Cách để trở thành một trưởng nhóm giỏi

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Việc dẫn đầu một nhóm người nghe có vẻ ghê gớm, nhưng nó không quá khó và đáng sợ như bạn nghĩ đâu. Bạn không cần phải là một hạ sĩ quan huấn luyện binh sĩ để đôn đốc và truyền cảm hứng cho nhóm của mình. Người ta luôn muốn có người lãnh đạo mà họ có thể tin tưởng được để trông chừng và ủng hộ họ. Để giúp bạn, chúng tôi đã tổng hợp một danh sách các chiến lược hưu ích bạn có thể sử dụng để trở thành một trưởng nhóm tuyệt vời.

1. Hỏi han để hiểu rõ hơn nhóm của bạn

Hỏi han để hiểu rõ hơn nhóm của bạn


Hãy tìm hiểu nhiều nhất có thể về các thành viên trong nhóm và việc họ làm. Hãy cân nhắc kĩ điều này. Bạn không thể là một trưởng nhóm đúng nghĩa nếu bạn không hiểu gì về nhóm của mình. Hãy là một “người tìm hiểu” thay vì là một “kẻ ta đây biết tuốt” bằng cách thừa nhận rằng bạn không biết nhiều thứ và đặt nhiều câu hỏi lên, đặc biệt là khi bạn mới đảm nhận vai trò trưởng nhóm. Hãy hào hứng tìm hiểu về mỗi người trong nhóm của mình cũng như vai trò và cá tính của mỗi cá nhân.

Chẳng hạn như khi bạn đi ngang qua một người trong nhóm đang làm một dự án nào đó, bạn có thể hỏi họ những câu đơn giản như, “Chào ông! Ông đang làm gì đó?” và sau khi họ giải thích về công việc và dự án của mình xong, bạn có thể hỏi những câu riêng tư hơn như, “Làm dự án này vui không ông?” và “Ông có ý gì để làm nó tốt hơn vầy nữa không?”

Nếu nhóm của bạn cảm thấy bạn thực tình quan tâm đến họ, họ có thể sẽ yêu mến và tôn trọng bạn hơn với vai trò là một trưởng nhóm.

2. Truyền đạt những suy nghĩ và kế hoạch của bạn cho nhóm của mình

Truyền đạt những suy nghĩ và kế hoạch của bạn cho nhóm của mình


Hãy minh bạch và cởi mở với các thành viên nhiều nhất có thể. Đã qua rồi cái thời người quản lý và sếp sòng giữ khoảng cách với nhân viên. Sẽ tốt hơn nhiều nếu cởi mở giao tiếp với mọi người trong nhóm. Nói họ biết bạn đang nghĩ gì và có những thay đổi hoặc dự án mới nào bạn đang suy tính. Bạn càng rõ ràng, nhóm của bạn sẽ càng cảm thấy thoải mái khi cung cấp cho bạn thông tin đầu vào và phản hồi thực sự hữu ích từ họ.

Ví dụ như nếu bạn đang nghĩ về việc bắt tay làm một dự án mới đòi hỏi nhiều công việc hơn từ nhóm của mình, bạn có thể nói những câu đại loại như, “Tôi thiết nghĩ là dự án này có thể cải thiện hiệu quả làm việc của nhóm chúng ta nói chung và có thể làm tăng khả năng sinh lợi cho chúng ta. Nhưng như vậy nghĩa là công việc cũng sẽ nhiều hơn.” Sau đó bạn có thể mời nhóm của mình chia sẻ cảm nghĩ và ý tưởng.

3. Lắng nghe mọi người trong nhóm và tránh ngắt lời họ

Lắng nghe mọi người trong nhóm và tránh ngắt lời họ


Hãy để những người trong nhóm cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với bạn. Bất cứ khi nào ai đó trong nhóm tìm gặp bạn cho một vấn đề hay thậm chí chỉ là để tán gẫu, hãy duy trì giao tiếp bằng mắt và lắng nghe những gì họ nói. Hãy nhẫn nại và tránh tìm cách ngắt lời họ. Hãy để các thành viên trong nhóm cảm thấy họ có thể chia sẻ được với bạn. Nói chuyện cởi mở có thể giúp trấn an mọi người đúng cách và vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng.

Chẳng hạn như nếu một thành viên trong nhóm tìm gặp bạn và bắt đầu giải thích về lỗi sai họ mắc phải, hãy kiên nhẫn và tránh cắt ngang họ. Hãy để họ giải thích chuyện đã xảy ra trước khi bạn nhận ra nên làm gì tiếp theo.

