biển đảo Việt Nam

TranLinhLan

Yêu ít thôi, nhưng hãy yêu mãi mãi
Tham gia
29/3/2017
Bài viết
1
I. Khái quát về biển đảo Việt Nam

v Biển Đông

- Tên gọi Biển Đông:

Tên gọi Biển Đông ở khu vực Đông Nam Á có nhiều cách gọi khác nhau : Việt Nam gọi là biển Đông, Trung Quốc gọi là Nam Hải, Các tổ chức quốc tế gọi là South Chine Sea.

- Vị trí:

Biển Đông nằm trên thềm lục địa ngầm kéo dài từ eo biển Đài Loan xuống eo biển Singapore, là vùng biển nửa kín, có diện tích 3,5 triệu km², trải dài từ vĩ tuyến 3° Bắc lên đến 26° Bắc và từ kinh tuyến 100°Đông đến 121°Đông. Tên gọi Biển Đông mang hàm nghĩa biển ở phái Đông Việt Nam – quốc gia có bờ biển dài nhất trong vùng biển này.

Bao bọc xung quanh biển Đông có 9 quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và 3 vùng lãnh thổ Macao, Hồng Kông, Đài Loan.

Những sông lớn chảy vào Biển Đông gồm có Châu Giang, Mân Giang, Cửu Long ( Phúc Kiến), sông Hồng, Mê Kông, Rajang, Pahang, Pasig… cùng hang tram con song nhỏ từ nhiều miền lục địa góp đầy nước cho biển Đông

Nằm trong khu vực Đông Nam Á biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hơn 300 triệu dân các nước này. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực àm còn của cả Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Mỹ.


- Địa hình đáy Biển Đông

Tại hầu hết các đại dương và biển trên thế giới đều tìm thấy 8 dạng địa hình đáy chủ yếu: thềm lục địa, sườn lục địa, chân lục địa, long chảo biển, các cung đảo, các rãnh sâu, các đồi ngầm và các dãy núi ngầm.

Thềm lục địa biển Đông chiếm hơn 50% diện tích , phân bố ở độ sâu nhỏ hơn 200m

Sườn lục địa chiến khoảng 25% diện tích còn lại phân bố ở độ sâu lớn hơn 2000m và thuộc lòng chảo trung tâm, các rãnh sâu, các bãi cạn, các cung đảo và các dãy núi ngầm

Giữa phần trũng sâu phía Bắc và phía Nam biển Đông được nối sâu với nhau bằng một máng sâu trung tâm, rìa các trũng sâu là các dãy núi ngầm.

v Biển Việt Nam

Bờ biển Việt Nam dài khoảng 3260 km từ biên giới Trung Quốc cho tới vịnh Thái Lan. Phía Đông Việt Nam là biển nên đã có danh xưng thông thường Biển Đông, lưu hành rộng rãi trong dân gian; một chứng cứ trong nhiều chứng cứ khác đã được chuyển ngữ ra tiếng Pháp là L’Océan Oriental trong cuốn du ký của tác giả người Pháp năm 1736 Le Cochinchine et le Pegu

Biển, thềm lục địa và hải đảo nước ta nằm trong biển Đông có nhiều khu vực khác nhau, nhưng nổi bật và có những điểm cần cú ý hơn là vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và một số đảo quần đảo khác.

* Vịnh Bắc Bộ

Vịnh Bắc Bộ nằm về phía Tây Bắc biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển và hải đảo của miền Bắc Việt Nam ở phía Tây; bởi lục địa Trung Quốc ở phía Bắc; bởi bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam ở phía Đông. Vịnh Bắc Bộ trải rộng từ khoảng kinh tuyến 109°55´ Đông, trải dài từ vĩ tuyến 21°55´ đếnvĩ tuyến 17°10´ Bắc. Dieenjtichs khoảng 126.250 km², chiều ngang nơi rộng nhất là khoảng 310 km và nơi hẹp nhất khoảng 220km.

