhu mô phổi bị phù nề và xung huyết, nạn nhân có thể tử vong do ngạt thở.

- Nếu dòng điện tác động vào cơ tim hoặc thần kinh điều khiển hệ tuần hoàn, gây ra tình trạng rung thất, ngừng tim thì tâm trương, nạn nhân có thể tử vong đột ngột mà chưa có biểu hiện tổn thương ở các tạng khác. Đường đi của dòng điện theo kiểu tay trái - chân phải, sẽ rất nguy hiểm vì dòng điện trực tiếp đi qua tim.

- Điện giật có thể gây ra tình trạng bỏng hết sức nguy hiểm cho nạn nhân. Khi dòng điện đi qua cơ thể sẽ xuất hiện bỏng ở nhiều vị trí với nhiều mức độ khác nhau. Xương có điện trở cao, khoảng 50Ω nên mức độ bỏng ở xương rất nặng, khó chẩn đoán và khó tiên lượng. Dòng điện cao thế thường gây bỏng sâu và rộng, kèm theo bỏng do phóng tia lửa điện. Dòng điện hạ thế gây bỏng sâu và hẹp, mức độ nhẹ hơn bỏng điện cao thế.

- Bỏng điện có thể gây hoại tử và chảy máu thứ phát, bởi vì khi dòng điện đi qua tế bào sẽ gây ra hiện tượng đục lỗ màng tế bào, đồng thời làm rối loạn chuyển hoá các chất trong và ngoài màng tế bào. Chảy máu và hoại tử có thể gây nên hội chứng chèn ép khoang, cần phải phẫu thuật cấp cứu giải phóng chèn ép để tránh hoại tử chi.


Phòng ngừa điện giật



- Để phòng ngừa điện giật các gia đình thiết kế các ổ điện an toàn;
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, đảm bảo các thiết bị điện an toàn, không bị hở, mát:
- Khi sửa điện phải dùng găng tay, ủng, kìm, bút thử điện... cách điện, tuyệt đối không dùng tay không để nối và cắt điện;
- Không để các dụng cụ điện, dây dẫn điện ngang tầm tay trẻ em;
- Không để trẻ em chơi đùa gần các thiết bị điện như ổ cắm điện, nồi cơm điện đang nấu, quạt điện...;
- Người lớn không dùng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm...





Theo suckhoedoisong + antoanlaodong + vietbao
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
bài này hữu ích đấy
 
×
Quay lại
Top