Chuyện đôi khi cũng không nhất thiết phải có liên quan đến công việc. Chẳng hạn như nếu có ai đó trong nhóm của bạn vừa sinh em bé, hãy để họ kể về chuyện đó! Bạn muốn các thành viên trong nhóm cảm thấy tin tưởng mình mà.

4. Quan tâm đến những khó khăn trong công việc và trong cuộc sống của nhóm

Quan tâm đến những khó khăn trong công việc và trong cuộc sống của nhóm


Hãy cho họ thấy rằng họ không chỉ là nhân viên của bạn. Người ta thường có khuynh hướng làm việc cần mẫn hơn cho cấp trên nếu cảm thấy cấp trên thực sự quan tâm đến cảm nhận của mình. Hãy giám sát mọi người trong nhóm thường xuyên để chắc chắn rằng họ đang ổn. Nếu họ đang gặp phải vấn đề tại nơi làm việc hay ở nhà, hãy nói họ biết họ có thể tìm gặp bạn nếu họ cảm thấy thoải mái. Việc biết được bạn luôn phía sau ủng hộ có thể khiến các thành viên trong nhóm tôn trọng và tin tưởng bạn hơn.

Đừng xem những thành viên trong nhóm là nguồn lực hay công cụ cho thành công của riêng bạn. Nếu bạn đối xử tử tế với họ và tôn trọng họ, họ sẽ tôn trọng lại bạn.

5. Cảm thông với nhóm của bạn khi họ thất bại

Cảm thông với nhóm của bạn khi họ thất bại


Hãy thể hiện sự quan tâm lo lắng của bạn với họ. Chuyện nhỏ nhặt luôn xảy ra mà! Sẽ có những lúc các vấn đề hoặc lỗi sai khiến bạn hoặc ai đó trong nhóm nổi giận hoặc chán nản. Điều đó ổn thôi. Quan trọng là bạn hãy để cho nhóm của mình biết bạn quan tâm đến cảm nhận của họ bằng cách nhẫn nại và tử tế. Sau đó mọi người có thể cùng nhau hợp sức tìm ra cách xử lý vấn đề.

Ví dụ như, nếu máy vi tính của người nào đó cứ gặp sự cố và họ bị mất hết tiến độ công việc, hãy để họ biết rằng bạn hiểu điều đó khó chịu đến mức nào và bạn sẽ cố gắng khắc phục sự cố.

6. Chuyển hướng khen ngợi đến nhóm của bạn thay vì chỉ là cá nhân bạn

Chuyển hướng khen ngợi đến nhóm của bạn thay vì chỉ là cá nhân bạn


Hãy trao họ sự công nhận họ dáng được hưởng. Hãy nhớ rằng mọi người trong nhóm là những anh hùng thật sự. Trong khi vai trò trưởng nhóm của bạn là luôn đôn đốc và giúp họ đi đúng hướng, thì họ chính là những người thực sự làm công việc đó. Vì vậy bất luận là ai đó khen bạn hay công ty của bạn, hãy luôn hướng đến những người đã làm nên tất cả - chính là nhóm của bạn! Nếu nhóm của bạn cảm thấy được đánh giá cao, họ sẽ duy trì được hiệu quả công việc.

7. Bảo vệ nhóm của bạn khỏi những lời chỉ trích

Bảo vệ nhóm của bạn khỏi những lời chỉ trích


Đừng bắt một ai phải giơ đầu chịu báng. Một trong những phẩm chất quan trọng nhất của trưởng nhóm là việc sẵn sàng nhận sai và có thể nhận sai bất cứ khi nào có ai đó tức giận hay phê bình nhóm hay công ty của bạn. Hãy nhận trách nhiệm cho mọi sai sót hoặc mọi vấn đề và bảo vệ nhóm của mình khỏi những lời chỉ trích từ bên ngoài. Họ sẽ cảm kích bạn vì điều đó và có thể làm việc hăng say hơn để giúp ngăn ngừa các vấn đề hoặc lỗi sai trong tương lai.

8. Tránh bình phẩm và ngồi lê đôi mách chuyện người khác

Tránh bình phẩm và ngồi lê đôi mách chuyện người khác


Đó là dấu hiệu của sự chưa chín chắn và khả năng lãnh đạo kém. Sai sót xảy ra và đôi khi làm người ta khó chịu. Nhưng nếu bạn dùng đến những lời đàm tiếu và phán xét, nhóm của bạn sẽ ghim. Họ sẽ nghĩ nếu bạn nói về người khác theo cách đó, thì chắc là bạn cũng nói về họ y như vậy. Nhìn chung, hãy tìm cách duy trì sự tích cực trong vai trò trưởng nhóm của mình, và tránh tiêu cực nhiều nhất có thể.

