Anh Hùng Đại Việt [Phần 1]

Hồng Hoang

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
2/9/2020
Bài viết
99
21232041_894573580698918_3521395783253221574_n.jpg
Sau bao đêm làm ma cắt cắt ghép ghép đống tư liệu lịch sử, cuối cùng cũng hoàn thành thời kỳ hồng hoang của lịch sử nước nhà. Người ta nói biển học vô bờ, vốn liếng lịch sử của mình là con đom đóm so với dải ngân hà rực sáng hàng ngàn năm văn hiến lịch sử dân tộc. Nhưng cũng rất vui vì biết thêm những điều trước nay chưa biết.

Thời gian làm tư liệu này gặp nhiều khó khăn, phần lớn là kiểm chứng lại các thông tin cũng như tư liệu, cố gắng xóa bỏ các bài viết sai sót. Nhưng vì phải làm vô số tư liệu cùng việc copy link nguồn những bài đó, khó tránh khỏi sơ xuất nên có thể vẫn còn sót lại các nguồn tư liệu bất ổn hoặc những bài viết và chi tiết bất hợp lý, thực tình người lập page này không hề mong muốn. Vì có những bài viết tương tự na ná nhau, nhưng trong các bài đó có chi tiết ở bài này mà bài kia không có, post các bài na ná như vậy đọc rất nản và dễ gây nhàm chán, trong khi tìm ảnh minh họa khó vô cùng, nhiều lúc mò mấy tiếng đồng hồ không thể tìm được ảnh ưng ý.

Nên buộc phải trộn lẫn các bài vào nhau. Đây là trường hợp bất đắc dĩ, mong các tác giả bài viết bỏ qua. Bộ sử này vốn làm ở Facebook, FB hạn chế số lượng chữ cho phép ở mỗi bài pos, phải xóa bớt số từ trong các bài post, nhưng không làm sai lệch nội dung thông tin. Các bạn thông cảm. Nếu phát hiện có gì không ổn, có nguồn tư liệu hoặc dẫn chứng đáng tin cậy, mong bạn đọc hãy phản hồi sớm để kịp thời sửa chữa hoặc điều chỉnh. Xin cảm ơn!

Nguồn page FB Anh Hùng Đại Việt
 
Hiệu chỉnh:
Tượng điêu khắc Kinh Dương Vương

Kỷ Hồng Bàng

Hồng Bàng (chữ Hán: 鴻龐) là giai đoạn lịch sử thời thượng cổ lịch sử Việt Nam, dựa nhiều các truyền thuyết truyện kể và một số ít bằng chứng khảo cổ học với ghi chép lịch sử.

Niên đại

Thời Hồng Bàng theo truyền thuyết và dã sử bắt đầu từ 2879 trước Công Nguyên (TCN), niên đại vua Kinh Dương Vương húy Lộc Tục nghĩa là nối lộc Tổ tiên. Quốc hiệu Xích Quỷ.

Lãnh thổ quốc gia thời Kinh Dương Vương rộng lớn, phía Bắc tới sông Dương Tử (cả vùng Hồ Động Đình), phía Nam tới nước Hồ Tôn (sau này là Chiêm Thành), phía Đông là Đông Hải (một phần Thái Bình Dương), phía Tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, TQ nay).

Về sau người Việt chỉ thấy có ở miền Bắc Việt Nam nay, có thể một phần do lấn áp của các tộc người Hoa Hạ từ phương Bắc.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSKTT):

Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông. Minh tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, TQ) gặp và lấy con gái Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục.

Sau này Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam) xưng Kinh Dương Vương, đặt quốc hiệu Xích Quỷ.

Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ năm Nhâm Tuất 2897 TCN. Theo Ngô Sĩ Liên, Kinh Dương Vương lấy con gái của Động Đình Quân, sinh Sùng Lãm tức Lạc Long Quân.

Nguyên văn:

"Thú Động Đình Quân nữ, viết Thần Long."

Theo câu này phải hiểu Thần Long là tên con gái của Động Đình Quân. Nhưng ở đoạn dưới (tờ 2b), soạn giả lại viết:

"Kinh Dương Vương lấy con gái của Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân."

Như vậy tên của Động Đình Quân là Thần Long.

Ngô Sĩ Liên nói:

“Khi trời đất mới mở mang, có thứ do khí hóa ra, đó là Bàn Cổ thị. Có khí hóa ra rồi sau có hình hóa, không thứ gì ngoài hai khí Âm Dương. Kinh Dịch nói:

"Trời đất nung ủ, vạn vật thuần hóa, đực cái hợp tinh, vạn vật hóa sinh”[1].

Nên có vợ chồng rồi mới có cha con, có cha con rồi mới có vua tôi. Nhưng thánh hiền sinh ra, tất có khác thường, đó là do mệnh trời.

Nuốt trứng chim huyền điểu mà sinh ra nhà Thương[2], giẫm vết chân người khổng lồ mà dấy nhà Chu[3], đều là ghi sự thực như thế.

Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái của Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức Thủy Tổ của Bách Việt.

Vương lấy con gái của Thần Long sinh Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải cái đã gây nên cơ nghiệp nước Việt ta hay sao?

Xét sách Thông Giám Ngoại kỷ[4] nói:

“Đế Lai là con Đế Nghi.”

Cứ theo sự ghi chép ấy thì Kinh Dương Vương là em ruột Đế Nghi, thế mà kết hôn với nhau, có lẽ vì đời ấy còn hoang sơ, lễ nhạc chưa đặt mà như thế chăng?”

Chú thích:

1.Kinh Dịch: Hệ từ.

2.Truyền thuyết Trung Quốc nói là bà Giản Địch (vợ thứ Đế Cốc) nuốt trứng chim huyền điểu thì có mang, sinh ra ông Tiết, Tổ của nhà Ân - Thương.

3.Bà Khương Nguyên giẫm vết chân người khổng lồ, sinh ra ông Khi, tức Hậu Tắc, Tổ nhà Chu.

4.Thông Giám Ngoại kỷ: tức phần Ngoại kỷ của sách Tư Trị Thông Giám (294 quyển) do Tư Mã Quang đời Tống soạn.

Tộc Việt gồm có trăm họ khác nhau, mang tên Bách Việt. Những tên như Âu Việt, Lạc Việt, Đông Việt, Nam Việt, Việt Thường đều thuộc Bách Việt.

Cái tên trăm họ, hay trăm Việt (Bách Việt) phát xuất từ huyền thoại nói Lạc Long Quân sinh trăm con. Trăm có nghĩa là toàn thể, tất cả, không hoàn toàn là con số như ta tưởng ngày nay.

Theo kết luận trên, biên cương phía Bắc của Văn Lang tới Hồ Động Đình, xa hơn đỉnh Ngũ Lĩnh vài trăm dặm về phía Bắc.

Sùng Lãm nối ngôi làm vua, xưng Lạc Long Quân tức Hùng Hiền Vương. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi) là Âu Cơ, sinh một bọc trứng nở trăm con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ:

"Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó."

Hai người từ biệt, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển, phong con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua (ĐVSKTT, Ngô Sĩ Liên).

Xét từ đời Kinh Dương Vương đến đời Hùng Vương thứ 18, cả thảy 20 vua, tính từ năm Nhâm Tuất (2879 TCN) đến năm Giáp Thìn (257 TCN) được 2622 năm.

Tính hơn bù kém, mỗi vua trị vì 120 năm! Dẫu người đời thượng cổ cũng khó có nhiều người sống lâu được vậy.

Do đó chuyện thời Hồng Bàng chưa hẳn chính xác, nhưng điều đó phần nào cho thấy lịch sử Việt Nam hình thành từ rất lâu đời, thậm chí không sau lịch sử Trung Hoa là mấy.

Đầu thời đồ đồng, người Việt khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng núi miền Bắc và châu thổ sông Hồng cùng hơn 12 nhóm Âu Việt sống ở vùng Đông Bắc.

Tiện trao đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống kẻ thù. Những bộ lạc Lạc Việt dần gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang, người đứng đầu tự xưng Hùng Vương.

Thông tin về các đời Vua Hùng dựa nhiều các truyền thuyết. Nhưng có nhiều bằng chứng khảo cổ học như trống đồng Đông Sơn thấy ở miền Bắc Việt Nam cùng niên đại thời Hồng Bàng, thể hiện nền văn hóa đồ đồng rất phát triển (Văn hoá Đông Sơn).

Hình thái xã hội

Trồng lúa nước, thuần hóa gia súc, dụng cụ có lưỡi cày, đồ dùng có thạp, vũ khí có rìu, đi lại có thuyền.

Sinh hoạt tinh thần có những tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, theo chế độ mẫu hệ, thờ cúng Tổ tiên, tôn thờ sức mạnh thiên nhiên:

Thần núi, thần sông, thần gió. Các ngày lễ hội thường đội trên đầu mũ lông chim, thổi kèn, đánh trống, nhảy múa, bơi chải.

Trích Thủy Kinh chú (TKC):

"Giao Chỉ có ruộng Lạc, trông nước triều lên xuống mà làm. Người ăn ruộng là Lạc Vương (Lạc Hầu). Đứng đầu các bộ là Lạc Tướng (quan cai quản), có ấn đồng dải xanh, tức quan lệnh ngày nay."

Trích Lĩnh Nam Chích Quái (LNCQ):

"Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm, lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cày bằng dao, trồng bằng lửa.

Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre thổi cơm. Bắc gỗ làm nhà tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn dễ đi trong rừng rú.

Đẻ con lấy lá chuối lót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh để người lân cận nghe tiếng đến giúp.

Chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu rồi giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân."

Hành chính thời Hồng Bàng phản ánh bộ máy chính quyền từ trung ương tới địa phương.

Chính quyền trung ương

Hồng Bàng là thời đấu tranh hình thành bộ tộc và hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam. Hùng Vương đứng đầu bộ lạc Văn Lang, bộ lạc mạnh nhất trong cộng đồng người Lạc Việt.

Hùng Vương lấy quốc hiệu Văn Lang. Văn Lang là quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam, kinh đô đặt ở Phong Châu (nay thuộc Phú Thọ).

Lãnh thổ gồm Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh nay. ĐVSKTT và Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (KĐVSTGCM) ghi giới hạn lãnh thổ:

“Đông giáp biển Nam Hải, Tây đến Ba Thục, Bắc đến Hồ Động Đình, Nam giáp nước Hồ Tôn tức Chiêm Thành sau này.”

Đại Việt Sử Lược (ĐVSL) ghi:

“Những địa hạt lãnh thổ Văn Lang không có trong Thiên vũ cống là sách ghi chép về địa lý cổ đại của TQ.”

