Cách để học nhảy múa

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Nhảy múa thì ngay cả trẻ con cũng biết, nhưng không phải ai cũng có thể múa đẹp. Nếu muốn học múa, đầu tiên bạn phải chọn một thể loại.

Tiếp đó, bạn có thể dành thời gian tự luyện tập. Hoặc bạn có thể tham gia một lớp học múa ở nhà văn hóa để nâng cao trình độ. Và đừng quên chăm sóc cơ thể thông qua việc ăn uống đúng cách và luyện tập để trở thành một vũ công hàng ngôi sao.

1. Xác định thể loại bạn thích


cach-hoc-nhay-mua-01.jpg


Biết về các thể loại múa. Mỗi thể loại có một cảm giác và cảm xúc khác nhau. Ví dụ, nhịp điệu nhanh của điệu nhảy tap-dance rất khác với những chuyển động dài duyên dáng của múa ba lê hay các động tác dứt khoát của thể loại hiphop. Có lẽ bạn nên thử học khiêu vũ cùng một bạn nhảy hoặc thậm chí học điệu nhảy Ireland.


cach-hoc-nhay-mua-02.jpg


Xem các video múa trên internet. Tìm xem các video khác nhau để hiểu những điều cơ bản về các thể loại múa. Có thể đầu gối của bạn không đủ khỏe để nhảy điệu tap-dance. Có thể bạn không thích bàn chân uốn cong như múa ba lê. Hãy tìm thể loại nào khiến bạn thích thú.


cach-hoc-nhay-mua-03.jpg


Xem sách và các tạp chí về múa. Các tài liệu này mô tả những điều cơ bản của bộ môn múa, qua đó bạn sẽ có một ý niệm về những điều chờ đợi bạn phía trước.

Thử tìm kiếm các tạp chí ở thư viện. Đó là một cách không tốn tiền để tìm hiểu các thể loại múa.

Nghiên cứu lịch sử của các thể loại múa. Qua đó bạn có thể được truyền cảm hứng để chọn một thể loại.


cach-hoc-nhay-mua-04.jpg

Xem những màn trình diễn của vũ công chuyên nghiệp. Đi xem các buổi biểu diễn ở cộng đồng. Bạn sẽ không phải tốn nhiều tiền để xem những buổi biểu diễn như vậy. Có thể ở địa phương bạn cũng có trường dạy múa. Tuy nhiên, xem trực tiếp những vũ công nhảy múa sẽ cho bạn trải nghiệm không giống như xem trên video, vì ở đó bạn sẽ bị cuốn hút vào màn trình diễn.

Khi xem một người trình diễn, bạn sẽ có cảm giác thật hơn về múa. Bạn sẽ thấy những động tác điêu luyện và có được những ý niệm từ những vũ công chuyên nghiệp. Nếu không đủ tiền để xem trực tiếp, bạn có thể tìm những bộ phim có cảnh nhảy múa, chẳng hạn như phim ca nhạc. Chú ý cách thể hiện của người múa. Họ có tập trung không? Kỹ thuật của họ như thế nào? Nếu bạn nhận ra được điều gì trong chuyển động của họ đã truyền cảm hứng cho bạn, có thể bạn sẽ xác định được điều mình muốn.


cach-hoc-nhay-mua-05.jpg

Tham gia lớp học múa ở cộng đồng. Nhiều nhà văn hóa cộng đồng có tổ chức các lớp học múa căn bản. Có thể bạn được giới thiệu nhiều thể loại múa. Thử tìm ở các nhà văn hóa và các trung tâm giải trí trong vùng.

Nếu ở cộng đồng của bạn không có các lớp học múa, bạn hãy thử tìm ở các trường cao đẳng cộng đồng. Các lớp học ở trường cao đẳng cộng đồng thường lấy học phí thấp.


cach-hoc-nhay-mua-06.jpg


Biết những giới hạn của mình. Nếu bạn có vóc dáng đẹp, có thể xoạc chân và chạm vào các ngón chân, bạn nên thử học múa ba lê cổ điển thay vì hiphop. Khi tìm hiểu về múa, bạn cần biết các động tác của cơ thể và nghĩ xem những động tác tại vị trí nào mà bạn có thể làm tốt. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng mình đang học. Bạn có thể và sẽ trở nên mềm dẻo hơn.


cach-hoc-nhay-mua-07.jpg

Chọn thể loại múa mà bạn yêu thích. Sau này bạn luôn có thể mở rộng sang nhiều thể loại múa, tuy nhiên ban đầu bạn nên chọn một thể loại trước. Tập trung vào đó trước khi chuyển sang những thể loại khác.

