9 nỗi khổ chỉ Phiên dịch viên mới hiểu

Tran Thanh Vo

Thành viên
Tham gia
20/3/2017
Bài viết
4
Trong thời đại hội nhập hiện nay, Phiên dịch viên đóng một vai trò hết sức quan trọng trong thời kì giao thương phát triển mạnh mẽ. Để trở thành phiên dịch viên, bạn phải trải qua nhiều năm học tập và rèn luyện, kết quả mà bạn nhận được là một mức lương tương đối cao, xứng đáng với công sức bạn đã bỏ ra. Tuy nhiên, có những câu chuyện dở khóc dở cười xung quanh nghề và dưới đây là 9 nỗi khổ chỉ Phiên dịch viên mới hiểu để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành Phiên dịch.

1.Thử thách với vô số giọng địa phương
Không chỉ riêng Việt Nam mà những quốc gia khác trên thế giới cũng chia thành nhiều vùng miền với nhiều giọng nói đặc trưng theo từng địa phương. Ai cũng lầm tưởng rằng chỉ cần thông thạo ngôn ngữ là có thể dịch một lèo từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác nhưng thực tế thì phiên dịch viên phải xoay sở rất vất vả với vô số giọng và tiếng địa phương. Họ phải tìm hiểu và rèn luyện rất nhiều mới có thể chuyển ngữ một cách tự nhiên mà không làm mất đi ý nghĩa thực sự của lời nói.

2. Đấu tranh với việc dịch hay không dịch
mq-Q-TOoZ7CPn871t_tkSjMcdwlZm8U947mG17tWlzxwJFMskFfJwULM3aFQFd8--_No9-sjldSSme-nT35lH2XtjmTbG7s9B6Oi9dmtD-wCMhobjR-axk6Z9aUc52y6mVa8EbOT


Phiên dịch viên đôi khi phải tự đấu tranh với việc có nên dịch chính xác tất cả những câu nói của khách chính hay không vì không phải mọi lời nói đều dễ nghe và tốt đẹp. Họ phải cân nhắc cẩn thận chỉ trong một khoảng thời gian ngắn để tìm cách nói nhẹ nhàng hơn, tránh thái độ công kích, mỉa mai như những lời nói nguyên bản của khách chính. Họ không chỉ là cầu nối giúp cho hoạt động giao lưu, thương mại được trôi chảy mà còn là người giữ hòa bình cho 2 bên đối tác.

3. Có thể “trêu chọc” khách hàng theo ý bạn
Trong trường hợp tất cả mọi người đều chỉ biết một thứ tiếng mẹ đẻ thì việc bạn thành thạo thêm nhiều ngôn ngữ khác sẽ giúp bạn được coi trọng và ngưỡng mộ. Bạn có thể chơi đùa như thế khi những người xung quanh là bạn bè thân thiết hay có mối quan hệ tốt đẹp với bạn, khi họ là những kẻ “chịu chơi” nhưng đừng bao giờ giải trí bằng cách trêu chọc những khách hàng của bạn, dù cho họ không biết bạn đang nói dối họ thì việc làm này cũng đang vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

4. Thành ngữ không hề có ý nghĩa gì hết

Thành ngữ có thể truyền tải rất nhiều ý nghĩa và khiến cho nội dung câu nói thêm phần sâu sắc, vì vậy có vốn thành ngữ rộng giúp cho việc phiên dịch dễ dàng hơn và để lại ấn tượng nhiều hơn vì sự hiểu biết của người phiên dịch. Nếu bạn thấy đồng tình với quan điểm như trên thì có lẽ bạn nên suy nghĩ lại. Phiên dịch viên phải thông thạo ngôn ngữ thì mới có thể chuyển thành ngữ từ ngôn ngữ này sang thành ngữ (hoặc câu nói) cùng ý nghĩa sang ngôn ngữ khác.

5. Mỗi lần xem phim lại phải thốt lên: “Phải dịch như thế này mới đúng”
zMlS0RGcu4Fvch8_Kjy1WdLh8ez3QlpgHYowIjYYcQIdqntUnb9KwMtIIKGPpXWL2ua64Pls-nfo7J01JVdHeSSPseYag9FIrASoLewe9dz24ogBrDtGO2h08dGM2lZh2Hwpbz2N


Là một phiên dịch viên, mỗi khi bạn xem phim hay xem các chương trình truyền hình nước ngoài với bản phụ đề tiếng Việt, có lẽ sẽ không ít lần bạn bắt bẻ và cảm thấy khó chịu với trình độ dịch của những người biên tập. Với thói quen trau chuốt trong từng ngôn từ, bạn khó mà hài lòng với những bản dịch phim thông thường, bạn thà chọn cách xem không phụ đề hoặc tự mình phiên dịch lại còn hơn xem những bản dịch ngớ ngẩn, chứa đầy sạn.

