CÁCH NHỚ CHỮ VIỆT MỚI NHANH HƠN

NgNinh

Thành viên
Tham gia
4/9/2015
Bài viết
18
CÁCH NHỚ “CHỮ VIỆT MỚI” NHANH HƠN

Cần nhớ: Từ (đơn) = Âm + Vần + Thanh.


I. ÂM : Âm của tiếng Việt được biểu thị bằng một phụ âm đăt ở đầu của từ. Đa số phụ âm đầu vẫn như cũ, chỉ có 9 sửa đổi: Chỉ dùng chữ k để biểu thị âm “cờ” thay cho c, k, q; c thay cho ch; d thay cho đ; f thay cho ph; q thay cho kh; j thay gi; z thay d; bỏ h trong gh, ngh.

II. VẦN :

1. Vần loại 1: Chỉ có một nguyên âm.

Trừ o (o) là ngoại lệ, số còn lại chia thành 2 nhóm:

Nhóm 1……. Nhóm 2

a (a)….<->….w (oa)

e (ê)….<->….u (uê)

i(i, y)...<->…. y (uy)

Dấu <-> biểu thị các vần có thể chuyển đổi sang nhau.

2.Vần loại 2: Nguyên âm + bán phụ âm ( là nguyên âm thứ hai đóng vai trò phụ âm)



ai (ai)…<->..wi (oai)….|..ee (e)….<->..ue (oe)…...|..ia (ia)…<->…ya (uya)

ao(ao)..<->..wo (oao)...|..eo (eo)...<->..uo (oeo)...|..iu (iu)…<->…yu (uyu)

au(au).<->...wu (oău).. |...ey (êu)…<->.uy (uêu)...|..iy (iêu,yêu)<-> yy (uyêu)

ay(ay)..<->…wy (oay)..|..ei (ui)….<->..ui (uôi)…...|..io (ư)…..<->…yo (ưa)

aa(âu)..<->…wa (uâu)..|..ea (ua)…<->..ua (uơ)….|..ii (ưi)…..<->….yi (ươi)

ae(ây)…<->..we (uây)...|…………………………....|..ie (ưu)…<->….ye (ươu)

Các vần ngoại lệ: eu (u), oo (ô), ou (ơ), oi (oi), oy (ôi), oe (ơi).

Những vần có màu xanh là những vần chưa được dùng trong tiếng Việt.

3. Vần loại 3: Nguyên âm+ phụ âm cuối.

Cần nhớ 3 nhóm phụ âm cuối:

Phụ âm cuối nhóm 1 (FK1): c, t, p, m, n, g.

Phụ âm cuối nhóm 2 (FK2): k, s, f, v, l, z.

Phụ âm cuối nhóm 3 (FK3): q, d, b, h, r, j.



a (+ FK1) = a ; a (+FK2) = ă ; a (+FK3) = â.

w (+FK1) = oa ; w (+FK2) = oă ; w (+FK3) = uâ.

ac (ac)..<->..wc (oac)…|..ak (ăc)…<->..wk (oăc)…|..aq (âc)…<->..wq(uâc)

at (at)…<->.wt (oat)…..|..as (ăt)….<->..ws (oăt)… |..ad (ât)….<->..wd (uât)

ap (ap).<->..wp (oap)...|..af (ăp)….<->..wf (oăp)….|..ab (âp)…<->..wb(uâp)

am (am).<->wm(oam)..|..av (ăm)..<->...wv (oăm)...|..ah (âm)...<->..wh (uâm)

an (an)..<->.wn (oan)...|..al (ăn)….<->..wl (oăn)….|..ar (ân)…<->...wr (uân)

ag (ang).<->wg (oang)..|..az (ăng)...<->.wz (oăng)..|..aj (âng)...<->…wj (uâng)



e (+FK1) = ê ; e (+FK2) = e ; e (+FK3) = u

u (+FK1) = uê ; u(+FK2) = oe ; u (+FK3) = uô

ec (êc)…<->..uc (uêc)…|..ek (ec)…<->..uk (oec)…..|..eq (uc)…<->..uq (uôc)

