Âm mưu tàu Titanic: các lá thiếc gợi ý nó chưa bao giờ chìm

_Mina_

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/1/2016
Bài viết
124
Sự có mặt của con tàu Titanic đã là huyền thoại, nhưng sự kiện tai nạn hàng hải nghiêm trọng nhất mọi thời đại xảy ra với nó là điều cả thế giới không thể nào quên.

Đã có nhiều giả thiết đặt ra nhằm phân tích tai nạn chìm tàu năm 1912 dẫn đến cái chết của 1.517 hành khách và phi hành đoàn sau khi va vào tảng băng trôi. Liệu có những vấn đề gì về kỹ thuật trong chiếc du thuyền sang trọng ấy, hay còn mưu đồ khác, mời bạn xem thêm những thông tin bên dưới.



1-titanic-chan-vit.jpg


Trước tiên chúng mình cùng điểm qua về giai đoạn hình thành nên chiếc tàu khổng lồ này nhé!

Với mục tiêu tạo ra một con tàu có kích thước khổng lồ, nội thất sang trọng như một khách sạn 5 sao và sự điêu luyện trong kỹ thuật đóng tàu. Thêm nữa là thu hút các hành khách thượng lưu, hay đưa những người vượt đại dương đến khám phá vùng đất hứa. Các nhà đóng thuyền quyết định làm ra Titanic, tập hợp nhiều cái nhất trong sản phẩm nên họ có quyền kiêu căng về nó và đã bỏ qua nhiều chi tiết kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho chiếc tàu.



2-dong-tau-titanic.jpg


Có 3000 nhân công tham gia đóng tàu, tốn khoảng 167 triệu đô (tương ứng với 3.674 tỉ VNĐ), một kinh phí quá lớn. Có 3 triệu đinh tán, chân vịt nặng 20 tấn và mỗi neo tàu nặng 15 tấn. Thuyền cao 53 mét, dài 269 mét, rộng 28 m và nặng 46 nghìn tấn. Mỗi ngày đốt hết 650 tấn than. Đây được coi là con tàu hiện đại và tiên tiến nhất thời bấy giờ. Chặng đường đầu tiên và cũng là cuối cùng nó xuất phát từ Southampton (Anh) đến New York (Mỹ).

Có ba khoang chính trong tàu là khoang trên cùng dành cho giới thương gia và quý tộc. Khoang giữa là cho tầng lớp trung lưu, buôn bán nhỏ. Và khoang cuối gần đáy tàu là chứa động cơ vận hành, lò hơi và những kẻ đi tàu chui. Con tàu này còn có tên gọi là “Ship of Dreams” (Con tàu của những giấc mơ), được hoàn thành trong vòng 3 năm và xuất phát ngày 10/4/1912.



3-Olympic_Titanicl.jpg


Vào năm 2012, đúng dịp kỷ niệm 100 năm vụ tai nạn đường thủy của tàu Titanic, các chuyên gia trong ngành cơ khí đã vào cuộc mổ xẻ lại nguyên nhân vụ tai nạn năm xưa.

Trong đó có Gardiner, 67 tuổi nói con tàu bị chìm không phải là Titanic mà chính xác là tàu Olympic, chiếc tàu chị em với Titanic. Điều này có liên quan đến âm mưu đền bù bảo hiểm lớn nhất thế giới. Cho nên Titanic là chiếc tàu chưa bao giờ chìm.

Theo đó vào ngày 20 tháng 9 năm 1911, chiếc Olympic đã tham gia vào một vụ đụng độ với các tàu chiến của Hải quân Hoàng gia HMS Hawke ở kênh Brambles gần Southampton (Anh). Những chiếc tàu chiến của HMS Hawke cố tình thiết kế sao cho gây thiệt hại đối phương nên chiếc Olympic không thể tránh khỏi và nó đã bị thủng mạn thuyền, hỏng khung, tuabin.



4-RMS_titanic_.jpg


Dựa vào tình hình lúc đó Gardiner lại đưa ra nhận định: công ty đóng tàu White Star Line của Lloyds London, nước Anh (nơi sản xuất tàu RMS Titanic) cáo buộc về việc bị từ chối khiếu nại đòi bồi thường tiền bảo hiểm và ngày hoàn thành chiếc Titanic sẽ phải trì hoãn. Tất cả những việc này khiến tài chính công ty bị mất mát.

