Bi kịch của một gia đình (mong nhận được nhiều góp ý của các bạn)

doanlambinh

Thành viên
Tham gia
30/12/2011
Bài viết
1
ChươngI: Ký ức gia đình
Sáng sớm tại một nghĩatrang ở ngoại ô thành phố, một người lao công thấy một người đàn ông cao vớithân hình khá gầy, tóc cũng đã điểm bach, mặc áo khoác đen bên cạnh là một chiếccặp sách nhỏ màu đên, loại dùng cho những người làm việc cho văn phòng đang nằmcạnh 1 ngôi mộ của một người đàn ông nào đó. Ông tiếng lại gần đánh thức:
- Ông gì ơi – ông layvà gọi hai lần
Người đần ông mặc áokhoác đen tỉnh dậy với tinh thần điềm tĩnh ánh mắt hoe đỏ, mũi sụt sịt giốngnhư người bị cảm cúm, hoặc giống như người đã khóc rất lâu do trải qua một nỗibuồn nào đó rất lớn
-Mấy giờ rồi thưa ông-Ông nói
-Mới 6h sáng thôi, ônglàm gì mà lại ngủ lại ngoài này?- người lao công hỏi lại với thái độ ngạc nhiên
Người đàn ông không nóigì, đứng dậy chỉnh lại quần áo ra về, trước khi về ông cũng không quên cảm ơnngười lao công già tốt bụng đã đánh thức ông và chúc ông ta một buổi sáng tốtlành. Lúc này ông có vẻ tươi tỉnh hơn, và dường như trông ông tỉnh táo hơn lúcmới tỉnh dậy. Người lao công nhìn người đàn ông đó ra về trong ánh mắt ngạcnhiên mà không hiểu đã xảy ra chuyện gì. Còn với người đàn ông bí ẩn kia, có lẽông vừa trút được một gánh nặng tinh thần nào đó rất lớn.
Khi ra khỏi nghĩa trangông bước lên một xe bus gần đó vào trung tâm thành phố. Sáng sớm hôm nay trờise lanh, những cơn gió thổi nhẹ qua những tán cây làm rung lên những tiếng xìxào cũng đủ để báo hiệu là mùa đông đang tới. Trên xe cũng chỉ có một vài người,có lẽ bây giờ còn quá sớm, hoặc cũng có thể hôm nay là chủ nhật không có nhiềungười phải đi làm. Phía cuối xe có mấy người phụ nữ đang trò chuyện rôm rả về mộtchương trình ti vi tối qua, họ bàn về cô ca sĩ này, anh người mẫu nọ. Còn ngườiphụ xe thì ngồi trên hàng ghế đầu, gác trên lên thanh chắn phía trên, mắt nhắmlại như cố ngủ trong một ngày mà mọi người đều được nghỉ làm Mỗi người đều chúý riêng vào việc của mình còn người đàn ông bí ẩn nọ ngồi yên trên ghế, để cặptrên đùi, chân khẽ rung rung, mắt ông nhìn vào một điểm vô định nào đó ngoàikia. Trong ông đang nhớ lại những kỷ niệm xưa cũ, cái thời mà xã hội Việt Namcòn trong thời kỳ bao cấp nhớ tới cái ngày mà ông còn là một đứa trẻ đi học đượcmẹ chờ đi bằng cái xe đạp cũ nát, hồi đó ông như bao đứa trẻ khác …
Tại một khu chung cư ởngoại ô Hà Nội, một khu dân cư dành cho những gia định có người làm cho Nhà nước,họ ở đây là do Nhà nước cấp từ thời bao cấp. Để có được một suất nhà như thếnày thời ấy là quý lắm, phải có ai làm trong nhà nước mà phải có chức vụ mộtchút mới được cấp phát. Nhà ông ở trên tầng bảy của tòa nhà, hồi đó không giốngnhư bây giờ, mọi người thích ở thấp để tiện buôn bán, nhưng với nhà ông ở trêntầng bảy thế là cũng được rồi. Nhà ông bố mẹ đều là công nhân viên chức Nhà nước,cũng không phải có chức vụ quá to gì, nhưng nhà này do bố mẹ của bố ông để lại.Căn nhà hơi cũ một chút, hồi đó làm gì mà có sơn tường như vây giờ, trên tườngvôi ve cũng đã nhạt màu dần, trần nhà thì cũng có vài chỗ nứt, nhưng nhìn chungnhà vẫn còn tốt lắm. Nhà ông có bốn người, bố mẹ, ông và một anh hơn ông hai tuổi,bố mẹ ông là người gốc Tuyên Quang công tác tại một xí nghiệp nhà nước cũng khágần nhà cách có hơn ba km một chút, trường học của ông và em gái trên đường đilàm của bố mẹ nên sáng sớm nào cũng được bố mẹ đưa đi đón về, hai anh em ông trạctuổi nhau nên chơi với nhau nhiều lúc cũng chành chọe nhau lắm, nhưng được cáicả hai anh em sống rất tình cảm, ông nhớ rằng hồi đó ai mà bắt nạt ông thì anhtrai ông cũng chẳng để yên cho mấy đứa kia. Dù vậy trong hai anh em, thì anhtrai ông là người điềm tĩnh hơn, ông có lẽ là con út được chiều quen nên nhiềukhi hay bắt nạt anh trai ông lắm.