Vịnh Bắc Bộ là vịnh tương đối nông, độ sâu trung bình khoảng từ 40 – 50 m, nơi sâu nhất khoảng 100 m; đáy biển tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ. Thềm lục địa thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam ra biển khá dài, độ dốc thoải và có long máng sâu trên 70m gần đảo Hải Nam của Trung Quốc. Bờ vịnh khúc khuỷu ven bờ có nhiều đảo. Phần vịnh phía Việt Nam có khoảng 3000 đảo lớn nhỏ, đảo Bạch Long Vĩ diện tích 2,5 km² cách đất liền Việt Nam 110km, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 130km. có nhiều nguồn lợi hải sản ( trữ lượng cá khoảng 44 vạn tấn) và tiềm năng dầu khí

Vịnh Bắc Bộ có hai cửa thông với bên ngoài : cửa phía Nam ra trung tâm Biển Đông, nơi hẹp nhất rộng khoảng 240km, cửa phía Đông qua eo biển Quỳnh Châu (nằm giữa bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam) ra phía Bắc biển Đông nơi hẹp nhất khoảng 18km.

* Vịnh Thái Lan

Vịnh Thái Lan nằm ở phía Tây Nam của biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia.

Vịnh Thái Lan có dieenjtichs khoảng 293000 km², chu vi khoảng 2300 km², chiều dài vịnh khoảng 628 km. Đây là một vịnh nông, nơi sâu nhất chỉ khoảng 80m. Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất của Việt Nam dienejtichs 567 km²

Vịnh Thái Lan có nhiều nguồn lợi hải sản (trữ lượng cá của Việt Nam khoảng 51 vạn tấn) và có tiềm năng dầu khí lớn mà hiện nay mà hiện nay các nước lien quan đang tiến hành thăm dò, khai thác.

* Các đảo và quần đảo

Vùng ven bờ biển Việt Nam có khoản 2773 hòn đảo lớn nhỏ chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ, số còn lại phân bố ở khu vực biển Bắc Trung Bộ, Khu vực giữa biển Đông có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, khu vực biển Trung – Nam Trung Bộ, khu vực biển Tây Nam

Căn cứ vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý, kinh tế, dân cư người ta có thể chia các đảo, quần đảo thành các nhóm:

- Hệ thống các đảo tiền tiêu, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trên các đảo có thể lập các căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời nước ta kiểm tra hoạt động của tàu thuyền, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta . đó là các đảo, quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ…

- Các đảo lớn có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Đó là các đảo như Cô Tô, Cát Bà,Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Qúy.

- Các đảo ven bờ gần đất liền, có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta. Đó là các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, Huyện đảo Bạch Long Vĩ ( Hải Phòng), Huyện đảo Phú Qúy ( Bình Thuận), Huyện dạo Côn Đảo ( Bà Rịa – Vũng Tàu) Huyện đảo Lý Sơn ( Quảng Ngãi), Huyện đảo Phú Quốc ( Kiên Giang)…

- Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Quần đảo Hoàng Sa là mọt quần đảo san hô, phân bố rải rác trong một phạm vi từ khoảng kinh tuyến 111° đến 113° Đông; từ vĩ tuyến 15°45´ Bắc, ngang với Huế và Đà Nẵng, phía ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, ở khu vực phía Bắc Biển Đông, trên con đường biển quốc tế từ Châu Âu đến các nước ở phía Đông và Đông Bắc Á và giữa các nước Châu Á với nhau.

Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 37 đảo, đá bãi cạn nằm trong phạm vi biển rộng khoảng 30000 km², chia làm hai nhóm: nhóm phía Đông có tên là nhóm An Vĩnh gồm khoảng 12 đảo, đá, bãi cạn, trong đó có hai hòn đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng khoảng 1,5 km², nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp vòng cung nên gọi là nhóm Lưới Liềm trong đó có đảo Hoàng Sa ( diện tích gần 1km²) Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn..

Cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lí về phía Nam là quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô, nằm trải rộng trên một vùng biển khoảng 180000 km² khoảng từ vĩ tuyến 6°30´ Bắc đến 12° Bắc và khoảng từ kinh tuyến 111°30´ Đông đến 117°20´ Đông, cách Cam Ranh 248 hải lí, cách đảo Hải Nam Trung Quốc 595 hải lí.