Sử ghi vắn tắt và không hệ thống bộ máy chính quyền thời Hùng Vương. Các sử gia nhận định nhà nước Văn Lang đơn sơ, đậm dấu ấn bộ lạc-công xã. Theo “Lĩnh Nam Chích Quái”:

“Nước Văn Lang phía Đông giáp Nam Hải, Tây tới Ba Thục, Bắc tới Động Đình Hồ, Nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành).

Hùng Vương sai các em phân trị, đặt em thứ làm tướng võ, tướng văn; tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng.

Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương, quan Hữu Ty gọi là Bồ Chính, thần bộc nô lệ gọi là nô tỳ, xưng thần là khôi, đời đời cha truyền con nối gọi là Phụ Đạo, thay đời truyền cho nhau đều hiệu là Hùng Vương không đổi.”

"ĐVSKTT" và "KĐVSTGCM" chép tương tự, chỉ thay hai chữ "Phụ Đạo" 輔導 bằng 父道.

Xã hội phân ba tầng lớp:

Vua quan, dân, nô tỳ (nô lệ). Nữ nô lệ gọi là "xảo xứng" (nô tỳ). Sinh hoạt vật chất còn thô sơ, gỗ làm nhà sàn ở, dệt cỏ làm chiếu, vỏ cây làm áo.

Các sử gia hiện đại nói sử gia thời Hậu Lê mô phỏng triều đình phong kiến TQ để mô tả nhà nước thời Hùng Vương, theo đó đứng đầu phải là Vương hoặc Đế, danh hiệu Hùng Vương xuất phát từ Khun hay Cun trong tiếng Môn-Khmer để chỉ thủ lĩnh bộ tộc.

Lúc đó thời này chưa phân biệt văn võ, chưa định ra tước Vương - Hầu. Chữ “Mỵ Nương” là phiên âm Hán Việt của chữ “mế, nàng” trong tiếng Mường (nay vẫn dùng) để chỉ con gái nhà quyền quý.

Quan Lang là chữ “Lang Đạo” trong tiếng Mường; “Phụ Đạo” là chế độ “phìa” cha truyền con nối của người Mường.

Công việc thực hiện và sự kiện có luật lệ quy định chung mà sau này Mã Viện thời Đông Hán nói:

“Luật Việt khác luật Hán hơn 10 việc.”

ĐVSL mô tả “chính sự dùng lối kết nút”, các nhà nghiên cứu hiện nay xác nhận là dùng dây thắt nút để ghi nhớ sự việc, tương tự như chuỗi dây ghi nhớ sự việc của đồng bào thiểu số Việt Nam hiện nay làm chứng thực cho ghi chép trên.

Cư dân phạm vi Văn Lang gồm người Việt, người Mường, người Tày-Thái.

Nảy sinh hình thái nhà nước dù sơ khai, đánh dấu bước tiến quan trọng của lịch sử, xác nhận quá trình dựng nước thời Hùng Vương, đặt cơ sở ra đời loại hình cộng đồng tộc người mới:

Cộng đồng quốc gia, cộng đồng bộ tộc có ít nhiều tính dân tộc.

Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, sđd, tr97 tổng kết sơ đồ chuyển hóa từ xã hội nguyên thủy tan rã sang xã hội phân hóa giai cấp sơ kỳ:

Hình thái danh hiệu

Công xã thị tộc: Tộc trưởng ---> Công xã nông thôn: Bồ Chính.

Bộ lạc: Tù trưởng ---> Bộ: Lạc Tướng, Phụ Đạo.

Liên minh bộ lạc: thủ lĩnh ---> Nước Văn Lang: Hùng Vương

Theo các sử gia, mối quan hệ chung trong cả nước nặng tính liên minh bộ lạc. Hùng Vương tương đương ngôi vị “cun” (tộc trưởng) của bộ tộc mạnh nhất, các bộ tộc khác vẫn có “cun” riêng và phục tùng Hùng Vương bằng chế độ tiến cống và chỉ chịu chỉ huy khi có việc lớn.

Lạc Tướng và Lạc Hầu là tộc trưởng bộ lạc mình, giúp Hùng Vương khi có việc chứ không phải quan chức theo biên chế thường trực ở cạnh vua.

Chính quyền địa phương

ĐVSKTT ghi kinh đô đóng tại bộ Văn Lang, KĐVSTGCM chép kinh đô ở Phong Châu, ĐVSL không nói đến kinh đô. Theo LNCQ, Hùng Vương chia nước 15 bộ (còn gọi quận):

Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang, Quế Lâm, Tượng Quận.

Theo bộ sử cổ nhất là ĐVSL, Văn Lang gồm 15 bộ lạc, Đào Duy Anh đối chiếu xác định các vị trí thời hiện đại:

1.Giao Chỉ (vùng Hà Nội và lân cận thuộc hữu ngạn sông Hồng)

2.Việt Thường Thị (tương đương Hà Tĩnh)

3.Vũ Ninh (tương đương tỉnh Bắc Ninh)

4.Quân Ninh (tương đương vùng Yên Định thuộc Thanh Hóa)

5.Gia Ninh (Phú Thọ, Sơn Tây nay)

6.Ninh Hải (miền Nam Khâm Châu thuộc Quảng Đông, TQ nay)

7.Lục Hải (ven biển Hải Phòng nay)

8.Thanh Tuyền (vùng Tây Nam Quảng Tây, TQ nay)

9.Tân Xương (tương đương miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ nay)

10.Bình Văn (không xác định được)

11.Văn Lang (tương đương Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, phía Bắc Hà Tây cũ và Hòa Bình nay)

12.Cửu Chân (tương đương vùng Thanh Hóa nay)

13.Nhật Nam (tương đương vùng Nam Hoành Sơn, từ Quảng Bình)

14.Hoài Hoan (tương đương miền Nghệ An nay)

15.Cửu Đức (tương đương miền Hà Tĩnh nay)

ĐVSKTT, Dư địa chí (DĐC của Nguyễn Trãi) và KĐVSTGCM đưa danh sách 15 bộ có một số khác biệt với ĐVSL.

Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức, và Văn Lang là bộ nơi vua đóng đô.

KĐVSTGCM chú thêm sự đối chiếu với địa danh thời Nguyễn. Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược (VNSL) ghi chép theo KĐVSTGCM:

1.Giao Chỉ (KĐVSTGCM chú là vùng Sơn Nam, giờ là Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên)

2.Chu Diên (KĐVSTGCM chú là thuộc Sơn Tây)

3.Vũ Ninh (KĐVSTGCM chú là thuộc Kinh Bắc tức Bắc Ninh nay)

4.Phúc Lộc (KĐVSTGCM chú là thuộc Sơn Tây)

5.Việt Thường (KĐVSTGCM chú là Thuận Hóa, từ Hải Lăng thuộc Quảng Trị đến Điện Bàn thuộc Quảng Nam, nhưng Đào Duy Anh căn cứ theo tên huyện Việt Thường quận Cửu Đức thời thuộc Ngô thì xác định đây là khu huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh)

6.Ninh Hải (KĐVSTGCM chú là thuộc Quảng Yên, tức Quảng Ninh)

7.Dương Tuyền (KĐVSTGCM chú là vùng Hải Dương, Đào Duy Anh căn cứ tên huyện Thang Tuyền của Thang Châu xác định là đất Thang Châu thời thuộc Đường, tức Tây Nam Quảng Tây, TQ nay)

8.Lục Hải (KĐVSTGCM chú là Lạng Sơn, Đào Duy Anh xác định là ven biển Hải Phòng nay)

9.Vũ Định (KĐVSTGCM chú là Thái Nguyên, Cao Bằng)

10.Hoài Hoan (KĐVSTGCM chú là Nghệ An)

11.Cửu Chân (KĐVSTGCM chú là Thanh Hóa)

12.Bình Văn (KĐVSTGCM nghi ngờ, không khẳng định ở đâu)

13.Tân Hưng (KĐVSTGCM chú là Hưng Hóa và Tuyên Quang tức Tuyên Quang và Lào Cai nay)

14.Cửu Đức (KĐVSTGCM chú là Hà Tĩnh)

Các nhà nghiên cứu, từ Lê Quý Đôn thế kỷ 18 tới thời hiện đại đều xác định hầu hết tên các bộ của Văn Lang là vay mượn tên đời sau chép vào.

Đại đa số các tên bộ lạc được sử sách lấy theo địa danh quận hoặc huyện từ thời Bắc thuộc lần 1 đến thời Bắc thuộc lần 3, như Đào Duy Anh chỉ ra từng tên khi liệt kê các bộ mà cổ sử đã ghi:

Giao Chỉ là tên quận nhà Hán đặt.

Việt Thường Thị là tên huyện thuộc quận Cửu Đức thời thuộc Ngô và huyện thuộc quận Nhật Nam thời thuộc Tùy.

Vũ Ninh là huyện thuộc quận Giao Chỉ thời thuộc Đông Ngô.

Quân Ninh là tên huyện thuộc Ái Châu do nhà Đường đặt.

Gia Ninh là tên huyện thuộc Phong Châu thời thuộc Đường.

Ninh Hải là tên quận đặt thời thuộc Lương.

Tân Xương là quận thời thuộc Tấn.

Thang Tuyền là tên quận và huyện thời Đường thuộc Thang Châu.

Lục Hải tức Lục Châu thời thuộc Đường.

Cửu Chân là tên quận thời thuộc Hán.

Nhật Nam cũng là tên quận thời thuộc Hán.

Hoài Hoan là tên huyện thời Đường thuộc Hoan Châu.

Cửu Đức là tên quận thời thuộc Ngô.vv...

Các nhà nghiên cứu nói sở dĩ như vậy vì sử gia cổ đại muốn nước Văn Lang trong truyền thuyết có nội dung cụ thể, chọn một số tên với 2 mục đích vừa đủ số 15 bộ trong truyền thuyết vừa trùm đủ địa bàn người Lạc Việt sinh sống thời Hùng Vương. Dân cư đương thời còn thưa thớt. Tổ chức chính quyền có 2 cấp:

Bộ lạc đến thời thuộc Hán sau này thành huyện và dưới bộ lạc là cộng đồng công xã nông thôn (kẻ, chạ, chiềng, mường), kết hợp quan hệ hàng xóm với quan hệ họ hàng.

Một chiềng có thể cai quản nhiều bản. Đứng đầu công xã là Bồ Chính (phiên âm Hán của từ Việt cổ, giống âm Pó Chiêng tiếng Tày-Thái, chiềng là bản lớn có thế lực cai quản những bản nhỏ, có nghĩa là già làng). Hội đồng công xã do các thành viên cử ra để giải quyết mọi việc địa phương.