et (êt)….<->..ut (uêt)…..|..es (et)….<->..us (oet)…..|..ed (ut)….<->..ud (uôt)

ep (êp)…<->..up (uêp)...|..ef (ep)….<->.uf (oep)…..|..eb (up)….<->..ub (uôp)

em (êm)..<->..um (uêm).|..ev (em)..<->..uv (oem)...|..eh (um)…<->..uh (uôm)

en (ên)…<->..un (uên)…|..el (en)….<->.ul (oen)….| ..er (un)….<->..ur (uôn)

eg (êng)..<->..ug (uêng)..|..ez (eng)..<->..uz (oeng)..|..ej (ung)…<->..uj (uông)

i (+FK1) = i ; i (+FK2) = iê ; i(+FK3) = ư

y (+FK1) = uy ; y (+FK2) =uyê ; y (+FK3) = ươ

ic (ic)…<->..yc (uyc)…|..ik (iêc)…<->..yk (uyêc)…|..iq (ưc)…<->..yq (ươc)

it (it)….<->..yt (uyt)….|..is (iêt)….<->..ys (uyêt)…..| id (ưt)….<->..yd (ươt)

ip (ip)...<->..yp (uyp)...|..if (iêp)….<->..yf (uyêp)… |..ib (ưp)…<->..yb (ươp)

im (im).<->..ym (uym).|..iv (iêm)...<->..yv (uyêm)...|..ih (ưm)…<->.yh (ươm)

in (in)..<->..yn (uyn)…|..il (iên)….<->..yl (uyên)…...|..ir (ưn)….<->..yr (ươn)

ig (ing)<->..yg (uyng)..|..iz (iêng)..<->..yz (uyêng)...|..ij (ưng)…<->..yj (ương)



o (+FK1) = o ; o (+FK2) = ô ; o (+FK3) = ơ

oc (oc)….|…ok (ôc)….|…oq (ơc)

ot (ot)…..|…os (ôt)…..|…od (ơt)

op (op)…|…of (ôp)…..|…ob (ơp)

om (om)..|…ov (ôm)....|…oh (ơm)

on (on)…|…ol (ôn)…..|…or (ơn)

og (ong)..|…oz (ông)…|…oj (ơng)

4. Vần loại 4: Cấu tạo đặc biêt.

aw (anh)….<->…ww (oanh)....................|....ow (oong)…<->…oow (ôông)

ew (ênh)….<->…uw (uênh)……………..|…ox (ooc)……<->...oox ( ôôc)

iw (inh)…..<->…yw (uynh)……………...|

ax (ach)....<->.....wx (oach)....................|

ex (êch)....<->.....ux (uêch).....................|

ix (ich)......<->.....yx (uych).....................|

III. THANH : Thanh điệu được biểu thị bằng các chữ cái đặt ở cuối mỗi từ đơn (chỉ có một âm tiết) gồm: chữ huyền (f); chữ hỏi (d); chữ ngã (k); chữ sắc (s); chữ nặng (b). Thanh ngang không được biểu thị bằng chữ gì cả



IV. CHÚ Ý : Các từ kép của chữ mới phải viết liền. Tuy nhiên hiện nay còn tạm hoãn vấn đề này để các chuyên gia ngôn ngữ học nghiên cứu thêm.

V. CÁCH NHỚ “CHỮ VIỆT MỚI” RẤT NHANH


Nhìn vào hệ thống các bảng vần tiếng Việt trên đây ta thấy khó tiếp thu. Nhưng nếu ta tìm ra được qui luật của nó thì lại rất dễ nhớ.

Chẳng hạn: Có thể dùng “phép chuyển vần" để học một mà biết hai.

