Bệnh giang mai bẩm sinh và những điều cần biết

mailong90

Banned
Tham gia
4/10/2014
Bài viết
0
Người mẹ mắc bệnh giang mai nếu không điều trị thì khi mang thai và sinh con đứa trẻ sẽ bị lây nhiễm giang mai từ mẹ sang, hiện tượng này gọi là giang mai bẩm sinh.

Một số tổn thương trẻ có thể gặp phải khi bị giang mai bẩm sinh như trán dô, mũi tẹt hình yên ngựa, xương chày lưỡi kiếm; có dấu hiệu tam chứng Hutchison, gồm răng Hutchison, điếc nhất thời và lác quy tụ.

Phát hiện người mẹ mắc bệnh giang mai

Việc khám cho người mẹ để phát hiện bệnh giang mai trong 18 tuần đầu tiên của thời kỳ thái nghén rất quan trọng để chữa trị kịp thời cho người mẹ và phòng tránh trẻ sinh ra đời bị bệnh giang mai bẩm sinh. Theo các nhà khoa học, tình trạng nhiễm xoắn khuẩn giang mai ở người mẹ càng gần ngày sinh đẻ bao nhiêu thì nguy cơ gây bệnh cho đứa con càng lớn bấy nhiêu và hậu quả lại càng trầm trọng thêm. Vì vậy trong thực tế thường thấy, phần lớn các người mẹ mang thai bị giang mai thời kỳ thứ nhất và thứ hai đều sinh ra những đứa trẻ bị bệnh giang mai bẩm sinh, nhiều trẻ chết khi vừa mới chào đời hoặc ít lâu sau đó. Trái lại, những đứa trẻ là con của các bà mẹ mắc bệnh giang mai đã chuyển sang thời kỳ giang mai kín có thể không bị bệnh giang mai bẩm sinh hoặc bị một thể bệnh giang mai riêng nhẹ hơn và không có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng trước mắt.

>>> Xem thêm: phòng khám thanh trì hà nội

Điều trị và phòng bệnh giang mai bẩm sinh

Điều trị bệnh giang mai bẩm sinh chủ yếu là sử dụng loại kháng sinh penicilline. Theo các nhà khoa học, trẻ em thường ít dung nạp procaine nhất là trẻ dưới 30 tháng tuổi, vì vậy không nên dùng loại penicilline procaine. Đối với giang mai bẩm sinh sớm ghi nhận ở trẻ từ 2 tuổi trở xuống, nếu xét nghiệm dịch não tủy bình thường sử dụng benzathine penicilline G với liều lượng 50.000 đơn vị/kg trọng lượng cơ thể, tiêm bắp thịt liều duy nhất; nếu xét nghiệm dịch não tủy bất thường sử dụng benzyl penicilline G với liều lượng 50.000 đơn vị/kg trọng lượng cơ thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp thịt 2 lần mỗi ngày và dùng trong 10 ngày. Đối với giang mai bẩm sinh muộn ghi nhận ở trẻ trên 2 tuổi sử dụng benzyl penicilline G với liều lượng từ 20.000 đến 30.000 đơn vị/kg trọng lượng cơ thể, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp thịt chia 2 lần mỗi ngày, dùng trong 14 ngày. Nếu gặp trường hợp dị ứng với thuốc penicilline, có thể sử dụng thuốc erythromycine với liều lượng từ 7,5 - 12,5 mg/kg trọng lượng cơ thể uống 4 lần mỗi ngày, dùng trong 30 ngày. Xác định điều trị có hiệu quả khi định lượng hiệu giá kháng thể sau điều trị giảm xuống. Việc xét nghiệm RPR (rapid plassma reagin) là xét nghiệm sàng lọc kháng thể trong máu thường được áp dụng cho các trường hợp mắc bệnh giang mai do lây nhiễm qua đường t.ình d.ục thực hiện lại nên được tiến hành vào tháng thứ 3, thứ 6 và thứ 12 sau khi hoàn thành việc điều trị.
 
×
Quay lại
Top