Quần đảo Trường Sa được chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Trường Sa, Thám Hiểm, Sinh Tồn, Bình Nguyên. Song Tử Tây là đảo cao nhất ( cao từ 4 đến 6 m lúc thủy triều xuống), Ba Bình là đảo rộng nhất 0,6 km².

Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt: nắng gió, going bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây. Quần đảo Trường Sa không chỉ là vị trí chiến lược quân sự án ngữ phía Đông Nam nước ta mà còn là một vùng có trữ lượng tài nguyên khá lớn, có nhiều loại động thực vật phong phú, đa dạng.

Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có vị trí hết sức quan trọng đối với đất nước ta. Trước hết hai quần đảo này nằm giữa biển Đông, nơi có những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất của thế giới đi qua. Ngoài ra, do vị trí nằm trải dài theo hướng bờ biển Việt Nam Hoàng Sa, Trường Sa chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, đặc biệt là nguồn tài nguyên dầu khí.

v Vai trò của biển, đảo Việt Nam

a. Về kinh tế, chính trị - xã hội:

- Biển Đông là vùng biển có một trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải). Hàng ngày có khoảng 200-300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không kể dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới. Là tuyến đường hàng hải và hàng không huyết mạch mang tính chiến lược của các nước trong khu vực và thế giới; nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Âu, Trung Đông với châu Á và giữa các nước châu Á với nhau; chuyên chở 1/2 sản lượng dầu thô và các sản phẩm toàn cầu. Với Mỹ: Là tuyến hoạt động chính của Hạm đội 7, có 90% hàng hóa của Mỹ và đồng minh chuyên chở qua Biển Đông; với Trung Quốc hàng năm nhập 160 triệu tấn dầu thì 50% dầu nhập và 70% hàng hóa qua Biển Đông; với Nhật Bản 70% lượng dầu nhập khẩu và 42% lượng hàng hóa xuất khẩu chuyên chở qua Biển Đông.

- Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Ngoài ra sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi. Cùng với đất liền, vùng biển nước ta là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trường có sức mua khá lớn, một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động, đó là nơi rất hấp dẫn các thế lực đế quốc, bành trướng nhiều tham vọng và cũng là nơi rất nhạy cảm trước các biến chuyển trong đời sống chính trị thế giới.

- Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt. Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bề trầm tích có triển vọng dầu khí với trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng khai thác khoảng 2 tỉ tấn, đặc biệt khí thiên nhiên có tiềm năng rất lớn. Hiện nay, chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần một chục mỏ, hàng năm cung cấp hàng chục triệu tấn dầu và hàng tỷ mét khối khí phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh. Ngoài ra còn có các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan, băng cháy, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác.

- Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn có nhiều đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như: tôm cua, mực, hải sâm, rong biển,… Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài khác nhau, trong đó có trên 100 loài có giá trị kinh tế cao. Đến nay đã xác định có 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó có 12 bãi cá phân bổ ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi. Dọc ven biển còn có hơn 80 vạn héc-ta bãi triều và các eo vịnh, đầm phá ven bờ rất thuận lợi để nuôi trồng hải sản có giá trị xuất khẩu cao như tôm, cua, ngọc trai, cá song, cá mú, rong câu… Với tiềm năng trên, trong tương lai chúng ta có thể phát triển ngành nuôi trồng hải sản ở biển và ven biển một cách toàn diện và hiện đại tạo ra nguồn xuất khẩu có kim ngạch lớn và khả năng cạnh tranh cao.

