Bạn có phải là một người ưa mạo hiểm?

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Bạn uống rượu và đua xe, đánh bạc hoặc ngủ với những người lạ? Nó không chỉ là một hành vi. Nó là một tính cách.

Rita sống vì sự phấn khích. Cô chết vì buồn chán khi cuộc sống trở nên quá dễ dự đoán. Cô thích gặp những người mới thú vị, ngay cả khi cô biết họ không đáng tin. Cô hút thuốc lá, cần sa và uống rượu nặng – và những bữa tiệc vào những ngày cuối tuần với cocaine và Ecstasy, hoặc bất kì loại thuốc gây nghiện nào mới xuất hiện. Cô không ngần ngại lên gi.ường với một ai đó cô vừa mới gặp, mà không có bao cao su. Cô có một chiếc xe Porsche và cô lái rất nhanh. Cô cũng thích đánh bạc ở casino – thường thua nhiều tiền.

Hành vi của Rita bao gồm nhiều loại rủi ro. Về lâu dài, những hoạt động nguy hiểm nhất của cô là hút thuốc và uống rượu. Những người chết vì thuốc lá và rượu mỗi năm cao hơn gần 80 lần so với những người chết vì cocaine and heroin. Nhưng Rita chỉ nghĩ đến sự thỏa mãn trong hiện tại chứ không nghĩ đến những nguy hiểm đi cùng với nó.

Rita là một nhân vật giả tưởng, nhưng cô đại diện cho một kiểu người ưa mạo hiểm nói chung, kiểu người mà hành vi bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Những người mạo hiểm phổ rộng như vậy không chỉ tồn tại ngoài đời thực mà tôi còn khám phá ra họ có một nhân cách phân biệt, là kết quả của yếu tố di truyền và kinh nghiệm sống. Nhận diện được những người như vậy là quan trọng vì họ tạo ra những vấn đề về sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, cho người khác cũng như cho bản thân họ. Nhưng họ là hiện thân của một nét tính cách của con người chịu trách nhiệm cho sự tồn tại của loài người chúng ta.

Qua nhiều thập kỷ, tôi đã nghiên cứu về một nét tính cách được gọi là tìm kiếm cảm giác (sensation-seeking)– sự theo đuổi những kinh nghiệm và cảm giác mới lạ, mãnh liệt và phức tạp, và sự sẵn sàng mạo hiểm vì những kinh nghiệm đó.
Ưa mạo hiểm không phải là vấn đề chính của hành vi tìm kiếm cảm giác; nó đơn thuần chỉ là cái giá mà những người đó trả vì những kiểu hoạt động nào đó giúp thỏa mãn nhu cầu về cái mới lạ, sự thay đổi và sự phấn khích của họ. Trong thực tế, nhiều việc mà những người người tìm kiếm cảm giác cao làm hoàn toàn không có tính mạo hiểm. Họ thích nhạc rock cường độ cao, xem phim s.ex và phim kinh dị, du lịch đến những nơi kỳ lạ và dự tiệc không có ma túy.

Tìm kiếm cảm giác cũng có thể mở rộng đến hoạt động thể chất, bao gồm những môn thể thao không thông thường hoặc cực đoan như nhảy dù, lặn biển, đua xe, leo núi và đi thuyền whitewater kayak. Một sự thú vị của việc tham gia những môn thể thao đó miêu tả về một phạm trù con của sự tìm kiếm cảm giác: tìm kiếm sự mạo hiểm, phiêu lưu và hồi hộp.

Có những kiểu tìm kiếm cảm giác khác không chỉ được biểu lộ qua hoạt động thể chất mà còn qua việc vứt bỏ những sự kiềm chế trong một bối cảnh xã hội, thông qua những lối sống lầm lạc (tìm kiếm kinh nghiệm) và thông qua việc theo đuổi sự thay đổi vì lợi ích của sự thay đổi (dễ buồn chán). Kiểu tìm kiếm cảm giác này từng có liên quan đến những hoạt động mạo hiểm như hút thuốc, uống rượu, dùng ma túy, quan hệ t.ình d.ục không an toàn, đua xe và đánh bạc.

Một số nhà tâm lý học cho rằng tính ưa mạo hiểm có liên quan đến nét tính cách tâm thần bất ổn (neuroticism). Họ xem nó như một sự biểu lộ của sự xung đột thần kinh, một hình thức của sự bộc phát hoặc hành vi chống lại sợ hãi. Tuy nhiên, nghiên cứu trước đây của chúng tôi về người ưa mạo hiểm th.ân thể đã bác bỏ lời giải thích đó; nó cho rằng những người ưa mạo hiểm không bộc lộ những nét tính cách tâm thần bất ổn hoặc lo lắng.

