Cách khắc phục răng sứ bị lỏng

thucvu

Thành viên
Tham gia
6/11/2019
Bài viết
0
Cách khắc phục răng sứ bị lỏng
trồng răng sứ tư vấn
nguồn : răng sứ dresden
4 phút
bọc răng sứ là một phương pháp không chỉ giúp răng lấy lại vẻ đẹp thẩm mỹ tự nhiên mà còn bảo vệ được răng bền chắc hơn, tuy nhiên trong một số trường hợp răng bọc sứ bị lung lay khiến cho bệnh nhân khá hoang mang và lo lắng. Vậy nguyên nhân và cách xử lý răng bọc sứ bị lung lay như thế nào?


Tình trạng lắp răng sứ bị lỏng

Nguyên nhân khiến răng sứ bị lỏng

Khi bọc răng sứ, mão sứ sẽ được gắn cố định vào trụ răng bằng một loại xi măng nha khoa chuyên dụng, giúp răng sứ luôn được bền chắc và không bị lung lay, rơi rớt ra ngoài. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó, răng sứ bị lỏng, có hiện tượng lung lay gần rơi. Nguyên nhân của tình trạng này là do:

- bệnh nhân sử dụng răng sứ để cắn xé thức ăn quá cứng hoặc quá dai, khiến cho răng sứ bị tác động dẫn đến lung lay, thậm chí rớt ra ngoài.

- Thời gian sử dụng răng sứ kéo dài, lớp keo liên kết giữa răng sứ và cùi răng thật bị phá vỡ do môi trường nước bọt, vi khuẩn trong khoang miệng tác động gây nên hiện tượng rỗng cùi và làm răng sứ bị lỏng.

- Kỹ thuật thực hiện của bác sĩ không cao, phần keo dán nha khoa để dính răng sứ vào cùi răng không đủ nhiều cũng là nguyên nhân làm răng sứ lung lay hoặc rơi ra ngoài.

- Cùi răng thật bên trong mão răng sứ bị lung lay vì mắc phải các bệnh lý răng miệng. bệnh này hình thành do bạn không đi khám và cạo vôi/cao răng định kỳ, dẫn đến viêm nướu, viêm nha chu, từ đó, làm tiêu xương ổ răng và làm cho chân của cùi răng bị lung lay,…

Răng sứ bị lỏng có lắp lại được không?

Khi răng sứ bị lỏng, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định phục hình lại bằng cách bọc lại răng sứ. Tuy nhiên, để có thể khắc phục tốt nhất, bạn nên đến nha khoa uy tín thăm khám, xác định đúng nguyên nhân làm răng sứ bị lung lay, tình trạng của cùi răng và các răng kế cận, từ đó mới có phương pháp giải quyết thích hợp.

Nếu trường hợp cùi răng vẫn còn chắc chắn, răng sứ bị lung lay mà vẫn còn nguyên vẹn hình dáng thì bác sĩ có thể gắn lại bằng xi măng.

Nếu trường hợp răng sứ không thể tái sử dụng được nữa thì bắt buộc phải làm lại răng sứ mới, quá trình làm lại này không ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân bởi vì răng đã mài cùi rồi, chỉ cần chỉnh sửa và cẩn trọng khi thực hiện là được.

Ngoài ra, nếu cùi răng hoặc các răng kế cận mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến răng sứ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị dứt điểm bệnh rồi mới xem xét tình trạng răng sứ như thế nào để quyết định bọc lại hay không.

Chăm sóc răng sứ đúng cách

Để tuổi thọ của răng sứ kéo dài và răng sứ bị lỏng hay rơi ra ngoài không xuất hiện, sau khi bọc răng sứ bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc răng đúng cách:

- Không dùng răng để cắn trực tiếp các đồ vật, thức ăn có độ cứng, dai, dẻo. Hạn chế ăn đồ ngọt, tinh bột, nước uống có ga,…sẽ làm ảnh hưởng đến màu răng sứ và độ bền của răng.

- bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ,…vào bữa ăn hàng ngày để răng miệng được chắc khoẻ.

- Vệ sinh răng đúng cách, ít nhất chải răng 2-3 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn thức ăn vụn cùng nước súc miệng để diệt sạch vi khuẩn.

- Thăm khám nha khoa định kì 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời tình trạng răng sứ bị lỏng, viêm nhiễm,…
Xem thêm :
bọc răng sứ giá bao nhiêu:
bọc răng sứ giá rẻ tại hà nội
bọc răng sứ có đau không
nha khoa sunshine
 
×
Quay lại
Top