Bí kíp 'đánh bại' stress khi nhập học

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Điểm số, việc học hành, tiền bạc và các mối quan hệ tình cảm là những vấn đề lớn nhất gây stress.

Bước vào đại học, một môi trường hoàn toàn mới lạ khiến cho nhiều bạn trẻ đối mặt với stress. Phải tuân theo thời gian biểu mới, chia sẻ phòng ký túc xá với người xa lạ, áp lực cạnh tranh với bạn bè, sống trong ngân sách eo hẹp.... là những nguyên nhân gây căng thẳng thường xuyên cho các tân ét-vê. Cơ hội việc làm mơ hồ, gánh nặng phải trả những khoản vay thời sinh viên cũng dễ khiến bạn đau đầu.

Theo một cuộc thăm dò của Associates Press, 85% sinh viên được khảo sát cho biết họ phải đối mặt với stress hàng ngày. Trong đó, điểm số, việc học hành, tiền bạc và các mối quan hệ tình cảm là những vấn đề lớn nhất. 42% cảm thấy chán nản hoặc tuyệt vọng trong nhiều ngày liền. Kết quả, nhiều bạn phải điều trị chống trầm cảm và lo âu.

stressed-student-1376838867_500x0.jpg

Áp lực học hành, bài vở, thi cử... là nguyên nhân khiến sinh viên dễ stress. Ảnh: case.edu

Một ít căng thẳng sẽ giúp bạn cố gắng làm hết sức mình, trở nên nhạy bén và sắc sảo hơn trong công việc. Nhưng căng thẳng thường xuyên và kéo dài sẽ làm bạn kiệt sức. Chứng mất ngủ kéo dài sẽ làm tổn hại khả năng ghi nhớ và thực hiện các bài kiểm tra. Lo lắng về việc mình có làm tốt hay không cũng có thể làm giảm hoạt động nhận thức.

Đối phó stress, nhiều bạn chọn cách vui chơi với bạn bè, thư giãn trước máy tính hàng giờ liền, ăn thức ăn nhanh hay trốn vài tiết học. Tuy nhiên, những điều này chỉ làm thay đổi cảm giác trong một thời gian ngắn.

Nghiên cứu của Institue of HeartMath khuyên bạn nên đặt bản thân trong sự gắn kết với trái tim - một trạng thái tối ưu khi đầu óc, trái tim và cảm xúc hoạt động đồng bộ và cân bằng, có thể làm giảm stress một cách đáng ngạc nhiên và tránh những tổn thương lâu dài cho cơ thể. Không chỉ có thế, trong sự gắn kết này, vỏ não hoạt động tốt hơn và giúp chúng ta dễ tiếp thu hơn.

Làm sao để "đánh bại" stress?

- Cách dễ nhất và đảm bảo bạn nào cũng làm được là duy trì những thói quen tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những tuần trước kiểm tra. Ăn uống hợp lý, tập thể thao và ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày teen nhé!

- Lên kế hoạch và cố gắng thực hiện việc học theo đúng kế hoạch cũng là một cách stress không "gõ cửa" nhà bạn.

6-1374725757-500x0-1376884342_500x0.jpg

Kích hoạt những cảm xúc tích cực sẽ giúp bạn tạm biệt stress trong thời gian ngắn. Ảnh minh họa

- Xem lại sổ ghi chép trước khi thi để đảm bảo không bỏ sót việc quan trọng nào.

- Thực hiện kỹ thuật “Quick Coherence” (Gắn kết nhanh) nhiều lần mỗi ngày để trút bỏ cảm giác căng thẳng trong một vài phút.

Giữ cơ thể trong trạng thái thoải mái, chuyển tập trung chú ý vào bên trong lồng ngực, tưởng tượng luồng khí hít vào sẽ đi đến trái tim của mình. Hít vào chậm, sâu trong 5 giây và thở ra trong 5 giây.

Kích hoạt những cảm giác tích cực, chẳng hạn như sự biết ơn, quan tâm hay yêu thương dành cho một người hay vật đặc biệt. Chơi đùa, cười thả ga bên chú cún cưng sẽ giúp bạn giảm căng thẳng đáng kể.

Học cách giảm căng thẳng ngay từ lúc này, bạn sẽ tràn đầy năng lượng để tiếp tục học tập và dễ dàng kiểm soát những căng thẳng lớn hơn trong tương lai.

Theo Ione
 
×
Quay lại
Top