Ba Ơi, Mình Đi Đâu?

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855





yeah1_teens_animation_%2881%290.gif
Tên Sách: Ba Ơi, Mình Đi Đâu?
Tác Giả: Jean – Louis Fournier
Nhà Xuất Bản: NXB Hội Nhà Văn
Số Trang: 178
Kích Thước: 12 x 20 cm
Giá Bìa: 34,000VNĐ

blink_yeah1_%2893%29.gif



hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa


Khi người ta bất hạnh, người ta khóc.
animation_%28107%29.gif


Và người ta có trăm ngàn lý do để bất hạnh.
animation_%28109%29.gif



Jean – Louis Fournier có hai đứa con tật nguyền. Ông là một người cha bất hạnh.

Nhưng ông không khóc, hoặc có chăng là khóc – nhưng với một cách hoàn toàn khác những người bình thường.

Những giọt nước mắt của ông ẩn sau tiếng cười của một nhà văn trào phúng bậc thầy.

Ba ơi, mình đi đâu? – cuốn sách nhỏ kết tinh nụ cười và những giọt nước mắt ấy của Jean – Louis Fournier đã đoạt giải Fémina và là tâm điểm của mùa sách văn học Pháp 2008.

Không phải là một cuốn tiểu thuyết với những chương dài, những câu văn cầu kỳ, hoa mỹ, Ba ơi, mình đi đâu? chỉ có vẻn vẹn 175 trang, với những chương ngắn, thường chỉ một hoặc hai trang, những câu văn đơn giản, và chân thực tới mức khó tin; những dấu chấm xuống dòng liên tiếp, những mẩu chuyện, giống như một lời tâm sự đứt đoạn…

Tất cả tạo nên một cuốn sách kỳ lạ, cuốn hút. Đó thực sự là một kiệt tác được hình thành từ những điều giản đơn, nhỏ bé.



Tác phẩm là món quà mà Jean – Louis Fournier dành tặng hai cậu con trai tật nguyền của mình. Viết về một thế giới tràn ngập đau đớn, bất hạnh, bi thương, nhưng chất liệu mà tác giả sử dụng không phải là những giọt nước mắt.

Ngược lại, ông muốn dùng nụ cười – những nụ cười với muôn vạn sắc thái khác nhau, giống như ông đã viết ở ngay chương đầu: “Khi nói về những đứa trẻ tật nguyền, người ta thường tỏ vẻ nghiêm trọng như khi nói về một thảm họa. Nhưng lần này, ba muốn thử nói về các con một cách vui vẻ. Các con từng khiến ba cười, và không phải lúc nào cũng là miễn cưỡng…”

Và thực sự, với tài năng của một nhà văn trào phúng bậc thầy, Jean – Louis Fournier đã vô cùng khéo léo khi kết hợp những yếu tố đầy mâu thuẫn với nhau để tạo nên điều kỳ diệu. Đó là sự song hành của đau khổ và hài hước, của những bi kịch khủng khiếp với tình yêu thương vô bờ bến…


hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Dường như tác giả đang cố gắng đi tìm niềm vui từ tận cùng của sự đau khổ, tự an ủi mình giữa muôn vàn nỗi bất hạnh cứ lần lượt đổ ập xuống: “Nhờ các con, ba mới có được nhiều lợi thế hơn so với vác bậc phụ huynh có con cái bình thường. Ba không phải bận tâm gì về chuyện học hành hay định hướng nghề nghiệp cho các con. Ba mẹ không phải phân vân xem nên chọn chuyên ngành khoa học hay chuyên ngành văn học. Ba mẹ không phải lo lắng xem các con sẽ làm nghề gì sau này, bởi chúng ta nhanh chóng biết được điều đó: Không gì cả.

Và đặc biệt, suốt nhiều năm trời, ba được hưởng miễn phí giấy chứng nhận đã đóng thuế ôtô. Nhờ các con, ba đã có thể phóng trên những chiếc ôtô cỡ lớn của Mỹ.”


Ngay cả khi nói về nỗi bất hạnh, nhà văn cũng mang đến những điều độc đáo:

“Những ai chưa từng sợ có một đứa con bất thường hãy giơ tay.

Chẳng có ai giơ tay cả.