Sử gia hiện đại dẫn chứng một số địa danh còn thành tố “chiềng” phân bố trong không gian rộng lớn từ Bắc Việt Nam qua Bắc Lào tới Bắc Thái Lan.

Nơi có địa danh “Chiềng” mật độ lớn nhất là vùng Sơn La, khu vực Hà Nội cũng có (Chiềng Lôi, Chiềng Tăng, Chiềng Vậy).

Đỗ Văn Ninh thống kê được 80 địa danh ở Việt Nam, 35 địa danh ở Lào và 23 địa danh ở Thái Lan có thành tố “Chiềng.”

Các truyền thuyết

Thời Hồng Bàng gắn nhiều truyền thuyết. Có thể độ chính xác không cao do truyền miệng qua nhiều thế hệ, nhưng cho thấy nhiều khía cạnh đời sống văn hóa và chính trị ở Việt Nam thời này:

Truyền thuyết bánh chưng bánh dày gợi ý về chính trị, các Vua Hùng có thể công khai tổ chức các cuộc thi tìm người kế vị.

Về triết học, bánh chưng và bánh dày tượng trưng cho quan niệm vũ trụ gồm mặt đất hình vuông màu xanh lá cây và bầu trời hình tròn màu trắng.

Nhà sử học Trần Quốc Vượng nói bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài giống bánh tét; bánh chưng và bánh dày tượng trưng cho d.ương v.ật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.

Bánh tét dùng thay cho bánh chưng dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền Nam Việt Nam theo Trần Quốc Vượng là dạng nguyên thủy của bánh chưng.

Về nông nghiệp, người Việt thời này phát triển trồng lúa nước (có thể gồm cả lúa nếp) và chăn nuôi (có thể gồm lợn, gà, chó...).

Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh thể hiện phần nào thiên tai:

Người Việt cổ phải chống chọi thuỷ tai.

Nó cho thấy sức mạnh thiên nhiên hay nhân vật quan trọng giúp dân chống chọi thiên nhiên được thần tượng hoá (Sơn Tinh).

Thần này có thể vốn là người bình thường có tình cảm qua hôn nhân với con gái của Vua Hùng. Thông lệ cống nạp sản vật quý hiếm như thước đo giá trị đã thịnh hành thời các Vua Hùng.

Các truyền thuyết khác như Phù Đổng Thiên Vương diệt giặc Ân xâm lược thời Hùng Vương thứ 6, chuyện Mai An Tiêm miêu tả khai phá vùng đất phía Nam (Thanh Hoá) với giống hoa quả mới (dưa hấu), Sự tích Trầu cau giải thích phong tục ăn trầu.

Văn Lang chấm dứt

Đời Hùng Vương thứ 18, Thục Phán ở phía Đông Bắc Văn Lang hợp nhất nước Văn Lang của người Lạc Việt với vùng đất của người Âu Việt (tức Tây Âu) (năm 257 TCN), kết thúc thời kỳ nhà nước Văn Lang.

Nay vùng cao nguyên Đà Lạt vẫn còn tộc người thiểu số tự xưng con cháu loài chim Lạc, có thể giả định là di dân của các bộ lạc Lạc Việt cổ sau nhiều thời chiến tranh loạn lạc.

Nghi vấn lịch sử

Sách giáo khoa bậc phổ thông ghi đời Hồng Bàng từ Kinh Dương Vương tới 18 Vua Hùng như sự thật hiển nhiên. Nhưng trong giới sử học, một số nghi vấn vẫn đặt ra.

Quốc gia

Có đời Hồng Bàng không? Có người nói di tích lịch sử chưa chứng minh được hiện hữu của chế độ cai trị như sử vẫn chép về đời Hồng Bàng.

Người khác nói sự hiện diện trống đồng những năm 200-300 TCN, nếu chưa chứng minh được đời Hồng Bàng cũng đủ để không bác bỏ những điều sử cũ chép về đời Hồng Bàng.

Có phải đời Hồng Bàng là sản phẩm tưởng tượng của một sử gia thế kỷ 14? Người đặt nghi vấn này dựa việc sử cổ không viết về đời Hồng Bàng:

Đại Việt Sử Ký (ĐVSK năm 1272) của Lê Văn Hưu không chép gì về đời Hồng Bàng mà bắt đầu từ đời Triệu Vũ Vương tức Triệu Đà.

An Nam Chí Lược (ANCL) của Lê Tắc viết tại nhà Nguyên khoảng năm 1335 cũng không viết về đời Hồng Bàng dù có nói An Nam giao thiệp với Trung Nguyên từ thời Nghiêu Thuấn.

1377, Đại Việt Sử Lược (khuyết danh tức không rõ tác giả là ai) nhắc sơ qua đời Hồng Bàng. Truyền thuyết Kinh Dương Vương được ghi lại lần đầu do Ngô Sĩ Liên biên soạn trong ĐVSKTT năm 1479.

Việt Sử Tiêu Án (VSTA năm 1775), Ngô Thì Sĩ đặt nghi vấn về Kinh Dương Vương, Xích Quỷ và nhiều truyền thuyết liên quan.

Niên đại đời Hồng Bàng có bắt đầu từ 2879 TCN? Sử gia đặt nghi vấn này (như Trần Trọng Kim) tính từ con số truyền thuyết về Kinh Dương Vương (2879 TCN) qua Lạc Long Quân và 18 Vua Hùng (kết thúc 257 TCN), tính ra 2622 năm cho 20 vua, trung bình mỗi người 120 năm, một điều quá hoang đường.

Nhiều người chấp nhận niên đại khoảng năm 600 TCN là năm bắt đầu đời Hồng Bàng vì Đại Việt Sử Lược ghi Văn Lang bắt đầu từ đời Chu Trang Vương (696-682 TCN).

Đại Việt Sử Lược thất lạc. Đến thời Càn Long (trị vì: 1735 - 1796), sách mới được tìm thấy trong Khâm Định Tứ Khố Toàn Thư của triều Thanh ở Trung Quốc.

Bổ cứu cho ngoại truyện của Tống sử và Nguyên sử, một học giả đời Thanh là Tiền Hy Tộ (người Kim Sơn, nay thuộc tỉnh Giang Tô) đã hiệu đính, cho khắc in rồi đưa sách vào Tứ Khố, nhờ vậy Đại Việt Sử Lược còn tồn tại đến ngày nay.

Nhưng vì khắc in ở nhà Thanh, vì Trung Hoa luôn coi mình là to lớn, là thiên triều, các nước khác chỉ là man di nhược tiểu, nên sách bị bỏ chữ Đại, sau này sách mang tên Việt Sử Lược.

Nói về niên đại đầu đời Hồng Bàng (2879 TCN) ở Việt Nam cũng giống giả thuyết về quốc gia cổ Gojoseon trong lịch sử Triều Tiên (Triều Tiên này không phải Bắc Hàn nay, mà là bán đảo Triều Tiên) được Dangun lập năm 2333 TCN và suy tàn khoảng thế kỷ 3 TCN, vương quốc này nay cũng được chứng minh chỉ thực sự hình thành ở thế kỷ 5 TCN (tương tự Văn Lang).

Một vấn đề khác là họ Hùng:

Các sử gia nói người Việt cổ tới tận thời Hai Bà Trưng vẫn chưa có họ.

Theo sách Lịch sử Việt Nam, tập 1 của Viện Sử học Việt Nam, chữ "Hùng" trong "Hùng Vương" thực ra là lấy từ tên các vua nước Sở là nước chư hầu thời nhà Chu của TQ.

Các vua Sở có tên mang chữ Hùng: Hùng Thông (Sở Vũ Vương), Hùng Vận (Sở Thành Vương), Hùng Hòe (Sở Hoài Vương).

Tổ tiên nước Sở vốn tên Hùng Dịch. Bởi Bách Việt gần nước Sở nhất nên những người Việt lấy theo tên vua nước này.

Mặt khác, người Việt ở Việt Nam tự gọi là người Kinh, chữ "Kinh" vốn xuất phát từ vùng Kinh Châu, sông Kinh mà nước Sở cai quản.

Như vậy Hùng Vương nói riêng và Hồng Bàng nói chung với nhiều tình tiết lịch sử pha lẫn truyền thuyết, có thể còn là sản phẩm pha trộn của người Việt gốc và người Việt lai Hán - người Kinh sau này. (Lịch sử Việt Nam - Viện Sử học, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1993)

Giả thiết khác đặt ra về họ của Vua Hùng là họ Lạc theo họ của Lạc Long Quân và Hùng Vương thì chỉ là tên. Biểu hiện là những chức danh, tên gọi như Lạc Hầu, Lạc Tướng (quan giúp việc), Lạc dân (dân đen), Lạc điền (đất ruộng)...

Một số thần phả ghi rõ thụy hiệu các Vua Hùng (như Hùng Hi Vương, Hùng Duệ Vương), nhưng các nhà nghiên cứu không cho rằng đó là đáng tin.

Lãnh thổ

Theo ĐVSKTT và LNCQ, tên 15 bộ của Văn Lang không thuyết phục vì tên các bộ trên phần lớn là tên Hán-Việt chỉ có sau khi lệ thuộc nhà Hán.

Chỉ có tên 2 bộ được sử cũ TQ ghi có trước khi văn hóa Hán xâm nhập là Việt Thường (thời Chu Thành Vương) và Gia Ninh (thời Chu Trang Vương). Bộ Việt Thường ở cực Nam Văn Lang tức vùng Hà Tĩnh nay, bộ Gia Ninh ở Phú Thọ nay.

Về dân số đến đầu Công Nguyên trên khu vực Giao Chỉ, Cửu Chân chưa đến 1 triệu người. Vậy trước đó hàng trăm năm thời Hùng Vương dân số còn ít hơn, chắc chỉ vài trăm nghìn người là tối đa, tương đương dân số tỉnh Điện Biên (500 nghìn) hoặc Lào Cai (560 nghìn) nay, với dân cư như trên thì Văn Lang không thể là quốc gia rộng như miêu tả của LNCQ được.

Nhưng trước đây vùng Bắc Mỹ - Canada và Hoa kỳ - có nhiều bộ lạc người da đỏ, mỗi bộ lạc chỉ có vài chục người đến hai, ba trăm người là nhiều. Vậy thuyết "ít dân số không thể tản mác trên một diện tích rộng lớn" cũng không có tính thuyết phục.

Về lãnh thổ, phía Bắc không biết ở đâu nhưng chắc chắn phía Nam lãnh thổ Văn Lang chỉ đến Đèo Ngang vì khi An Dương Vương chiếm Văn Lang, chia đất của Vua Hùng ra 2 bộ tương ứng đất Giao Chỉ và Cửu Chân thời Hán. Và bộ Việt Thường là phần đất cực Nam của Văn Lang - tương ứng Hà Tĩnh nay.

