Bức ảnh đen trắng chụp nhật thực toàn phần đầu tiên trên thế giới năm 1851

bobo123

Banned
Tham gia
15/6/2018
Bài viết
1
Trải nghiệm thông tin mới dành cho những người tò mò về máy ảnh hay nhiếp ảnh cùng tìm hiểu thông tin bạn nhé.

>> Xem thêm: Sony A6300Sony A6500
buc-anh-chup-nhat-thuc-toan-phan-dau-tien-tren-the-gioi2.jpg

Có thể ngày nay các máy ảnh đã được tích hợp cực nhiều công nghệ hiện đại nhưng không có nghĩa là thời xưa con người ta không thể làm được những điều tương tự như ngày nay. Ảnh nhật thực toàn phần vẫn luôn là một thử thách cho các nhiếp ảnh gia hiện đại bởi phải biết căn chỉnh thời gian, nắm vững các kỹ thuật chụp cũng như am hiểu về thời tiết thì mới có thể có được bức hình chuẩn nhất. Và tất cả những điều đó đã được thể hiện trong bức ảnh đen trắng dưới đây:

>> Sản phẩm mới mẻ: Canon M6 Mark II

Đó là một bức ảnh mẫu được chụp vào thời điểm cách đây 166 năm trước, vào ngày 28 tháng 7 năm 1851. Đó cũng là bức ảnh chụp thành công đầu tiên về hiện tượng nhật thực toàn phần trên thế giới. Bức ảnh được chụp bởi Johann Julius Friedrich Berkowski – một nhiếp ảnh gia người Prussian (là Đế quốc Phổ – một đế quốc thời hiện đại mà ngày nay phần lớn lãnh thổ là nước Đức). Ông đã mất nhiều ngày để quan sát bầu trời và mặt trăng tại một địa điểm có tên Königsberg (nay là Kaliningrad, Nga). Và sau đó, những gì ông phải làm là tiến hành thiết lập thiết bị và chụp ảnh.

Kể từ thời điểm Johann Julius Friedrich Berkowski chụp được bức ảnh trở về trước, chưa có một bức ảnh nào có thể chụp được chính xác khoảng khắc mà mặt trăng che khuất hoàn toàn mặt trời như tấm ảnh mẫu của ông. Tất cả chúng đều có sự chênh lệch vị trí giữa mặt trăng và mặt trời bởi cái khó là việc canh chính xác thời điểm. Các hệ thống máy ảnh ngày xưa không cho phép con người có được sự căn chỉnh chính xác và dễ dàng như ngày nay.
buc-anh-chup-nhat-thuc-toan-phan-dau-tien-tren-the-gioi1.jpg

Theo một bài báo trên tạp chí Acta Historica Astronomiae, máy ảnh dùng để chụp bức ảnh là một chiếc kính thiên văn khúc xạ nhỏ gắn vào ổ đĩa giờ của máy đo độ nghiêng Fraunhofer 15,8 cm. Berkowski đã mất 84 giây phơi sáng để tạo ra được bức ảnh thành công này. Ngoài việc được vinh danh vì chụp đúng thời điểm, bức ảnh cũng được coi là xuất sắc khi ghi lại được hiện tượng corona (hiện tượng vầng quang ánh sáng xung quanh mặt trời khi bị che khuất). Cho tới ngày hôm nay, bức ảnh vẫn được coi là một tiêu chuẩn về sự cố gắng của người chụp ảnh.

>> Nguồn: https/kpnet.vn/buc-anh-den-trang-chup-nhat-thuc-toan-phan-dau-tien-tren-gioi-nam-1851.html
 
×
Quay lại
Top