Bát nháo liên kết đào tạo

thoconxinh138

Thành viên
Tham gia
26/8/2014
Bài viết
12
Dù Bộ GD-ĐT đã có công văn chấn chỉnh hoạt động liên thông, liên kết đào tạo nhưng đến nay tình trạng này vẫn không được khắc phục thậm chí còn bát nháo hơn. Có địa phương từ trường trung cấp (TC) đến trường cao đẳng(CĐ) bỏ luôn nhiệm vụ đào tạo để thực hiện việc liên kết ngoài luồng theo sự chỉ đạo của tỉnh để tìm nguồn thu.

Báo động!

Mới đây, trước tình hình đào tạo liên thông, liên kết quá rầm rộ của tỉnh nhà, Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước đã thành lập Đoàn thanh tra công tác tuyển sinh ĐH, CĐ trên toàn tỉnh. Kết quả thật bất ngờ, từ trường CĐ cho tới trường TC, trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) tỉnh đều “ôm” liên kết đào tạo với hàng loạt trường ĐH từ Bắc vào Nam như Trường ĐH Công đoàn, Trường ĐH Tây Nguyên, Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM, Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Sư phạm TPHCM…

Trường ĐH Tôn Đức Thắng liên kết với Trường TC Kinh tế - Kỹ thuật Bình Phước đào tạo ĐH liên thông từ TC lên ĐH ngành Kế toán - Tài chính (70 sinh viên). Trường TC này còn liên kết đào tạo với Trường ĐH Sài Gòn hệ vừa làm vừa học (VLVH): ngành luật (112 sinh viên); ngành kế toán (50 sinh viên). Chỉ bằng việc liên kết đào tạo mà Trường TC Kinh tế - Kỹ thuật có tổng thu học phí từ năm 2011-2013 đến gần 13 tỷ đồng. Trong đó, trích lại cho trường này là hơn 3,8 tỷ đồng. TTGDTX tỉnh liên kết đào tạo ngành luật với Trường ĐH Đà Lạt 120 sinh viên. Tổng thu học phí của đơn vị này từ năm 2011 đến tháng 3-2014 là hơn 16 tỷ đồng. Thực tế, đơn vị này được giữ lại hơn 3,4 tỷ đồng.

Đáng nói nhất là Trường CĐ Sư phạm Bình Phước đã “bắt tay” liên kết với hàng loạt trường ĐH tên tuổi tại TPHCM. Trong thời gian từ năm 2011 đến nay đơn vị này đã liên kết đào tạo đến 683 sinh viên các ngành sư phạm, kế toán và ngành luật của các trường ĐH Sài Gòn, ĐH Tây Nguyên, ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Công đoàn.

Tại Trường CĐ Công nghiệp Cao su, từ năm 2011 đến tháng 3-2014 liên kết tuyển sinh và đào tạo 994 sinh viên với học phí thu được đến hơn 16,2 tỷ đồng và trường được giữ lại hơn 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, một số đơn vị còn tuyển sinh, đào tạo trước rồi xin giấy phép sau như: Trường ĐH Kinh tế TPHCM tuyển sinh ngành Kế toán 122 sinh viên; Trường ĐH Tây Nguyên tuyển 80 chỉ tiêu ngành quản lý đất đai.

Lập lờ thông tin

Theo xác minh của chúng tôi, thực tế nhiều trường ĐH liên kết đào tạo hệ vừa học vừa làm với các cơ sở tại Bình Phước chỉ cần có “công văn thuận chủ trương cho liên kết đào tạo” là ồ ạt tuyển sinh ngay. Trong khi đó, tại điều 2 (điều kiện để được tuyển sinh hình thức VLVH) đối với các lớp đặt tại địa phương yêu cầu phải “có văn bản giao nhiệm vụ đặt lớp tại địa phương của Bộ GD-ĐT”.