Cây chiên đàn và những trò diễn xưa ở đất Bạch Hạc

Nguyễn Tuệ

Trong "Thiên Nam Vân Lục Liệt Truyện" (tân biên) của Nguyễn Hãng, hiệu Nại Hiên tiên sinh, quê làng Dòng (Xuân Lũng, Lâm Thao) viết vào thời Lê Thánh Tông (1460-1497) có truyện "Quỷ Xương Cuồng", nói về cây chiên đàn và những trò diễn xưa ở đất Bạch Hạc, thuộc thành phố Việt Trì bây giờ:

"Thời thượng cổ, đất Phong Châu có cây cổ thụ lớn là cây chiên đàn, gỗ thơm, cao hơn ngàn trượng, cành lá um tùm phủ quanh đến mấy chục dặm.

Có đôi hạc trắng sống trên cây nên người ta gọi đất ấy là Bạch Hạc. Cây lâu năm khô chết, hóa thành yêu quái dũng mãnh đầy uy lực chuyên làm hại dân lành. Kinh Dương Vương dùng thần thuật thắng nó khiến yêu khí có bớt nhưng vẫn xuất hiện đây đó rất khó lường.

Dân quanh vùng sợ lắm, gọi nó là Quỷ Xương Cuồng (quỷ điên), dựng đền thờ nó. Cuối năm, phải dùng người sống tế mới được yên. Năm nào cũng thế mà không làm gì được.

Đến thời Đinh Tiên Hoàng, vua mời một đạo sĩ tên Vân Du dùng thuật lạ mới giết được con quỷ điên. Thuật lạ gồm:

Kỵ (cưỡi), can (sào), điếu (câu), hiểm (vỗ tay) thường tổ chức dịp cuối năm để dâng hiến các thần, có thể dùng để lừa quỷ điên.

Kỵ là cưỡi ngựa phi chạy, lựa mình nhặt lấy vật rơi dưới đất.

Can là nằm ngửa dùng chân nâng gậy để người khác quất vào đầu gậy mà không đổ.

Điếu là làm cầu phi vân cao 12 thước, bện đay làm chão dài 26 thước, buộc hai đầu chôn dưới đất mắc lên cây mà đi lại, chạy nhảy, treo mình, cúi ngửa trên cây mà không ngã xuống.

Hiểm là vỗ tay nhảy nhót, hoan hô, lăn đi lật lại, tiến lui lên xuống.

Những trò chơi này thường có chuông trống náo loạn, ngâm vịnh, nhảy múa góp vui. Lúc bày cuộc vui náo nhiệt, thờ phụng, quỷ điên vui vẻ hưởng lễ, không để ý đến việc khác.

Vân Du lừa lúc nó không đề phòng, đọc câu quyết thần bí, dùng kiếm chém chết. Bộ hạ của quỷ điên chạy tan tác. Từ đó yêu khí hết, dân chúng yên ổn làm ăn."

Qua câu chuyện trên, chúng ta hiểu thêm thời xa xưa, Bạch Hạc không chỉ có những lễ hội bơi chải, giã bánh dày như bây giờ mà còn có những trò diễn văn hóa dân gian cổ xưa, độc đáo.

Những trò diễn này diễn ra dịp cuối năm, tiến hành tỉ mỉ, lần lượt từng tiết mục, từng động tác trong không gian náo nhiệt.

Những động tác khỏe khoắn, điêu luyện của trò diễn như phi ngựa, chạy nhảy trên dây, lăn lộn gào thét y như làm xiếc thời nay.

Phải chăng Bạch Hạc là vùng đất phát tích nghề xiếc Việt Nam? Trò chơi tổng hợp này có chiêng trống phụ họa, nhảy múa, ngâm vịnh, hát ca, cực kỳ cuốn hút.

Nếu những trò diễn cổ xưa này được phục dựng trong thời hiện đại chắc chắn sẽ làm sống lại nét độc đáo của di sản văn hóa phi vật thể một thời đã bị chúng ta quên lãng.

***

Diệt Mộc Tinh

Lĩnh Nam Chích Quái chép:

“Mộc Tinh trải không biết bao năm, khô héo rồi biến thành yêu tinh, rất dũng mãnh, giết người hại vật. Kinh Dương Vương dùng thuật thần đánh thắng nó.

Nó hơi chịu khuất phục nhưng vẫn nay đây mai đó, biến hóa khôn lường, thường ăn thịt người. Dân phải lập đền thờ.

Hàng năm 30 tháng Chạp, theo lệ phải mang người sống tới nộp, nó mới cho yên ổn. Dân thường gọi Quỷ Xương Cuồng.

Biên giới Tây Nam giáp nước Mi Hầu, vua nước này sai dân mọi ở Bà Lộ (nay phủ Diễn Châu) bắt giống mọi sống ở Sơn Nguyên tới nạp, thành lệ thường mọi năm.

Tần Thủy Hoàng cho Nhâm Ngao làm Quan Lệnh huyện Long Xuyên, Ngao muốn bỏ lệ đó, cấm nạp lễ người sống, Xương Cuồng tức giận vật chết Ngao. Sau phải phụng thờ nhiều hơn.

Đời Đinh Tiên Hoàng có pháp sư Du Văn Tường người phương Bắc, đức hạnh thanh cao, khoảng 40 tuổi qua nhiều nước, biết tiếng các dân mọi, học thuật làm mình vàng và răng đồng, sang nước Nam lúc hơn 80 tuổi.

Tiên Hoàng lấy lễ thầy trò mà tiếp, pháp sư dạy pháp thuật làm trò vui cho Xương Cuồng xem để giết y.

Người biết pháp thuật này có Thượng Kỵ, Thượng Can, Thượng Đát, Thượng Toái, Thượng Hiểm Can, thường làm người cưỡi ngựa hoặc làm bọn con hát.

Hàng năm tháng 11 dựng lầu cầu vồng cao 20 trượng, dựng một cây đứng ở trong, tết vỏ gai làm dây thừng dài 136 thước, đường kính rộng 3 tấc, lấy mây quấn ngoài rồi chôn hai đầu dây xuống đất, ở giữa gác lên cây.

Thượng Kỵ đứng lên dây chạy nhanh 3, 4 lần, đi lại không ngã. Kỵ đội khăn đen, mặc quần đen. Dây của Thượng Can dài 150 thước, có một chỗ mắc chạc ba. Hai người (mỗi người cầm một cán cờ) đi trên dây, gặp nhau ở chỗ chạc ba thì tránh, lên xuống không ngã.

Khi thì Thượng Đát lấy tấm gỗ lớn rộng 1 thước 3 tấc, dày 7 tấc đặt lên cây cao 17 thước, Đát đứng ở trên nhảy 2, 3 lần, tiến tiến lùi lùi.

Khi thì Thượng Toái lấy tre đan thành lồng giống cái lờ bắt cá, dài 3 thước, tròn 4 thước rồi chui vào đứng thẳng mình mà không ngã.

Khi thì Thượng Câu vỗ tay nhảy nhót, miệng la hét kêu gào, chuyển động chân tay, rờ xương vỗ bụng, tiến lên lùi xuống, hoặc làm người cưỡi ngựa phi nhảy, cúi xuống nhặt vật dưới đất mà không rơi khỏi lưng ngựa.

Khi thì Thượng Hiểm Can ngả mình nằm ngửa, lấy thân đỡ một gậy dài cho đứa trẻ trèo lên. Khi thì cho bọn ca hát gõ trống khua chiêng, ca múa rầm rĩ. Giết súc vật mà tế.

Xương Cuồng tới xem, pháp sư đọc mật chú, lấy kiếm chém. Xương Cuồng cùng bộ hạ chết hết. Lệ làm lễ nạp dâng người sống hàng năm bèn bỏ, dân sống yên lành như xưa.”

***

Mộc Tinh là “ma mộc” gỗ khô, tức những gì hư hóa, nhất là các thứ dị đoan. Long Quân cũng đuổi đi, sau có người dùng ma thuật cũng chỉ tạm bợ, nên nó còn lưu hành trong dân gian, nhưng cả ba thứ tinh không còn nhô đầu lên văn đàn được nữa. Hồ Tinh, Ngư Tinh chỉ còn tác hại dưới hình thức du mục võ biền.

baophutho.vn/dat-nguoi-phu-tho/201304/Cay-chien-dan-va-nhung-tro-dien-xua-o-dat-Bach-Hac-2232141/

vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_Dương_Vương

vi.wikipedia.org/wiki/Đại_Việt_sử_lược

informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt01.html.
13659187_661737410649204_6064330868517358836_n.jpg
 
Bản đồ bờ cõi nước Xích Quỷ

Thời Hồng Bàng

Truyền thuyết Kinh Dương Vương và Hồng Bàng thị

Lĩnh Nam Chích Quái - Hồng Bàng thị

Viêm Đế Thần Nông thị tam thế tôn Đế Minh sinh Đế Nghi, ký nhi Nam tuần chi Ngũ Lĩnh, tiếp đắc Vụ Tiên chi nữ duyệt chi, nạp nhi quy, sinh Lộc Tục, dung mạo đoan chính, thông mẫn túc thành Đế Minh kỳ chi, sử tự Đế vị, Lộc Tục cố nhượng kỳ huynh Đế Nghi, bất cảm phụng mệnh.

Ư thị Đế Minh lập Đế Nghi vị tự dĩ trị Bắc địa, phong Lộc Tục vi Kinh Dương Vương dĩ trị Nam phương, hiệu kỳ quốc vi Xích Quỷ quốc.

Kinh Dương Vương năng nhập Thủy Phủ, thú Động Đình Quân nữ viết Long Nữ, sinh Sùng Lãm, thị vi Lạc Long Quân, đại phụ dĩ trị kỳ quốc, Kinh Dương Vương bất tri sở chi.

Lạc Long Quân giáo dân canh giá y thực, thủy hữu quân thần tôn ty chi tự, phụ tử phu phụ chi luân hoặc thời quy Thủy Phủ nhi bách tính yến nhiên. Dân hoặc hữu sự, tắc hô Lạc Long Quân viết:

"Bô hồ bất lai dĩ cứu ngã bối" (Việt nhân hô phụ viết "cha", viết "bố", hô quân viết "vua" thị dã). Long Quân tức lai, kỳ uy linh cảm ứng, nhân mạc năng trắc.