Trong khu dân cư giađình của ông cũng giống như bao gia đinh khác, bố mẹ làm trong Nhà nước, thu nhậpkhông cao nhưng được cái ổn đinh, nhà hai con. Với ông thời gian đầu của tuổi thơông khá là yên ả, ngoài một vài lần bị bố đánh di kiểm kém ra thì ông thấy tuổithơ mình đẹp lắm.
ChươngII: Sóng gió ập tới
Có lẽ tuổi thơ của ôngcủa ông sẽ trôi qua như bao đứa trẻ khác nếu như không có những ngày tháng đó,cái ngày tháng ông cảm thấy gia đình nhà mình không hề bình thường một chútnào.
Bố ông là người đàn ônghiền lành, vui tính thích giúp đỡ người ngoài và được cái ai cũng quý tính bốông, nhưng các cụ có câu “Người hiền lành thì hay cục tính”, kể ra cũng đúng bốông cũng nghiêm lắm, có lần ông bị điểm kém không nói với bố là bị phạt ngay, bốđưa học đến trường còn vứt cặp xuống đất mà đi ngay, nhớ lại hồi đó ông thấy bốmình nghiệm thật. Mẹ ông là người phụ nữ hiền lành, là người quê ở Tuyên Quang,“Trai Thái, gái Tuyên” mẹ ông hồi đó xinh lắm ở nhà mẹ ông được nhiều trai làngtheo đuổi nhưng chẳng hiểu sao lại chọn bố ông, về sau nghe mẹ kể mẹ chọn bốông là do thấy ông hiền lành, cũng chăm chỉ làm ăn, hơn nữa ông bà ngoại của mẹcũng chọn gia đình nhà bố ông do thấy gia định cũng thuốc lại khá giả, có nhà củaviệc làm trên Hà Nội. Từ hôm cưới nhau, gia đình bố ông chuyển mẹ ông lên Hà Nộilàm việc, âu cũng là để cho “gần vợ gần chồng” và cũng là để thêm thu nhập vềsau.
Hồi còn bé, có lẽ ôngkhông cảm nhận được sự vất vả của bố mẹ ông khi cố gắng làm lụng vất vả, cố gắngđể có đủ tiền mua một căn nhà ở riêng, mua cái xe máy chở các con đi học. Hồiđó ông còn vô tư lắm, mà trẻ con thì có đứa nào là không vô tư đâu. Lúc đótrong gia đình ông không lúc nào là không vui vẻ, vì còn bé đôi khi cả hai anhem chạy vào phòng bố mẹ ngủ cùng. Ôi bây giờ sao ông thèm cái cảm giác đó thế,được nằm trọn trong vòng tay bố, áp mặt vào trong lòng mẹ, cái cảm giác ấm ấmphả ra từ hơi ấm của mẹ, cái cảm giác an toàn từ bàn tay rắn chắc của bố đến bâygiờ ông vẫn không quên được. Cái cảm giác đó như càng quý báu hơn với một ngườigần năm mươi tuổi như ông.
Tuy nhiên hồi đó bố mẹông cũng hay cãi nhau lắm, ông không còn nhớ nổi bố mẹ ông cãi nhau bao nhiều lần,cãi nhau trong bao lâu, nhưng ông nhớ chính xác bố mẹ ông cãi nhau vì cái gì vàhai anh em ông đã nhìn thấy họ cãi nhau ra làm sao. Bố ông tính tình với ngườingoài thì hiền lành thật đó, nhiệt tình thật đó nhưng sao với gia đình bố ôngnóng tính lắm, gia trưởng lắm.Ông biết cha ông rất yêu vợ yêu con nhưng ông vẫnphải thừa nhận điều đó. Nghĩ đến đó ông thấy ông trời sao mà buồn cười, sao lạicho con người ta cái tính cách nửa vời như vậy. Bố ông là người tốt sao không đểcho ông ấy là người tốt với tất cả mọi người kể cả với những người trong giađình đi. Đời thật đúng là chẳng ai hoàn hảo cả.