Nó cũng cho rằng những hành vi mạo hiểm cao như lái xe liều lĩnh là một phương tiện để bộc lộ tính gây hấn và thù địch. Hoặc có thể tính ưa mạo hiểm chỉ là một sự biểu lộ về một nhu cầu hoạt động, như trường hợp của những người tăng động, đem lại kích thích cho bản thân họ thông qua hoạt động để vượt qua sự buồn chán.

Nhưng nhiều hoạt động mạo hiểm như uống rượu và dùng ma túy, được thực hiện trong một bối cảnh xã hội. Vì vậy, có lẽ những hoạt động đó, đặc biệt là ở các sinh viên đại học, có thể liên quan đến tính thích giao du. Trong một nghiên cứu, các cộng sự của tôi và tôi xem xét những sinh viên đại học, nhiều người trong số họ hiện đang tham gia một số hoặc tất cả 6 kiểu hoạt động mạo hiểm: hút thuốc, uống rượu, dùng ma túy, hành vi quan hệ t.ình d.ục, lái xe liều lĩnh và đánh bạc. Chúng tôi cố gắng để trả lời 2 câu hỏi: Liệu có một thứ được gọi là khuynh hướng thích mạo hiểm, và nếu có, thì những nét tính cách nào có liên quan đến khuynh hướng này?

Dự đoán của chúng tôi đó là nhiều kiểu hoặc tất cả những kiểu hoạt động mạo hiểm sẽ có liên quan đến sự tìm kiếm cảm giác bốc đồng (impulsive sensation-seeking). Nhưng chúng tôi cũng xem xét vai trò của tính tâm thần bất ổn-lo lắng, xung hấn-thù địch, tính ưa giao du và hoạt động.


xach-ba-lo-len-va-di.jpg


Chúng tôi đo những nét tính cách đó bằng cách sử dụng bảng hỏi tính cách Zuckerman-Kuhlman Personality Questionnaire (ZKPQ), một bài kiểm tra 5 yếu tố tính cách mà tôi đã phát triển cùng với các đồng nghiệp của tôi.

Chúng tôi cũng đánh giá về việc hút thuốc, uống rượu, dùng ma túy, t.ình d.ục, lái xe và đánh bạc trên những thang đo về tính ưa mạo hiểm riêng biệt có liên quan đến mỗi kiểu hành vi mạo hiểm. Thang đo về tính mạo hiểm–lái xe hỏi về tốc độ lái xe thông thường, phản ứng trước những tín hiệu giao thông và những yếu tố khác. Để đánh giá về hành vi t.ình d.ục mạo hiểm, chúng tôi hỏi về số lượng bạn tình và liệu có dùng bao cao su, và dùng nhất quán như thế nào.

Câu hỏi đầu tiên mà chúng tôi cố gắng trả lời là liệu 6 lĩnh vực mạo hiểm có quan hệ với nhau, chỉ về một quan điểm về tính ưa mạo hiểm nói chung.

Và hóa ra, việc hút thuốc, uống rượu, t.ình d.ục và dùng thuốc có quan hệ song song nhau. Ở cả đàn ông và phụ nữ, những sinh viên đã từng thực hiện một hoạt động mạo hiểm thì có xu hướng thực hiện những hoạt động khác. (Chúng tôi biết được từ các nghiên cứu khác rằng họ cũng nghe nhạc rock and roll.)

Tuy nhiên, việc lái xe liều mạng lại chỉ có liên quan đến một lĩnh vực mạo hiểm khác: là uống rượu. Thật không may, mối quan hệ này thường nguy hiểm chết người.

Ở những người đàn ông, việc đánh bạc có liên quan đến uống rượu và quan hệ t.ình d.ục. Nhưng ở phụ nữ, nó không có liên quan đến bất kì kiểu hoạt động mạo hiểm nào khác.

Với ngoại lệ duy nhất về đánh bạc ở phụ nữ, chúng tôi cảm thấy đúng đắn khi tính toán về một số điểm về tính ưa mạo hiểm nói chung dựa trên 6 kiểu mạo hiểm. Dựa trên cơ sở số điểm tổng của họ về tính ưa mạo hiểm, chúng tôi phân loại những người tham gia thành những người ưa mạo hiểm cao, trung bình và thấp, và so sánh 3 nhóm đó trên 5 thang đo nét tính cách trong ZKPQ.

Các kết quả là giống nhau đối với cả đàn ông và phụ nữ. Những người có số điểm ưa mạo hiểm cao thì có số điểm cao về 3 trong 5 nét tính cách: tìm kiếm cảm giác bốc đồng, gây hấn-chống đối và tính ưa giao du, chứng tỏ chúng là những yếu tố dự đoán nổi bật nhất về tính ưa mạo hiểm.

Trong số các nhóm đại diện cho 3 mức độ ưa mạo hiểm thì không có những sự khác biệt đáng kể nào về tính tâm thần bất ổn-lo lắng hoặc hoạt động. Điều đó cho thấy những nét tính cách đó đóng một vai trò không quan trọng trong hành vi ưa mạo hiểm.