Chẳng hạn như đừng bao giờ nói xấu ai đó trong nhóm sau lưng họ. Điều đó không tốt đẹp gì và nó có thể khiến người khác mất đi sự tôn trọng dành cho bạn.

9. Đặt ra những mục tiêu và kỳ vọng rõ ràng cho nhóm của bạn

Đặt ra những mục tiêu và kỳ vọng rõ ràng cho nhóm của bạn


Hãy nói cho nhóm của bạn biết chính xác bạn cần họ hoàn thành những gì. Đôn đốc và truyền cảm hứng cho nhóm bằng cách chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu của bạn với hy vọng cùng nhau chung tay hoàn thành. Hãy giúp họ hiểu mục tiêu cuối cùng mà tất cả mọi người đang hướng đến để họ cảm thấy bản thân thực sự là một phần có giá trị của nhóm và để họ biết chính xác mình cần phải làm những gì.

Chẳng hạn như nếu bạn điều hành một nhóm đại diện bán hàng, bạn có thể đặt mục tiêu doanh số 250,000 triệu vào cuối tháng. Theo cách này, mọi người sẽ biết họ đang hướng đến điều gì và sẽ cảm thấy có động lực để giúp đỡ cả nhóm đạt được mục tiêu ấy.

Kỳ vọng của bạn cũng có thể bao gồm những việc như đi làm đúng giờ, mặc trang phục phù hợp, và nghỉ trưa vào thời gian đã định sẵn.

10. Uỷ thác công việc và tránh quản lý vi mô

Uỷ thác công việc và tránh quản lý vi mô


Hãy đảm bảo rằng mọi người biết trách nhiệm của họ là gì. Một trong những chìa khoá để trở thành một trưởng nhóm thành công là có khả năng uỷ thác công việc cho các cá nhân trong nhóm. Hãy miêu tả công việc bạn muốn người khác làm và đặt ra các thời điểm kiểm tra để họ có thể cập nhật tiến độ cho bạn mà không cảm thấy như bạn đang giám sát quá kỹ.

Chẳng hạn như nếu bạn điều hành một nhóm marketing, bạn có thể giao việc vẽ đồ hoạ cho một người, việc gọi điện cho khách hàng cho một người khác, và việc viết khẩu hiệu cho một người khác nữa. Sau đó bạn có thể yêu cầu họ kiểm tra cùng bạn khi họ hoàn tất một công việc để bạn có thể đánh giá mọi thứ.

Uỷ thác công việc cũng cung cấp cho nhóm của bạn một chút độc lập để hoàn thành công việc mà không cảm thấy bạn đang quản lý vi mô họ.

11. Giao việc dựa trên kỹ năng và khả năng của từng người

Giao việc dựa trên kỹ năng và khả năng của từng người


Hãy tận dụng thế mạnh cá nhân của từng người trong nhóm. Một trưởng nhóm giỏi không đơn thuần chỉ yêu cầu mọi người trong nhóm làm phần việc họ chưa sẵn sàng làm. Bất cứ khi nào bạn chia khối lượng công việc ra, hãy cố gắng hết sức để giao việc và vai trò cho từng người có kỹ năng và thế mạnh tương ứng với nó. Sẽ hữu ích nếu nhóm của bạn thể hiện tốt hơn và họ sẽ cảm kích rằng bạn đang tôn trọng và có quan tâm đến họ.

Chẳng hạn như nếu công ty của bạn vừa có được một khách hàng lớn mới đòi hỏi việc nhập liệu nhiều và gọi điện cho các khách hàng mới, bạn có thể chia việc nhập dữ liệu cho những người yêu thích hoặc sử dụng máy tính tốt hơn và việc gọi điện cho những người thích trò chuyện với người khác.

