Cách để Trở thành người dễ mến

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Đôi khi thật chẳng dễ dàng để làm người đáng mến. Cuộc sống hàng ngày vốn đã đủ việc phải lo toan, huống hồ là phải cố gắng mỉm cười với những người lạ và nói “làm ơn” hay “cảm ơn”. Nhưng vì sao chúng ta nên làm điều đó? Vì nó giúp mọi người dễ chịu và mở lối cho những mối quan hệ tốt đẹp! Nếu điều đó là chưa đủ với bạn, hãy nghĩ rằng nó sẽ giúp bạn đạt được điều mình muốn. Người ta thường dễ sẵn lòng giúp đỡ hơn nếu bạn tạo được thiện cảm với họ. Hãy đọc tiếp để biết cách làm người đáng mến nhé!

Phần 1: Đáng mến trong cách cư xử hàng ngày

aid10053-v4-728px-Be-Nice-Step-2-Version-4.jpg

1. Chào hỏi mọi người

Khi bạn đi ngang qua ai đó, dù chỉ là một người lạ, hãy tỏ ra rằng bạn nhận ra sự hiện diện của họ bằng một lời chào đơn giản như “xin chào!” hay “chào!”. Ngay cả một cử chỉ nhỏ như vẫy tay hay gật đầu cũng đủ để mọi người biết rằng bạn trông thấy họ. Chào hỏi là một hành động đáng mến; mọi người sẽ vui vì cảm thấy mình được chú ý.

Tất nhiên là bạn sẽ khó mà chào hỏi được tất cả mọi người trên đường phố tấp nập, nhưng ít nhất thì bạn cũng nên tỏ ra thân thiện với những người ngồi cạnh trên xe buýt hoặc máy bay, hay với những người vô tình va phải mình.

Chào bạn học và thầy cô khi đến trường hoặc chào đồng nghiệp khi đến chỗ làm vào buổi sáng, rồi chẳng bao lâu bạn sẽ được tiếng là người dễ mến.

aid10053-v4-728px-Be-Nice-Step-3-Version-4.jpg

2. Biết lắng nghe

Hãy lắng nghe khi người khác nói chuyện với bạn. Bạn sẽ không tạo được thiện cảm nếu phớt lờ ý kiến và câu chuyện của người khác. Hãy để cho người khác nói, cũng như bạn muốn họ để cho mình được nói khi hai bên hoán đổi vị trí vậy.

Cho dù người kia bắt đầu tỏ ra thô lỗ hoặc huênh hoang, bạn cũng đừng bao giờ tỏ ra khó chịu hoặc có cử chỉ khiếm nhã. Hãy lịch sự chờ họ nói xong và đổi đề tài sau khi họ đã đưa ra ý kiến bàn luận.

Cư xử một cách dễ mến không có nghĩa là bạn phải chịu đựng người khác. Nếu ai đó khiến bạn khó chịu khi nói chuyện, bạn có thể xin phép rút lui.

aid10053-v4-728px-Be-Nice-Step-4-Version-4.jpg

3. Hãy nhã nhặn, lịch thiệp và sẵn lòng giúp đỡ mọi người

Luôn giữ phép lịch sự và nói những từ xã giao “làm ơn” hay “cảm ơn”. Hãy kiên nhẫn, chu đáo, tinh ý và quan tâm. Cử xử tôn trọng với mọi người, ngay cả với những người mà bạn không thực sự muốn làm quen. Ngỏ ý giúp đỡ và hỗ trợ cho những người đang cần.

Luôn nói “Xin lỗi” thay vì “TRÁNH RA!” khi ai đó đang đứng cản đường bạn. Con người không phải là vật vô tri vô giác; họ cũng là một sinh vật có cảm xúc như bạn vậy. Nếu bạn tôn trọng mọi người, họ cũng sẽ tôn trọng bạn.

Khi ngồi trên các phương tiện giao thông công cộng và thấy một người già, người khuyết tật hoặc phụ nữ mang thai bước lên, bạn hãy nhường chỗ cho họ. Đây là một hành động tử tế (và ở vài vùng thì đó còn là luật!)

