Bật mí cách quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả cho người mới bắt đầu

chau2509

Thành viên cấp 2
Tham gia
14/10/2019
Bài viết
0
Chuyện khởi nghiệp kinh doanh ở thị trường Việt Nam không còn dễ dàng như cách đây 5, 10 năm. Cái thời chỉ cần có nhà mặt phố, mở cửa ra là có khách, có doanh thu.

Xu hướng Internet và sàn thương mại bùng nổ ở Việt Nam, đến mức, dân kinh doanh không thể thờ ơ, bắt buộc tham gia vào cuộc chạy đua tìm kiếm khách hàng bằng những công cụ marketing mới và mô hình làm ăn mới. Mà ở đó bán hàng đa kênh – Omnichannel nổi lên như là một xu thế tất yếu.
1. Tại sao lại là Omnichannel mà không phải là Multichannel
Bán hàng đa kênh – Omnichannel không đơn thuần là việc bán hàng ở nhiều nơi khác nhau như Multichannel. Với Omnichannel, sản phẩm kinh doanh được đồng bộ trên các kênh bán hàng và hoạt động trơn tru trên 1 hệ thống quản lý.

Thúc đẩy khách hàng mua sắm nhiều hơn ở bất cứ đâu dù online ở di động hay laptop, trên sàn thương mại điện tử hay tại cửa hàng. Để xây dựng được trải nghiệm liền mạch của khách hàng, giữ chân họ và thúc đẩy khách hàng mua thêm, việc xây dựng một hệ thống bán hàng đa kênh mạnh cần được ưu tiên hàng đầu.

2. Bí mật thành công khi kinh doanh theo mô hình Omnichannel
Đừng quá tham lam kinh doanh trên tất cả các kênh
Với tâm lý mua đâu cũng được, miễn là hàng tốt, chất lượng, giao đến tận nơi của người tiêu dùng, chủ doanh nghiệp buộc phải tối ưu hệ thống bán hàng đa kênh cho việc kinh doanh của mình. Cùng điểm danh các kênh đang được giới kinh doanh bán đa kênh nhiều và hiệu quả nhất hiện nay:

  • POS (cửa hàng truyền thống)
  • Mạng xã hội như facebook hoặc zalo, instagram: quá sức tiện lợi, post sản phẩm lên bán cực kỳ nhanh chóng. Chi phí đầu tư thấp. Dự đoán năm 2018 các page cạnh tranh nhiều, đủ loại mặt hàng trên đời, nếu không chạy quảng cáo hoặc ít tiền quảng cáo thì khó trụ nổi lâu.
  • Sàn thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam: Lazada, Adayroi, Sendo, Tiki, Shopee. Nếu bạn có nguồn hàng dồi dào, đủ để cung cấp với số lượng lớn hoặc bạn chỉ cần “ăn lãi” ở khâu giữa của nhà sản xuất và nhà phân phối, bạn có thể hợp tác với tiki, hay bán sỉ trên thị trường sỉ. Và đó là tất cả những gì mà “dân buôn” chính hiệu luôn quan tâm.
  • Sàn thương mại điện tử phổ biến ở nước ngoài: Nhiều dân kinh doanh chán phải cạnh tranh trong nước rồi, mà muốn kiếm tiền $, kinh doanh quốc tế để thu ngoại tệ về cho đất nước, nên tìm kiếm những sản phẩm phù hợp mà bán trên các trang lớn nhất thế giới: như Amazon, Esty…theo hình thức Dropshipping.
  • Trang gọi vốn cộng đồng cho ý tưởng kinh doanh độc đáo: Đây là xu hướng khá thịnh hành với người làm ăn ở nước ngoài nhưng chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Nếu bạn có sản phẩm độc đáo, cần sản xuất mà không có tiền, đừng ngần ngại apply lên kickstarter; indiegogo.
Có nhiều kênh để khai thác, số lượng kênh bán hàng tăng nhưng cũng đừng vì thế mà ôm đồm đẩy hàng trên tất cả các kênh. Bởi kênh bán tiềm năng chính là nơi khách hàng có thể thanh toán, điều này đồng nghĩa với việc dòng tiền sẽ hỗn loạn nếu không biết cách kiểm soát.

Đây là thách thức ngay cả với tiểu thương chứ không riêng gì người kinh doanh lớn, có chuỗi cửa hàng. Tưởng tượng xem, khách hàng mua ở pos sẽ thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ.

Khách mua trên sàn sẽ được tất toán cho bạn vào hai ngày cố định hàng tháng theo quy định của sàn. Khách hàng tại web sẽ thu bằng COD qua đối tác vận chuyển hoặc thẻ ATM. Liệu có phải ai kinh doanh cũng có đủ tiềm lực thuê nhân viên quản lý doanh số và hạch toán lãi lỗ ở tất cả các kênh nêu trên?

Tích hợp các kênh với nhau là cả một bài toán nan giải. Nên bí mật thành công khi kinh doanh theo mô hình Omnichannel là đừng quá ôm đồm. Nếu chưa biết cách kết hợp các kênh → tải ngay miễn phí tài liệu hướng dẫn tối ưu bán hàng đa kênh.

Kết hợp các kênh mượt và sâu
Khách hàng có thể tản mát ở bất cứ nơi đâu? Nhưng không có nghĩa tất cả họ đều là những người tiềm năng sẽ click vào nút dùng thử, hoặc mua hàng của bạn.

Cách tốt nhất để bán hàng đa kênh hiệu quả là bạn test thử bán hàng trên tất cả các kênh trong khoảng 1 tháng. Sau đó tổng kết xem mặt hàng của mình tiếp cận trên kênh nào hiệu quả nhất và tìm cách tối ưu nó. Hoặc nhận tài liệu reviews tất tần tật về các sàn thương mại điện tử để ra quyết định nhanh hơn.

Việc tối ưu các kênh mượt và sâu là điểm cốt lõi để kinh doanh đa kênh thành công.

Ví dụ: Thử tưởng tượng xem, bạn là một shop có bán thêm trên Lazada và website. Đêm hôm trước bạn thấy có khách hàng đặt mua sản phẩm A – số lượng 5. Sáng hôm sau, bạn dự định qua cửa hàng đóng gói và chuyển cho bên vận chuyển Lazada → và kiểm hàng không còn đủ số lượng nên không thể hoàn thành đơn hàng trên sàn → mất uy tín với người tiêu dùng và “được” vote 1 sao. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu kinh doanh của bạn.

Việc tối ưu các kênh mượt và sâu là điểm cốt lõi để kinh doanh đa kênh thành công.
Cách quản lý hàng hóa tại cửa hàng
 
×
Quay lại
Top