Bí quyết thành công với 5 dạng phỏng vấn việc làm ít phổ biến

nguyen6495

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/7/2018
Bài viết
407
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều chỉ dẫn để tham dự thành công các cuộc phỏng vấn việc làm truyền thống. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những cách phỏng vấn phổ biến nhất mà nhà tuyển dụng thường áp dụng. Đôi khi họ còn sắp xếp những hình thức mới lạ hơn hoặc kết hợp vài chiến thuật khác nhau vào quy trình tuyển dụng.

Sau đây hãy cùng tìm hiểu một số dạng phỏng vấn việc làm ít phổ biến và cách để ứng viên trở nên nổi bật trong các buổi trò chuyện này nhé!

1. Phỏng vấn lấy thông tin

Phỏng vấn thông tin (Informational interview) là một cuộc gặp gỡ trực tiếp với các chuyên gia trong ngành của bạn hoặc lĩnh vực mà bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về con đường sự nghiệp cũng như những kinh nghiệm của họ. Các buổi gặp mặt này không được xem là những cuộc phỏng vấn chính thức thực sự, vì vậy cũng đừng quá mong đợi về một lời đề nghị vào cuối buổi trò chuyện nhé!

Làm thế nào để thành công: Dù cho kiểu phỏng vấn này không mang tính chính thức bằng các buổi phỏng vấn truyền thống, bạn vẫn nên chuẩn bị chu đáo bằng cách tìm hiểu về người mình sắp gặp gỡ, công ty họ làm việc và bất kỳ mọi tin tức, xu hướng nào có ảnh hưởng đến lĩnh vực công việc sắp đề cập. Dự kiến rằng mình là người được đặt câu hỏi, bạn nên có sẵn một danh sách những điều cần giải đáp và thắc mắc. Tuy nhiên, cũng đừng quá cứng nhắc mà bám riết lấy nó, cố hỏi cho được những điều đó khi thực tế câu chuyện diễn ra theo một chiều hướng khác chẳng liên quan. Giống như mọi cuộc phỏng vấn điển hình khác, hãy gửi lời cảm ơn sau đó, nhưng đừng dò hỏi gì về công việc bởi đây không phải là mục đích của những buổi gặp gỡ thế này.

2018052103.jpg

2. Phỏng vấn qua điện thoại

Các cuộc phỏng vấn qua điện thoại (phone interview) thường được nhà tuyển dụng tiến hành như bước kiểm tra đầu tiên nhằm lọc danh sách ứng viên tiềm năng hoặc để kết nối với các nhân viên làm việc từ xa hay ở văn phòng đặt tại những địa phương khác.

Làm thế nào để thành công: Steve Saah – Giám đốc Điều hành Toàn cầu của Robert Half Finance & Accounting – chia sẻ: “Phỏng vấn qua điện thoại là một phần quan trọng trong quá trình sàng lọc có thể giúp người tìm việc chứng tỏ rằng mình đáp ứng yêu cầu để tham gia một cuộc phỏng vấn trực tiếp. Thể hiện kỹ năng giao tiếp cá nhân của bạn bằng cách lắng nghe cẩn thận các câu hỏi, dừng lại suy nghĩ và sau đó trả lời. Những điều bạn trình bày và cách bạn nói có thể tạo nên sự khác biệt. Một điều rất hiển nhiên, bạn đừng quên tìm hiểu về công ty và người phỏng vấn. Quan trọng nhất, bạn hãy chủ động và nhiệt huyết hơn một chút so với gặp trực tiếp, bởi vì người phỏng vấn không thể nhìn thấy bạn bằng mắt cũng như quan sát ngôn ngữ cơ thể. Hãy khiến họ “nhìn thấy bạn cười” qua điện thoại!”

3. Phỏng vấn qua video

Các cuộc phỏng vấn video (video interview) đã dần phổ biến hơn khi ngày càng có nhiều người làm việc từ xa hơn. Và vì hầu hết mọi người đều có khả năng thực hiện các cuộc gọi video trên điện thoại thông minh hoặc máy tính của họ. Dễ dàng thiết lập, thực thi cuộc gọi, vẫn có cảm giác rằng mình đang trò chuyện trực diện một cách gần gũi dù rằng đôi bên không thực sự ở chung một địa điểm là ưu điểm của hình thức phỏng vấn này.