6. Xoay sở mỗi khi quên từ
Không phải ai cũng có được một trí nhớ tốt và kể cả có là phiên dịch viên đi chăng nữa thì thỉnh thoảng họ vẫn quên từ ở một thời điểm không thích hợp. Họ vô tình quên mất đi từ cần diễn giải trong khi nội dung cuộc trao đổi đang trong thời điểm quan trọng, tình trạng này cũng thường xuất hiện với chúng ta đặc biệt là trong một số tình huống khiến chúng ta căng thẳng và lo lắng. Họ buộc lòng phải dịch liên tục và không được phép dừng lại, vì vậy, những người phiên dịch viên phải rất bản lĩnh và nhanh trí để tìm cách dịch khác gần sát với nghĩa ban đầu họ định dịch.

7. Mọi người đánh giá công việc của bạn là dễ dàng
Nhắc đến công việc phiên dịch, mọi người thường nghĩ chỉ cần bạn có năng khiếu và bỏ ra vài năm học ngoại ngữ là có thể thông thạo và ra ngoài làm việc, họ đánh giá nghề phiên dịch không quá khó để theo đuổi. Nhưng thực tế, chỉ để có thể hiểu và nói trôi chảy ngôn ngữ mẹ đẻ, bạn đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian và phải luyện tập hằng ngày, hằng tháng, chưa kể việc bạn có điều kiện sống và học tập ngay chính trên đất nước nơi bạn sinh ra. Trong khi không phải người phiên dịch viên nào cũng có điều kiện đến những quốc gia nói loại ngôn ngữ mà họ đang theo đuổi và họ cũng không thể bỏ ra khoảng thời gian tương đương để thấm nhuần ngôn ngữ ấy. Cho nên có thể thấy rằng, trở thành phiên dịch viên không hề dễ dàng, họ phải nỗ lực gấp đôi người khác, phải thông minh và có khả năng nắm bắt nhanh thì mới có thể thành công trên con đường đầy khó khăn này.

8. Thật xấu hổ khi kể chuyện cười mà không khiến người khác cười
4ELo1HURje76GzXEtvOarbV_JM3NIpOsTQ4_kRrsbawrE_41TJaY5xZJfxGR1FIhxJjJ72OHwOqpfkQ8W-AqRlawcFzYYOZckn5feqG8RjCIl4iVXP2exMjNDLigwo-op15orNuU


Nhiều trường hợp phiên dịch viên cảm thấy xấu hổ và ngại ngừng khi kể chuyện cười mà chỉ nhận lại những cái nhìn đầy ngơ ngác, không hiểu gì từ những người xung quanh. Tuy nhiên, nếu như không sống và hiểu được ngôn ngữ gốc thì thật khó cho người đọc ở một đất nước khác hiểu được hàm ý và cảm thấy câu chuyện này hài hước. Đấy chính là nỗi khổ khiến phiên dịch viên không ít lần phải bối rối, chỉ muốn quay lại thời điểm khi họ chưa bắt đầu câu chuyện.

9. Nhầm lẫn giữa hai ngôn ngữ
Việc sử dụng 2 hoặc nhiều ngôn ngữ cùng lúc dễ khiến bạn rơi vào tình trạng nhầm lẫn, nói ngôn ngữ này bằng giọng và ngữ điệu của ngôn ngữ kia cho dù là phiên dịch viên lão luyện với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Nếu bất chợt bạn nhận được những đôi mắt mở to ngỡ ngàng hoặc tiếng cười nhạo không mong muốn thì bạn nên tự hỏi rằng phải chăng bạn đã nói sai điều gì rồi chăng để kịp thời điều chỉnh. Việc đấu tranh để nói bằng ngôn ngữ chính xác là rất khó khăn, đòi hỏi bạn phải luôn tập trung và tỉnh táo để phân biệt được sự thay đổi nhanh chóng của người nói và người nghe.

Chỉ khi bạn dấn thân vào nghề rồi mới hiểu được những điều “ngang trái”. Dù là nghề phiên dịch hay nghề nào khác nữa, dù bạn chọn nghề hay nghề “hữu duyên” cùng bạn, 9 nỗi khổ chỉ Phiên dịch viên mới hiểu giúp bạn có cái nhìn tốt hơn và hãy sống bằng tất cả đam mê và nỗ lực thật nhiều để khiến công việc trở thành nguồn động lực, gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.
 
×
Quay lại
Top