Bảng trắng viết bút dạ giáo cụ trực quan đặc biệt khi giảng dạy

thegioibang

Thành viên
Tham gia
2/3/2015
Bài viết
0
Hiện nay một trong những giáo cụ trực quan được sử dụng phổ biến trên giảng đường tại hầu hết các trường học trên cả nước chính là bảng trắng viết bút dạ. Không chỉ đơn thuần là dụng cụ, đó còn là thiệt bị mà giáo viên sử dụng để truyền tải kiến thức hoặc giúp các bạn học sinh ôn luyện những kiến thức đã được học mà chiếc bảng từ trắng còn khích lệ học viên trên lớp học tập giúp cho bài học thêm sinh động, cuốn hút.

Chiếc bảng trắng viết bút dạ là một công cụ giảng dạy không thể thiếu trong bất kỳ các lớp học nào và đó cũng là một trong những giáo cụ trực quan thân thuộc đối với mỗi giáo viên. Mặc dù vậy không phải người giáo viên nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của chiếc bảng từ trắng dùng với bút dạ, từ đó dẫn đến việc chưa tận dụng triệt để lợi ích của bảng hoặc sử dụng bảng một cách chưa được hiệu quả.

Vậy làm thế nào để khai thác triệt để được những lợi ích mà chiếc bảng trắng viết bút dạ có thể mang lại giúp mỗi giờ giảng dạy các bài học luôn trở nên sinh động cuốn hút học viên , tăng cường tương tác xây dựng bài hơn ? Sau đây là một vài điều cơ bản nhất bạn nên biết khi sử dụng bảng trắng kèm với bút dạ như một giáo cụ trực quan.

1. Đầu tiên việc chia bố cục bảng trắng là một điều vô cùng quan trọng, bạn nên chia bảng ra thành nhiều phần nhỏ và tuyệt đối viết một cách tràn lan trên bề mặt bảng. Rất nhiều nghiên cưu đã cho thấy, vấn đề trình bày bảng một cách không khoa học lộn xộn hoàn toàn có thể khắc phục được nếu người viết coi việc trình bày bảng là một phần quan trọng như cuốn giáo án của họ vậy và bạn nên dùng chút ít thời gian để chuẩn bị trước khi lên lớp đứng giảng. Bạn có thể chia bảng đó theo nhiều cách khác nhau. Một trong những cách sắp xếp bảng lý tưởng bạn có thể tham khảo là hình chữ H.

bang(1).png
Việc chia bảng trắng như vậy sẽ tạo ra 4 phần. Trong đó một phần bạn có thể treo biểu đồ, tranh ảnh, giáo cụ trực quan minh họa trong mỗi tiết học, một phần bạn để liệt kê các ví dụ, một phần dành cho những kiến thức trọng tâm trong bài cần nắm vững ( những phần này bạn không nên xóa cho đến cuối giờ học để học viên có thể bám sát bài học nhìn lại những kiến thức mỗi khi cần ) và những phần còn lại dành cho những điều cần trình bày viết mang tính cảm hứng.

2. Không nên đứng chê khuất tầm nhìn của học viên khi đang viết. Việc người dạy quay lưng lại lớp học sẽ khiến họ không có cái nhìn bao quát lớp và kiểm soát những việc học viên của bạn đang làm trong giờ dẫn đến việc mất tập trung. Bởi vậy các hiệu quả nhất để cải thiện là bạn nên đứng nghiêng người, một nửa người hướng về phía bảng còn nửa còn lại quay về phía lớp học giúp quan sát, kiểm soát học viên.

3. Trong quá trình viết bảng người viết nên trình bảng một cách thật rõ ràng những gì bạn viết như nét chữ phải to vừa nhìn giúp những học viên ngồi xa phía cuối lớp vẫn có thể quan sát nhìn rõ bảng.

4. Việc viết bảng thẳng hàng việc này đối với nhiều người đứng giảng không đơn giản tuy nhiên cần phải tập luyện. Tránh việc viết kiểu “ lên đềi, xuông dốc” việc đó sẽ làm cho học viênn của bạn rối mặt khiến cho họ khó có thể tập trung vào bài học

5. Điều cuối cùng, bạn nên tiếp tục giảng dạy trong khi viết bảng. Điều này sẽ làm cho bài học không bị gián đoạn. Để lôi kéo học viên vào bài học hơn nữa, bạn có thể hỏi học viên của mình bằng những câu hỏi dạng mở, gợi ý học viên nói những đièu bạn cần viết lên bảng. Ví dụ như “ Tiếp theo là gì ? – What’s next word ?” hay “ Đánh vần từ đó như thế nào ? – How do I spell that ?

5 điều trên đây chỉ là một trong số rất nhiều cách bạn có thể sử dụng để làm cho mỗi buổi nên lớp trở nên sinh động lôi cuốn học viên hơn nhờ chiếc bảng trắng viết bút dạ. Chúc bạn luôn có những bải giảng trên lớp thật hấp dẫn !
 
×
Quay lại
Top