Gardiner cho biết thêm: để đảm bảo ít nhất một con tàu sẽ kiếm được tiền, không còn cách nào khác là Olympic phải “cải trang” thành Titanic, do có hồ sơ ban đầu tương tự nhau, những chỗ hỏng hóc đã được điều chỉnh lại. Nhưng các xuồng cứu hộ lại không được trang bị đầy đủ trên chiếc “giấc mơ” vì sợ mất mỹ quan. Từ 35 chiếc xuồng giảm còn 20 chiếc và chỉ chở được 1/3 lượng người trên thuyền. Olympic đã được định đoạt để White Star Line có thể thu tiền bảo hiểm ngay trên tàu.



5-titanic-tren-dai-duong.jpg


Gardiner đã đưa ra bằng chứng về cuộc chạy thử nghiệm của hai chiếc thuyền. Về thử nghiệm của Olympic vào năm 1910 mất hết hai ngày, tốc độ chạy của chiếc này là cao hơn Titanic. Trong khi “chiếc tàu không bao giờ chìm” chỉ cho thử nghiệm trong một ngày và tốc độ lướt biển chỉ bằng một nửa người “đàn chị” vì nó bị vá chồng bằng các lá thiếc trên thân thuyền nên không thể chạy được tốc độ cao trong thời gian dài.



6-cat-lop-titanic.jpg


Một phát biểu gây xôn xao khác của Gardiner là Titanic đã không đụng phải một tảng băng mà là một tàu cứu hộ IMM có ánh đèn phát ra trong trạm của nó. Bởi vì giữa đại dương mênh mông và tối thui, Titanic cũng không trang bị ánh sáng ở mũi thuyền thì không thể thấy được tảng băng nào đó ở phía trước dù là khoảng cách ngắn để tránh cả. Ông cũng không tin một tảng băng trôi có thể gây thiệt hại đến mức trầm trọng như vậy. Vì dù gì con tàu cũng có vỏ làm bằng các lá thiếc đôi chắc chắn như vậy, và còn được mệnh danh là con thuyền không bao giờ chìm nữa.

Gardiner lại liên tục đưa ra giả thuyết rằng con tàu mà Titanic đụng phải đang bị nạn do tên lửa ở California bắn. Điều này cho thấy IMM không nhận thức được việc cứu hộ con tàu khổng lồ ngay lúc đó.



7-titanic-duoi-bien.jpg


Vụ va chạm làm cho Titanic bị cong, oằn nhiều chỗ, trong khi thuyền vẫn tiếp tục chạy. Áp lực nước quá lớn làm cho các đinh tán bị bung ra, mạn thuyền vỡ và nước biển tràn ồ ạt vào khoang dưới nhanh như chớp. Dù các lái thuyền nỗ lực điều chỉnh bánh lái sao cho không đụng vào đuôi tàu, nhưng vì lượng nước tấn công vào dữ dội khiến tàu không thể cầm cự lâu. Nếu lúc đó, họ tắt động cơ, tàu ngưng chạy thì có lẽ thời gian chìm sẽ lâu hơn và biết đâu thương vong sẽ giảm đi thì sao nhỉ?



8-titanic-chim.jpg


Đã vậy, việc trang bị các xuồng cứu sinh lại chỉ tải được tầm 700 người, trong khi số hành khách và thủy thủ đoàn là 2.224 người. Dẫn đến kết quả vào đêm 14 rạng sáng ngày 15-4-1912, sau cú va chạm trong vòng 2 tiếng rưỡi, con tàu của những giấc mơ đã chìm sâu 3700 mét dưới Đại Tây Dương, cùng 1.517 người, lương thực, vật nuôi, chất đốt, dụng cụ làm bếp, của cải và các nội thất đắt tiền khác trên tàu.



9-gardiner.jpg


Thực hư về các phát ngôn của Gardiner ra sao thì không ai có thể khẳng định được, nhưng nhờ khám phá âm mưu tàu Titanic mà ông đã xuất bản được vài cuốn sách về chiếc thuyền định mệnh này, ví dụ: The Titanic Conspiracy (Âm mưu tàu Titanic), Titanic: The Ship that Never Sank? (Titanic: chiếc tàu không bao giờ chìm?), The History of White Star Line (Lịch sử của hãng đóng tàu White Star Line).



Cùng tìm hiểu về lý do ra đời của con tàu đã đi vào lịch sử và những bí mật chưa từng tiết lộ thông qua video dưới đây nhé!


Hẳn sau khi đọc xong bài viết này chắc không ai không bán tín bán nghi phải không? Thế thì hãy chia sẻ link đến mọi người để bàn bạc xem chuyện này như thế nào bạn nhé!



nguồn: lalung.vn
 
×
Quay lại
Top