9 điểm/môn không đỗ đại học: Chờ quyết định của Bộ GD-ĐT

Monmunmon

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
1/1/2012
Bài viết
4.527
Nhiều thí sinh giỏi đạt 9 điểm/môn trượt ĐH Y Hà Nội đang hồi hộp chờ quyết định của Bộ GD-ĐT phê duyệt 150 chỉ tiêu đào tạo hệ ngoài ngân sách như đề xuất của Trường ĐH Y Hà Nội.

Để “cứu” những thí sinh dự thi đạt 9 điểm/môn không đỗ và tránh bức xúc xã hội, Trường ĐH Y Hà Nội đã có công văn gửi Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế đề xuất xem xét cho trường tuyển thêm 150 thí sinh từ 26 - 27,5 điểm (trường lấy điểm từ cao xuống thấp cho hết chỉ tiêu). Đề xuất trên đã được sự đồng thuận của Bộ Y tế, hiện chỉ chờ đợi sự quyết định của Bộ GD-ĐT.

Để giải quyết bài toán này cho Trường ĐH Y Hà Nội, Bộ GD-ĐT cũng “đau đầu”, bởi nếu giải quyết trường hợp ĐH Y Hà Nội sẽ trái với quy định và mở đường cho các trường đại học khác đề xuất xin thêm chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách.



Được biết, hệ đào tạo ngoài ngân sách mở ra từ năm 2004 cho các trường đại học công lập. Điều đặc biệt là việc mở ra hệ đào tạo ngoài ngân sách này cũng bắt đầu từ Trường ĐH Y Hà Nội, do năm đó, điểm thi của thí sinh cao, 27 điểm vẫn không đỗ vào khoa Răng - Hàm - Mặt. Để giải quyết tình trạng này, Trường ĐH Y Hà Nội đã đề xuất xin mở hệ đào tạo ngoài ngân sách cho thí sinh thi đạt 9 điểm/môn trượt đại học.



Lúc đó, Bộ GD-ĐT đồng ý nhưng đưa ra điều kiện: Các trường muốn đào tạo hệ ngoài ngân sách thì điểm thi của thí sinh phải cao và nhà trường phải đủ điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng được việc tuyển thêm chỉ tiêu.



Hệ đào tạo ngoài ngân sách này là phương án tốt, nhiều trường đã thi nhau mở vì không chỉ tuyển thêm được thí sinh giỏi mà đây còn là nguồn thu đáng kể. Bởi thí sinh vào học hệ này, phải đóng học phí rất cao, gấp nhiều lần so với quy định chung. Mức học phí này do từng trường đề ra.



Chính vì “hời” như vậy, nhiều trường đã bất chấp quy định xin tuyển đào tạo hệ ngoài ngân sách với số điểm không cao hơn so với điểm nguyện vọng 1, thậm chí có trường còn xét điểm hệ ngoài ngân sách là 15 điểm. Có trường không xét tuyển thêm nguyện vọng bổ sung mà thông báo tuyển hệ ngoài ngân sách, để kiếm thêm lời, trong khi đó năng lực, cơ sở vật chất không đáp ứng thêm được, gây bức xúc trong xã hội. Bên cạnh đó, nhiều trường ngoài công lập đã có kiến nghị việc đào tạo hệ ngoài ngân sách đã làm cho các trường không xét tuyển được thí sinh giỏi vào trường.



Chính vì vậy, năm 2011, Bộ GD-ĐT đã quyết định “đóng cửa” hệ đào tạo ngoài ngân sách, hay còn gọi là hệ đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhằm tạo công bằng trong tuyển sinh.

Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, đề xuất xin thêm chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách, chỉ là giải pháp tình thế trong mùa tuyển sinh năm nay.

Lãnh đạo trường cho hay, sinh viên hệ ngoài ngân sách được hưởng quyền lợi như các sinh viên khác chỉ khác nhau về mức đóng học phí. Dự kiến, thí sinh học hệ này phải đóng thêm ít nhất 5-7 triệu đồng/năm/SV. Trong khi đó, mức đầu tư ngân sách cho SV Trường ĐH Y Hà Nội hiện ở mức khoảng 500.000 đồng/SV/tháng, cao hơn gần gấp đôi so với các ngành đào tạo kinh tế, xã hội nhân văn.

Theo một nguồn tin, hôm nay Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế sẽ có buổi họp bàn về đề xuất của Trường ĐH Y Hà Nội.



Được biết,ngày 8/8, Hội đồng xác định điểm sàn xét tuyển ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2013 sẽ họp để đưa ra kết luận chính thức về điểm sàn xét tuyển đối với từng khối thi A, A1, B, C, D. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga chủ trì cuộc họp.

Theo Dân Trí
 
phân biệt đối xử dữ :v :v :v
Hazzz! :v :v
 
×
Quay lại
Top