2. Nhảy múa theo nhịp điệu


cach-hoc-nhay-mua-08.jpg

Tìm một không gian rộng để tập luyện. Bạn cần không gian để thực hành. Chọn nơi có sàn cứng và không sợ phiền đến ai nếu bạn có làm ồn.


cach-hoc-nhay-mua-09.jpg

Sử dụng nhạc có nhịp điệu rõ ràng. Nhiều bài hát được remix theo điệu nhảy, nhưng gần như bạn có thể nhảy múa với bất cứ bản nhạc nào có nhịp điệu.


cach-hoc-nhay-mua-10.jpg

Học cách nghe nhịp. Một số người gặp khó khăn khi nghe nhịp điệu. Nếu vậy bạn hãy thử nghe nhạc ngay từ đầu bài hát. Nhờ một người am hiểu về âm nhạc giúp bạn đếm nhịp và gõ chân đúng nhịp. Một khi đã quen, bạn có thể tự giữ nhịp một mình.


cach-hoc-nhay-mua-11.jpg

Đừng sợ chuyển động. Khi đã cảm nhận được nhịp điệu, bạn hãy để cơ thể chuyển động theo nó. Kỹ thuật về động tác thì bạn có thể học sau. Ở thời điểm này, bạn chỉ cần học cách chuyển động cơ thể theo nhịp điệu.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách chuyển động cánh tay, tiếp đó là chuyển động chân (hoặc ngược lại). Tập trung vào từng bộ phận sẽ dễ hơn. Lắng nghe nhịp điệu để khớp với từng chuyển động.


cach-hoc-nhay-mua-12.jpg

Tập luyện theo tốc độ của riêng bạn. Có thể bạn muốn thật nhanh chóng trở thành vũ công đáng nể. Tuy nhiên, bộ môn múa đòi hỏi thời gian tập luyện. Nếu cố gắng quá sức và quá sớm, bạn có thể làm mình bị thương.


cach-hoc-nhay-mua-13.jpg


Học những bước căn bản trước. Bắt đầu từ những bước căn bản sẽ giúp bạn tránh bối rối. Qua đó bạn có thể cải thiện kỹ thuật để thực hiện các động tác phức tạp hơn. Sử dụng các bài dạy múa trên internet hoặc sách để học các bước căn bản.

Với múa ba lê, bạn hãy thử những tư thế căn bản. Ví dụ, bạn hãy bắt đầu bằng tư thế ban đầu. Tư thế ban đầu là tư thế đứng với hai gót chân chạm nhau, hai mũi bàn chân hướng ra ngoài. Có thể phải mất một thời gian để đạt được tư thế đó, nhưng bạn hãy dùng hông để hỗ trợ. Hai cánh tay giơ ra tạo thành hình vòng cung.


cach-hoc-nhay-mua-14.jpg


Đến câu lạc bộ khiêu vũ. Câu lạc bộ khiêu vũ là nơi tuyệt vời để thử nhiều thể loại múa như hihop, dân gian hoặc swing dance.

3. Nâng kỹ thuật nhảy múa lên mức cao hơn


cach-hoc-nhay-mua-15.jpg

Tham gia lớp học múa trong vùng. Bạn có thể tham gia nhiều lớp múa để chọn thể loại, nhưng hiện tại bạn nên chọn một lớp tập trung vào thể loại (hoặc vài thể loại) mà bạn thích. Nhắc lại là bạn nên tìm các lớp ở cộng đồng hoặc thử tìm ở trường cao đẳng cộng đồng. Chọn lớp cho người bắt đầu, vì bạn vẫn còn là người mới học.


cach-hoc-nhay-mua-16.jpg


Xem vũ công chuyên nghiệp. Khi xem các vũ công chuyên nghiệp múa, những động tác múa sẽ được in vào bộ não. Về bản chất, khi não đã quen thuộc với những động tác múa, bạn sẽ có nhiều khả năng thực hiện lại các động tác đó.

Bạn có thể xem màn trình diễn múa như trên đã nói. Ngoài ra, bạn cần chú ý kỹ khi huấn luyện viên hướng dẫn các động tác múa.


cach-hoc-nhay-mua-17.jpg

Tập luyện cùng với bạn bè. Nếu có bạn bè học cùng lớp múa, bạn có thể rủ họ tập bên ngoài lớp học. Như vậy các bạn có thể góp ý cho nhau, cùng nhau tập luyện để hoàn thiện.


cach-hoc-nhay-mua-18.jpg

Dành riêng thời gian cho việc tập luyện. Cách duy nhất để rèn luyện cơ thể là thường xuyên luyện tập. Sự thực hành sẽ giúp cơ thể phát triển trí nhớ của các cơ bắp, nhờ đó bạn có thể nhảy múa mà không phải suy nghĩ về các động tác.


cach-hoc-nhay-mua-19.jpg

Tự xem mình múa. Quay lại hình ảnh của bạn và xem mình chuyển động ra sao. Bạn cũng có thể thử đăng lên các website dạy múa để tìm lời khuyên của những người có chuyên môn.


cach-hoc-nhay-mua-20.jpg

Tập múa trước gương. Khi tập múa trước gương, bạn sẽ thấy được động tác sai của mình và tránh được ngay lúc đó.


cach-hoc-nhay-mua-21.jpg


Bước ra cộng đồng. Tìm kiếm các công ty biểu diễn ở địa phương và thử sức. Bạn cũng có thể tìm hiểu xem cộng đồng nơi bạn ở có nhóm nhảy nào mà bạn có thể gia nhập không.

