Bất chấp tử thần đi tìm chữ

Training

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/7/2011
Bài viết
4.659
Bất chấp tử thần đi tìm chữ



(giao duc) - Nhiều năm qua, các em học sinh tiểu học ở thôn 5, xã Liên Srol, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) vẫn đều đặn băng rừng, vượt sông đến trường. Nguy hiểm, gian nan khôn lường nhưng các em vẫn bất chấp để tìm cái chữ...

Người đưa đò tý hon
Sùng Seo Pao xắn quần lội xuống mép nước, tay với nhanh sợi dây kéo chiếc bè tre rồi dùng hết sức neo chặt nó vào bờ. Đợi các bạn xuống bè xong xuôi, Pao với cây sào dài và nhảy phóc lên bè đẩy nó ra giữa dòng. Khi chiếc bè đã nổi hẳn trên mặt nước, Pao gác sào, khom người túm sợi dây kéo bè đi. Chiếc bè loạng choạng, lúc lắc nhưng cuối cùng vẫn bị Pao khuất phục, thẳng hướng vượt sông…
Pao vừa bước sang tuổi 11 được vài ngày nhưng đã có “thâm niên” sông nước hơn 3 năm. Ngày đầu với Pao cũng khá gian nan. 6 tuổi học “nghề” nhưng phải mất một năm sau Pao mới thạo việc lái bè qua sông. Hồi mới đi học, ngày nào bố mẹ cũng phải cắt cử người đưa Pao cùng các bạn qua sông. Thấy việc bất tiện nên Pao mới theo “nghề” và “dính” luôn với nó đến giờ. “Cũng chẳng khó gì, cứ kéo dây là nó chạy thôi mà. Trước đây thì khó vì em yếu quá” - Pao hồn nhiên...
Pao nay đang học lớp 5. Hết năm học này, em sẽ phải bỏ bến sông này để lên THCS nên đang “truyền nghề” lại cho Sùng Thị Xuyến. “Tuy là con gái nhưng to khỏe hơn cả nên chọn nó là thích hợp”- Pao giải thích về lựa chọn của mình.
Băng rừng, vượt sông đến trường
Theo chỉ dẫn của Pao, từ bến đò men theo con đường khúc khuỷu, tôi phải rất vất vả vượt hơn 6km đường rừng với 4 lần leo dốc mới đến được nơi Pao ở.
Nghe hỏi chuyện, ông Sùng Minh Trường (bố Sùng Thị Xuyến) thở dài: “Biết làm sao được hả anh! Ngày nào cũng vậy, nó phải thức dậy từ 3 giờ sáng, ăn vội chén cơm nguội rồi tất tả đến trường. Nhiều hôm gió rét căm căm, nghĩ đến quãng đường mà đứa con gái nhỏ bé của mình phải vượt qua, tôi không cầm được nước mắt. Đã đôi lần tôi định cho nó thôi học nhưng…” - ông Trường bỏ lửng câu nói như có cái gì đó nghẹn họng.
“Để tránh nguy hiểm cho các em, chúng tôi đã thống nhất cho các em nghỉ học vào những hôm trời mưa. Đồng thời, động viên giáo viên chịu khó phụ đạo cho các em”.
Thầy Nguyễn Quang Hòa
Trong câu chuyện của ông Trường, nỗi vất vả của những đứa trẻ ở đây khó nói bằng lời. Đã có lần những đứa trẻ này rơi xuống sông nhưng may mắn thoát chết. Thương con thì rất nhiều, nhưng tất cả những phụ huynh như ông Trường đều là hộ nghèo, cắm mặt trên nương suốt ngày còn chưa đủ cái ăn thì thời gian đâu mà đưa đón con đến trường. Mùa khô còn đỡ, mùa mưa núi rừng lầy lội, trơn trượt, nước sông dâng cao mà những đứa trẻ khó kham nổi những cực nhọc, gian nan đó.
Trong câu chuyện, có một nỗi ân hận mà với ông Trường nó sẽ ám ảnh ông suốt đời. Hôm ấy đã gần 2 giờ chiều mà vẫn chưa thấy Xuyến đi học về. Trời mưa từ sáng và ngày càng nặng hạt, ông đã ngăn không cho Xuyến đến trường, nhưng rồi cuối cùng cũng chiều con. 12 giờ, ông ra cửa ngóng con. Chờ mãi, chờ mãi… nghĩ đến con sông Đăk Ting vào mùa nước lớn, ruột ông như kiến đốt, chân thấp thỏm ra vào…
“Nỗi lo lắng của ông Trường đã biến thành cơn thịnh nộ khi thấy Xuyến về nhà. Nhưng rồi ông đã phải bật khóc, ôm con vào lòng khi Xuyến thút thít: “Đường trơn quá, con đói lả đi không nổi chứ con đâu có dám đi chơi”…
1326361487-cheo-do-den-truong2.jpg
Gần 5 năm qua, chiếc bè này đã đưa đón hàng chục trẻ em đến trường.
Từ chỗ ở của Xuyến, Pao và gần 30 học sinh tiểu học nữa đến Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Quảng Hòa, huyện Đăk Glong, Đăk Nông) dài đến hơn 10km. Sau khi trèo hết 4 con dốc và vượt suối Đăk Ting, các em còn phải lội bộ thêm 5km nữa mới đến được trường. Và, gần 5 năm qua những đứa trẻ như Pao vẫn đều đặn đi- về. Thế nhưng dù sao đi “tìm chữ” bằng con đường này vẫn là lựa chọn tốt nhất. Ông Trường cho biết, điểm trường gần nhất là ở trung tâm xã Đạ Sal (huyện Đam Rông). Song con đường ấy còn khó khăn hơn rất nhiều lần.
Mơ một mái trường
Với Xuyến, Pao cùng hàng chục bạn đồng lứa của các em và ngay cả phụ huynh các em, nhiều năm qua vẫn đau đáu ước mơ có một ngôi trường gần hơn. Ngay cả thầy Nguyễn Quang Hòa - Phó Hiệu trưởng Trường Nguyễn Bá Ngọc cũng đã ước mơ như thế: “Trường thành lập từ năm 2007, mỗi năm tiếp nhận từ 25-30 học sinh bên đó. Không nhận cũng không được mà nhận vào thì thêm lo lắng. Nhiều hôm các em đến lớp mặt mày tím tái, áo quần bê bết đất đỏ, vừa lo, vừa thương mà không biết phải làm sao”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Phú Vinh - Trưởng phòng GDĐT huyện Đam Rông cho biết, hiện ở đây đã có điểm trường tạm Đạ Mpô thuộc Trường Tiểu học Đạ Rsal nhưng cũng chỉ mới giải quyết được chỗ học cho các em mẫu giáo và lớp 1. Trong năm tới, huyện đã đồng ý cho kinh phí xây thêm 2 phòng học nữa. Tuy nhiên, khó khăn là hiện số học sinh lớp 5 của thôn quá ít, chưa đủ để mở lớp. Nên dù có thêm 2 phòng học này, học sinh lớp 5 vẫn phải tiếp tục học bên Trường Nguyễn Bá Ngọc…
Mấy đứa trẻ vẫn nô đùa sau khi kết thúc quãng đường cực nhọc. Chia tay chúng, tôi cũng mơ có một mái trường…
 
×
Quay lại
Top