Khi nhìn thấy ai đó cần giúp những việc nhỏ, chẳng hạn như nhặt một món đồ đánh rơi hoặc lấy thứ gì đó trên kệ cao, bạn hãy giúp họ.

aid10053-v4-728px-Be-Nice-Step-1-Version-4.jpg

4. Mỉm cười

Nụ cười sẽ cho mọi người biết rằng bạn là người dễ gần. Hãy nhìn vào mắt người đó và cười mỉm hoặc cười tươi kiểu nào cũng được. Nụ cười sẽ tạo bầu không khí vui vẻ khi hai người gặp mặt và cũng thường khuyến khích người kia mỉm cười lại. Điều này cũng giúp mọi người cảm thấy thoải mái khi ở bên bạn. Nếu họ không đáp lại nụ cười của bạn, có lẽ là hôm đó họ gặp chuyện không vui. Không sao; thái độ thân thiện không phải lúc nào cũng nhận được phản hồi tích cực, nhưng thường thì nó luôn hữu ích.

Hãy mỉm cười khi bạn đi ngang qua ai đó trên đường phố, khi mua thứ gì đó từ người bán hàng, khi đến trường vào buổi sáng hoặc khi tình cờ bắt gặp ánh mắt của ai đó.

Mỉm cười ngay cả khi buồn. Bạn vẫn có thể tỏ ra dễ mến ngay cả khi tâm trạng không vui. Truyền năng lượng tiêu cực của mình cho những người khác thì đâu có ích gì phải không bạn?

Nếu bạn đang không có tâm trạng để nghe những người khác nói chuyện, hãy thử nghe nhạc, vẽ vời hoặc làm điều gì đó mình thích. Điều này sẽ giúp bạn tránh được thái độ gay gắt hoặc cáu kỉnh với mọi người (cho dù bạn không cố ý).

aid10053-v4-728px-Be-Nice-Step-5-Version-4.jpg

5. Rèn luyện tính đồng cảm

Đồng cảm nghĩa là biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Phẩm chất này không có sẵn từ khi con người mới sinh mà phải rèn luyện mới có. Bạn chỉ cần cố gắng ngừng những suy nghĩ riêng của mình và tự hỏi “Điều này khiến họ cảm thấy như thế nào?” Mục đích ở đây không phải là tìm ra “câu trả lời đúng”, mà là nghĩ đến những người khác trước khi nghi đến bản thân mình, và điều này sẽ giúp bạn trở nên sâu sắc hơn, quan tâm hơn và nhân hậu hơn.

Không phân biệt đối xử. Bạn hãy cư xử tốt với tất cả mọi người một cách bình đẳng. Dù có tỏ ra thân ái với bạn bè và thầy cô nhưng lại không tỏ ra tử tế với những người bình thường khác thì bạn cũng không có vẻ dễ mến như bản tính của bạn. Đừng đánh giá mọi người dựa vào màu da, tuổi tác, giới tính, xu hướng tính dục hoặc tôn giáo của họ.

aid10053-v4-728px-Be-Nice-Step-6-Version-4.jpg

6. Đừng bao giờ nói xấu sau lưng người khác

Nói chung thì bạn không nên chỉ trích mọi người, nhưng dĩ nhiên là có những lúc bạn hoàn toàn có quyền nói về những việc làm sai trái của ai đó, chỉ là bạn không bao giờ nên nói khi người đó không có mặt. Khi nói những điều không hay về người khác sau lưng họ, mọi người sẽ nghĩ rằng bạn không tôn trọng và cư xử khác khi ở trước mặt họ. Những người tử tế biết rằng việc nói sau lưng người khác không bao giờ được khen ngợi, và có thể mọi người sẽ nhìn bạn như một kẻ ngồi lê đôi mách.