Một cách để tìm các nhóm kiểu này là xem danh sách các sự kiện đăng trên báo. Bạn có thể biết ai sắp có buổi biểu diễn để tìm các nhóm múa ở địa phương.

4. Xây dựng thể hình đẹp


cach-hoc-nhay-mua-22.jpg

Ăn rau và hoa quả. Các thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng. Cơ thể cần các vitamin và khoáng chất để hoạt động hiệu quả. Vì vậy, bạn hãy ăn rau xanh mỗi ngày.


cach-hoc-nhay-mua-23.jpg

Biết tỷ lệ thích hợp. Nếu liên tục nhảy múa, bạn cần một nửa lượng calorie nạp vào cơ thể lấy từ carbohydrate (tinh bột). 50% lượng calorie còn lại gồm 35% lấy từ chất béo và 15% từ đạm.

Carbohydrate cung cấp nhiên liệu cho các cơ bắp hoạt động và cho bạn nguồn năng lượng.

Đạm giúp xây dựng lại các cơ bắp. Trong các buổi tập múa cường độ cao, các cơ bắp phải chịu áp lực, các sợi cơ có thể bị đứt, và chất đạm có thể sửa chữa tình trạng này.


cach-hoc-nhay-mua-24.jpg

Tránh carbohydrate đơn. Tránh đường trắng, bánh mì trắng và gạo trắng. Thay vào đó, bạn hãy chọn ngũ cốc nguyên hạt và hoa quả để có lượng carbohydrate cần thiết.


cach-hoc-nhay-mua-25.jpg

Cung cấp nước cho cơ thể. Bạn cần bổ sung chất lỏng mà cơ thể đã mất. Hơn nữa, tình trạng mất nước sẽ làm bạn xuống sức.

Cố gắng uống mỗi ngày 8 ly nước, mỗi ly 240 ml.

Trong các buổi tập múa cường độ cao, mỗi tiếng bạn nên uống khoảng 4 ly nước để bù lại lượng chất lỏng đã mất.
cach-hoc-nhay-mua-26.jpg

Chọn loại đạm gầy. Nên ăn cá hoặc gà vì hàm lượng chất béo bão hòa trong đó ít hơn thịt đỏ. Có thể bạn cũng thích các loại đạm thực vật như quả hạch và đậu.


cach-hoc-nhay-mua-27.jpg


Thử các bài tập kết hợp hoặc kháng lực. Để giúp xây dựng cơ thể, bạn hãy thử các bài tập khác nhằm tăng cơ bắp và khả năng chịu đựng.

Ví dụ, bơi lội là một bài tập rèn luyện toàn thân, có thể tăng độ mềm dẻo của cơ thể. Nó cũng giúp giảm áp lực ở các khớp. Bơi ngửa đặc biệt hữu ích nếu bạn muốn làm giãn phần thân trên.

Thử đạp xe để phát triển các cơ bắp chân. Môn này cũng là một cách tuyệt vời để tăng sức bền tổng thể. Nhớ ngồi thẳng khi đạp xe, nếu không, bạn có thể khiến các cơ ở gần hông ngắn lại.

Để tăng tính linh hoạt và độ dẻo dai, bạn hãy tham gia một lớp yoga. Yoga có thể giúp kéo dài các cơ bắp và tăng sức mạnh cơ bụng.


cach-hoc-nhay-mua-28.jpg


Tập tạ. Tập tạ sẽ giúp bạn phát triển các cơ bắp. Bạn sẽ có khả năng giữ lâu hơn một tư thế múa nào đó, hoặc có thể làm những động tác mà trước đây bạn không nghĩ là mình làm được. Bạn có thể tập các bài tập tạ tiêu chuẩn như bicep curls (bài tập tạ cuốn cơ tay trước) và squats (động tác đứng lên ngồi xuống với tạ), nhưng bạn chỉ nên tập ba chuỗi động tác với 6-8 lần lặp lại và dùng tạ nặng hơn một chút so với bài tập tạ bình thường. Tạ nặng hơn (nhưng không lặp lại nhiều lần hơn) sẽ giúp tăng sức mạnh cho cơ thể mà không tăng khối lượng cơ bắp.

Để tập biceps curl, mỗi tay cầm một quả tạ. Lòng bàn tay hướng về phía thân mình. Nhấc cả hai cánh tay lên một chút sao cho lòng bàn tay ngửa lên. Luân phiên nâng từng cánh tay về phía vai.

Để tập squats, đứng hai chân giang bằng vai. Cầm tạ phía trước thân mình. Gập đầu gối, đồng thời hạ thấp người xuống, sau đó trở lại tư thế đứng. Lặp lại động tác
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WikiHow
 
×
Quay lại
Top