Bánh xe đẩy hàng có những loại nào ?

onevia

Thành viên
Tham gia
19/12/2016
Bài viết
0
Ngày nay xe đẩy công nghiệp đang được sử dụng phổ biến, đây được xem là phát minh cải tiển của con người trong việc vận chuyển hàng hóa. Mỗi loại xe đẩy sẽ phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau. Mỗi loại bánh xe đẩy hàng cũng có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Nói về bánh xe đẩy hàng có rất nhiều hãng sản xuất đến từ khắp nơi trên thế giới. Việc lựa chọn xem xét kỹ lưỡng trước khi mua giúp bạn có thể tránh được những rắc rối trong quá trình sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này của kimkhiloinguyen.com nhé.

Có các loại bánh xe đẩy hàng nào?

Bánh xe đẩy hàng ngày nay rất đa dạng và phong phú. Chúng ta có thể phân loại chúng theo nhiều cách khác nhau.

banner1.jpg


1.Phân loại theo độ lớn của bánh xe

Bánh xe có độ lớn nhỏ khác nhau cũng là một trong những yếu tố quyết định nên lựa chọn loại xe đẩy nào. Những bánh xe lớn sẽ phù hợp với những nơi có bề mặt gồ ghề, quãng đường di chuyển dài. Còn những bánh xe đẩy nhỏ phù hợp với quãng đường ngắn hơn, bề mặt phẳng. Kích thước bánh xe đẩy phổ biến như sau:

Bánh xe đẩy nhỏ

– ϕ70mm

– ϕ75mm

– ϕ80mm

– ϕ90mm

– ϕ100mm

– ϕ120mm

Bánh xe đẩy lớn

– ϕ100mm

– ϕ130mm

– ϕ150mm

– ϕ200mm

Phân loại theo vật liệu chế tạo

Bánh xe đẩy hàng thường được chế tạo bằng các vật liệu khác nhau như cao su, nhựa PU… Mỗi loại sẽ phù hợp với môi trường làm việc khác nhau. Vậy nên để giúp quý khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất tôi sẽ phân tích ưu nhược điểm của từng loại.

Đối với môi trường bình thường, hay dùng bánh xe chất liệu cao su. Bánh xe cao su có ưu điểm nổi bật như có độ đàn hồi lớn khi di chuyển êm với mặt sàn và hạn chế gây tiếng ồn. Nhưng lại có nhược điểm là chịu tải không lớn. Để bảo vệ mặt nền, sàn nhà, chất liệu bánh xe nên dùng lốp cao su.

Sử dụng xe trong môi trường có dầu mỡ, hóa chất, axit thì bạn nên dùng bánh xe được làm từ chất liệu nhựa PU. Vì nhựa PU có ưu điểm chịu được tải nặng rất tốt, khả năng chịu mài mòn cao. Bên cạnh đó thì bánh xe cũng có nhược điểm đó là khi di chuyển gây tiếng ồn , độ đàn hồi kém hơn cao su.

Nếu sử dụng xe trong môi trường nhiệt độ cao hãy dùng bánh xe sắt hoặc bánh xe Phenolic. Hai loại bánh này có ưu điểm chính là chịu nhiệt cực tốt, khả năng chịu mài mòn cao. Tuy nhiên loại bánh này có nhược điểm là khi di chuyển gây ra tiếng ồn lớn , không có khả năng bảo vệ mặt sàn.

Bánh xe cứng (Nylon, PA, PP) sẽ di chuyển tốt nhất trên mặt sàn nhẵn hoặc trên mặt nền đất cứng.

Bánh xe mềm (như cao su, lốp hơi, PU) sử dụng tốt nhất trên mặt nền cứng hoặc những mặt nền không bằng phẳng.

Một vài lưu ý thêm khi lựa chọn bánh xe công nghiệp.

Khi lựa chọn bạn nên lựa chọn bánh xe có hệ số an toàn tối thiểu là 1.25. Bởi hệ số này sẽ giúp giảm thiểu khả năng hỏng hóc của xe khi đi vào những địa hình mấp mô.

Hãy sử dụng bánh xe có cùng đường kính và kích thước lỗ bắt bu lông cho cùng một sàn xe đẩy. Trong trường hợp phải sử dụng 2 đường kính và kích thước lỗ khác nhau sẽ rất khó khăn cho công tác tháo lắp và di chuyển.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ hy vọng bạn đã có thể chọn lựa cho mình được những chiếc bánh xe phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hãy đến ngay với kimkhiloinguyen.com để thêm nhiều lựa chọn nhé.

Nhà cung cấp bánh xe đẩy, xe đẩy hàng hàng đầu Việt Nam
Công ty TNHH Kim Khí Lợi Nguyên
Tổng kho: Ngõ P2 Lê Quang Đạo, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 024 62934177 hoặc 01663700646
 
×
Quay lại
Top