Nếu có vấn đề gì hoặc nghi ngờ về ai đó, bạn hãy hỏi họ. Các mâu thuẫn sẽ được giải quyết dễ dàng và êm đẹp hơn nhiều nếu được trao đổi một cách thẳng thắn.

aid10053-v4-728px-Be-Nice-Step-7-Version-4.jpg

7. Quan tâm đến tất cả mọi người chứ không chỉ đối với những người thân thiết

Giữ cửa cho một người bạn là một cử chỉ lịch thiệp, nhưng người đáng mến còn là người sẵn lòng giúp đỡ và tử tế với tất cả mọi người. Hãy đưa tay cho một người loạng choạng trên vỉa hè, giúp bạn học hoặc đồng nghiệp khi họ đánh rơi tài liệu ở hành lang. Bạn cũng có thể cùng chung tay tổ chức sinh nhật cho ai đó, hoặc đem bánh kẹo đến mời mọi người vào ngày làm việc cuối tuần chỉ để cho vui. Hãy tỏ ra dễ mến chỉ vì bạn là người dễ mến.

Quan tâm hỏi han mọi người. Bạn hãy dành thời gian hỏi han về cuộc sống của mọi người nhưng không tỏ ra tò mò tọc mạch. Nếu người đó có vẻ như không muốn nói thì bạn đừng ép họ phải nói nhiều hơn ý muốn của họ.

Phần 2: Đáng mến với những người quen biết

aid10053-v4-728px-Be-Nice-Step-8-Version-4.jpg.webp

1. Hãy lạc quan

Khi bạn bè tìm đến bạn để xin lời khuyên hoặc đang có hứng nói chuyện, bạn đừng tỏ ra tiêu cực hoặc chỉ trích. Hãy hướng tới mặt tích cực trong tình huống và giúp người đó vui lên. Tình huống nào cũng có hai mặt: mặt tích cực và mặt tiêu cực. Những người dễ mến luôn giúp người khác nhìn vào mặt tươi sáng của vấn đề.

Tán dương những thành quả của bạn bè. Khi bạn bè của bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi hay giành được giải thưởng, bạn hãy chúc mừng họ!

Tặng bạn bè những lời khen. Nếu một người bạn của bạn không thích mái tóc của họ, hãy bảo rằng bạn thấy nó cũng đẹp, hoặc bạn có thể khen họ có nụ cười thật xinh. Mặc dù điều bạn nói không hoàn toàn là sự thật, nhưng bạn đang cho thấy mình là người đáng mến.

Nếu đó là một người bạn thân, bạn có thể nói những câu đại loại như “Tóc của cậu trông cũng được đấy chứ, nhưng sao cậu không thử…” và đưa ra gợi ý mà bạn nghĩ là có thể sẽ giúp ích cho bạn mình.

Đôi khi mọi người chỉ muốn nói chuyện để giải tỏa những bức xúc trong lòng. Hãy giữ thái độ tích cực và thông cảm khi họ nói chuyện. Bạn không cần phải tỏ ra lạc quan quá; hãy chú ý giữ giọng nói của bạn sao cho hợp với những chuyện mà người kia đang kể.

aid10053-v4-728px-Be-Nice-Step-9-Version-4.jpg

2. Hãy khiêm tốn

Bạn có xu hướng xem thường những người "kỳ quặc" hoặc khác với bạn không? Ý nghĩ rằng mình hơn người khác không đáng mến chút nào. Ai cũng có những khó khăn của họ, và việc đối xử tử tế với nhau sẽ giúp cuộc sống của mọi người tốt đẹp hơn. Tất cả chúng ta đều bình đẳng, và khi bạn huênh hoang rằng mình tuyệt vời thế nào thì nghĩa là bạn đang khiến cho người khác cảm thấy bản thân họ kém giá trị.

Đừng khoe khoang hoặc tỏ vẻ kiêu căng. Nếu bạn đạt được một thành quả lớn lao, chắc chắn đó là điều đáng tự hào; nhưng bạn cần nhận biết những người luôn đồng hành giúp đỡ bạn trên bước đường thành công.