Trong tâm trí của ông,hầu hết những lần cãi nhau của bố mẹ ông đều xuất phát từ phía bố ông, bởi mẹông hiền lắm nhẫn nhin lắm, có bao giờ sinh chuyện với ai đâu, với con cái thìluôn chăm sóc cẩn thận, với gia đình nhà chồng mẹ ông luôn ăn ở làm sao cho vừalòng mọi người, vì mẹ ông cũng biết nếu không có gia đình nhà chồng thì chắcmình cũng không được như ngày hôm nay, và cũng vì một điều là bà yêu chồng hếtmực. Tuy nhiên bố ông lại không biết điều đó thì phải, lúc vui vẻ thì không saonhưng lúc tức giận bố ông không tôn trọng vợ mình, hay tức giận vô cớ. Đó cũngcó thể là cái tính nóng nảy bốc đồng của tuổi trẻ, vì bố mẹ ông cưới nhau khá sớm,mẹ ông cưới bó ông lúc bà mười tám tuổi, và có anh trai ông lúc hai mốt tuổi.Những lần cãi nhau vô cớ như vậy, bố ông không giống như những gì người ngoàihay nhìn thấy, ôn không còn là một người đàn ông hiền lành nữa, không giống nhưnhững người được được xuất thân từ gia đình gia giáo, ông chủi tục rất nhiều. Đặcbiệt khi ông uống rượu vào, ông càng ghê ghớm hơn, ông chửi mẹ ông nhiều câu thậmtệ, chẳng thiếu thứ gì trên đời, hết chửi mẹ ông, rồi lại đến họ nhà vợ mình,có khi ông còn đập phá các thứ để hả giận. Mẹ ông thì cũng chỉ biết chịu đựng,hai anh em ông thì còn quá nhỏ để hiểu ra mọi điều, nhưng hai anh em ông biết rằngkhi một người đàn ông say rượu thì kinh khủng như thế nào. Giờ đây khi ông nhớlại, ông thấy bố mình giống nhu những bệnh nhân tâm thần vậy, quần áo xộc xệch,đầu tóc bù xù, đặc biết là đôi mắt của bố ông lúc say, nó như mất hết tình cảmcủa một người cha, người chồng trong gia đình mà thay vào đó là đôi mắt giống mộtcon thú đang tru lên những hồi dài và tức giận như đang chuẩn bị giao chiến.
Đang tiếp tục mạch suynghĩ thì xe bus cũng đã đến trung tâm Hà Nội, xe dừng ở trước của vào Bưu điệnBồ Hồ, người phụ lái giục mọi người trên xe xuống vì đã đến bến cuối. Nhanh thật! Vì mải suy tưởng về quá khứ mà ông chẳng nhận ra là trên xe giờ đây cũng đãcó thêm vài người mới, mấy người đàn bà khi nãy đã xuống từ lúc nào không hay,chỉ có ông và hai đứa bé học sinh cấp hai hay cấp ba gì đó, còn có cả một bà mẹdắt theo tay là hai đứa trẻ con tầm khoảng 7-8 tuổi gì đó. “Chắc hôm nay chủ nhậtdẫn mấy đứa con đi chơi Hồ Gươm đây ”- ông thầm nghĩ như vậy. Khi đã xuống xeông nhìn lại cái xe mình đi, đây là xe bus 09, xe đi đến tận Bờ Hồ, vẫn cái xeđó ông nhớ lại rằng hồi xưa ông hay đòi mẹ đèo đi ăn kem Tràng Tiền ở đây. Ôngrút điện thoại ra xem giờ, lúc đó mới có tám giờ, thấy sớm ông quyết định đi dạomột vòng hồ dù sao cũng lâu lắm rồi ông mới có cảm giác về một buổi sáng thưthái thế này.
