Cách giải tỏa căng thẳng trong mùa thi cử

cuasotinhyeuvov

Thành viên
Tham gia
29/5/2014
Bài viết
7
Tôi biết em đang lo lắng cho bạn gái mình. Em cũng đã từng trải qua giai đoạn khó khăn này nên em cũng hiểu được tâm lý căng thẳng lo lắng hiện tại của cô ấy. Căng thẳng thởi điểm thi cử có thể bắt nguồn từ viêc chịu áp lực từ phía gia đình, ganh đua điểm số với bạn bè, kết quả của các kì thi, những buổi học thêm dày đặc… tâm lý này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả ôn thi, thi cử rất nhiều. Thường thì yếu tố tâm lý đã giúp chúng ta chiến thắng 50% rồi, 50% còn lại phụ thuộc vào năng lực và may mẵn của mỗi người. Bạn gái em lực học rất tốt tuy nhiên “cố ấy đang rất là buồn và chán nản vì cô ấy càng cố gắng bao nhiêu thì kết quả lại không như mong đợi” Để giúp cô ấy giải toản được tâm lý căng thẳng, stress thì em có thể đưa ra những gợi ý như sau:

Thư giãn - xả stress

Không khó khăn và mất thời gian ta có thể áp dụng một vài biện pháp thư giãn nhanh và tại chỗ tuy đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao như: nhắm mắt lại và đếm chậm từ 1 đến 10, dùng tay mát xa nhẹ nhàng lên vùng xung quanh hai mắt để làm giãn các cơ, tạo sự thoải mái, dễ chịu và giảm căng thẳng tức thì.

Có thể nghe những bản nhạc vui nhộn, xem những đoạn phim hài hước, chăm sóc cây cối, vật nuôi trong nhà hay phụ giúp mẹ nấu cơm sẽ giúp ta quảng đi lo lắng và lấy lại tinh thần một cách nhanh chóng.

Tự tin - nhân tố kích thích sự sáng tạo

Nói để cô ấy hiểu tâm lý tự tin giúp chúng ta chiến thắng 50% rồi đó vậy nêm đừng để mất đi nửa cơ hội của mình. Có thể cô ấy luôn có cảm giác không học hết được trước lúc thi và điều này gây tâm lí lo lắng, căng thẳng, vậy có nên tận dụng mọi thời gian để học ngày, học đêm, học cho đến tận lúc thi. Thực tế cô ấy đã có nền tảng kiến thức khá tốt theo nhận định của thầy cô và bạn chỉ là vì cô ấy quá lo lắng và kì vọng vào bản thân nhiều quá thành ra chán nản với kết quả mình đạt được.

Hãy nói cho cô ấy hiểu rằng việc lo lắng, bất an và cứ vùi đầu vào sách vở cho đến tận những giờ cuối cùng là cách làm sai lầm. Thay vào đó hãy khuyên cô ấy nên thư giãn, giải trí bằng nhiều hoạt động ngoại khoá để giải toả căng thẳng, tạo tinh thần sảng khoái, trí tuệ minh mẫn trước lúc thi.

Đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe để có tinh thần minh mẫn

Một vấn đề về sức khoẻ mà nhiều sĩ tử như cô ấy gặp phải trong thời gian thi cử, đó là hiện tượng chóng mặt, xây xẩm mặt mày, thậm chí ngất đi trong vòng mấy phút. Việc học quá nhiều mà không nghỉ ngơi, ăn uống không đủ nên dẫn đến cơ thể mệt mỏi.

Em hãy cùng cô ấy xây dựng thời gian biểu cụ thể để việc học, ăn uống, ngủ nghỉ khoa học hơn và đặt mục tiêu cho lịch trình học của mình với quyết tâm thực hiện cao. Bên cạnh đó nên đề nghi bố mẹ cô ấy chú ý nhắc nhở cô ấy ăn uống, ngủ nghỉ điều độ.

Không ôm đồm nhiều thứ

Khi học cần phải biết xác định trọng tâm của vấn đề. Nên tóm tắt ý chính, xây dựng khung kiến thức có thể áp dụng bản đồ tư duy để diễn giải kiến thức và lấy vi dụ minh họa. Không ôm đồm hết các chi tiết. Với các môn xã hội thì ghi nhớ các luận điểm chính, các chi tiết đăt giá để từ đó phân tích, triển khai các ý nhỏ hơn. Với môn có dữ kiện như lịch sử thì cần nhớ diễn biến lần lượt theo các mốc thời gia và sự kiện sẽ là cách nhớ nhanh và không bị nhầm lẫn…

Cuối cùng là đừng ép buộc bản thân

Hãy lấy ví dụ bản thân trước đó lúc nào cũng ở trong tâm trạng lo lắng, nghĩ đến thi cử, bài vở là toát mồ hôi hột. Sợ bị điểm kém, sợ trượt đại học, sợ làm bố mẹ thất vọng, sợ thua kém bạn bè… nếu cứ giữ tư tưởng như vậy ta sẽ chán ngấy học hành và mất niềm tin vào bản thân.

Hãy nhắc nhở cô ấy rằng: “Chỉ cần mình cố gắng hết sức và không bỏ cuộc thì dù kết quả có ra sao mình cũng không hối hận”. Bố mẹ luôn ỏ bên động viên, yêu thương và ủng hộ chúng ta vì thế nên không nhất thiết phải áp lực với điểm số khiến mình rơi vào khủng hoảng. Động viên cô ấy rằng ngày mai là một ngày mới, em lại có thêm một cơ hội để cố gắng, thành công chưa đến thì rồi cũng đến.

Chia sẻ - nhân lên cảm xúc tích cực và xóa nhòa lo lắng

Hãy cho cô ấy thấy rằng mọi người luôn theo sát sự cô gắng, nỗ lực của cô ấy. Vì vậy dừng ngại ngần chia sẻ, tâm sự với họ về những khó khăn, tâm trạng của mình. Chia sẻ sẽ khiến cho mọi người thấu hiểu và cảm giác tiêu cực, nặng nề sẽ nhanh chóng tan biến giúp cô ấy vượt qua cơn khủng hoảng dễ dàng hơn.

Sự yêu thương, động viên, quan tâm sẽ là liều thuốc tình thần đặc hiệu nhất đối với cô ấy bây giờ. Em có thể ở bên động viên giúp đỡ cô ấy về cả tâm lý lẫn kiến thức. Em có thể đóng vai trò người thầy, người bạn cùng chia sẻ kiến thức với cô ấy sẽ là cách giúp cô ấy nắm chắc và tự tin hơn với vốn kiên thức của mình. Đừng vì cô ấy buồn mà em cũng buồn theo, đừng để cô ấy nhìn thấy sự long lắng, buồn rầu của em lúc này em nhé.Để cô ấy bớt đi tâm trạng thì em cần phải phấn chấn, vui vẻ là người tiếp sức cho cô ấy thay vì tâm trạng trùng xuống như vậy.

Chúc bạn em xuất sắc vượt qua kì thi trước mắt nhé!
 
×
Quay lại
Top