- Dọc bờ biển nước ta đã xác định nhiều khu vực có thể xây dựng cảng, trong đó một số nơi có khả năng xây dựng cảng nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải,… Riêng khu vực Vũng Tàu đến Hà Tiên do biển nông, nhiều sình lầy nên ít có khả năng xây dựng cảng biển lớn, nhưng vẫn có thể xây dựng cảng quy mô vừa ở Hòn Chông, Phú Quốc hoặc cảng sông Cần Thơ. Hiện nay nước ta có trên 100 cảng biển và 10 khu chuyển tải hàng hóa, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống các cảng biển.

b. Về quốc phòng - an ninh:

Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh kẻ thù đã sử dụng đường biển để tiến công xâm lược nước ta. Những chiến công hiển hách của cha ông ta trên chiến trường sông biển đã minh chứng: ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288; chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1077; chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và dân ta trên chiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong lịch sử dân tộc.

Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600km, nơi hẹp nhất khoảng 50km), nên chiều sâu phòng thủ đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của ta đều năm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ hướng biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng thành những căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của các lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển, đảo có vai trò rất quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước.

Từ nhiều năm nay, nhất là vào những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển, đảo rất quyết liệt và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, tác động tới quốc phòng và an ninh của nước ta. Trên Biển Đông vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước trong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Philippin, Malaysia, Indonexia, Brunay (phía Đông, Đông Nam và Nam), nơi đây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân của các nước trong khu vực, nhất là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự tận dụng ưu thế của mình trên biển đe dọa chủ quyền trên vùng biển đảo, thềm lục địa của nước ta, gây ra những nhân tố khó lường về sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và an ninh đất nước.

Vươn ra biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn phù hợp trong điều kiện hiện nay. Việt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố mà thế giới luôn xem như một yếu tố đặc lợi, chúng ta cần tăng cường hơn nữa những khả năng quản lý, làm chủ vươn ra biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền phát triển, chúng ta phải có quyết tâm cao, tập trung huy động mọi tiềm năng và lợi thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh trên biển để tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và ngư dân các địa phương yên tâm làm ăn trên các vùng biển, đảo, nhất là ở vùng biển xa. Phải xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam và các lực lượng vững mạnh, theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.


à Biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền để tạo ra môi trường inh tồn và phát triển. Lấn biển để dựng nước và thông qua biển để giữ nước là một nét độc đáo Việt Nam trong quá khứ. Đó cũng chính là nét độc đóa của bản sắc văn hóa Việt Nam, cần được giữ vững và phát huy hơn nữa trong kỉ nguyên mới – kỉ nguyên của khoa học kĩ thuật toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. càng tự hào và trân trọng di sản quá khứ, chúng ta càng phải khai thác, khơi dậy nguồn sức mạnh của bao thế hệ người Việt Nam trong sự nghiệp giữ vững chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của tổ quốc, thực hiện tốt lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh “ Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó”


II. Việc xác lập các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam


v Cơ sở pháp lí để xác lập các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam

Luật biển lần thứ III của Liên Hợp Quốc thông qua một công ước mới về luật biển ngày 30/4/1982 với tỉ lệ 130 phiếu bầu, 4 phiếu chống, 17 phiếu trắng, 2 nước không tham gia

Luật biển Việt Nam năm 2012 Quốc hội khóa XIII làn thứ 3.

v Phạm vi và quy chế pháp lí của các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam

Cụ thể các vùng biển Việt Nam như sau:

(1) Nội thủy: Là vùng nước nằm ở phía trong đường cơ sở của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nội thủy được coi như lãnh thổ trên đất liền, đặt dưới chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia Việt Nam.

* Đường cơ sở: Là đường dùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác. Có 2 loại đường cơ sở:

- Đường cơ sở thông thường: Là đường sử dụng ngấn nước thủy triều thấp nhất ven bờ biển hoặc hải đảo.

- Đường cơ sở thẳng: Là đường nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ biển lục địa hoặc đảo. Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển.