Đừng phán xét người khác khi chưa hiểu rõ về họ. Đừng đánh giá mọi người dựa trên vẻ bề ngoài hoặc lời nói của họ. Ấn tượng ban đầu không phải lúc nào cũng đúng, như một câu ngạn ngữ khuyên chúng ta: đừng trông mặt mà bắt hình dong.

aid10053-v4-728px-Be-Nice-Step-10-Version-4.jpg

3. Hãy chân thành

Nếu bạn tỏ ra dễ mến chỉ để kiếm lợi ích thì điều này đi ngược lại với bản chất của sự tử tế. Việc bạn đang làm chỉ là giả dối, hời hợt và nhẫn tâm. Hãy cư xử tử tế để sau này nhìn lại cuộc đời mình, bạn sẽ thấy mình là người tốt, dẫu có điều gì xảy ra đi nữa. Hãy tỏ ra đáng mến vì bạn thực sự muốn mình trở thành người đáng mến.

Đừng sống hai mặt. Đừng phô trương quá lố. Đừng đàm tiếu về người khác và đừng trở thành kẻ đâm sau lưng. Bạn có thể chiếm được lòng tin của mọi người khi tỏ ra tốt bụng trước mặt họ, nhưng bạn sẽ đánh mất lòng tin đó nếu nói xấu sau lưng họ. Đừng bao giờ tham gia vào những câu chuyện ngồi lê đôi mách về người khác hoặc về những người mà bạn không ưa. Làm như vậy là bạn đang tạo nghiệp xấu, và nó có thể khiến bạn có vẻ nông cạn và không đáng mến chút nào.

aid10053-v4-728px-Be-Nice-Step-11-Version-4.jpg

4. Làm những việc tốt nho nhỏ hàng ngày

Những cử chỉ nhỏ hàng ngày như giữ cửa cho một người không quen biết hoặc mỉm cười với người không phải lúc nào cũng thân thiện với bạn dường như là những việc không đáng kể, nhưng về lâu dài, những cử chỉ đó sẽ giúp bạn trở thành người đáng mến hơn nhiều.

aid10053-v4-728px-Be-Nice-Step-12-Version-4.jpg

5. Học cách chia sẻ

Chia sẻ có thể là chỉ là chia đôi món tráng miệng của bạn cho em gái, hay cho đi những thứ lớn hơn như thời gian, không gian hoặc những lời khuyên nhủ. Chia sẻ cũng bao gồm những hành động nhân ái hoặc những cử chỉ đẹp hàng ngày. Hào phóng cũng là một đức tính đáng mến. Đừng nhận nhiều hơn cho, và khi bạn có thể, hãy cho nhiều hơn nhận.

Phần 3: Đáng mến với những người thân yêu

aid10053-v4-728px-Be-Nice-Step-13-Version-4.jpg

1. Sẵn lòng giúp đỡ mọi người

Nếu thấy bố mẹ mình tất bật với những công việc trong nhà, bạn hãy tỏ ý giúp bố mẹ. Hãy nghĩ cho người khác trước khi nghĩ cho mình khi bạn có sức lực và thời gian. Những hành động đáng quý của bạn chắc chắn sẽ được đền đáp về lâu dài.

Đừng chờ được nhờ mới giúp đỡ. Bạn hãy học cách nhận ra lúc nào thì người khác cần sự giúp đỡ của bạn.

Tìm ra những cách sáng tạo để giúp mọi người! Giúp em học bài, lắng nghe bạn đời chia sẻ về dự án hoặc các ý tưởng mới, làm bữa sáng cho cả nhà, dẫn chó đi dạo, chở em gái đến trường. Dù đó dường như chỉ là những việc nhỏ, nhưng những cố gắng của bạn sẽ được mọi người quý trọng.

aid10053-v4-728px-Be-Nice-Step-14-Version-4.jpg

2. Thể hiện rằng mình đáng tin cậy

Đối xử tốt với người nhà và những người thân yêu còn là việc luôn ở bên cạnh những lúc họ cần. Trả lời email, nghe điện thoại khi mọi người gọi, đừng thất hẹn và dành thời gian trò chuyện khi người thân cần bạn lắng nghe.