Vì nguyên âm đã được chia thành hai nhóm, nhóm 1 gồm: a(a), e(ê), i(i,y) và nhóm 2 gồm w(oa), u(uê), y(uy), từng đôi một tương ứng vớí nhau (biểu diễn bằng dấu <->). Nếu ta đã biết vần ai(ai), có thể suy ngay ra vần wi(oai) bằng cách thay nguyên âm a bằng w. Nếu ta đã biêt vần eo(eo) có thể suy ra vần uo(oeo) bằng cách thay e bằng u...


Cũng có thể dùng “phép biến âm” (trước đây gọi là “phép đổi đuôi”) đối với vần loại 3 để học một mà biết ba.

Vì mỗi nguyên âm mới có thể tương đương với 3 nguyên âm cũ, tuỳ theo nó đi với phụ âm cuối thuộc nhóm nào. Thí dụ: nguyên âm a đi với FK1 đọc a, đi với FK2 đọc ă, đi với FK3 đọc â. Vậy nếu ta đã biết vần ac(ac) có thể suy ra ngay các vần ak(ăc) và aq(âc) bằng cách thay c bằng k, và thay c bằng q ...Biết vần et(êt) suy ra es(et) và ed(ut) bằng cách thay t bằng s và thay t bằng d ...



Đặc biệt vần loại 3 có tất cả 126 vần, nhưng có 25 vần chưa dùng đến ( là những vần có màu xanh trong các bảng vần trên đây). Như vậy vần loại 3 mới sử dụng 101 vần. Ta chỉ cần thuộc 24 vần (trong đó đã có 14 vần giống chữ Quốc ngữ) ở cột thứ nhất của 4 bảng vần là có thể dùng hai phép "chuyển vần" và "biến âm" để suy ra 77 vần còn lại.

Nhìn tổng quát ta thấy:Tiếng Việt có tất cả 189 vần, nhưng có 29 vần chưa dùng đến (vần có mầu xanh). Vì vậy, tiếng Việt hiện nay mới sử dụng 160 vần. Đối với chữ mới ta chỉ cần thuộc 62 vần (Trong đó đã có 25 vần giống chữ cũ) là có thể suy ra 98 vần còn lại. Rốt cuộc ta chỉ cần học thuộc 37 vần thôi. Trong khi đó đối với chữ Quốc ngữ ta phải học đánh vần tất cà 160 vần.


VI. PHƯƠNG PHÁP LẬP SƠ ĐỒ:

Một cách khác giúp dễ nhớ các vần loại 3 là lập sơ đồ: Nếu dùng chữ in đậm nét màu đỏ để biểu thị vần chính, dấu | chỉ phép biến âm , dấu <-> chỉ phép chuyển vần, ta có thể lập sơ đồ biến đổi của từng nhóm 6 vần. Thí dụ:

................ak(ăc)<->wk(oăc)
..................|...............|
................AC(ac)<->wc(oac)
..................|...............|
................aq(âc)<->wq(uâc)

Hoặc:


................el(en)<->ul(oen)
..................|.............|
................EN(ên)<->un(uên)
..................|.............|
................er(un)<->ur(uôn)

Hoặc:

................if(iêp)<->yf(uyêp)
..................|.............|
.................IP(ip)<->yp(uyp)
..................|.............|
................ ib(ưp)<->yb(ươp)

Những vần có màu xanh là vần chưa được dùng trong tiếng Việt.

Mong các bạn thích tìm hiểu “chữ Việt mới” hãy sử dụng thử vào những công việc của mình qua “Bộ gõ chữ Việt mới” ( truy cập trên wwwgoogle.com.vn).

Chào thân ái!

Nguyễn Ninh
 
Hiệu chỉnh:
CHÚ Ý : Muốn tiếp thu dễ dàng và đầy đủ trọn vẹn nội dung bài " CÁCH NHỚ CHỮ VIÊT MỚI NHANH HƠN" trên đây các bạn phải đọc lần lượt từ trên xuống dưới không bỏ sót phần nào. Lúc đầu thấy khó hiểu một chút, nhưng khi đọc hết bài thì những khó hiểu đó biến hết.

Chào thân ái!

Nguyễn Ninh
 
×
Quay lại
Top