Nước ta có chuỗi đảo chạy dọc theo bờ biển được vận dụng để xác định đường cơ sở thẳng. Năm 1982, Chính phủ nước ta ra tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm. Trừ điểm A8 nằm trên mũi Đại Lãnh, các điểm còn lại đều nằm trên các đảo. Điểm 0 nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia. Điểm A1: Hòn Nhạn (Kiên Giang); A2: Hòn Đá Lẻ (Cà Mau); A3: Hòn Tài Lớn; A4: Hòn Bông Lang; A5: Hòn Bảy Cạnh (Bà Rịa - Vũng Tàu); A6: Hòn Hải; A7: Hòn Đôi (Bình Thuận); A8: Mũi Đại Lãnh; A9: Hòn Ông Căn (Khánh Hòa); A10: Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi); A11: Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).

(2) Lãnh hải: Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của nước ta tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.

(3) Vùng tiếp giáp lãnh hải: Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam.


Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa. Đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.

(4) Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế, có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

*Chủ quyền: Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi vùng biển của quốc gia đó. Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với vùng nước nội thủy và lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển các vùng nước đó.

(5) Thềm lục địa: Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó. (Cũng theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước nào có thềm lục địa tự nhiên quá rộng thì thềm lục địa có thể mở rộng ra tới không quá 350 hải lý kể từ đường cơ sở).

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam

III. Tranh chấp biển Đông : thực trạng và giải pháp

v Tình trạng tranh chấp biển Đông

Hiện tại trong khu vực biển Đông dang tồn tại hai loại tranh chấp chủ yếu

- Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối vơi shai quàn đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

- Tranh chấp ranh giới các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nước có bờ biển đối diện hoặc liền kề.

Hai loại tranh chấp này được hình thành vào các thời điểm khác nhau, có nội dung, mức độ khac nhau và diễn ra trên những phạm vi địa lí có liên quan đến các bên tranh chấp cũng rất khác nhau

v Chiến lược và chính sách biển của các bên có liên quan

1. Trung Quốc

* Chiến lược biển;

- mục tiêu : phấn đấu đén 2050 vươn lên trở thành siêu cường thế giới ngang hàng với Mĩ trên cơ sở “ cải cách, mở cửa” và “ trỗi dậy hòa bình”

- Có yêu sách tham vọng nhất trên biển: hình thành yêu sách trên toàn bộ biển Đông

- năm 1995 đưa ra “Chiến lược khai thác biển” với mục tiêu biến Trung Quốc thành một cường quốc thế giới về biển để trở thành cường quốc toàn diện

* Những biện pháp chính

- Đưa ra yêu sách “ đường lưỡi bò” vào tháng 5/2009 đòi hỏi chủ quyền 2 quần đảo Tây Sa “ Hoàng Sa” và Nam Sa “ Trường Sa” và “ vùng đặc quyền kinh tế” và “ thềm lục địa” riêng của 2 quần đảo này.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, giáo dục ý thức “ quốc gia hải dương” khảng định các yêu sách chủ quyền biển. Vu cáo các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam chiếm đoạt tài nguyên biển của Trung Quốc.

- sử đụng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa (1974)

- gây chiến tranh xâm lược các tỉnh biên giới phía Bắc(1979); đánh đảo Gạc Ma và các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa(1988)

- áp đặt lệnh cấm bắt cá năm 2009

- sử dụng tàu hải giám cắt cáp thăm dò địa chấn các tàu của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia Việt Nam năm 2011, 2012

- công bố mời thầu thăm dò dầu khí tại thềm lục địa của Việt Nam năm 2012

- thành lập đơn vị hành chính lãnh thổ với tên gọi chính quyền thành phố Tam Sa bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam năm 2012

- đưa giàn khoan Hải Dương 981 (thăm dò dầu khí di động) trên vùng biển Đông, xâm phạm đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam


2. Đài Loan

Có lập trường cơ bản đồng nhất với Trung Quốc về vấn đề biển Đông, hiện đang chiếm giữ đảo Ba Đình – đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa.

- Năm 1999 Đài Loan đã cho thay lực lượng quân sựu bảo vệ băng lực lượng cảnh sát.