Đế Nghi truyền tử Đế Lai, dĩ Bắc phương vô sự nhân tư cập Tổ Đế Minh Nam tuần tiếp đắc tiên nữ chi sự, nãi mệnh thân thần Xuy Vưu đại thủ kỳ quốc nhi Nam tuần Xích Quỷ quốc, kiến Lạc Long Quân dĩ quy Thủy Phủ, quốc nội vô chủ, nãi lưu ái nữ Âu Cơ dữ bộ chúng thị tỳ cư vu hành tại nhi chu lưu thiên hạ.

Biến quan hình thắng, kiến kỳ kỳ hoa quái thảo, trân cầm dị thú, tê tượng đại mạo, kim ngân châu ngọc, tiêu quế nhũ hương, trầm đàn đẳng vị, sơn hào hải thố vô vật bất hữu.

Hựu tứ thời khí hậu bất hàn bất nhiệt, Đế Lai tâm ái mộ chi nhi vong phản. Nam quốc nhân dân khổ ư phiền nhiễu, bất đắc an thiếp như sơ, nhật dạ vọng Long Quân chi quy, nãi tương suất dương thanh hô viết:

"Bô tại hà phương, đương tốc lai cứu."

Long Quân thúc nhiên nhi quy, kiến Âu Cơ độc cư, dung mạo tuyệt mỹ. Long Quân duyệt chi nãi hóa tác nhất hảo nhi lang phong tư tú lệ, tả hữu tiền hậu thị tòng chúng đa, ca xúy chi thanh đạt vu hành tại. Âu Cơ kiến chi, tâm diệc duyệt tòng.

Long Quân nghênh quy vu Long Trang nham. Cập Đế Lai hoàn, bất kiến Âu Cơ, mệnh quân thần biến tầm thiên hạ.

Long Quân hữu thần thuật, biến hiện bách đoan, yêu tinh quỷ mỵ, long xà hổ tượng, tầm giả úy cụ bất cảm sưu sách, Đế Lai nãi Bắc hoàn. Tái truyền chí Đế Du Võng, dữ Hoàng Đế chiến vu Phản Tuyền, bất khắc nhi tử, Thần Nông thị toại vong.

Long Quân dữ Âu Cơ tương xử cơ niên nhi sinh đắc nhất bào, dĩ vi bất tường, khí chư nguyên dã. Quá thất nhật, bào trung khai xuất bách noãn, nhất noãn nhất nam.

Long Quân toại nghênh quy nhi dưỡng chi, bất lao nhũ bộ, các tự trưởng đại, trí dũng câu toàn, nhân giai úy phục, vị vi phi thường chi huynh đệ. Long Quân cửu cư Thủy Phủ.

Mẫu tử độc cư, tư quy Bắc quốc. Hành chi cảnh thượng, Hoàng Đế văn chi cụ, phân binh ngự tái ngoại. Mẫu tử bất đắc Bắc quy, nhật dạ hô Long Quân viết:

"Bô tại hà xứ, sử ngô mẫu tử bi thương!"

Long Quân hốt nhiên nhi lai, ngộ ư Tương Dã, Âu Cơ khốc viết:

"Thiếp bản Bắc địa chi nhân, dữ quân tương xử, sinh đắc bách nam, vô do cúc dưỡng, thỉnh dữ quân tòng, vật tương hà khí, sử vi vô phu vô phụ chi nhân, đồ tự thương nhĩ!"

Long Quân viết:

"Ngã thị Long chủng, thủy tộc chi trưởng; nhĩ thị Tiên chủng, địa thượng chi nhân, bản chất tương thuộc, tuy Âm Dương chi khí, hợp nhi sinh tử, nhiên phương loại, thủy hỏa tương khắc nan dĩ cửu cư.

Kim vi phân biệt, ngô tương ngũ thập nam quy Thủy Phủ, phân trị các xứ, ngũ thập nam tòng nhữ cư địa thượng, phân quốc nhi trị, đăng sơn nhập thủy, hữu sự tương quan, vô đắc tương phế."

Bách nam cáo tự thính thụ, nhiên hậu từ khứ. Âu Cơ dữ ngũ thập nam cư vu Phong Châu (kim Bạch Hạc huyện thị dã), tự suy tôn kỳ hùng trưởng giả vi chúa, hiệu viết Hùng Vương, quốc hiệu Văn Lang quốc.

Kỳ quốc Đông giáp Nam Hải, Tây để Ba Thục, Bắc chí Động Đình, Nam chí Hồ Tôn quốc (kim Chiêm Thành quốc thị dã).

Phân quốc trung vi thập ngũ bộ, viết Giao Chỉ, viết Chu Diên, viết Ninh Sơn, viết Phú Lộc, viết Việt Thường, viết Ninh Hải (kim Nam Ninh thị dã), viết Dương Tuyền, viết Quế Dương, viết Vũ Ninh, viết Y Hoan, viết Cửu Chân, viết Nhật Nam, viết Chân Định, viết Quế Lâm, viết Tượng Quận đẳng bộ, mệnh kỳ quần đệ phân trị chi.

Trí kỳ thứ vi tướng võ tướng văn. Tướng văn viết Lạc Hầu, tướng võ viết Lạc Tướng, vương tử viết Quan Lang, vương nữ viết Mỵ Nương. Tư Mã viết Bồ Chính. Nô bộc viết Trâu, tỳ lệ viết Tinh, tướng quan viết Khối.

Thế thế dĩ phụ truyền tử viết Phụ Đạo, thế chúa tương truyền giai hiệu Hùng Vương nhi bất dịch. Thời sơn lộc chi dân ngư vu thủy vãng vãng vị giao long sở thương, bạch ư Vương. Vương viết:

"Sơn man chi chủng dữ thủy tộc thù, bỉ hiếu đồng nhi ố dị, cố vị xâm hại."

Nãi lệnh nhân dĩ mặc thích thân, vi thủy quái chi trạng, tự thị xà long vô giảo thương chi hoạn. Bách Việt văn thân chi tục thực thủy vu thử.

Quốc sơ, dân dụng vị túc, dĩ mộc bì vi y, chức quản thảo vi tịch, dĩ mễ tể vi tửu, dĩ quang lang, tung lư vi bản, dĩ cầm thú ngư hà vi hàm, dĩ khương căn vi diêm, đao canh hỏa chủng.

Địa đa nhu mễ, dĩ trúc đồng xuy chi. Giá một vi ốc dĩ tị hổ lang chi hại. Tiển đoản kỳ phát dĩ tiện nhập lâm.

Tử chi sơ sinh dã, dĩ tiêu diệp ngọa chi. Nhân chi tử dã, tương thung, linh lân nhân văn chi, xuất lai tương cứu.

Nam nữ giá thú, dĩ diêm phong tiên vi vấn lễ, nhiên hậu sát ngưu dương dĩ thành phu phụ. Dĩ nhu phạn nhập phòng trung tương thực tất, nhiên hậu giao thông, dĩ thử thời vị hữu tân lang cố dã. Cái bách nam nãi Bách Việt chi Thủy Tổ dã.

(Lĩnh Nam Chích Quái Liệt Truyện; Quyển chi nhất)

Dịch nghĩa

TRUYỆN HỌ HỒNG BÀNG

Cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, nhân đi tuần thú phương Nam, tới miền Ngũ Lĩnh, gặp con gái bà Vụ Tiên, đem lòng yêu thích, lấy về, sinh Lộc Tục, dung mạo đoan chính, sớm tỏ thông minh nhanh nhẹn.

Đế Minh thấy thế, lấy làm lạ, cho nối ngôi, nhưng Lộc Tộc cố nhường cho anh là Đế Nghi, không dám vâng mệnh.

Đế Minh lập Đế Nghi thay mình cai trị đất Bắc, phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị phương Nam, lấy hiệu nước là Xích Quỷ.

Kinh Dương Vương có tài xuống Thủy Phủ, lấy con gái của Động Đình Quân là Long Nữ, sinh Sùng Lãm, ấy là Lạc Long Quân, thay cha trị nước. Kinh Dương Vương thì không biết đi đâu.

Lạc Long Quân dạy dân cày cấy, ăn mặc; trong nước từ đó mới có thứ tự quân thần, tôn ty trật tự; mới có luân thường giữa cha con, chồng vợ.

Có lúc Long Quân về Thủy Phủ mà trăm họ vẫn yên vui. Hễ dân có việc, cứ gọi Lạc Long Quân rằng:

"Bố ơi, sao không về để cứu chúng con" (người Việt gọi "phụ" là "cha" hoặc "bố", gọi "quân" là "vua", chính là vậy).

Long Quân liền về ngay. Sự oai linh cảm ứng của Long Quân, người ta không tài nào lường được.

Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai. Nhân khi phương Bắc vô sự, nhớ chuyện ông mình là Đế Minh đi tuần thú phương Nam gặp được tiên nữ, Đế Lai bèn bảo kẻ bề tôi thân cận là Xuy Vưu thay mình giữ nước, để đi tuần du nước Xích Quỷ phương Nam.

Đến nơi, Đế Lai thấy Lạc Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước vô chủ, bèn để ái nữ Âu Cơ và những kẻ hầu hạ ở lại nơi hành tại, còn mình đi dạo chơi thiên hạ, xem khắp các nơi hình thắng.

Thấy hoa kỳ cỏ lạ, trân cầm dị thú, tê tượng đồi mồi, bạc vàng châu ngọc, tiêu quế nhũ hương, trầm đàn các vị, cùng sơn hào hải vật không thiếu một thứ nào.

Bốn mùa khí hậu lại không lạnh không nóng, Đế Lai yêu thích, quên về.

Nhân dân nước Nam khổ vì cảnh phiền nhiễu, không được yên lành như xưa, ngày đêm mong Long Quân trở lại, bèn cùng nhau cất tiếng gọi:

"Bố ở nơi nao, hãy mau về cứu chúng con!"

Long Quân thoát nhiên trở về, thấy Âu Cơ đang một mình, dung mạo tuyệt mỹ. Long Quân yêu thích, hóa thành chàng trai hình dáng xinh đẹp, tả hữu trước sau có đông đảo kẻ hầu người hạ, tiếng ca tiếng nhạc vang lừng đến nơi hành tại. Âu Cơ thấy Long Quân, lòng cũng xiêu xiêu. Long Quân đón về ở động Long Trang.

Đế Lai về, không thấy Âu Cơ, sai quần thần đi tìm khắp thiên hạ. Long Quân có phép thần, biến hóa trăm hình vạn vẻ, nào yêu tinh quỷ mỵ, nào rồng rắn hổ voi, làm kẻ đi tìm sợ hãi không dám lục sạo, Đế Lai đành phải về phương Bắc.

Đế Lai truyền ngôi đến Đế Du Võng thì đánh nhau với Hoàng Đế ở Phản Tuyền, không thắng mà bị chết, họ Thần Nông đến đây thì mất.