12. Trao cho các thành viên trong nhóm cơ hội học hỏi và phát triển

Trao cho các thành viên trong nhóm cơ hội học hỏi và phát triển


Cho nhóm của bạn đảm nhận những thử thách mới có thể giúp họ có động lực. Với các hướng dẫn trực tuyến, các khoá học ảo, và lớp học trực tiếp, có thể sẽ có nhiều cơ hội học hỏi tiềm năng liên quan đến công việc của nhóm. Hãy cho nhân viên của mình thấy rằng bạn tin tưởng họ bằng cách cho họ thời gian để học hỏi những kỹ năng mới hoặc tìm hiểu thêm về những kỹ năng mà họ đã có. Nếu họ yêu cầu đảm nhận thêm trách nhiệm mà bạn cảm thấy sẽ mang lại lợi ích, hãy để họ làm nó. Bạn càng hỗ trợ nhóm của mình, họ sẽ càng tin tưởng và hỗ trợ lại bạn.

Chẳng hạn như nếu ai đó trong nhóm muốn tham gia một khoá học để học cách sử dụng một chương trình như Adobe Photoshop hoặc Microsoft Excel, và bạn nghĩ nó có thể là một khoá học hữu ích, hãy cho họ học.

Nếu ai đó muốn bắt đầu một kế hoạch vui vẻ như bí mật làm ông già Noel hay trao đổi quà cáp, hãy để họ làm!

13. Luôn tích cực dù có gặp vấn đề gì đi nữa

Luôn tích cực dù có gặp vấn đề gì đi nữa


Hãy tìm 3 điểm tích cực của một vấn đề trước khi bạn xử lý nó. Việc ngay lập tức nghĩ về những hậu quả tiêu cực của một sai sót là điều ai cũng làm đầu tiên. Nhưng hãy thong thả một chút để xem xét một số điểm tốt tiềm năng trước đã. Sau đó hẵng nhận diện một số khía cạnh tiêu cực của vấn đề. Bạn sẽ nhận ra rằng mình càng tích cực bao nhiêu, mọi người trong nhóm sẽ càng phản ứng tích cực và xử lý được vấn đề tốt bấy nhiêu.

Chẳng hạn như nếu công ty bạn để mất một khách hàng lớn vì khách hàng ấy dừng sử dụng dịch vụ của bạn, bạn có thể nghĩ về những điểm tích cực như giờ đây nhóm của bạn có thể tập trung hơn vào các khách hàng khác, bạn có thể làm việc để tìm ra một khách hàng mới (thậm chí có thể là tốt hơn), và bạn có cơ hội để nhận ra lý do tại sao khách hàng ấy dừng sử dụng dịch vụ của bạn để cải thiện tốt hơn trong tương lai.

14. Tập trung vào tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề phát sinh

Tập trung vào tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề phát sinh


Điều quan trọng là phải linh hoạt để trở thành một trưởng nhóm giỏi. Mọi chuyện sẽ đi sai hướng và lỗi sai sẽ xảy ra. Đó là một phần của cuộc sống và một trưởng nhóm giỏi phải thấu hiểu và lường trước điều đó. Thay vì trở nên thất vọng hay giận dữ, hãy lạc quan và tìm cách tư duy thoát khỏi lối mòn. Sẽ luôn có giải pháp, bạn chỉ cần đủ linh hoạt và cởi mở tư tưởng để tìm ra chúng.

Ví dụ như nếu bạn có một nhân viên bị bệnh và không đi làm thay được ca làm của bạn, hãy nghĩ cách giải quyết vấn đề thay vì trở nên căng thẳng. Bạn sẽ có thể tìm được người thay thế họ hoặc chia việc đều ra cho những người khác để không ai bị quá tải.

15. Hãy quyết đoán và thấu hiểu

Hãy quyết đoán và thấu hiểu


Đồng đội của bạn sẽ tôn trọng bạn khi bạn thấu hiểu quan điểm của họ và quyết đoán với các ý tưởng của mình. Khi vấn đề nảy sinh trong nội bộ nhóm, tốt hơn hết là bỏ qua một bên vẻ mặt sưng sỉa và tìm ra giải pháp. Việc là một trưởng nhóm quyết đoán là biết tự bảo vệ ý tưởng và lý lẽ của bản thân cũng như của người khác khi làm việc cùng nhau. Không phải theo cách thô lỗ, mà là theo cách bình tĩnh, cùng nhau và thụ động.

Ví dụ như nếu 2 thành viên đang tranh cãi về một chuyện gì đó, tốt hơn hết là nên thấu hiểu về lý lẽ của cả hai bên và dàn xếp có trách nhiệm về cuộc tranh cãi đó. Họ sẽ kết thúc trong êm đẹp và bạn sẽ là người quyết đoán trong việc giải quyết vấn đề.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo WikiHow)
 
×
Quay lại
Top