- Năm 2006 Đài Loan đưa quân đội trở lại và tiến hành xây dựng đường băng trên đảo Ba Đình


3. Philippin

- Yêu sách hầu hết các đảo, đá, bãi hầu hết trên quần Trường Sa với giới hạn rõ ràng công bố năm 1979,

- Ý đồ đưa quần đảo Trường Sa thành một bộ phận của quốc gia quần đảo, nhưng nội bộ chưa có sự đông nhất

- Hiện tại chiếm giữ 9 đảo, trong đó xây dựng căn cứ không quân trên 2 đảo và lập căn cứ quân sự trên 3 đảo

- Năm 2005 đưa dân ra định cư và tổ chứ du lịch trên đảo Thị Tứ


4. Indonexia


5. Malaysia

- Từ năm 1979 xuất bản bản đồ ranh giới thềm lục địa trong đó thể hiện 16 đảo, đá, bãi cạn ở quần đảo Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ, lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Malaysia bao trùm lên phần phía Nam quần đảo Trường Sa trong đó có đảo An Bang và đảo Công Đô do Philippin đóng quân

6. Brunay

7. ASEAN

- Trong ASEAN có 4 nước liên quan trực tiếp đến tranh chấp Trường Sa (VN,Philippin,Malaysia,Brunay,), 5 nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của yêu sách “ lưỡi bò” của Trung Quốc là 4 nước trên và indo

- ASEAN coi yêu cầu đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực là yếu tố quan trọng nhất trong việc giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ

- ASEAN chia sẻ sự lo ngại sâu sắc đối với tham vọng bành trướng trên biển Đông của Trung Quốc coi đây là nhân tố gây mất ổn định trong khu vực

- Nội bộ phân hóa, phối hợp lỏng lẻo


8. Mỹ

- Biển Đông không phải là ưu tiên cao trong chiến lược toàn cầu, nhưng Mĩ có lợi ích quan trọng là duy trì hòa bình,ổn định và tự do hàng hải ở biển Đông

- Không để nước nào nhất là Trung Quốc độc chiếm biển Đông

- Thamgia vào quá trình khai thác dầu khí ở Biển Đông

- 8/2002 : một công ty ở Mĩ đã trình bày ý tưởng thành lập một công ty quốc tế giúp các nước có liên quan thăm dò và khai thác dầu khí ở các vùng biển tranh chấp trên biển Đông

- Mỹ khuyến khích ASEAN nắm vai trò tích cực trong duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông


9. Việt Nam

ü Việt Nam với việc thực thi và khẳng định chủ quyền biển đảo từ năm 2000 đến nay

- Lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982

- Vịnh Bắc Bộ

- nằm giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, rộng khoảng 126.250km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310km (176 hải lý), nơi hẹp nhất khoảng 220km (119 hải lý). Vịnh là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên về hải sản, có tiềm năng quan trọng. Từ lâu, nhân dân hai quốc gia đã tiến hành sử dụng, khai thác vùng biển trong vịnh Bắc Bộ. Cuộc đàn phán giữa 2 nước về vịnh Bắc Bộ bắt đầu từ năm 1974 qua 3 giai đoạn 1974, 1977 - 1978 và 1992 - 2000, kéo dài trong khoảng 27 năm.

Ø Vịnh Bắc Bộ

- Căn cứ vào Công ước 1982, giữa hai bên phải vạch đường biên giới biển trong lãnh hải ở khu vực cửa sông Bắc Luân, vạch đường ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa trong vịnh.

- Năm 1993, hai bên đã đi đến thỏa thuận nguyên tắc về vấn đề vạch đường biên giới biển trong vịnh Bắc Bộ là: “Hai bên đồng ý sẽ áp dụng luật biển quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế để tiến hành đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ; nhằm đặt thoả thuận về phân định vịnh Bắc Bộ, hai bên cần theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong vịnh để đi đến một giải pháp công bằng”

- 1994 - 2000, 2 bên đã đàm phán cụ thể trong vòng 7 năm, trao đổi về pháp luật quốc tế áp dụng trong hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của vịnh Bắc Bộ

- Kết quả thống nhất vạch một đường biên giới nối 21 điểm, đoạn từ điểm 1 - 9 là biên giới lãnh hải, từ điểm 9 - 21 là ranh giới chung cho cả vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

- Đường biên giới biển trong vịnh Bắc Bộ dài tổng cộng khoảng 500km.

