Cách để Đối phó với bạn trai cư xử thô bạo khi giận dữ

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Đối phó với một người đang giận dữ thật chẳng vui gì. Cảm giác còn tệ hơn nếu người đó là bạn trai của bạn, và cơn giận khiến anh ấy có những lời nói hoặc hành động thô bạo và gây tổn thương. Bất kể đó là những lời chửi rủa, xúc phạm hoặc la hét, việc đối mặt với bạn trai đang giận dữ thường khiến bạn cực kỳ căng thẳng. Nhưng dù thể nào đi nữa, bằng thái độ kiên quyết và điềm tĩnh khi xử trí cơn giận của anh ấy, bạn có thể định hình cho một mối quan hệ tôn trọng, tích cực và lành mạnh hơn.

Phương pháp 1: Làm dịu tình hình

aid1860142-v4-728px-Recognize-a-Manipulative-or-Controlling-Relationship-Step-7-Version-2.jpg

1. Chọn đúng thời điểm

Người ta thường hành xử cục cằn khi đang mệt mỏi hoặc bực bội, vì vậy bạn nên tránh thảo luận khi người kia đang vội vã hoặc rối trí. Thay vào đó, hãy đề nghị anh ấy nói chuyện khi sự việc nguội bớt và cả hai đủ bình tĩnh để giải quyết vấn đề mà không nổi nóng.
Chiến thuật này không phải lúc nào cũng hiệu quả, vì đôi khi người ta rất khó mà suy nghĩ một cách bình tĩnh khi đang tức giận. Nếu cách này không có tác dụng, bạn vẫn có các cách khác để cơn nóng giận không gia tăng.

aid1860142-v4-728px-Catch-a-Cheating-Boyfriend-Step-11.jpg

2. Cho bạn trai biết rằng bạn hiểu tâm trạng của anh ấy

Lắng nghe chủ động hoặc lắng nghe và thấu hiểu chính là yếu tố then chốt để giao tiếp một cách hiệu quả. Sự thông cảm của bạn sẽ như dòng nước mát giội vào đám cháy. Bạn trai bạn có thể sẽ nguôi giận vì cảm thấy kết nối hơn với bạn khi bạn hiểu cảm giác của anh ấy. Hãy tỏ ra thấu hiểu và lặp lại những lời bạn đang nghe để xoa dịu bạn trai.
Nói càng cụ thể càng tốt, và tránh dùng những câu cũ kỹ như “Em hiểu”. Điều này không thể hiện sự thấu hiểu thực sự và có vẻ như hời hợt.
Thay vào đó, bạn hãy thử nói những câu như “Em biết là anh bực mình vì em không gọi lại cho anh”.
Tiếp tục tập trung vào cơn giận của bạn trai. Đừng chuyển hướng cuộc trò chuyện về phía bạn bằng những câu như “Em hiểu vì em cũng cảm thấy như vây”.

aid1860142-v4-728px-Deal-With-Your-Girlfriend-Ignoring-You-Step-10.jpg

3. Hỏi xem anh ấy mong đợi điều gì ở bạn

Những lời nói và hành động thô bạo thường xuất phát từ cảm giác bị đối xử không tốt hoặc không công bằng. Khi hỏi bạn trai mong đợi điều gì ở bạn (tất nhiên là với giọng nhẹ nhàng), bạn sẽ dẫn dắt cuộc đối thoại từ nóng giận chuyển sang tích cực hơn.
Thử diễn đạt bằng những câu như “Lúc này anh cần em làm gì” hoặc “Anh thấy em nên làm gì để giải quyết việc này?”

