Bí quyết làm việc với "kẻ thù" công sở

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Bạn nên làm việc với những người không quý mến mình theo cách bình thường nhất có thể và một trong những "chiêu" khả dĩ là chỉ tập trung làm phần việc của mình, việc của họ để tự họ xoay xở, không chen ngang, lấn lướt, hay giả vờ "giúp đỡ".

Tốt nghiệp đại học mới chỉ là sự khởi đầu cho con đường xây dựng sự nghiệp. Bạn sẽ tạm biệt đời sinh viên, bắt đầu tham gia vào môi trường văn phòng, công sở thực sự với những chuỗi ngày công việc ngập đầu. Để tránh khỏi bỡ ngỡ khi bước chân vào môi trường mới đầy phức tạp, bạn cần biết trước những điều sẽ phải đối mặt tại nơi làm việc, trong bất kỳ môi trường nào và cách để đối phó với chúng.

1. Sự chỉ trích

Bất cứ nơi nào, bất kể bạn là ai và bạn luôn cố gắng để trở thành người hoàn hảo, bạn cũng rất khó trách khỏi sự chỉ trích nếu có ai đó cảm thấy không hài lòng về bạn. Bạn làm việc rất chăm chỉ, nỗ lực hết mình nhưng nếu một ai đó ở vị trí cấp cao hơn nói rằng họ chưa ưng ý, bạn nên suy nghĩ theo hướng tích cực vì có thể họ đã đúng và sẽ có chỗ bạn cần sửa chữa, cải thiện. Đừng coi đó là những chỉ trích gay gắt để vùi dập bạn, thay vào đó, hãy coi đó là chuyện bình thường hoặc là động lực thôi thúc mình phát triển tốt hơn.

Tất nhiên, khi nhận được những cử chỉ khó chịu hay thái độ tức giận dành cho mình, bạn dễ bị căng thẳng, chán nản nhưng hãy để tâm trạng ấy trôi đi nhanh chóng, để bắt đầu lại công việc nhanh nhất có thể.

2. Làm việc với "kẻ thù"

Nhiều người nghĩ rằng, khi bắt đầu làm việc tại một công ty mới, bạn sẽ không nhận được thiện cảm từ các đồng nghiệp mới. Đừng quá lo lắng bởi thực tế, môi trường cũ của bạn chắc chắn không phải ai cũng yêu quý bạn. Bạn là người bình thường, có ưu điểm, nhược điểm riêng, không phải là thần tượng trong mắt đồng nghiệp. Tuy nhiên, đây ít nhiều cũng là một thách thức đáng kể ở môi trường mới mà nhiều người vẫn gọi là "kẻ thù" công sở.

Cách tốt nhất là bạn nên học cách để có thể làm việc hiệu quả với những người vì một lý do nào đó cảm thấy không quý mến bạn. Cố gắng đừng tập trung vào những điều họ gây phiền toái cho bạn bởi như thế chỉ khiến bạn khó chịu hơn và rất khó vượt qua. Bạn nên làm việc với họ theo cách bình thường nhất có thể và một trong những "chiêu" khả dĩ nhất là chỉ tập trung làm phần việc của mình, việc của họ để tự bản thân họ xoay xở, không chen ngang, lấn lướt.

3. Đề nghị tăng lương

Hãy cân nhắc thật kỹ khi đưa ra lời đề nghị tăng lương. Nếu chỉ vì thời gian làm việc lâu hay thấy người khác được tăng lương mà bạn cũng muốn đâm ra so sánh thì ý định yêu cầu tăng lương có thể là sai lầm rất nghiêm trọng. Nếu thực sự bạn cảm thấy mình xứng đáng được tăng lương, hãy chuẩn bị lý do để chứng minh với sếp và không ngại khi cho sếp biết giá trị của bạn.

Nên nhớ, chẳng có vị sếp nào lại đồng ý tăng lương chỉ vì nhân viên đề xuất nếu không có những bằng chứng cho thấy sự tiến bộ rõ rệt, những đóng góp đáng kể của bạn cho công ty.

bi-quyet-lam-viec-voi-ke-thu-cong-so.jpg

Ảnh minh họa

4. Chính trị văn phòng

Nếu bạn là nhân viên mới trong văn phòng, sẽ phải mất một ít thời gian để bạn hiểu rõ về từng người và tình trạng nội bộ của cơ quan. Tốt nhất là bạn nên cố gắng đứng ngoài càng nhiều càng tốt những đấu đá nội bộ, không tham gia vào việc làm hại hoặc nói xấu đồng nghiệp. Việc phớt lờ mọi chuyện quả là không hề đơn giản, thậm chí đôi khi bạn còn bị xếp vào danh sách ba phải, không có chính kiến nhưng hay cố gắng dung hòa để là chính mình, làm việc chăm chỉ để các hoạt động đấu đá trong văn phòng không ảnh hưởng đến bạn.

5. Sự kiện đặc biệt của đồng nghiệp

Cho dù mong muốn hay không, khi bạn là thành viên của một tổ chức, hãy tham gia một cách vui vẻ những sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của các đồng nghiệp như sinh nhật, cưới hỏi hay sinh em bé. Bên cạnh đó, việc tham gia những sự kiện bên ngoài công việc cho bạn thêm cơ hội để hiểu hơn về đồng nghiệp và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Đừng tự tách mình khỏi tập thể, để mọi người nhìn nhận bạn như một kẻ thiếu hòa đồng, thiếu sự quan tâm đến mọi người xung quanh. Môi trường công sở là nơi bạn gắn bó 8 tiếng/ngày, được xem như ngôi nhà thứ 2 của mình. Vì vậy, tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp sẽ giúp bạn thoải mái và hoàn thành công việc tốt hơn.

Theo Afamily
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top