Sáng chủ nhật đường phốvắng vẻ hơn, chủ yếu là những gia đình hay các đôi nam nữ đi chơi vào ngày chủnhật, trên bờ vẫn có nhiều người dân tập thể dục, đâu đó là vài đoàn khách du lịchhay mấy ông bà tây ba lô đang chậm rãi bước đi ngắm nhìn cái nơi có lẽ là đẹpvà trong lành nhất Hà Nội này. Với ông, Bờ Hồ bây giờ không khác xưa là mấy, cóchăng bây giờ có nhiều nhà cao tầng mọc lên hơn ngày xưa, bây giờ khách tâycũng nhiều hơn thời ông còn nhỏ. Ông nhìn mọi thứ xung quanh, và khẽ mỉm cười,cái cười của ông hôm nay khác hơn so với mọi người. Bình thường ông thoải mái lắm,to lắm, hiếm khi có ai thấy ông cười mỉm bao giờ. Ấy vậy mà giờ đây nụ cười củaông chỉ đơn giản là một cái nhếch môi thật nhẹ, nhẹ đến nỗi khi nói chuyện chắcchẳng ai biết ông đang cười cả. Nhưng ông đang cười vì ông đang vui, cái niềmvui đó cũng bé nhỏ và mờ nhạt như nụ cười của ông vậy. Nhìn ngắm Tháp Rùa, ônglại ngồi lật lại từng trang ký ức, chậm rãi nhớ lại cái chủ nhật đó.
Năm đó chắc ông mới khoảngbốn hay năm tuổi thì phải, đó là lần đầu tiên ông được bố mẹ dẫn đi chơi ở Bờ Hồ,hôm đó cả hai anh em đều được bố mẹ đưa đi. Ông vui lắm, cái niềm vui đó khiếnông mất ngủ từ tối hôm trước, ông nằm mà sao cứ nghĩ mãi về buổi đi chơi hômsau. Hồi đó, phương tiện chủ yếu là xe đạp, chứ không phải là ô tô hay xe máybây giờ, nên từ nhà ông mà đi đến nơi chắc cũng phải mất tới hơn một giờ đồng hồ.Nhưng ông cũng chẳng hay để ý đến điều đó, ông ngồi xe đạp và vô tư nhìn ngắmphố phường xung quanh. Trong mắt một đứa trẻ, được bố mẹ chờ đi chơi, được ngắmđường phố xung quanh là cái cảm giác thật tuyệt. Đến nơi, hai anh em ông được bốmẹ cho đi dạo cả một vòng bờ hồ, được chụp ảnh trước Nhà hát lớn, được mua chomỗi người một cái kem ốc quế, chắc đó là cảm giác ông chẳng bao giờ quên cả.Ông quên làm sao được cái cảm giác của cây kem mát lanh với vị dịu ngọt tan chảytrên đầu lưỡi, xuống dưới cổ họng giống như một thìa sữa ngọt và mát đánh thứccác vị giác của một đứa trẻ mà sau gần năm mươi năm sau ông vẫn còn nhớ. Ông vừanghĩ vừa cười một mình, cười cái thời ngày xưa sao mà trẻ con thế, sao mà vô tưthế, hồi đó ông còn quá nhỏ để để ý đến cảm giác của người lớn. Ông nhớ lại hồiđó kem ngon lắm, mà hồi đó chưa bị cấm bán hàng rong như bây giờ nên nhiều đồăn vặt lắm, nào ô mai, bánh giò, bắp ngô rang, mà trẻ con thì có đứa nào màkhông thích ăn vặt đâu, ăn xong cái kem Tràng Tiền thấy hàng ô mai ngon ôngcũng nằng nặc đòi mua cho bằng được, mẹ ông thấy vậy liền quát:
- “An, không được hư, tối về còn ăn cơm”
- “Nhưng con muốn ăn cái này cơ”- ông vừanói vừa làm mặt dỗi, vừa nói vừa chỉ tay vào đống ô mai của bà bán hàng
Mặc cho mẹ ông nói thếnào ông cũng không nghe, cứ đòi nằng nặc mua cho bằng được, anh trai ông có lẽdo lớn hơn nên cũng không nói gì, nhưng có lẽ anh trai ông cũng muốn ăn lắm,cái đống ô mai chua chua cay cay, với mày sắc đẹp thế kia đứa trẻ nào mà khôngthích cơ chứ
- “Thôi, mua cho chúng nó, đâu phải ngàynào cũng đi chơi thế này đâu”- bố ông nói vơi mẹ ông như vậy
Đến bây giờ, khi đã gầnnăm mươi tuổi, có gia đình, công ăn việc làm ổn định và hai đứa con gái, ông vẫncòn nhớ đến cái cảm giác sung sướng như thế nào khi nghe thấy bố mình nói câuđó. Ông như nhảy cẫng lên vì sung sướng, nắm chặt tay mẹ, bảo mẹ chọn cái nàycái nọ. Ông nào đâu biết để có lần đi chơi đó, bố mẹ ông cũng phải đem theo sốtiền ít ỏi dành dụm được còn thừa từtháng trước để đưa hai anh em ông đi chơi, thấy mấy đứa trẻ bên nhà hàng xóm đichơi ông cũng muốn đi lắm, lúc nào về cũng đòi bố mẹ cho đi bằng được, bố mẹông thấy vây cũng chẹp cái miệng bớt cái ăn đi để có chút tiền đưa mấy đứa béđi chơi, nhà không khá giả gì nhưng cũng muốn cho con mình không hơn nhưng cũngbằng con nhà người khác. Hôm đó đi chơi thấy hai đứa con mình vui, chắc bố ôngvui lắm, móc trong túi ra còn vẻn vẹn mấy đồng tiền lẻ nhăn nheo và mua cho haianh em ông một túi ô mai không hẳn là quá to nhưng cũng đủ để lấp đầy cái lòngthích thú của con trẻ. Hai anh em ông vừa đi vừa ăn với niềm thích thú khôn tả.