Nếu nhận được tin nhắn của người thân, bạn hãy gọi lại ngay. Để mọi người chờ đợi cả ngày thì không tốt chút nào.

Cố gắng thực hiện đúng lời hứa. Bạn sẽ mất lòng tin ở mọi người nếu thường thất hứa, và đó cũng không phải là cách cư xử của người đáng mến. Hãy trân trọng tình bạn.

aid10053-v4-728px-Be-Nice-Step-15-Version-4.jpg

3. Luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong những thời khắc khó khăn

Trong những lúc khủng hoảng hoặc đau khổ, có lẽ bạn của bạn chẳng muốn nấu nướng và ăn uống một mình! Hãy đem đến cho bạn mình thức ăn nóng sốt và ở bên bạn cả buổi tối. Nếu bạn thân của bạn vừa trải qua cuộc chia tay đau buồn, bạn hãy ngỏ ý giúp dọn dẹp đồ đạc của người kia để bạn ấy không phải một mình làm việc đó. Những người bạn thân thiết nhất và những người đáng mến nhất không né tránh khi mọi việc trở nên khó khăn; họ sẵn sàng đứng lên và sốt sắng giúp đỡ.

aid10053-v4-728px-Be-Nice-Step-16-Version-4.jpg

4. Hành xử cao thượng

Đôi khi làm người tử tế cũng không dễ dàng khi bạn gặp phải các tình huống thử thách. Cho dù những người thân yêu của bạn đôi lúc có thất hứa, chỉ trích gay gắt, tự cao tự đại, cư xử ích kỷ hoặc thô bạo, bạn cũng đừng bị cuốn theo cảm xúc của họ. Đừng chuyển từ một người tốt tính sang nhẫn tâm chỉ vì lòng kiên nhẫn của bạn đang bị thử thách.

Khi sự tức giận bắt đầu dâng lên và bạn cảm thấy như mình sắp có hành động không hay, hãy tìm cách xả cơn giận bằng hoạt động nào đó thay vì hành xử thô bạo. Ra ngoài chạy một vòng, lấy gối ra đập hoặc chơi game để lấy lại bình tĩnh. Bạn phải kiểm soát được hành vi của mình.

Đừng quên luôn đối xử với mọi người theo cách mà bạn được đối xử. Khi bạn tôn trọng phẩm giá của người khác, tự nhiên bạn sẽ trở thành người dễ mến, đáng tin cậy và chu đáo trong mắt mọi người. Dẫu không được người khác chia sẻ thì bạn vẫn muốn những quan điểm, ý tưởng và đam mê của mình được tôn trọng, vậy thì bạn cũng nên cư xử lịch thiệp như vậy đối với những người khác.

aid10053-v4-728px-Be-Nice-Step-17.jpg

5. Hãy khoan dung

Đừng giữ sự oán hận trong lòng, đừng tiếp tục trừng phạt hoặc tức giận với mọi người khi họ đã xin lỗi. Hãy nhớ rằng, tha thứ là để cho khoảnh khắc tồi tệ đó trôi qua thay vì để sự giận dữ hoặc ghen tuông tiếp tục chi phối suy nghĩ của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn phải ngay lập tức tin tưởng họ trở lại, mà là bạn buông bỏ thù oán nếu người đó đã xin được tha thứ.

Hơn nữa, đây cũng là một phần quan trọng của bản tính nhân hậu. Mọi người sẽ tôn trọng bạn khi thấy bạn tử tế và độ lượng.

Ngay cả khi người đó không xin được tha thứ, bạn vẫn nên cố gắng bỏ qua và vui sống. Những người thường làm bạn tổn thương và không chịu xin lỗi không đáng để bạn phải hao tâm tổn trí vì tức giận và lo âu.


Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
 
×
Quay lại
Top