Ngoài việc tuyển sinh theo kiểu bất chấp quy định, nhiều trường còn mạnh dạn tuyển đại, tuyển bừa rồi sau đó chỉ cần được UBND tỉnh ra công văn chấp thuận, phê duyệt chỉ tiêu là xong. Tại tỉnh Bình Phước, rất nhiều ngành liên kết không có trong công văn của tỉnh nhưng vẫn cứ tuyển như ngành kế toán, quản lý đất đai rồi sau đó xin giấy phép sau.

images525748_1c.jpg

Mặc dù Bộ GD-ĐT không duyệt, nhưng Trường Đại học Đông Ávẫn rầm rộ tuyển sinh liên thông tại Gia Lai.

images525746_1b.jpg





images525744_1d.jpg



Tại Gia Lai, Trường ĐH Đông Á (Đà Nẵng) dù chưa được thành lập phân hiệu nhưng vẫn xưng danh là Cơ sở đào tạo Trường ĐH Đông Á tại Gia Lai, tuyển sinh liên thông từ năm 2013 cho đến nay với hàng loạt ngành như: công nghệ thông tin, kế toán, quản trị kinh doanh, quản trị văn phòng, công nghệ kỹ thuật xây dựng, công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, điều dưỡng. Trong khi đó, theo Quyết định 58 (Điều lệ trường ĐH), Phân hiệu trường ĐH do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ra quyết định thành lập mới có chức năng đào tạo.

Ông Lữ Đình Dưỡng, Phó trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Giáo dục thường xuyên Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai cho biết: “Vừa rồi chúng tôi yêu cầu phía trường cung cấp các giấy phép của các cơ quan chức năng và quyết định cho phép thành lập phân hiệu nhưng đến nay vẫn chưa có. Theo tôi biết, hiện nay mới có công văn của UBND tỉnh Gia Lai và của Ban chỉ đạo Tây Nguyên gửi cho Bộ GD-ĐT thôi”. Ông Dưỡng xác nhận, cơ sở này đã tuyển sinh từ năm 2013 và được khoảng vài chục sinh viên, năm nay mới bắt đầu tuyển sinh nhiều.

Trao đổi về vấn đề tuyển sinh của phân hiệu của trường tại Gia Lai, TS Nguyễn Thị Anh Đào, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường ĐH Đông Á, thừa nhận: “Thực tế trên Gia Lai chưa có quyết định thành lập phân hiệu của trường. Trường chỉ thực hiện liên kết liên thông chính quy, vừa học vừa làm với Trường CĐ Sư phạm Gia Lai”.

Liên quan đến thông tin Tuyển sinh “vô tội vạ” (Báo SGGP đăng ngày 24-10), Cơ quan Đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM đã có công văn yêu cầu các trường báo cáo những nội dung mà báo phản ánh. TS Nguyễn Thị Anh Đào, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường ĐH Đông Á cho biết: “Chúng tôi ghi nhận những thông tin mà báo đã phản ánh và sẽ chấn chỉnh. Thực tế là cơ sở dưới này (Đà Nẵng) có tuyển dưới 36 tháng nhưng là giúp các em học sinh TC thi “3 chung” để các em có thể đăng ký vào trường khác hoặc vào trường mình. Tuy nhiên do các em trên đó (cơ sở trên Gia Lai) không hiểu nên làm trật chứ thực tế chỉ tuyển trên 36 tháng với hình thức liên thông”. Còn về chỉ tiêu liên thông chính quy năm 2014, lúc đầu là Bộ GD-ĐT duyệt như báo nêu nhưng sau đó có điều chỉnh cụ thể: 1.800 chỉ tiêu ĐH chính quy; 500 chỉ tiêu CĐ chính quy; 700 chỉ tiêu ĐH liên thông chính quy và 450 chỉ tiêu TCCN chính quy. Như vậy chỉ tiêu liên thông là 700/3.450 tổng chỉ tiêu, chiếm gần 20%, nếu chỉ tính riêng bậc ĐH và CĐ chính quy thì cũng chỉ gần 23,3%.



Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng
 
Khuyên chân thành những ai có ý định liên thông không nên tiếp tục.
Tốn tiền, tốn thời gian mà cuối cùng chả đến đâu.
Có tấm bằng thật đấy nhưng chỉ là tấm bằng mua bằng tiền thôi các bạn ạ.
 
×
Quay lại
Top