Tuy nhiên, có những mối liên quan đáng chú ý giữa những nét tính cách khác và những kiểu hành vi mạo hiểm cụ thể. Uống rượu nặng có liên quan đến cả 3 nét tính cách có liên quan đến khuynh hướng mạo hiểm nói chung: tìm kiếm cảm giác một cách bốc đồng, gây hấn-chống đối và tính ưa giao du.

Nhưng hút thuốc và dùng ma túy chỉ có liên quan đến tính gây hấn và tìm kiếm cảm giác bốc đồng. Phát hiện đó là thú vị vì trong một nghiên cứu trước, chúng tôi phát hiện thấy 2 nét tính cách tương tự đó là cao hơn ở những người hành nghề mại dâm hơn ở một nhóm kiểm soát. Sự kết hợp của tính gây hấn và tìm kiếm cảm giác một cách bốc đồng cũng liên quan đến bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội ở những tù nhân nam và liên quan đến mức độ lạm dụng cocaine.

Nghiên cứu trước đã cho thấy việc sử dụng thuốc gây nghiện bất hợp pháp, ngay cả cần sa, có liên quan đến một mức độ tìm kiếm cảm giác cao hơn được phát hiện ở những người chỉ uống rượu. Những thuốc gây nghiện bất hợp pháp đem lại những cảm giác mới lạ và mãnh liệt và trải nghiệm chúng với cái giá của những rủi ro xã hội và pháp luật lớn hơn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như của người khác, đàn ông là những người ưa mạo hiểm hơn phụ nữ. Họ cũng có số điểm về tìm kiếm cảm giác bốc đồng cao hơn phụ nữ. Khi chúng tôi phân tích về sự khác biệt giới trong tính ưa mạo hiểm, chúng tôi phát hiện thấy nó hoàn toàn là một chức năng của sự khác biệt giữa đàn ông và phụ nữ về tính tìm kiếm cảm giác bốc đồng. Đây chỉ là một phần của nhiều bằng chúng cho rằng tính tìm kiếm cảm giác bốc đồng là một chiều kích tính cách cơ bản.

Con người là một loài ưa mạo hiểm. Tổ tiên người thông minh của chúng ta bắt nguồn ở Đông Phi và trong 100,000 năm đã mở rộng ra toàn bộ địa cầu. Hóa ra tính khám phá có thể là chìa khóa cho sự tồn tại của loài.

Trò chơi săn thú lớn và nguy hiểm của đàn ông đòi hỏi một kiểu tìm kiếm sự phiêu lưu mạo hiểm và hồi hộp cũng góp phần vào sự thành công của loài người. Qua hàng ngàn năm, đàn ông đánh nhau và gây chiến tranh được xem là một lối thoát cho nhu cầu mạo hiểm của họ.

Việc kết đôi cũng là một trò chơi nguy hiểm đòi hỏi tính ưa mạo hiểm. Các cấm kỵ về việc loạn luân thúc đẩy đàn ông tìm kiếm bạn tình ở bên ngoài nhóm nhỏ của họ, đôi lúc từ những nhóm cừu địch.

Sự thật là một nét tính cách như tính tìm kiếm cảm giác đặc trưng cho loài của chúng ta thì không có nghĩa là các cá nhân không có sự khác biệt về mức độ họ có nét tính cách đó. Nó có tính thích nghi nhất khi nằm ở khoảng giữa: quá nhiều sự ưa mạo hiểm dẫn đến chết sớm, quá ít thì dẫn đến sự mụ mẫm, tù h.ãm.

Những nghiên cứu về tính tìm kiếm cảm giác di truyền ở con người từng sử dụng phương pháp so sánh các cặp sinh đôi. Những so sánh về các cặp sinh đôi ở những người anh em được nuôi dạy trong cùng gia đình cho thấy tính tìm kiếm cảm giác thuộc 60% di truyền. Đó là một mức độ di truyền cao cho một nét tính cách; hầu hết trong phạm vi từ 30-50%.

Một nghiên cứu về các cặp sinh đôi được tách ra ngay từ khi mới sinh và được nuôi ở những gia đình khác nhau cũng cho thấy tính di truyền giống nhau. Nó cũng chỉ ra yếu tố môi trường chịu trách nhiệm cho 40% (hoặc ít hơn) tính tìm kiếm cảm giác. Ở đây không phải là môi trường gia đình mà là môi trường ngoài gia đình, như bạn bè và những kinh nghiệm sống ngẫu nhiên.

Nếu đứa trẻ giống bố mẹ hoặc anh chị em ở tính tìm kiếm cảm giác, thì nó có thể là do các gen giống nhau hơn là do ảnh hưởng của gia đình. Bạn bè và những người bên ngoài gia đình có thể đem lại những tấm gương về hành vi và củng cố khuynh hướng được chứa đựng trong gen.