aid1860142-v4-728px-Deal-With-a-Cheating-Spouse-Step-11.jpg

4. Ngỏ ý giúp đỡ nếu có thể

Khi bạn trai bạn nói rõ rằng anh ấy mong muốn điều gì ở bạn, hãy xác định xem liệu đó có phải là việc mà bạn thực sự làm được hoặc bạn sẵn lòng làm không. Bằng việc ngỏ ý giúp đỡ, bạn có thể khiến anh ấy nguôi giận, ngăn chặn những hành vi thô bạo và xoay chuyển tình huống sang hướng mang tính xây dựng.
Lời đề nghị giúp đỡ có thể khác nhau rất đáng kể. Có khi chỉ một lời xin lỗi cũng giải tỏa được căng thẳng, vì nó cho thấy rằng bạn thừa nhận một phần lỗi của mình trong vụ cãi vã.
Đôi khi việc giúp đỡ nằm ngoài khả năng của bạn. Ví dụ, nếu bạn trai bạn bị đuổi việc rồi về trút giận lên bạn, khi đó bạn chỉ cần nói “Em biết là anh giận vì bị mất việc, em ước gì có thể giúp được anh, nhưng việc này nằm ngoài tầm tay của em.”
Đôi khi dù có thể giúp đỡ được nhưng bạn quyết định không làm như vậy, và điều này hoàn toàn chấp nhận được. GIả sử nếu bạn trai của bạn muốn bạn nghỉ học hoặc nghỉ làm để đi chơi với anh ấy, bạn có thể nói “Em xin lỗi. Giá mà hôm nay em có thời gian để đi chơi với anh, nhưng em không thể bỏ nhiệm vụ của mình được.” Bạn không nên nói “Em không muốn vậy.”

aid1860142-v4-728px-Act-Silly-with-Your-Boyfriend-Step-13-Version-2.jpg

5. Cố gắng tạo không khí hài hước

Sự hài hước có thể giúp bạn làm dịu các tình huống căng thẳng bằng cách thay đổi không khí trong một thời gian đủ lâu để hạ nhiệt cơn nóng giận. Nhớ đừng bông đùa về bạn trai, vì như thế bạn sẽ chỉ khiến anh ấy tức giận thêm. Thay vào đó, bạn nên pha trò về bản thân mình hoặc về tình huống. Cách này sẽ tốt hơn cho cặp đôi thường hay vui đùa.
Mỗi người có một óc hài hước khác nhau, nhưng bạn có thể thử pha trò bằng những câu như “Việc này nằm ngoài năng lực của em rồi để em tham khảo ý kiến nhân cách khác của em đã nhé,” hoặc “Em xin lỗi vì quên gọi cho anh. Lúc đó em đang mải vật lộn với cái đầu mụ mị của em mà.”
Tránh dùng cách này nếu anh ấy đang lấy bạn làm trò cười một cách ác ý và gây tổn thương, bởi nó chỉ gây tác dụng ngược và có thể khơi thêm những lời xúc phạm.

Phương pháp 2: Đặt ra các giới hạn

aid1860142-v4-728px-Catch-a-Cheating-Boyfriend-Step-5-Version-3.jpg

1. Đặt ra các giới hạn của bạn

Khi vạch ra ranh giới, bạn nên càng thẳng thắn càng tốt và liệt kê các hành vi nào là không được chấp nhận. Nhìn vào mắt bạn trai và tỏ ra kiên quyết nhưng điềm tĩnh để anh ấy biết rằng phải tôn trọng các ranh giới mà bạn đặt ra. Bạn có thể thử tập nói trước để có cảm giác tự tin hơn khi đến lúc nói với anh ấy.

aid1860142-v4-728px-Be-a-Gentle-Person-Step-2-Version-2.jpg

2. Không chấp nhận những lời xúc phạm hoặc chửi rủa

Những lời lẽ như vậy là biểu hiện của sự kiểm soát và sỉ nhục, hoàn toàn không được phép xảy ra trong một mối quan hệ lành mạnh. Nói một cách chính xác, việc người kia lăng mạ bạn về ngoại hình, trí tuệ, ý kiến hoặc các lựa chọn của bạn chính là sự bạo hành về cảm xúc.Khi bạn trai bạn gọi bạn bằng những cái tên lăng mạ, bạn hãy ngừng việc đang làm, nhìn thẳng vào mắt anh ấy và nói một cách dứt khoát, “Anh đừng bao giờ gọi em như vậy lần nữa”. Bạn không phải trả lời bất cứ câu hỏi nào hoặc giải thích bất cứ điều gì; hãy lặp lại ý của bạn cho đến khi anh ấy hiểu ra.
Những lời sỉ nhục không chỉ gây ra những vết thương đau đớn về cảm xúc mà còn có sức hủy hoại âm thầm về lâu dài, bởi nó làm tổn thương lòng tự trọng của bạn và khiến bạn lệ thuộc vào bạn trai.
Bạn đừng bao giờ tự đổ lỗi cho bản thân vì những lời lẽ khó nghe của bạn trai, và đừng bắt đầu nghĩ rằng anh ấy đúng. Giả sử như bạn trai bạn gọi bạn là béo khi hai người đang cãi nhau, bạn đừng bao giờ tin vào điều đó.