Làm thế nào để thành công: Robb Hecht – Giáo sư trợ giảng về Marketing tại New York City's Baruch College – người đã huấn luyện cho nhiều sinh viên, chuyên viên marketing, doanh nhân khởi nghiệp và công ty về hiệu quả xây dựng thương hiệu đưa ra lời khuyên rằng tốt nhất chúng ta nên chuẩn bị cho các buổi phỏng vấn video giống như phỏng vấn trực tiếp. Chủ động sắp xếp một căn phòng yên tĩnh, với “phông nền” chuyên nghiệp là chìa khoá vô cùng quan trọng giúp bạn “lên hình” với phong thái đáng tin cậy và vẻ ngoài chiếm được cảm tình nhất.

Hecht cũng nói rằng với sự phát triển mạnh mẽ của tính năng phát trực tiếp (live streaming) trên Facebook, Instagram, Youtube cùng sự linh hoạt khi sử dụng video, các cuộc gọi video khiến cho việc phỏng vấn trở nên bớt quy tắc và mang tính cá nhân hơn. “Cũng như các nhãn hàng ngày nay thành công nhờ hướng đến mục đích của người tiêu dùng, nhà tuyển dụng cũng đang tìm kiếm các ứng viên biết thể hiện tính cách và chứng tỏ đam mê phù hợp với yêu cầu công ty thông qua phỏng vấn video.”

2018052101.jpg

4. Phỏng vấn nhóm

Trong các cuộc phỏng vấn nhóm (group interview), nhà tuyển dụng sẽ trò chuyện trực tiếp với nhiều ứng viên cùng một lúc. Đây là một cách giúp cho quy trình tuyển dụng đạt hiệu quả hơn, đồng thời cũng nhằm để quan sát xem người tìm việc phản ứng như thế nào trong các tình huống căng thẳng ở giữa tập thể.

Làm thế nào để thành công: Steve Saah nói rằng trước khi bước vào tham gia buổi phỏng vấn dạng này, bạn hãy chắc chắn mình đã có sẵn bài tự giới thiệu bản thân (elevator pitch) thuyết phục. “Cách bạn giới thiệu bản thân và tạo ra ấn tượng sẽ làm nên chuyện. Ít nhất một lần trong buổi phỏng vấn, bạn phải là người đầu tiên đưa ra câu trả lời. Nhưng cũng đừng tạo cảm giác lấn lướt áp đảo tất cả ứng viên khác bằng cách phản hồi trước nhất trong mọi câu hỏi!”

5. Phỏng vấn hội đồng

Là một cách thiết lập khác của phỏng vấn nhóm, phỏng vấn hội đồng (panel interview hoặc board interview) sẽ có nhiều người tham gia phỏng vấn ứng viên để ra quyết định tuyển dụng. Với hình thức này, bạn sẽ đối diện với nhiều phỏng vấn viên đến từ các phòng ban khác nhau để đánh giá những khía cạnh khác nhau về năng lực và phẩm chất của bạn.

Làm thế nào để thành công: Mặc dù có cảm giác lo lắng thế nào, hãy chuẩn bị cho bản thân có cơ hôị thể hiện tốt nhất bằng cách hỏi xem buổi phỏng vấn sẽ tiến hành như thế nào, ai sẽ hỏi trước… Biết được điều này bạn có thể tìm hiểu thông tin (phong cách nhà tuyển dụng, chuyên môn, mối quan tâm…) nhằm có chiến lược đưa ra những phản hồi phù hợp và hiệu quả nhất.

“Với hình thức phỏng vấn hội đồng, duy trì giao tiếp bằng ánh mắt với mỗi người trong khi họ đang nói là cực kỳ quan trọng”, Saah khuyến cáo. “Đây chính là cơ hội để bạn gặp gỡ nhiều người khác nhau cùng một lúc, từ giám đốc điều hành cấp cao cho đến nhân sự lẫn đồng nghiệp tương lai. Ghi nhớ rằng đây là cuộc đối thoại hai chiều, cần chuẩn bị sẵn trong đầu những câu hỏi dành cho giám đốc nhân sự và cả ban phỏng vấn.

Nguồn: CareerBuilder Vietnam
 
×
Quay lại
Top