Bệnh viêm họng hạt ở trẻ

minhhuyen1011

Banned
Tham gia
22/3/2017
Bài viết
0
Thời điểm giao mùa là lúc bệnh viêm họng hạt ở trẻ em bùng phát. Đây là căn bệnh mãn tính mặc dù không quá nguy hiểm nhưng khó điều trị. Vì vậy, cha mẹ cần có sự hiểu biết về bệnh này để chăm sóc sức khỏe con yêu được tốt hơn.

Bệnh viêm họng hạt là gì?


Viêm họng hạt là cách gọi cho các trường hợp bị viêm họng mãn tính. Thực chất viêm họng hạt không phải là tên bệnh mà là một triệu chứng thực thể được nhìn thấy trên niêm mạc họng của bệnh viêm họng mạn tính.

Theo đó, người bị viêm họng hạt sẽ cảm thấy đau họng, khi nuốt sẽ cảm thấy vướng và ngứa họng. Nếu khám sẽ thấy những hạt đỏ to nhỏ không đều, dầy nổi lên trên bề mặt niêm mạc thành sau họng.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng hạt ở trẻ em

viem-hong-hat.jpg

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm họng hạt ở trẻ em. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

– Trẻ bị viêm nhiễm mạn tính các cơ quan lân cận vùng họng như viêm mũi, viêm xoang.

– Trẻ bị nhiễm các virus, vi khuẩn gây bệnh như nhóm vi khuẩn Hemophilus Influenzae, liên cầu khuẩn Beta nhóm A, phế cầu,… Hoặc trẻ bị nhiễm các loại vi khuẩn sống và ẩn nấp trong không khí.

– Trẻ dị ứng với môi trường ô nhiễm và thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, hít phải khói thuốc lá hoặc khí thải tại các khu công nghiệp,…

Triệu chứng bệnh viêm hong hạt ở trẻ em

Viêm họng hạt là một hiện tượng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đối với trẻ em, bệnh sẽ có một số biểu hiện sau đây:

viem-hong-hat-2.jpg

– Phía sau thành họng của trẻ có thể nhìn thấy bằng mắt thường các hạt lớn nhỏ với kích thước như đầu định ghim hoặc là hạt ngô, nối liền nhau bằng những dây máu đỏ.

– Trẻ thường xuyên cảm thấy ngứa và vướng víu trong họng, chỉ cần ho nhẹ là hết.

– Trẻ bị ho khan và không kèm đờm. Cơn ho có thể dài hoặc ngắn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ.

– Một số trẻ có thể cảm thấy cổ họng bị khô và đau rát.

Cách phòng chống viêm họng hạt cho trẻ

Để phòng tránh hiện tượng viêm họng hạt ở trẻ, phụ huynh cần tạo cho con thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày. Đồng thời luôn giữ nhà cửa sạch sẽ và vệ sinh đồ dùng, đồ chơi trẻ em để hạn chế vi khuẩn.

Cần hạn chế cho con đến những khu vực có nhiều khói bụi, khói thuốc và chất độc hại, giữ trẻ tránh các nguồn bệnh và ổ dịch để hạn chế lây nhiễm.

Cha mẹ cũng cần vệ sinh mũi họng thường xuyên cho trẻ bằng nước muối sinh lý, đặc biệt vào những lúc thời tiết thay đổi.

viem-hong-hat-3.jpg

Vào mùa đông, phụ huynh cần lưu ý cho con mặc ấm cả khi ở nhà lẫn ra ngoài, mùa hè cần mặc thoáng mát, sạch sẽ. Nếu con vận động và ra nhiều mồ hôi thì cần lau khô kịp thời.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể giữ cổ họng cho con bằng cách hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ăn lạnh và có vị cay, nóng. Cho con ăn uống đầy đủ chất để tăng cường thể lực và sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, cha mẹ cần nhớ luôn đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài để giúp con hạn chế được nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Cách điều trị viêm họng hạt cho trẻ

Để điều trị viêm họng hạt cho bé, trước hết cần loại bỏ hết các ổ vi khuẩn xung quanh, chữa dứt điểm nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng hạt như viêm phế quản, viêm amidan, viêm mũi… Phụ huynh có thể chữa viêm họng hạt cho bé bằng những cách sau:

  • – Sử dụng các bài thuốc dân gian như chanh đào, mật ong, trà gừng mật ong, lá diếp cá… để chữa viêm họng hạt cho bé.
  • – Sử dụng các loại thuốc long đờm, kháng sinh tiêu viêm để chữa viêm họng hạt cho con. Tuy nhiên, với cách này phụ huynh cần cho con dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • – Ngoài ra, tùy vào độ tuổi của bé, cha mẹ cũng có thể cho con đốt, nạo VA để chữa viêm họng hạt.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh viêm họng hạt ở trẻ, có thể giúp phụ huynh hiểu thêm về căn bệnh này để có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con yêu được tốt nhất.
 
×
Quay lại
Top