Mọi người đều nghĩ đế chuyện đó, như nghĩ đến một trận động đất, như nghĩ đến ngày tận thế, thứ gì đó chỉ xảy ra một lần.


Tôi có tới hai ngày tận thế”.




Ba ơi, mình đi đâu? không nằm ngoài lối viết của một nhà văn trào phúng, nhưng đừng lầm tưởng tác giả đang đùa giỡn với bất hạnh, cười cợt trên nỗi đau, hay nhạo báng chính con cái mình. Có chăng, ông chỉ đang cố kiếm tìm một cách thể hiện khác đi, cố cười với bi kịch của chính mình.

Có ai biết rằng đằng sau nụ cười ấy là những đau xót khôn nguôi, là những vết thương chẳng thể nào hàn gắn? Bởi có điều gì bất hạnh hơn khi bạn có những đứa con, và bạn không thể hiểu chúng, cũng như chúng không bao giờ hiểu bạn. Chúng không bao giờ có thể cùng bạn chia sẻ ngay cả những điều bình thường nhất trong cuộc sống.

Hẳn Jean – Louis Fournier đã đau xót biết bao khi ông viết về những kiệt tác âm nhạc của Bach, Schubert, Brahms, Chopin… và mong muốn một lần được đưa các con mình đi nghe, muốn cùng chúng bàn luận về âm nhạc, cùng chúng ngắm cảnh khu rừng mùa thu với muôn ngàn sắc màu bừng sáng… và hơn tất cả, điều khiến ông đau đớn nhất là không bao giờ có cơ hội được nói với chúng về điều kỳ diệu nhất của cuộc sống: “Những chú chim bé nhỏ của ba, ba rất buồn khi nghĩ rằng các con không biết điều gì đã làm nên những khoảnh khắc tuyệt vời nhất cuộc đời ba.

Những khoảnh khắc tuyệt vời ấy là những khoảnh khắc mà ở đó thế giới thu nhỏ lại thành một người duy nhất, ở đó chúng ta sống chỉ vì người ấy và nhờ vào người ấy, ở đó chúng ta run run mỗi lần nghe tiếng bước chân người ấy, giọng nói người ấy, chúng ta ngây ngất mỗi lần trông thấy người ấy. Chúng ta sợ làm đau người ấy nếu ôm người ấy quá chặt, chúng ta rạo rực mỗi lần ôm hôn người ấy và thế giới quanh chúng ta bỗng trở nên nhạt nhòa…

Bởi lẽ, thế đấy, những chú chim nhỏ của ba, các con sẽ chẳng bao giờ biết chia ở ngôi thứ nhất số ít và ở thức trình bày hiện tại động từ thuộc nhóm thứ nhất này: Yêu”.

Và cũng đừng tưởng rằng, nhà văn chỉ giỏi khi viết về tiếng cười, nếu đọc được những tâm sự của người cha khi một đứa con thân yêu rời bỏ mình: “Không nên nghĩ rằng cái chết của một đứa trẻ tật nguyền thì ít buồn hơn. Nó cũng buồn như cái chết của một đứa trẻ bình thường vậy.

Thật khủng khiếp, cái chết của kẻ chưa bao giờ được hạnh phúc, kẻ đến Trái đất dạo thoáng qua một vòng chỉ để chịu đau khổ.

Từ kẻ ấy, chúng ta khó lòng giữ được ký ức nào về một nụ cười”.

Ở tuổi 70, lần đầu tiên Jean – Louis Fournier viết và tâm sự về hai cậu con trai tật nguyền của mình. Ba ơi, mình đi đâu? đã khiến người đọc phải khóc, phải cười, phải suy ngẫm và khi gập sách lại cũng là lúc ta thôi bi lụy.

Một thế giới đầy khổ đau và bất hạnh đã được nhà văn thắp sáng bằng một niềm vui sống căn bản, dù mong manh nhưng không bao giờ lụi tắt. Một tác phẩm viết về những điều bình dị nhưng diệu kỳ và có sức lay động muôn triệu trái tim.
blink_yeah1_%2872%29.gif


yeah1_teens_animation_%2882%291.gif
Hãy chia sẻ cảm xúcsuy nghĩ của bạn khi đọc những dòng cảm xúc này nhé
yeah1_teens_animation_%2882%291.gif
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top