Long Quân và Âu Cơ sống với nhau chừng một năm thì sinh được một bọc, cho là điềm không lành nên đem vứt ngoài đồng. Qua bảy ngày, bọc nở một trăm trứng, mỗi trứng là một con trai.

Long Quân đón về nuôi, không cần bú mớm, các con tự lớn, người nào cũng trí dũng kiêm toàn, ai ai trông thấy đều kính phục, cho là đám anh em phi thường.

Long Quân ở mãi nơi Thuỷ Phủ, làm mẹ con Âu Cơ phải sống lẻ loi, muốn về đất Bắc. Khi đi tới biên giới, Hoàng Đế nghe tin thì lo sợ, chia quân ra ngăn giữ ngoài cửa ải. Mẹ con không về Bắc được, đêm ngày gọi Long Quân:

"Bố ở nơi nao, làm mẹ con tôi phải buồn đau!"

Long Quân bỗng nhiên tới, gặp nhau ở Tương Dã. Âu Cơ vừa khóc vừa nói:

"Thiếp nguyên người đất Bắc, cùng chàng ăn ở với nhau, sinh được trăm đứa con trai không biết dựa vào đâu nuôi nấng, vậy xin theo chàng; mong chàng đừng ruồng bỏ, làm mẹ con thiếp hóa ra những kẻ không chồng không cha, chỉ riêng mình đau khổ thôi."

Long Quân nói:

"Ta là giống Rồng, đứng đầu thủy tộc; nàng là giống Tiên, người ở trên đất, vốn không đoàn tụ được với nhau, tuy khí Âm Dương hợp lại mà sinh con, nhưng dòng giống tương khắc như nước với lửa, khó bề ở lâu với nhau được.

Nay phải chia ly, ta sẽ mang 50 con trai về Thủy Phủ, chia trị các nơi, còn 50 đứa sẽ theo nàng ở trên đất, chia nước ra mà cai trị. Những lúc lên non, xuống nước có việc cùng gắn bó, đừng bỏ rơi nhau."

Trăm người con trai nghe theo, cùng nhau từ biệt. Âu Cơ và 50 con trai đến ở đất Phong Châu (nay là huyện Bạch Hạc) cùng tôn anh cả làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang.

Nước ấy Đông giáp Nam Hải, Tây giáp Ba Thục, Bắc đến Động Đình Hồ, Nam đến nuớc Hồ Tôn (sau này là Chiêm Thành). Chia nước làm 15 bộ:

Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải (nay là Nam Ninh), Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Y Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Quế Lâm, Tượng Quận, sai các em chia nhau cai trị.

Vua đặt ra các chức tướng văn tướng võ. Tướng văn gọi Lạc Hầu, tướng võ gọi Lạc Tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Tư Mã gọi là Bồ Chính.

Nô bộc gọi là Trâu, nô tỳ gọi là Tinh, các quan gọi là Khối. Đời đời cha truyền con nối gọi là Phụ Đạo. Các vua truyền ngôi lấy hiệu là Hùng Vương mà không thay đổi.

Thời đó, dân miền núi xuống đánh cá dưới nước thường bị loài giao long gây thương tổn, tỏ bày việc ấy với Vua. Vua nói:

"Giống sơn man khác với giống thủy tộc; giống thủy tộc vốn ưa những cái giống mình và ghét những cái khác mình, nên ta bị chúng gây hại."

Bèn lệnh lấy mực xăm vào người thành hình thủy quái, từ đó không còn lo cắn bị thương nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt đầu từ đấy.

Buổi đầu dựng nước, đồ dùng của dân chưa đủ, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang và tung lư làm cơm, lấy cầm thú cá tôm làm mắm, lấy củ gừng làm muối. Cày bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất nhiều gạo nếp, lấy ống tre thổi gạo.

Gác gỗ làm nhà để tránh hổ lang làm hại. Cắt tóc ngắn để tiện vào rừng. Con mới đẻ, lấy lá chuối lót cho nằm. Có người chết thì giã cối cho láng giềng nghe tiếng để kéo nhau đến cứu giúp.

Con trai con gái khi hôn thú, trước hết lấy gói muối làm lễ hỏi, sau đó mới giết trâu giết dê để thành vợ chồng.

Đem cơm nếp vào buồng cùng ăn xong, vợ chồng mới thành thân. Vì hồi bấy giờ trầu cau chưa có. Trăm con trai chính là Tổ tiên của dân Bách Việt vậy.

(Lĩnh Nam Chích Quái Liệt Truyện; Quyển I)

ĐVSKTT Ngoại kỷ Hồng Bàng thị

Nhà sử học Ngô Sĩ Liên viết:

“Khi trời đất mới mở mang, có thứ do khí hóa ra, đó là Bàn Cổ thị. Có khí hóa ra rồi sau có hình hóa, không thứ gì ngoài hai khí Âm Dương cả. Kinh Dịch nói:

“Trời đất nung ủ, vạn vật thuần hóa, đực cái hợp tinh, vạn vật hóa sinh[1]”

Nên có vợ chồng rồi mới có cha con, có cha con rồi mới có vua tôi. Nhưng thánh hiền sinh ra, tất có khác thường, đó là do mệnh trời.

Nuốt trứng chim huyền điểu mà sinh ra nhà Thương[2], giẫm vết chân người khổng lồ mà dấy nhà Chu[3], đều là ghi sự thực như thế.

Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức Thủy Tổ của Bách Việt.

Vương lấy con gái của Thần Long sinh Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp nước Việt ta hay sao?

Xét sách Thông Giám Ngoại kỷ[4] nói: Đế Lai là con Đế Nghi; cứ theo sự ghi chép ấy thì Kinh Dương Vương là em ruột Đế Nghi, thế mà kết hôn với nhau, có lẽ vì đời ấy còn hoang sơ, lễ nhạc chưa đặt mà như thế chăng?” (ĐVSKTT).

1.Kinh Dịch: Hệ từ.

2.Truyền thuyết Trung Quốc nói là bà Giản Địch (vợ thứ Đế Cốc) nuốt trứng chim huyền điểu mà có mang, sinh ra ông Tiết, Tổ của nhà Ân Thương.

3.Bà Khương Nguyên giẫm vết chân người khổng lồ, sinh ra ông Khi, tức Hậu Tắc, Tổ nhà Chu.

4.Thông Giám Ngoại kỷ: tức phần Ngoại kỷ của sách Tư Trị Thông Giám (294 quyển) do Tư Mã Quang đời Tống soạn.

Ngô Thì Sĩ viết trong Việt Sử Tiêu Án (VSTA):

“Có người hỏi đẻ ra một bọc trăm trứng, việc ấy có chăng? Xin trả lời: con Rồng sinh ra tự nhiên có cái khác phàm tục thì việc đẻ ra trứng có gì là lạ, nhưng cũng là một thuyết không theo lẽ thường.”

Các sử thần triều Nguyễn trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (KĐVSTGCM) thì nói đó là lời chúc cho dân tộc mau phát triển và sống trong tình nghĩa đồng bào ruột thịt:

“Kinh Thi có câu: Tắc bách tư nam (hàng trăm con trai). Đó là chúc tụng cho nhiều con trai đấy thôi, xét đến sự thực cũng chưa đến số ấy, huống chi lại nói đẻ ra trăm trứng!”

Thế nên:

“Bạn đang băn khoăn về sự huyền bí đến độ phi lý quanh chuyện Mẹ Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng chăng?

Xin bạn chớ bận tâm, bởi có cổ tích nào lại không bồng bềnh trong những chi tiết hư ảo đại loại như thế?

Sâu sắc và khiêm nhượng thay, lời ký tải cái tâm của Tổ tiên về cội nguồn dân tộc: đi từ trứng nước đi lên và dẫu định cư bất cứ nơi đâu thì tất cả Con Rồng Cháu Tiên đều cùng từ một bọc trứng ban đầu do Mẹ Âu Cơ sinh hạ.

Người bốn phương muôn thuở vẫn thân ái gọi nhau là đồng bào, tình ruột thịt ngàn năm còn mãi” (Nguyễn Khắc Thuần - Việt Sử Giai Thoại).

Còn vì sao không sinh ra người ngay mà lại sinh ra bọc trăm trứng? Đó là vì trong cái phi lý cũng có logic của nó:

Người Việt được hợp nhất từ hai tộc Âu Việt (sống ở vùng núi) và Lạc Việt (sống ở đồng bằng), hai tộc người này có tín ngưỡng của mình, đó là tín ngưỡng thờ vật Tổ (Tôtem giáo – coi một con vật nào đó là Tổ tiên mình, đây là tín ngưỡng thời sơ khởi) đó là Chim và Rồng.

Chim ở trên núi tượng trưng cho Mẹ Âu Cơ, Rồng ở miền xuôi được hình tượng hóa chủ yếu từ cá sấu và rắn ở vùng đầm nước, sông biển: tượng trưng cho Cha Lạc Long Quân.

Khi hợp nhất về chủng tộc dẫn tới hợp nhất về vật Tổ, tạo nên bộ đôi Rồng – Chim (Tiên), đây là điểm khác biệt lớn với các dân tộc khác trên thế giới khi họ chỉ có một vật Tổ, riêng người Việt lại là hai.

Duyên kỳ ngộ của Cha Rồng Mẹ Tiên sinh bọc trăm trứng như ta thấy hình tượng tiêu biểu là Chim, Rồng (rắn và cá sấu) đây là những loài đẻ trứng, đó là lý giải truyền thuyết xây dựng Âu Cơ sinh bọc trứng trước rồi mới nở ra những người con.

Từ câu chuyện huyền thoại đó, tâm khảm mỗi người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau phải biết nhớ ơn Tổ tiên, những người khai mở ra giống nòi dân tộc, đất nước; phải biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, bởi tất cả chúng ta đều là con cháu từ một gốc, sinh ra từ một bọc:

Đã sinh cùng giống, cùng nòi

Cùng trong đất nước là người đồng thân

Phải xem ruột thịt cho gần

Phải thương, phải xót quây quần lấy nhau

Phúc cùng hưởng, họa cùng đau

Một gan, một ruột ghi sâu chữ đồng

May ra trời có chiều lòng

Đời đời để giống Lạc Hồng này cho

Gió thu hiu hắt sông hồ

Sử xanh còn đó, địa đồ còn đây

Mấy câu mượn bút giãi bày

Xin người trong nước non này cùng nghe.

(Ngô Quý Siêu)

Có thể nói, qua huyền thoại “Bọc trăm trứng” cho thấy tuyệt tác của trí tuệ dân gian sáng tạo nên hình tượng rất độc đáo, tưởng như hoang đường mà rất thực tiễn, giàu ý nghĩa sâu xa.