- Theo đường hoạch định, phía Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích vịnh. Trung Quốc được 46,77% diện tích vịnh. Về diện tích, vùng biển phía Việt Nam hơn phía Trung Quốc khoảng 8.205km2. Các đảo ven bờ Đông Bắc Việt Nam có hiệu lực một phần, đảo Bạch Long Vĩ nằm xa ngoài giữa vịnh gần đường biên giới nhưng vẫn có hiệu lực 25%, đảo Cồn Cỏ có hiệu lực 50%. Tất cả các kết quả này đạt được là do hai bên áp dụng luật quốc tế,

Ø Hành động cụ thể

- 1. Ban hành chiến lược biển đến năm 2020: thể hiện rõ quan điểm hợp tác quốc tế về biển, góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, hợp tác, hữu nghị, cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. HTQT về biển phải nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của VN, khai thác biển có hiệu quả và phát triển bền vững biển; chú ý bảo đảm an ninh chung và giải quyết tranh chấp trên biển.

- 2. Về pháp lý: Chúng ta xây dựng và trình LHQ báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa khu vực phía Bắc, phối hợp với Malayxia xây dựng và trình LHQ báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa phía nam. Năm 2003, ban hành Luật Biên giới quốc gia, năm 2012, ban hành Luật Biển Việt Nam.

- 3. Về quản lý hành chính: triển khai thành lập huyện đảo Hoàng Sa- tp Đà Nẵng; huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa); trong đó có thị trấn Trường Sa và 2 xã Song Tử Tây, Sinh Tồn

- Về kinh tế: thăm dò, khai thác, duy trì hợp tác với các tập đoàn dầu khí lớn của Nga, Mỹ, Nhật, Hàn trên vùng đặc quyền 200 hải lý và thềm lục địa… thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ đối với ngư dân trên biển. Ngư dân ta tiếp tục đánh bắt hải sản ở khu vực đảo HS, TS

- 5. Về quốc phòng, an ninh: Thành lập lực lượng Cảnh sát Biển, Vùng II Hải quân… Hải quân, không quân thường xuyên được nâng cao năng lực phòng thủ và tăng cường hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam

- 6. Về ngoại giao:kiên trì đấu tranh ở các cấp khác nhau, song phương và đa phương; kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh dư luận và vận động quốc tế; phê phán yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc, ủng hộ thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 (DOC), tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC) tạo thêm sức mạnh cho ta trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.


Ø Một số giải pháp trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông.

- 1. thống nhất được cách giải thích và vận dụng các tiêu chuẩn để xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của các quốc gia ven biển xung quanh biển Đông

- 2.Thống nhất được phạm vi biển, thềm lục địa chồng lấn được hình thành từ các yêu sách của quốc gia ven biển theo đúng các tiêu chuẩn của UNCLOS năm 1982

- 4. Thống nhất nguyên tắc pháp lí và thực tiễn quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa hai quần đảo này

- 5. Yêu sách đưa ra phải tôn trọng luật pháp và thực tiễn quốc tế vì lợi ích hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và quốc tế

Tổng kết

Biển Đông nổi sóng hay yên bình đang là vấn đề mà tất cả các quốc gia trong khu vực và thế giới quan tâm. Nó phụ thuộc vào thiện chí và trách nhiệm chính trị của các bên liên quan, kể cả trong khu vực và ngoài khu vực

Mặc dù vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ, biển Đông nổi sóng to, gió lớn.tuy nhiên điều quan trọng là ngày nay nhân loại đã nhận dạng được nguyên nhân gây ra “ những cơn sóng dữ” và với quyết tâm chính trị, nỗ lực không ngừng của cộng đồng khu vực và quốc tế , chắc chắn sẽ tìm được biện pháp ngăn chặn và đè bẹp cúng để giữ cho biển Đông được yên bình vốn có như từ thuở hồng hoang.
 
×
Quay lại
Top