Ông ngồi yên lặng trênghế đá, nghĩ tới cái ngày xưa sao mà bố mình nghiêm thế, nhớ tới hình ảnh ôngsay rượu khác hẳn với cái hình ảnh ông mặc bộ đồ lao động đã bạc màu, chắt chiutừng đồng tiền nhỏ để có ngày chủ nhật đưa gia đình đi chơi. Ông nhớ tới mỗi lầnđi chơi, ông nằng nặc đòi mua thứ này thứ nọ, mẹ ông bao giờ cũng là ngườikhông cho mua, nhưng sau cùng bố ông vẫn mua và với một câu quen thuôc “Chả mấykhi thế này”. Đúng là đến tận bây giờ ông mới hiểu thế nào là tấm lòng ngườilàm bố làm mẹ. Ông nhớ hồi xưa ông vô tâm lắm, bao giờ cũng muốn những phần thứcăn ngon nhất, bao giờ cũng muốn bữa ăn phải có thịt nhưng lại đâu có biết rằngbố mẹ cũng muốn thế lắm, nhưng đâu có đủ tiền để mua những thứ đó. Có lần khiđi trên đường, thấy hàng bóng bay đẹp, bố ông mua cho ông một quả, nào ngờ vềnhà ông lại đem đập vỡ quả bóng đó, ông nhận được một cái tát thật mạnh của bốông vào má. Bố ông quay đi và không nói một lời nào, ông chỉ đứng đó và khóc,ông khóc vì quả bóng đó không đẹp như mấy đứa nhà hàng xóng, nó không bay được,và ông muốn một quả khác. Nhưng ông đâu có nghĩ rằng bố ông mua quả bóng đó saukhi nhìn thấy ông phải làm ngựa cho mấy đứa khác cưỡi lên trong trò đánh trận đểđược cầm và chơi quả bóng bay đó. Chắc hẳn bố ông đau lòng lắm khi thấy conmình phải làm như vậy, và ong quyết định phải mua cho con mình một quả bóng đểnó không phải làm ngựa cho những đứa khác cưỡi nữa. Nhưng ông đâu có biết đượcnhư thế, vì có ai nói cho ông biết đâu, mà có aoong bố nào lại nói những thứ đócho đứa con của mình cơ chứ, có ông bố bà mẹ nào muốn con trả ơn vì đã mua đồchơi cho nó. Nghĩ đến đây nước mắt ông trào ra, ông khóc mà chẳng thể nào kiềmchế lại được. Người qua đường thì ngạc nhiên nhìn một ông già ngồi khóc mộtmình. Nhưng ông vẫn cứ khóc, nước mắt ông cứ tự trào ra mà không sao dừng lạiđược. Ông không khóc quá to hay quá thảm thiết nhưng ông khóc giống như một đứatrẻ, hai đôi bàn tay ông đưa lên xóa những dòng nước mắt nhạt nhòa trên má,nhưng càng cố lau nước mắt ông càng nhiểu thêm. Cảm xúc đến với ông như một cơnlũ quét vậy, nó đến mang theo một sức mạnh có thể cuốn phăng mọi vật cản, mọi cái ánh nhìn hiếukì của người đi đường dành cho ông, nhưng nó cũng dễ kết thúc.
Ông thôi khóc sau đó mộtlúc, ông lấy khăn tay lau nước mắt nước mũi của mình, ông chỉnh lại đầu tóc chogọn gàng, Ông ngồi đó, tiếp tục nhìn về một khoảng không xác định phía trước.Lúc này ông chẳng nghĩ gì cả, ông để cho đầu óc mình thảnh thơi một lúc giốngnhư mọi người thường dọn dẹp sau cơn lũ.
Tobe continue…

 
×
Quay lại
Top