Chính trí tuệ dân gian trong hồi quốc sơ ấy đã nhân cách hóa hình tượng 50 người con theo cha về miền biển, 50 người con theo mẹ lên non để khai phá đất đai, mở mang bờ cõi, điều có một không hai của văn hóa dân gian Việt Nam.

Lê Thái Dũng

Truyền thuyết Việt kể:

Ý nghĩa từ Xích Quỷ

Chữ Nho: Xích qủy 赤鬼 thì 赤 nghĩa là màu đỏ. Từ 鬼 nghĩa là (ma) quỷ.

Giới nghiên cứu nay có người cho: 赤鬼 nguyên nghĩa “quỷ đỏ” cũng có thể hiểu: Quỷ mặc áo đỏ. Ám chỉ trang phục người Xích Quỷ có màu đỏ, trên người xăm đầy mình, nên người Hán gọi là quỷ.

Về sau, người Xích Quỷ gọi mình là người Việt. Theo Kinh Dịch, Xích Quỷ là chỉ màu đỏ ở phương Nam (ngày nay) nắng chói chang là nơi sáng sủa văn minh, Xích Quỷ phải hiểu là vị thần phương Nam.

Bản thân người viết trước đây kiến giải Xích Quỷ thực ra là Xích Quái nghĩa là quái màu đỏ cách gọi khác của quẻ Ly – La nghĩa là Lửa, về mặt địa lý tượng trưng cho hướng xích đạo nóng bức. Quái cũng là quỷ nên Việt ngữ có từ kép “quỷ – quái” tức quỷ chỉ là quẻ đọc chệch đi.

Nước Xích Quẻ nằm ở vùng nhiệt đới, trong ngôn ngữ Dịch học cùng một hệ quy chiếu với Viêm Bang – Hồng Bàng.

Chữ Nho xưa quỷ không có nghĩa là ma quỷ, Dịch học quan niệm phía Tây mặt trời lặn là Ly – lìa về số là số 4 – 9, hồn lìa khỏi xác rồi thì phần vật chất còn trơ lại gọi là “quỷ”, quỷ cũng là 9 – cửu ngược với phía Đông con rồng quẻ Thìn, Thìn cũng là Thần, Đông – Tây là bên Quỷ bên Thần.

nhat.1forum.biz/t609-topic

lib2.agu.edu.vn/gsdl/library?e=d-00000-00---off-0thovan--00-0--0-10-0---0---0prompt-10---4-------0-1l--11-vi-50---20-about---00-0-1-00-0-0-11-1-0utfZz-8-00&a=d&cl=CL1.1&d=HASH01c52518acc2824b050570d4.2.2

informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt01.html.

20622180_703228013210787_415937142777884062_n.jpg
 
20526321_703233239876931_7415090029391707537_n.jpg



Phan Huy Chú - Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (LTHCLC) - Dư địa chí

“Kể vật quý trong nước thì đất đai là lớn nhất, nhân dân và của cải thảy đều do đó mà ra... nước Việt ta do Vua Hùng gây dựng, chia biên giới, lập kinh đô, từ đó non sông nước Nam tạm phân định theo sơ đồ vạch sẵn ở “sách trời.”

Tuy trải qua thời thuộc Hán, thuộc Đường, biên giới từng được cắt đặt, sau trước khác nhau nhưng đến khi nhà Đinh, nhà Lý kế tiếp lên ngôi thì bờ cõi nước ta được phân định rõ…”

Theo sách sử lưu truyền thì Tổ tiên Vua Hùng là Kinh Dương Vương làm vua một nước, quốc hiệu Xích Quỷ. Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ:

Phía Bắc giáp Động Đình Hồ (nay thuộc tỉnh Hồ Nam - TQ), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành sau này), phía Tây giáp xứ Ba Thục (Tứ Xuyên - TQ) và phía Đông giáp Nam Hải (Biển Đông, theo cách gọi của Trung Quốc).

Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ năm Nhâm Tuất 2879 TCN. Con của Kinh Dương Vương là Sùng Lãm nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân.

Bộ tộc Bách Việt có nguồn gốc từ nước Xích Quỷ do Lạc Long Quân lập nên, từ khi phân tán thì thành nhiều bộ tộc khác nhỏ hơn, hay gọi chung tộc là Bách Việt. Vùng Hồ Nam trở ra Biển Đông là Ngô Việt, vùng Quảng Đông là Mân Việt, vùng Quảng Tây là Bách Việt.

Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca

Thời mở nước (thế kỷ 29 - thế kỷ 2 TCN)

Hồng Bàng thị (2879 - 257 TCN)

1.Mở đầu

Nghìn thu gặp hội thăng bình,

Sao Khuê sáng vẻ văn minh giữa trời

Lan đài dừng bút thảnh thơi,

Vâng đem quốc ngữ diễn lời sử xanh

Nam Giao là cõi ly minh,

Thiên thư định phận rành rành từ xưa

Phế hưng đổi mấy cuộc cờ,

Thị phi chép đến giờ làm gương.

2.Kinh Dương Vương

Kể từ trời mở Viêm bang,

Sơ đầu có họ Hồng Bàng mới ra

Cháu đời Viêm Đế thứ ba,

Nối dòng Hỏa Đức gọi là Đế Minh

Quan phong khi giá Nam hành,

Hay đâu Mai Lĩnh duyên sinh lam kiều,

Vụ Tiên vừa thuở đào yêu,

Xe loan nối gót, tơ điều kết duyên

Dòng Thần sánh với người Tiên,

Tinh anh nhóm lại, thánh hiền nối ra,

Phong làm quân trưởng nước ta,

Tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương

Hóa cơ dựng mối luân thường

Động Đình sớm kết với nàng Thần Long

Bến hoa ứng vẻ lưu hồng

Sinh con là hiệu Lạc Long trị vì

3.Lạc Long Quân và Âu Cơ

Lạc Long lại sánh Âu Cơ.

Trăm trai điềm ứng hùng bi lạ dường.

Noãn bào dù chuyện hoang đường,

Ví xem huyền điểu sinh Thương khác gì?

Đến điều tan hợp cũng kỳ,

Há vì thủy hỏa sinh ly như lời,

Chia con sự cũng lạ đời,

Quy sơn, quy hải khác người biệt ly.

Lạc Long về chốn Nam thùy,

Âu Cơ sang nẻo Ba Vì Tản Viên.

Chủ trương chọn một con hiền,

Sửa sang việc nước nối lên ngôi rồng.

4.Hùng Vương và nước Văn Lang

Hùng Vương đô ở Châu Phong,

Ấy nơi Bạch Hạc hợp dòng Thao Giang.

Đặt tên là nước Văn Lang,

Chia mười lăm bộ, bản chương cũng liền.

Phong Châu, Phúc Lộc, Chu Diên,

Nhận trong địa chí về miền Sơn Tây;

Định yên, Hà Nội đổi thay,

Ấy châu Giao Chỉ xưa nay còn truyền.

Tân Hưng là cõi Hưng, Tuyên,

Vũ Ninh tỉnh Bắc, Dương Tuyền tỉnh Đông;

Thái, Cao hai tỉnh hỗn đồng,

Ấy là Vũ Định tiếp cùng biên manh;

Hoài Hoan: Nghệ; Cửu Chân: Thanh;

Việt Thường là cõi Trị, Bình trung châu.

Lạng là Lục Hải thượng du

Xa khơi Ninh Hải thuộc vào Quảng Yên.

Bình Văn, Cửu Đức còn tên,

Mà trong cương giới sơn xuyên chưa tường.

Trước sau đều gọi Hùng Vương,

Vua thường nối hiệu, quan thường nối tên.

Lạc Hầu là tướng điều nguyên,

Vũ là Lạc Tướng giữ quyền quân cơ;

Đặt quan Bồ Chính Hữu Tư

Chức danh một bực, đẳng uy một loài.

wikipedia.org/wiki/L%C3%A...9Di_k%E1%BB%B3

Sai lầm cơ bản của Giáo sư Đào Duy Anh

Việc coi con chim Lạc gắn liền hiện tượng di cư của người Lạc Việt từ phương Bắc đến miền Bắc nước ta để giải thích nguồn gốc người Việt cổ là điểm mấu chốt trong giả thuyết của Giáo sư Đào Duy Anh (GS ĐDA). Vậy tại sao lại có con chim Lạc, chim Lạc là chim gì?

1-Tại sao lại có tên là chim Lạc?

Lịch sử thành văn của nước ta cũng như kho tàng thư tịch cổ TQ, không hề gặp một chữ nào ghi về chim Lạc.

1902, trống đồng Ngọc Lũ là trống đồng đầu tiên được phát hiện ở miền Bắc nước ta.

Trên trống đồng có hình khắc rất nhiều chim ở tư thế bay và đậu. Lúc đó người ta không biết những con chim ấy thuộc giống gì.

Đến những năm 1950, GS ĐDA trong các tác phẩm Lịch sử cổ đại Việt Nam (1956), Nguồn gốc dân tộc Việt Nam (1958) đã căn cứ vài dòng trong thư tịch cổ TQ gọi dân tộc ta là dân tộc Lạc Việt rồi “sáng tác”:

Huyền thoại về những người Lạc Việt có nguồn gốc ở Giang Nam (chỉ chung vùng đất phía Nam sông Dương Tử tức Trường Giang), hằng năm theo gió mùa, giống “hậu điểu” theo đường biển di cư sang miền Bắc nước ta. Người Việt cổ cũng theo giống chim trong cuộc di cư ấy. Ông viết:

“Những chim hậu điểu ấy, ta thấy khắc trên trống đồng chính là tô tem (vật Tổ) của những chủ nhân trống đồng ấy, tức là người Lạc Việt.”

Và:

“Hình thuyền với các thủy thủ kỳ hình quái trạng chạm trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là tiêu biểu cho những thuyền chở Tổ tiên họ (tức người Lạc Việt) từ bờ biển Giang Nam đến miền quê mới (tức miền Bắc Việt Nam) cũng như những con chim bay và chim đậu chạm ở mặt trống đồng là hình chim Lạc vật Tổ” (Nguồn gốc dân tộc Việt Nam - 1958).

Như vậy, chim Lạc chỉ là sản phẩm tưởng tượng của GS ĐDA từ những năm 1950.

Theo suy luận của ông, những thuyền được khắc trên tang trống là những thuyền đưa người Lạc Việt từ miền Giang Nam (Trung Quốc) đến miền Bắc nước ta.

Quá trình di cư đó, ở trên trời có những đàn chim di cư bay cùng hướng.