aid1860142-v4-728px-Be-a-Gentle-Person-Step-6.jpg

3. Tuyệt đối không cho phép chửi thề

Chửi thề trong khi cãi nhau cũng giống như vẫy chiếc khăn đỏ trước mặt con bò tót; nó chỉ tạo điều kiện cho các cảm xúc tiêu cực leo thang. Khi bạn trai bạn văng tục với bạn, nguồn năng lượng xấu từ đó phát ra sẽ khiến bạn cảm thấy xấu hổ và căng thẳng. Bạn nên sử dụng những câu nói có chủ ngữ là “Tôi” để nói với bạn trai rằng bạn không bằng lòng cho anh ấy chửi thề.
Bạn có thể nói như thế này, “Em biết là anh bực bội vì vì em không gọi lại cho anh, nhưng em không chấp nhận việc anh chửi thề, vì em thấy rất khó chịu khi nghe những từ đó”.

aid1860142-v4-728px-Be-a-Gentle-Person-Step-10.jpg

4. Cấm lớn tiếng quát tháo

Những tiếng la hét chỉ đốt nóng bầu không khí căng thẳng và thường khiến bạn cảm thấy tức giận, sợ hãi hoặc đề phòng. Tuy nhiên, đôi khi những người dễ nổi giận thậm chí không nhận ra là họ đang lớn tiếng. Bạn hãy dùng câu chủ ngữ là “Tôi” để đặt giới hạn và bảo bạn trai rằng bạn không chấp nhận những tiếng la hét.
Hãy thử nói “Em không cho phép anh hét vào mặt em. Em thấy rất giận khi anh quát tháo, mà nó cũng không giúp ích gì. Em sẽ nói với anh sau khi cả anh và em bình tĩnh hơn”.
Nếu bạn trai bạn chối rằng mình đâu có la hét, bạn hãy chuẩn bị sẵn máy ghi âm để sau đó cho anh ấy nghe lại. Khi mở lại đoạn băng, bạn hãy nhẹ nhàng giải thích rằng bạn không bàn về những điều anh ấy nói trong băng, bạn chỉ mở lại cho anh ấy biết mình đã lớn tiếng như thế nào.

aid1860142-v4-728px-Be-a-Gentle-Person-Step-8.jpg

5. Đừng để bạn trai đổ lỗi

Hành vi này không đem lại lợi ích gì vì nó cản trở sự giao tiếp và giảm khả năng giải quyết vấn đề. Khi tức giận, bạn trai bạn có thể đổ lỗi cho bạn, nói rằng bạn tệ như thế nào và khiến bạn cảm thấy mình thấp kém. Bạn hãy vạch ranh giới và cho bạn trai biết rằng bạn không chấp nhận hành vi đổ lỗi. Bạn có thể làm điều này bằng những câu có chủ ngữ là “Tôi”.
Nói với bạn trai về cảm giác của bạn khi anh ấy đổ hết lỗi cho bạn. Ví dụ, bạn có thể nói “Em thấy rất bực bội khi anh đổ lỗi cho em về mọi chuyện giữa anh và em.”
Tiếp đó, bạn hãy dùng câu có chủ ngữ là “Tôi” để nói với bạn trai rằng bạn sẽ không chấp nhận hành vi đổ lỗi nữa. Hãy nói “Em không nghĩ rằng việc đổ lỗi cho nhau có thể giải quyết được vấn đề. Từ giờ trở đi em không chấp nhận anh đổ lỗi cho em để trút giận nữa.”

Phương pháp 3: Kiểm soát cảm xúc của bạn

aid1860142-v4-728px-Recognize-a-Manipulative-or-Controlling-Relationship-Step-4-Version-2.jpg