Gen đóng một vai trò khác trong tính ưa mạo hiểm: Chúng ảnh hưởng đến 2 nét tính cách khác có liên quan đến tính ưa mạo hiểm nói chung, bao gồm tính gây hấn, hoặc tính cách tương ứng của nó, tính dễ thương (agreeableness) và tính ưa giao du, yếu tố chính của tính hướng ngoại.

Di truyền phân từ làm chúng ta có thể nhận diện được những gen chính ảnh hưởng đến tính cách và những hình thức của bệnh tâm thần. Một nhóm các nhà khoa học ở Israel là những người đầu tiên tìm thấy một mối liên kết giữa tính tìm kiếm sự mới lạ (một nét tính cách có tương quan rất cao với tính tìm kiếm cảm giác bốc đồng) và 1 gen được mã hóa cho một lớp receptor dopamine, là gen dopamine receptor-4 (DRD4).

Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng, hoạt động trong những con đường liên quan đến trung tâm phần thưởng của não. Nó phản ứng trước stress và cho phép con người không chỉ nhìn thấy phần thưởng mà còn tiến hành hành động để đạt được phần thưởng.

Có 2 dạng chính của DRD4, 1 dạng dài và 1 dạng ngắn. Dạng dài được tìm thấy ở những người có tính tìm kiếm cảm giác (sự mới lạ) cao.

Tuy nhiên, gen không trực tiếp tạo ra những tính cách. Chúng tạo ra các protein hình thành hệ thần kinh của chúng ta.

Những người ưa mạo hiểm nhất là những người đàn ông trẻ độ tuổi thanh niên. Quân đội luôn ưa thích những người đàn ông trẻ không chỉ vì sức mạnh thể chất của họ mà còn vì sự sẵn sàng mạo hiểm tính mạng của họ trong chiến đấu.

Những người đàn ông trẻ độ tuổi này cũng có tính ưa tìm kiếm cảm giác ở mức độ cao nhất. Và không ngạc nhiên, họ có mức hoc mon testosterone cực cao. Testosterone có tương quan với những kiểu tìm kiếm cảm giác bị ngăn cấm- những hành vi như uống rượu, t.ình d.ục, dùng ma túy và hành vi chống đối xã hội. Nó cũng có quan hệ với những nét tính cách như tính thống trị, tính ưa giao du và năng động. Khi mức testosterone giảm, sự gây hấn, những khuynh hướng chống đối xã hội của đàn ông bắt đầu dịu đi. Số điểm về tìm kiếm cảm giác ở đàn ông tuổi 50-59 chỉ bằng một nửa của đàn ông tuổi 16-19.

Phụ nữ cũng có testosterone, nhưng ít hơn. Hoc mon đó có liên kết với những hành vi ở phụ nữ giống với ở đàn ông, như tính quả quyết, tính gây hấn và hưng phấn t.ình d.ục.

Một tương quan sinh học khác của tính tìm kiếm cảm giác là enzyme monoamine oxidase (MAO), hoạt động trong não. MAO có thể góp phần vào những sự khác biệt về tuổi tác và giới tính trong tính tìm kiếm cảm giác và ưa mạo hiểm.

MAO là thấp ở những người tìm kiếm cảm giác cao, ngụ ý họ thiếu sự điều chỉnh. Mức MAO ở phụ nữ cao hơn ở đàn ông, và mức MAO trong não và trong máu tăng lên cùng với tuổi tác.
Dù tính ưa mạo hiểm có những mặt tiêu cực và thậm chí có thể gây chết người, nhưng nó là một yếu tố tích cực. Không có những kinh nghiệm mạo hiểm thì con người sẽ sống cuộc đời tù h.ãm, sẽ có ít thôi thúc khám phá. Tính ưa mạo hiểm rõ ràng là mang tính thích nghi vào buổi đầu của loài người.

Cuộc sống thời hiện đại với sự giảm bớt chiến tranh cũng không loại bỏ được nhu cầu về sự phấn khích. Một số người tìm kiếm nó thông qua người khác, trong những mối quan hệ và t.ình d.ục. Những người khác muốn có nhiều sự hồi hộp, và họ đi nhảy dù, và lối thoát phổ biến nhất cho tính tìm kiếm cảm giác là việc lái xe liều lĩnh. Nghiên cứu của tôi cho thấy con người có nhu cầu cơ bản về sự phấn khích – và họ sẽ thỏa mãn nhu cầu đó theo cách này hay cách khác.


Nguồn
Are You a Risk Taker?
What causes people to take risks? It's not just a behavior. It's a personality.
By Marvin Zuckerman, published on November 01, 2000 - last reviewed on July 17, 2012
PsychologyToday
 
×
Quay lại
Top