Chim dẫn đường cho người. Người theo chim mà tìm đến miền đất mới (tức miền Bắc nước ta). Vì vậy người biết ơn chim mà coi chim là vật Tổ.

Trong tộc danh Lạc Việt thì từ “Việt” chỉ một thành phần trong Bách Việt, còn Lạc là tên chim.

Lạc Việt là những người Việt thờ con chim Lạc làm vật Tổ. Tên con chim Lạc xuất hiện từ đó.

Giả thuyết của GS ĐDA là giả thuyết mang nhiều yếu tố huyễn tưởng và lãng mạn, nhưng cũng thuyết phục được không ít người tin theo.

Mãi gần đây, nhiều tác giả vẫn căn cứ vào giả thuyết này mỗi khi đề cập nguồn gốc dân tộc Việt Nam.

Chẳng hạn cuốn Các triều đại Việt Nam (Quỳnh Cư và Đỗ Đức Hùng, NXB.Thanh Niên, 1999, được tái bản nhiều lần) có ghi:

“Cư dân cổ xưa của nước ta là người Lạc Việt. Họ từ bờ biển Phúc Kiến di cư sang. Hằng năm theo gió mùa, họ vượt đến các miền duyên hải phương Nam như đảo Hải Nam, vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã (Việt Nam).

Họ thường tự sánh mình với loài chim Lạc mà hằng năm đầu mùa lạnh, chim cũng rời vùng biển Giang Nam, đến mùa nắng gió nồm, chim lại về Giang Nam.

Vì thế người Việt lấy chim Lạc làm vật Tổ. Cái tên của vật Tổ ấy thành tên của thị tộc. Sau nhiều năm như vậy, người Lạc Việt đã ở lại miền Bắc Việt Nam (Sdd, tr.17).”

Đến nay, những sách vở giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Nam theo giả thuyết của GS ĐDA thì rất nhiều, tạo ra những cách hiểu mơ hồ về nguồn gốc dân tộc ta, gây biết bao hệ lụy, không biết đến bao giờ mới gột bỏ được.

2-Những sai lầm cơ bản trong giả thuyết của GS ĐDA

Thật ra phản bác lại giả thuyết của GS ĐDA không khó.

Nếu căn cứ trên mặt trống đồng để cho rằng những chim đó là vật Tổ của người Lạc Việt thì giải thích thế nào về 20 con hươu (10 đực, 10 cái) cũng trên mặt trống đồng đó?

Tại sao chim là vật Tổ, còn hươu không phải vật Tổ? Hươu thì liên quan gì đến các chuyến bơi thuyền vượt biển?

Cứ cho rằng dân tộc Việt chúng ta từ vùng bờ biển Giang Nam vượt biển mà vào miền Bắc nước ta thì các địa điểm mà họ định cư đầu tiên (sau đó sẽ thành các trung tâm định cư) phải là các vùng duyên hải.

Lý do gì mà sau chặng đường dài vượt biển, họ còn bơi ngược dòng sông Hồng chảy xiết rồi mới tụ cư ở vùng Việt Trì, Phong Châu (Phú Thọ), sau đó từ Phong Châu tràn xuống vùng đồng bằng như truyền thuyết và sự thật lịch sử đã được kết quả khai quật khảo cổ chứng minh?

Nếu chấp nhận có một cuộc di cư như thế thì vùng bờ biển Phúc Kiến, Quảng Châu, bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam (TQ) phải dày đặc người Việt (cụ thể là dân tộc Kinh của chúng ta).

Họ phải đổ bộ lên các vùng đất ấy trước khi phát hiện ra miền Bắc Việt Nam. Vậy thì tại sao ở những địa điểm đó lại vắng bóng người Việt chúng ta (Những điểm tụ cư, những làng mạc trù phú của người Việt)?

Cuối cùng, sai lầm chính của GS ĐDA là từ việc giải mã các hình khắc trên trống đồng.

Những hình người khắc trên thuyền mà ông cho là “kỳ hình quái trạng” đó là lễ hội hóa trang trên thuyền để mừng chiến thắng của người Việt cổ sau một trận đánh (chú ý đến lính cầm giáo đâm vào đầu tù binh, một nghi lễ hiến tế) chứ chẳng liên quan gì đến việc di cư.

Từ giải mã sai mà ông đi đến giả thuyết sai lầm nhưng thuyết phục được không ít người.

Đó là chúng ta chỉ xét thuần túy về mặt lý thuyết. Thực tế từ 1960-1970, kết quả khảo cổ học chứng minh người Việt là chủ nhân nền văn minh phát triển liên tục từ:

Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn cách đây trên 4000 năm mà thời Hùng Vương chỉ là giai đoạn cuối của tiến trình phát triển lịch sử đó.

Còn trước Văn hóa Phùng Nguyên, con người đang ở thời kỳ đồ đá, chưa thể đóng thuyền vượt biển được!

Vậy những con chim trên mặt trống đồng thể hiện điều gì? Người Việt thời đó gồm hai bộ phận:

Một bộ phận ở đồng bằng và một ở miền núi.

Trống đồng là mô hình của đất nước ta, trên đó có loài hươu tượng trưng cho người miền núi (bộ phận Âu Việt, Âu Cơ) và loài chim ở nước, tượng trưng đồng bằng (bộ phận Lạc Việt, Lạc Long Quân).

Chim ở nước có nhiều loài:

Cò, vạc, sếu, giang, le le, cốc, bồ nông.

Vì vậy trên mặt trống đồng không chỉ có một loài chim: con đậu, con bay, con cổ dài, con cổ ngắn… ngay trong giả thuyết của GS ĐDA, ông cũng không chỉ đích danh con chim nào là chim Lạc.

Chẳng qua, các nhà làm nghệ thuật của ta sau này thấy con chim đang bay, có mỏ dài, cánh dài, có dáng đẹp nhất nên lấy nó làm hình ảnh tượng trưng cho chim Lạc mà thôi.

Vả lại, trong các giống chim ấy, không hẳn tất cả chúng đều là chim di cư. Có giống mình to, cánh ngắn, đầu to nặng nề thì bay xa vượt biển sao được?

3-Về từ “Lạc” trong Lạc Việt

Sách Giao Châu ngoại vực ký dẫn lại trong Thủy Kinh chú của Lịch Đạo Nguyên (Trung Quốc, thế kỷ VI) ghi:

“Đất Giao Chỉ xưa khi chưa chia thành quận huyện (tức chưa bị cai trị của người Tàu) đất có Lạc điền, theo nước thủy triều lên xuống, dân trồng trọt ở các đám ruộng ấy để hưởng hoa lợi, vì vậy dân ấy gọi là Lạc dân, đặt các Lạc Hầu, Lạc Tướng để trông coi các quận huyện. Ở huyện phần nhiều là chức Lạc Tướng. Các Lạc Tướng có ấn đồng thao xanh.”

Ta thấy từ “Lạc” ở đây liên quan đến nước. Bởi những ruộng Lạc đó theo nước thủy triều lên xuống mà canh tác, chứng tỏ chúng nằm ở những địa hình trũng thấp, ven các triền sông, ven miền duyên hải.

Trong từ Việt cổ, nước phát âm thành NÁC. Nay ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và đồng bào Mường vẫn gọi nước là “nác”:

“Đẻ đất đẻ nác” (sử thi Mường), “Trăm rác lấy nác làm sạch” (phương ngôn Nghệ Tĩnh, ý nói trăm cái bẩn đều lấy nước rửa sạch).

Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quý Đôn có đoạn rất quan trọng, tác giả trích một đoạn trong tập Sứ Giao Châu của Trần Cương Trung người Trung Hoa đời Nguyên đi sứ sang ta thời Trần, Trần Cương Trung dùng chữ Hán để ghi âm từ Việt.

Ví dụ từ “đất” nghĩa chữ Hán là “địa” , ông ghi âm là “đát”; từ “gió” nghĩa chữ Hán là “phong”, ông ghi âm là “giáo”; từ “mây” nghĩa chữ Hán là “vân”, ông ghi âm là “mai”; từ “miệng” nghĩa chữ Hán là “khẩu”, ông ghi âm là “mãnh”…

Có lẽ Trần Cương Trung ghi âm một số từ cơ bản của ta để phục vụ cho các sứ giả Trung Hoa trong việc học phát âm tiếng Việt, dùng để giao tiếp khi đi sứ sang ta (không loại trừ họ học tiếng Việt để tìm hiểu, do thám bí mật của ta).

Điều đặc biệt cần chú ý là từ NƯỚC của ta, họ ghi âm thành từ LƯỢC. Rõ ràng theo cách phát âm N thành L này thì từ NÁC của ta trước đây sẽ được các sử gia Trung Hoa ghi thành từ LẠC. NƯỚC = LƯỢC. NÁC = LẠC.

Trở lại từ LẠC, ta thấy tất cả đều liên quan đến nước. Ruộng Lạc là ruộng thấp, ruộng nước. Còn Lạc Long Quân trong truyền thuyết dẫn 50 con về miền ven biển để khai khẩn đất đai cũng canh tác ruộng lúa nước (sau đó ông còn về Thủy Phủ, tức ở hẳn dưới nước).

Như vậy không còn nghi ngờ gì nữa, từ LẠC là từ mà người Trung Hoa dùng để ghi âm từ NÁC = nước của ta mà thôi.

Lạc Long Quân là giống Rồng, thủ lĩnh miền thấp, miền nước, Âu Cơ là giống Tiên, thủ lĩnh miền cao, miền núi hoàn toàn phù hợp với ghi chép trong thư tịch về các thành phần Lạc Việt, Âu Việt phù hợp với các hình khắc trên mặt trống đồng:

Loài chim ở nước và loài hươu ở núi.

Đó là 2 bộ phận tộc người nước ta trước đây. Rõ ràng ở đây không có con chim Lạc nào cả!

Từ LẠC để ghi âm từ NƯỚC cũng tương tự như từ Hùng để ghi âm từ Cun, Khun (thủ lĩnh bộ lạc) trong ngôn ngữ Việt cổ.

Chúng tôi cho rằng một số nhà nghiên cứu đang tìm cách phân tích, chiết tự chữ Hán để tìm hiểu nghĩa của những từ Âu, Lạc, Văn Lang, Việt Thường… là việc làm vô ích.

Bởi những từ đó đơn giản chỉ là những chữ Hán để ghi âm những từ Việt cổ tương tự như LẠC = NÁC. Việc cần thiết khi nghiên cứu thời kỳ đầu dựng nước là phải khôi phục lại âm gốc những từ Việt cổ bị Hán hóa đó.

Phan Duy Kha.
 
×
Quay lại
Top