1. Nhìn nhận cơn giận dưới góc độ khác

Bạn có thể loại bỏ các tín hiệu điện não gây ra các cảm xúc tiêu cực bằng cách xem xét cơn giận của bạn trai dưới một ánh sáng khác. Hãy tự nói với mình “Có lẽ hôm nay anh ấy gặp nhiều chuyện không vui”. Bằng việc chủ tâm tìm một góc nhìn khác, bạn có thể thay đổi phản ứng cảm xúc của mình và tránh trở nên tiêu cực.
Không phải lúc nào cũng dễ dàng thông cảm cho một người đang hành xử thô bạo và nóng nảy, nhưng khi đã nhìn nhận cơn giận của họ khác đi, bạn có thể giữ cho mình không rơi vào thái độ đề phòng.
Thử tự nhủ những câu như “Anh ấy đang cố gắng lắm rồi,” hoặc “Đó chỉ là cách đối phó của anh ấy”. Như vậy, bạn sẽ không cảm thấy như mình đang bị đổ lỗi.
Việc bạn thông cảm cho cơn giận của bạn trai không có nghĩa là bạn chấp nhận điều đó. Khi đã hiểu rằng lỗi không phải do mình, bạn hãy tìm những cách lành mạnh để đối phó với vấn đề này, chẳng hạn như đặt ra các giới hạn hoặc tạm thời tránh đi.

aid1860142-v4-728px-Be-a-Gentle-Person-Step-18.jpg

2. Đừng quá khe khắt với bản thân

Thường thì những lời nói của bạn trai sẽ để lại cho bạn cảm giác giận dữ, thất vọng, sợ hãi hoặc bất lực. Hãy tránh những cảm giác này bằng cách chấp nhận bản thân và cách bạn đã chọn để đối phó với sự giận dữ của bạn trai. Hãy tự nhủ rằng dù bạn không thể xử lý được cơn giận của anh ấy thì cũng không sao.
Chẳng hạn như, nếu bạn cảm thấy áy náy vì đã nói với bạn trai rằng bạn không thể giúp gì được cho anh ấy, hãy tự nói với mình “Mình ước gì có thể giúp được anh ấy, nhưng mình cần phải tự chăm sóc bản thân, mặc dù mình biết rằng anh ấy vẫn đang tức giận.”

aid1860142-v4-728px-Be-a-Gentle-Person-Step-5-Version-2.jpg

3. Lưu ý về mức độ giận dữ của bạn

Cách hành xử thô lỗ và nóng nảy của bạn trai bạn có thể cũng khiến bạn nổi giận. Bạn có thể vô tình “khích bác” hoặc “bới lông tìm vết” và điều này sẽ càng khiến anh ấy kích động. Hãy chú ý đến lời nói và những ngôn ngữ không lời của bạn để đảm bảo rằng bạn không ném sự tức giận của mình vào bạn trai.
Tránh những câu bắt đầu bằng cụm từ “Anh lúc nào cũng…” và đừng chỉ trích hoặc mỉa mai những hành vi của bạn trai. Những câu như vậy chỉ dựa trên sự tức giận và chỉ đổ thêm dầu vào lửa.
Bạn có thể liệt kê những yếu tố kích động bạn trai (hoặc những thứ khiến anh ấy bực bội) và quan sát xem những hành vi của bạn có tác động như thế nào đến anh ấy.
Đừng thổi bùng cơn giận của bạn hoặc của bạn trai. Đừng cố ý chọc anh ấy.

aid1860142-v4-728px-Catch-a-Cheating-Boyfriend-Step-9.jpg

4. Nói với anh ấy về cảm giác của bạn

Dùng câu có chủ ngữ là “Tôi” để nhận trách nhiệm về những cảm giác và hành vi của bạn mà không khiến bạn trai cảm thấy như bạn đang trách móc. Hãy cố gắng khéo léo nói chuyện với bạn trai về cảm giác của mình bằng những câu như “Em rất buồn khi nghe những lời nói không hay của anh.” Tránh những câu bắt đầu bằng “Anh lúc nào cũng…”vì những câu này nghe có vẻ như đổ lỗi.
Tập nói đi nói lại những câu có chủ ngữ là “Tôi” vào những khi bạn không tức giận sao cho những câu như vậy trở nên thật tự nhiên và trở thành một phần trong lời nói của bạn.
Khi chia sẻ cảm xúc theo cách này, bạn sẽ không chỉ diễn đạt được cảm xúc của mình mà còn giúp tăng mức độ thân mật với bạn trai.
Phương pháp này có thể giúp làm nguôi cơn giận và tập trung vào những điều bạn mong muốn thay vì chú ý vào những lời nói gây tổn thương.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
 
haha tùy thoe tình huống để ứng xử thôi, nhưng cũng nên khéo léo trong mọi tình hoàn cảnh
 
×
Quay lại
Top